Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

GVG GDCD 12 bai 8 t1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 30 trang )

Giáo dục công dân 12
THPT Lai Vung 1

Chào mừng Ban giám khảo,
các Thầy, cô cùng tập thể lớp 12CB1
đã đến tham dự tiết dạy hôm nay.


Kiểm tra bài cũ
THPT Lai Vung 1

 Câu hỏi:
Em hãy cho biết thế nào là quyền khiếu nại? Quyền tố cáo?
Mục đích của khiếu nại và tố cáo là gì?


Giáo dục công dân 12
THPT Lai Vung 1

Tiết PPCT: 25

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG DÂN (2 TIẾT)
Tiết 1
Giáo viên: Ngô Thanh Út Minh
Năm học: 2010-2011


Tóm tắt nội dung
THPT Lai Vung 1


1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công
dân.
a. Quyền học tập của công dân.
b.Quyền sáng tạo của công dân. (Tiết 1)
c. Quyền phát triển của công dân.
2. Ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và phát
triển của công dân.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong
việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng
tạo, phát triển của công dân.


1.

Quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân

THPT Lai Vung 1

 Trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày
khai trường năm học đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn viết: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.
- Em hiểu thế nào về đoạn thư này của Bác Hồ?

Gợi ý đáp án: Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò

học tập của các em học sinh, thế hệ mầm non,
những chủ nhân tương lai của đất nước.


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

 Tình huống 1: Tuấn chẳng may bị bệnh và liệt 2 chân từ năm 3
tuổi. Năm nay đã 8 tuổi mà Tuấn chưa được đến trường. Vì mẹ
Tuấn cho rằng, Tuấn có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như
vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
- Em có tán thành ý kiến của mẹ Tuấn không? Vì sao?

Gợi ý đáp án: Không đồng ý với ý kiến của mẹ
Tuấn vì: Người lành lặn hay khuyết tật đều có
quyền và cơ hội học tập như nhau.


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

 Tình huống 2: Sau khi tốt nghiệp THCS, cả 2 chị
em Hiền và Hậu cùng có nguyện vọng vào học
lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố
Hiền quyết định: “Hậu là con trai nên cần tiếp
tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng
chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những người
con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ”.
- Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?
Vì sao?


Gợi ý đáp án: Không đồng ý với ý kiến của bố Hiền. Vì
mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội
học tập như nhau.


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

 Tình huống 3: Thiện là một thanh niên dân tộc H’Mông ở miền núi
vừa tốt nghiệp THPT, Thiện rất yêu thích hội họa và có chút năng
khiếu, muốn vào trường Đại học Mĩ thuật.
Một người bạn khuyên Thiện: ở lại quê hương mà làm ruộng, mình
là người dân tộc, lại là nông dân làm sao trở thành họa sĩ được.
- Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn bạn Thiện?


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

Gợi ý đáp án: Ý kiến của bạn bạn Thiện là sai. Vì mọi người
không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội… có thể học
bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của
mình, có thể học bằng nhiều hình thức như chính quy, tại
chức…


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1


Ông là ai?

Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh
Quê quán: Xã Cường Lợi, Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn,
xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tàỵ


a. Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

 Luật Giáo dục năm 2005
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
”Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội,
hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo
dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà
nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được
học tập, tạo điều kiện để những người có năng
khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc
thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng
chính sách ưu đãi, người tàn tật, người khuyết tật
và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác
thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.


a. Quyền học tập của công dân

THPT Lai Vung 1

Vậy, thế nào là quyền học tập của công dân?

Quyền học tập của công dân là quyền
công dân được học từ thấp đến cao,
có thể học bất cứ ngành, nghề nào,
có thể học bằng nhiều hình thức và
có thể học thường xuyên, học suốt
đời, mọi công dân đều được đối xử
bình đẳng về cơ hội học tập.
Vì sao cần phải học tập?


a. Quyền học tập của công dân

Chia thành 4 nhóm thảo luận trong 2 phút
Ví dụ
Quyền học tập của công dân
THPT Lai Vung 1

Học từ thấp đến cao,
học không hạn chế

Häc bất cứ ngành, nghề nào

Học ở mầm non, tiểu học, phổ thông,
cao đẳng, đại học và sau đại học.
Häc các ngành KHTN, KHXH&NV,
Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư…


Học bằng nhiều hình thức khác
nhau, thêng xuyên, học suốt đời

Học công lập, dân lập, hệ chính qui,
thường xuyên, ngắn hạn, dài hạn

Mọi CD đều được đối xử bình đẳng
về cơ hội học tập

Không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội,
hoàn cảnh kinh tế….


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

 Tình huống: Anh Quynh là một nông dân nghèo mới
học hết lớp 9, nhưng thương mẹ bóc vỏ lạc vất vả, anh
mài mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Thấy Quynh vất vả,
cha mẹ nhiều lần can ngăn: “Mình là nông dân thì
sáng tạo làm sao được? Thôi, dẹp đi con”.
Quynh vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn
một năm sau mới hoàn chỉnh xong máy tách vỏ lạc.
Cái máy của anh giúp giảm vất vả trong việc tách vỏ
lạc, mà năng suất lại cao gấp 40 lần lao động thủ
công. Quynh quyết định mang chiếc máy của mình đi
đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp.
Thấy vậy, cha anh e ngại: “ôi trời! Gọi là sáng chế thì

máy phải hiện đại, phải do kỹ sư, tiến sĩ sáng tạo ra
mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ.
Mang nó đi làm gì cho mất công.”
- Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha Quynh? Vì sao?


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

Sơ đồ máy bóc vỏ lạc

Máy tách vỏ lạc do anh Văn Đức Quynh
ở xã Hải Phú, TP Hạ Long,Tỉnh Quảng Ninh sáng chế


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

 Hiến pháp 1992
Điều 60

Công dân có quyền nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn
học, nghệ thuật và tham gia các hoạt
động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ
quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp.



b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

Em hãy cho biết thế nào là quyền sáng tạo của công dân?
Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu
khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng
chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền về
sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các
sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền nào?
Quyền sáng tạo của công dân bao gồm:
+ Quyền tác giả.
+ Quyền sở hữu công nghiệp.
+ Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

Học sinh THPT có được hưởng quyền sáng tạo không?
Hãy kể ra.

Pháp luật có trách nhiệm gì đối với quyền sáng tạo của
công dân?
Vai trò của pháp luật:
- Khuyến khích tự do sáng tạo.
- Bảo vệ quyền sáng tạo của công dân.



b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

 Em hãy kể những tấm gương thể hiện được sự phát huy
quyền sáng tạo của công dân?


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

Nguyễn Văn Lang (Tư Sang – Đồng Tháp)
Bên máy gặt đập liên hợp do ông sáng tạo

Nông dân ĐBSCL
đang sử dụng máy gặt đập
liên hợp để thu hoạch lúa


b. Quyền sáng tạo của công dân
THPT Lai Vung 1

Máy ATM


b. Quyền sáng tạo của công dân

THPT Lai Vung 1

Ông Nguyễn Văn Sành (Hải Dương)
bên chiếc máy bóc thái hành, tỏi

Ông Đỗ Duy Hậu (Hà Tây)
bên chiếc máy làm bún, bánh phở


CỦNG CỐ
THPT Lai Vung 1

 Tình huống: Lan là học sinh lớp 12CB1, trường
THPT Thiên Hộ Dương. Lan làm thơ rất hay,
nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường tổ
chức cuộc thi viết thơ về thầy cô. Lan tham gia
và đã đạt giải nhất của trường. Lan muốn gửi
bài thơ này đến báo Hoa Học Trò nhưng em băn
khoăn không biết học sinh THPT có quyền được
đăng bài báo này hay không?
- Theo em, Lan có quyền gửi bài báo đăng hay
không? Nếu có thì đó là quyền gì?
Gợi ý đáp án: Lan hoàn toàn có quyền gửi bài đăng báo
theo quy định của pháp luật. Đây là quyền sáng tạo của
công dân.


CỦNG CỐ
THPT Lai Vung 1


Em hãy kể những ưu đãi của Nhà nước dành cho
học sinh - sinh viên nghèo, vượt khó, học giỏi?

Gợi ý đáp án: Nhà nước ưu đãi:
Cấp học bổng; trường đào tạo riêng; du học nước ngoài.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×