Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TƯ TƯỞNG NHÂN đạo của NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.26 KB, 2 trang )

TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU
- Ca ngợi vẻ đẹp con người:
Hình tượng các nhân vật chính trong tác phẩm được Nguyễn Du xây dựng với vẻ đẹp tuyệt mĩ. Chị em
Kiều đúng là vẻ đẹp “Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai”, “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một
vẻ mười phân vẹn mười”, người thì “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” “mây thua nước tóc tuyết
nhường màu da”, người thì “một hai nghiêng nước nghiêng thành” “làn thu thủy nét xuân sơn, hoa ghen
thua thắm liễu hờn kém xanh”, “rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Với
Kim Trọng, thì đó là một tài tử văn nhân lịch thiệp: “Phong tư tài mạo tót vời/ Vào trong phong nhã ra
ngoài hào hoa"
- Ca ngợi tài năng con người
Nhưng đi kèm với vẻ đẹp ấy còn là tài năng thực sự. Thúy Kiều là con người “Một hai nghiêng nước
nghiêng thành/ sắc đành đòi một tài đành họa hai”. Nguyễn Du miêu tả nàng là: “Thông minh vốn sẵn
tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm/ cung thương làu bậc ngũ âm/ nghề riêng ăn đứt hồ cầm
một trương”. Nàng làm thơ hay đến mức viên quan đang xét xử nàng cũng phải thừa nhận: “Khen rằng
giá đáng thịnh Đường/ Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân
Lần thứ nhất: Đánh đàn cho Kim Trọng nghe
So dần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương...
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Lần thứ 2: Kiều đánh đàn cho Thúc Sinh và Hoạn Thư nghe
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Lần thứ 3: Kiều đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến
Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Lần thứ 4: Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe trong đêm đoàn viên
Trong sao châu ngọc duyềnh quyên


Ấm sao giọt ngọc Lam -Điền mới đông!


Với Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Nền phú hậu, bậc tài danh/ Văn chương nết đất thông minh tính trời”.
Rõ ràng trong truyện Kiều, cái đẹp sánh đôi với cái tài, tạo thành một mẫu nhân vật hoàn hảo của
Nguyễn Du, tài sắc vẹn toàn.
- Ca ngợi tấm lòng, nhân phẩm con người
Thúy Kiều là người con hiếu nghĩa, vì tình nhà mà bán mình, hi sinh cả cuộc đời, cả lương duyên với
chàng Kim để cứu cha, cứu em. “Cơ trời dâu bể đa đoan/ Một nhà để chị riêng oan một mình”. Ở nơi đất
khách, nàng vẫn nhớ về cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
Tuy sống kiếp đoạn trường, Kiều vẫn không bao giờ quên được Kim Trọng. Trước khi đi, nàng đã gửi gắm
trao duyên lại cho Thúy Vân “Giữa đường đứt gánh tương tư/ keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”, và
luôn giữ trọn tình với chàng Kim: “tưởng người dưới nguyệt chén đồng/ Tin sương luống những rày
trông mai chờ”. Trong kiếp đoạn trường, Kiều cũng không đánh mất phẩm giá của mình: “Khi tỉnh rượu,
lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”, phải có một sự ý thức sâu sắc về bản thân mới
cảm thấy nỗi đau đớn giày vò ấy.
Đến khi về với Kim Trọng, Thúy Kiều không sống đời vợ chồng với Kim Trọng vì cuộc đời nàng đã chìm
nổi lênh đênh, nàng không muốn chàng Kim vì nàng mà phải khó xử với miệng thế, càng không muốn
phá hạnh phúc của Thúy Vân. Nàng nói lẽ thiệt hơn: “Chàng dù nghĩ đến tình xa/ Đem tình cầm sắt đổi ra
cầm cờ”.
- Ngợi ca tình yêu tự do: Truyện Kiều là bài ca về tự do tình yêu đôi lứa. Gặp nhau lần đầu, Kiều và Kim
đã phải lòng nhau: “Người quốc sắc, kẻ thiên tài/ tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Để đạt được tình
yêu đẹp ấy không đợi sự sắp xếp nào cả, mà phải chủ động tìm kiếm: “Cửa ngoài vội rủ rèm the/ Xăm
xăm băng lối vườn khuya một mình”, trong đêm ấy, họ đã thề nguyền chung tình với nhau: “Vầng trăng
vằng vặc giữa trời/ đinh ninh hai miệng một lời song song”
- Thể hiện ao ước về một xã hội công bằng tốt đẹp qua hình tượng Từ Hải:
Từ Hải là người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: “Một tay gây dựng cơ đồ/ Bấy lâu bể Sở sông Ngô
tung hoành” “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Từ Hải tượng trưng
cho công lí, che chở những người thấp cổ bé họng như Thúy Kiều, đòi lại công bằng cho họ: “Từ rằng ân
oán hai bên/ tùy nàng xử quyết báo đền cho minh”




×