Tải bản đầy đủ (.pdf) (314 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thiết kế nghiên cứu lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 314 trang )

GS.TS. Trương Việt Dũng

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thiết kế nghiên cứu lâm sàng

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI- 2017
1


GS.TS. Trương Việt Dũng
TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thiết kế nghiên cứu lâm sàng

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI- 2017
2


MỤC LỤC
Bài 1.ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y HỌC LÂM SÀNG .............8
1. Khái niệm và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học nói chung ...........................................8
2. Nghiên cứu khoa học trong y học ....................................................................................9
3. Đề cương nghiên cứu khoa học và các bước xây dựng đề cương .................................8
4. Cấu trúc đề cương của một luận văn luận án ..............................................................20
5. Luận văn,luận án y học trong lĩnh vực lâm sàng .........................................................22


6. Quản lý quá trình thực hiện một đề tài khoa học ........................................................25
Bài 2. CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................33
1. Chọn chủ đề nghiên cứu .................................................................................................33
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................39
3. Một số dạng mục tiêu phổ biến cho đề tài nghiên cứu lâm sàng ................................42
4. Câu hỏi nghiên cứu (research question) ........................................................................45
5. Bảng tổng hợp logíc ........................................................................................................56
Bài 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................65
1. Chọn địa điểm nghiên cứu .............................................................................................65
2.Chọn đối tượng nghiên cứu.............................................................................................64
3. Các bước chọn đối tượng nghiên cứu lâm sàng .........................................................107
4. Tính số đối tượng cần nghiên cứu ( cỡ mẫu) ................................................................72
Bài 4. CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...............................................................................86
1. Các thiết kế nghiên cứu cơ bản ....................................................................................86
2. Một số khái niệm về can thiệp lâm sàng và các kết cục lâm sàng ............................88
3. Các sơ đồ thiết kế nghiên cứu cơ bản ..........................................................................91
Bài 5. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU
LÂM SÀNG ..………………………………………………………………………..118
1. Mở đầu
…………………………………………………………………….116
2. Kỹ thuật quan sát ………………………………………………………………… ..114
3. Hồi cứu , sử dụng tư liệu sẵn có……………………………………………………117
4. Bộ câu hỏi và sử dụng bộ câu hỏi cho nghiên cứu định lượng ………………… ...120
5. Bảng kiểm và sử dụng bảng kiểm ………………………………………………… .130
6. Một số khái niệm về nghiên cứu định tính.. ……………………………………….134
7. Phối hợp các kỹ thuật thu thập thông tin…………………………………………..136
Bài 6. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU …………………………… ………………………….144
1. Bệnh án nghiên cứu ……………………………………………………………… .139
2. Bệnh án nghiên cứu can thiệp lâm sàng ………………………………………… ..144
3. Bệnh án nghiên cứu quan sát ...…………………………………………….………162

3


4. Bệnh án điện tử ……………………………………………………………………...162
5. Biểu mẫu hồi cứu bệnh án lưu trữ …………………………………………………163
Bài 7. THỰC HÀNH LÂM SÀNG TỐT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Y SINH HỌC CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CON NGƯỜI……………………………………..169
1. Giới thiệu.......................................................................................................................172
2. Những nguyên tắc cơ bản về thực hành lâm sàng tốt cần tuân thủ trong nghiên cứu y
học có đối tượng là con người ..........................................................................................175
3. Nguyên tắc tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu y sinh học .....................................1769
4. Các tuyên ngôn Quốc tế về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là con người ......177
5. Những chuẩn mực cơ bản chung nhất về đạo đức nghiên cứu y sinh học ở VN...1770
6. Tính tự nguyện của đối tượng nghiên cứu..................................................................180
7. Tự nguyện tham gia nghiên cứu sức khỏe cộng đồng..............................................1828
8. Khía cạnh đạo đức khi chọn nhóm chứng trong nghiên cứu ..................................1839
9. Ưu đãi đặc biệt và quyền được chữa trị, đền bù cho đối tượng ..............................183
10. Đảm bảo tính riêng tư của đối tượng và bí mật thông tin.......................................184
11. Thủ tục đánh giá, xem xét phê duyệt đề cương nghiên cứu về khía cạnh đạo đức184
12. Giám sát sự tuân thủ các quy định ...........................................................................185
13.Biến cố bất lợi và những việc phải làm khi xảy ra ....................................................188
Bài 8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ….………………192
1. Nghiên cứu mô tả .........................................................................................................188
2. Nghiên cứu phân tích ...................................................................................................194
3. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ....................................................................................197
4. Nghiên cứu hồi cứu .......................................................................................................272
5. Tình trạng bỏ cuộc trong nghiên cứu lâm sàng ……………………………………205
6. Theo dõi và ghi chép các kết quả nghiên cứu can thiệp lâm sàng ………………...206
7. Một số nghiên cứu cận lâm sàng..............................................................................27313
Bài 9. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNGTHUỐC MỚI VÀ SINH PHẨM ĐIỀU TRỊ ...........233

1. Đặt vấn đề .....................................................................................................................233
2. Một số khái niệm…………………………………………………………………….227
3. Viết đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ………………………………… 236
4. Nội dung nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ………………………………………..239
Bài 10. MỘT SỐ PHÉP TÍNH THỐNG KÊ VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ .....................236
1. Một số phép tính thống kê mô tả ................................................................................236
2. Một sốphép tính thống kê phân tích............................................................................237
3. Phân tích sự khác nhau giữa hai hoặc nhiều nhóm ..............................................24555
4. Phân tích sự tương quan giữa các biến số ………………………………………….256
5. Sử dụng phần mềm thống kê trong một số phép tính thông thường ……………..257
4


6. Các phép tính đo lường hiệu quả can thiệp ……………………………………… 258
7. Trình bày số liệu cơ bản ……………………………………………………………..260
Bài 11. CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG VÀ VIẾT LUẬN VĂN, LUẬN ÁN …………………274
1. Đề cương nghiên cứu khoa học và các bước xây dựng đề cương………………….274
2. Quy mô, cấu trúc của một luận văn,luận án……………………………………….267
3. Viết luận văn, luận án ……………………………………………………………….270
4. Một số lưu ý khi viết luận văn, luận án …………………………………………….274
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….292
PHỤ LỤC…………… ……………………………………………………………………288

5


Lời cảm ơn
Để hoàn thành tài liệu này tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến quý báu cũng như sự khích
lệ của các nhà khoa học, các đồng nghiệp, các thầy thuốc lâm sàng, các học viên sau
đại học và sinh viên các trường đại học y. Đây cũng là sản phẩm của quá trình học hỏi,

đúc rút kinh nghiệm hàng chục năm trong quá trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy
môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của mình.
Là giảng viên giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, y học dự
phòng, kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế, vì vậy, trong quá trình biên soạn tài liệu này
tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến quý báu của GS.TS. Nguyễn Nhược Kim, GS.TS.
Trần Văn Sáng, PGS.TS. Ngô Văn Toàn, PGS.TS. Nguyễn Văn Tường Trường Đại học
Y Hà Nội; GS.TS.Phạm Huy Dũng, PGS.TS Đào Xuân Vinh, PGS.TS. Lê Thị Bình,
Trường Đại học Thăng Long; GS.TS. Đặng Vạn Phước, GS.TS. Hoàng Tử Hùng,
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; GS.TS. Cao
Ngọc Thành, Trường Đại học Y Dược Huế; VS.GS.TS.Phạm Văn Thức, Trường Đại
học Y Dược Hải Phòng; PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Bệnh viện Bạch Mai; GS.TS.
Phạm Trường Giang, Bệnh viện Việt Đức; GS.TS.Lê Quang Nghĩa, Bệnh viện Bình
Dân; PGS.Nguyễn Hữu Sáu, Bệnh viện Da liễu Trung ương; GS.TS. Phạm Văn Đính,
Viện VSDT Trung ương, và rất nhiều nhà khoa học khác trong cả nước.
Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn sâu sắc nhất tới các giáo sư, các nhà khoa
học cùng các quý đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tài liệu này.

Trương Việt Dũng

6


Lời nói đầu
Đây là tài liệu giáo khoa môn học phương pháp nghiên cứu khoa học y học biên soạn
cho đối tượng sinh viên và học viên sau đại học các chuyên ngành y học lâm sàng, bao
gồm y đa khoa, bác sỹ chuyên khoa, cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm, cử nhân kỹ
thuật y học, các đối tượng học viên sau đại học lĩnh vực lâm sàng và cũng là tài liệu tham
khảo để giảng dạy cho nghiên cứu viên của các bệnh viện khi chuẩn bị đề cương, thực
hiện nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
Tài liệu được biên soạn xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay các nghiên cứu lâm sàng

vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đề tài nghiên cứu y học, trong khi đó các tài liệu bằng
tiếng Việt dành riêng cho nghiên cứu lâm sàng còn quá ít.Trong những năm gần đây, nhờ
những tiến bộ trong sinh học, y dược học và thiết bị y tế đặt ra yêu cầu nghiên cứu thử
nghiệm các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới hoặc cải tiến các phương pháp nghiên
cứu trước đây, thay đổi các chỉ định thuốc, thay đổi phác đồ và phối hợp các phương pháp
điều trị ngày càng nhiều. Các nguyên tắc thực hành lâm sàng tốt (GCP) trong nghiên cứu
cũng đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế, điều này yêu
cầu các nghiên cứu lâm sàng phải tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu và quản lý nghiên
cứu một cách khắt khe, nhằm đảm bảo chất lượng khoa học và bảo vệ quyền cũng như sự
an toàn của đối tượng nghiên cứu.
Tài liệu này đúc rút các nguyên tắc nghiên cứu lâm sàng từ các tài liệu trong, ngoài
nước, cùng với việc chắt lọc các kinh nghiệm của tác giả trong nghiên cứu, hướng dẫn
nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên cũng như trong quá trình xét duyệt đề cương,
nghiệm thu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm ở Trường Đại học Y Hà
Nội và tham gia, chủ trì Hội đồng khoa học của Bộ Y tế để biên soạn tài liệu này. Tài liệu
cung cấp các kiến thức cơ bản, tối thiểu về nghiên cứu lâm sàng, trước hết giúp cho các
nghiên cứu viên, học viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp với luận văn, luận án hay
chuyên đề tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tài liệu cũng đưa ra một số nguyên tắc và kinh nghiệm
viết đề cương, quản lý quá trình nghiên cứu, xử lý số liệu và viết báo cáo.
Tài liệu này vừa là lý luận, vừa tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu, được tác giả xuất
bản lần đầu, vì vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà giáo, các nhà khoa học cho lần tái bản sau.
Tác giả
Trương Việt Dũng
Chủ tịch Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Ytế
Chủ nhiệm Khoa Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long

7



Bài 1
ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y HỌC LÂM SÀNG
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm của nghiên cứu khoa học và tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học trong y học lâm sàng.
2. Trình bày được ý nghĩa, các đặc điểm và yêu cầu của nghiên cứu y học, yêu
cầu của một đề cương và luận văn, luận án.
1. Khái niệm và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học
- Khoa học là một hệ thống những trí thức về thế giới khách quan. Bao gồm các
quy luật và sự vận động của thế giới vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy. Có hai hệ
thống tri thức về thế giới: hệ thống tri thức thông thường và tri thức khoa học.
- Tri thức thông thường: là kinh nghiệm, những hiểu biết mà con người thu
nhận được thông qua lao động và cảm nhận qua các giác quan về bản thân và thế giới
vật chất, xã hội xung quanh. Tri thức thông thường không chỉ ra được bản chất, chưa
nhận thức được quy luật của sự vật và hiện tượng nhưng lại được sử dụng, để trao đổi
và truyền đạt cho nhau, nó được bổ sung và hoàn thiện dần, trở thành tri thức dân
gian, được sử dụng trong cuộc sống và cũng là xuất phát điểm của tri thức khoa học.
Ví dụ, nếu mô tả “nhân một vài trường hợp…” hay tổng kết điều trị để đưa ra tỷ lệ
thành công và thất bại mà không phân tích để đưa ra nhận xét hay kết luận về nguyên
nhân của thành công hay thất bại đó thì vẫn chỉ là đóng góp cho tri thức thông thường.
- Tri thức khoa học: là kết quả của hoạt động khoa học, kết quả của quá trình
nhận thức thế giới khách quan có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp với các
công cụ nghiên cứu và do những người làm khoa học thực hiện. Kiến thức khoa học
là sản phẩm trí tuệ của con người.
- Có khá nhiều khái niệm về nghiên cứu khoa học. Trong các thời kỳ phát triển
của các ngành và chuyên ngành khoa học các khái niệm đó có khác nhau. Nhìn chung,
nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động nhằm làm rõ sự vật, hiện tượng về bản
chất, sự vận động và quy luật chi phối, kiểm soát hoặc cải tạo sự vật, hiện tượng đó
thông qua nghiên cứu quan sát (mô tả, phân tích) để nhận thức, giải thích bản chất
các quy luật của các sự vật và hiện tượng và nghiên cứu can thiệp làm thay đổi hay

kiểm soát sự vật và hiện tượng.
- Nghiên cứu khoa học còn được phân thành 3 nhóm:

8


+ Nghiên cứu cơ bản: chủ yếu là các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, cũng có
mô tả, chứng minh và thực nghiệm trên các mô hình. Nghiên cứu có thể ở tầm phân
tử, tế bào và có thể là các nghiên cứu sử dụng sinh vật thí nghiệm, các mô và cơ quan
của người nhưng chưa phải trên cơ thể người. Các nghiên cứu này nhằm phát hiện bản
chất và quy luật của sự vật hay hiện tượng y sinh học dựa trên các mô phỏng.
+ Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng các quy luật được phát hiện qua nghiên cứu
cơ bản để đi tìm các giải pháp và nguyên lý của giải pháp. Nghiên cứu ứng dụng thực
hiện trên quy mô nhỏ.
+ Nghiên cứu triển khai:là giai đoạn sau của nghiên cứu ứng dụng, đây là nghiên
cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu của chính tác giả hay các kỹ thuật từ các nước
khác, các tác giả khác ứng dụng trong thực tế phục vụ trực tiếp cho phòng bệnh, khám
chữa bệnh và phục hồi chức năng. Nghiên cứu triển khai áp dụng trên quy mô rộng rãi
hoặc tại đơn vị y tế..
Ngày nay, với sự tiến bộ rất nhanh chóng của các ngành khoa học, sự giao thoa
giữa các ngành, chuyên ngành trong một ngành, giữa khoa học tự nhiên, nhất là công
nghệ sinh học, khoa học xã hội và y học đã mang lại những thành quả rất to lớn, thậm
chí khó lường, góp phần phục vụ đời sống con người. Sự giao thoa đó đã đi đến
những tên gọi mới như khoa học sự sống. Sự đóng khung giữa nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng đã lui dần. Trong y học, y học dự phòng, y học lâm sàng, y học
xã hội và y học cơ sở đã kết gắn với nhau một cách chặt chẽ . Đối với các nghiên cứu
sinh, đây là các cơ hội để tìm chọn cho mình những đề tài khoa học có tính mới và
hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành, hiệu
quả làm việc của mình sau khi kết thúc khóa học ngoài việc nhận học vị thạc sỹ hay
tiến sỹ y học.

2. Nghiên cứu khoa học trong y học
- Trong y học, nghiên cứu khoa học có ba cách tiếp cận chính với ý nghĩa khác
nhau, kết gắn của ba nhóm nghiên cứu thể hiện trong sơ đồ sau:

9


2.1. Nghiên cứu lâm sàng
- Đây là phương pháp nghiên cứu kinh điển nhất. Nghiên cứu lâm sàng bao gồm
nghiên cứu trực tiếp trên người bệnh cũng như các bệnh phẩm. Gồm những nghiên
cứu bên giường bệnh (bedsite study), thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí
nghiệm (laboratory study) sử dụng các bệnh phẩm, dịch sinh học, mô của người bệnh
và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
Người nghiên cứu áp dụng phương pháp cũ có cải tiến hay đưa ra phương pháp
mới trong khám bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh. Từ đây tìm ra phương pháp tốt
hơn hay tối ưu hoặc phát hiện những bất hợp lý, những sai lầm, những rủi ro trong
chẩn đoán và điều trị để tiếp tục nghiên cứu sau đó. Một hướng nghiên cứu lâm sàng
mà các học viên sau đại học thường đề cập đến trong luận văn, luận án của mình là
đánh giá hiệu quả điều trị một bệnh bằng một phương pháp “mới” mà trước đó chưa
có tổng kết lâm sàng trong nước một cách đầy đủ. Đây là một dạng trong các nghiên
cứu chuyển giao công nghệ. Thử nghiệm lâm sàng các thuốc mới, thiết bị y tế mới để
đánh giá hiệu quả và đo lường mức độ an toàn là một dạng khá đặc biệt của nghiên
cứu lâm sàng do đó được kiểm soát khá nghiêm ngặt theo các chuẩn mực của Thực
hành lâm sàng tốt trong nghiên cứu (GCP). Tùy bệnh và mục tiêu, các nghiên cứu lâm
sàng có thể tiến hành tại cơ sở y tế và cũng có thể trong cộng đồng.
Nghiên cứu trong các chuyên ngành y học cơ sở sử dụng bệnh phẩm, dịch sinh học
của người bệnh cũng như người khỏe mạnh, những chuyên ngành y học cơ sở, chẩn
đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cũng thực hiện các nghiên cứu gần giống như
nghiên cứu lâm sàng khác.


10


Nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu y tế công cộng có những điểm khác biệt đáng
kể. Việc đo lường các chỉ số trong nghiên cứu lâm sàng dựa trên các kỹ thuật y khoa
với các chuẩn mực rõ ràng, chính xác hoặc rất chính xác. Can thiệp lâm sàng đòi hỏi
cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ một cách rõ ràng, chính xác hơn các can thiệp y tế
công cộng. Giá trị suy rộng kết quả của các nghiên cứu lâm sàng cũng khá giới hạn,
đòi hỏi kiểm chứng độ ổn định, độ nhạy, độ đặc hiệu và độ lặp khắt khe hơn. Vấn đề
đạo đức, an toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu cũng được xem xét chặt chẽ hơn.
Sự giao thoa giữa nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu cộng đồng đó là việc đưa vào
các tiêu chí đánh giá các kết cục nghiên cứu lâm sàng trước đây chỉ dừng ở khía cạnh
y học, nay có thêm các tiêu chí về nhân học, xã hội học, tâm lý học thậm chí cả kinh
tế học.
Từ trước tới nay, xu hướng kết hợp giữa nghiên cứu lâm sàng với nghiên cứu cận
lâm sàng, y học cơ sở gần như tất yếu đối với các đề tài nghiên cứu lâm sàng ở nước
ngoài, gần đây ở trong nước cũng dần bắt kịp xu thế này, làm tăng giá trị khoa học và
tính mới của các luận văn, luận án cũng như khả năng công bố quốc tế nhiều hơn.
Nghiên cứu lâm sàng trong cộng đồng, trong đó vừa sử dụng các phương pháp và
kỹ thuật trong y khoa, vừa sử dụng các phương pháp nghiên cứu cộng đồng cũng là
một xu hướng của các học viên sau đại học trong nước những năm gần đây. Tuy
nhiên có sự khác nhau rất rõ rệt giữa nghiên cứu lâm sàng trong cộng đồng với nghiên
cứu cộng đồng trên cùng một chủ đề (như trong ví dụ đưa ra trong mục 5.1. dưới đây).
Những nghiên cứu khoa học cơ bản, y học cơ sở tìm hiểu các cơ chế gây bệnh, tác
động dược lý của thuốc, tiến hành trên súc vật thí nghiệm tuân theo các quy trình
nghiên cứu thực nghiệm.
2.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Nhiều trường hợp người ta không thể nghiên cứu bệnh tật cũng như thử nghiệm
lâm sàng thuốc mới hay thiết bị y tế mới trực tiếp trên con người vì các lý do khác
nhau, cần phải nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

- Nghiên cứu thực nghiệm (experimental study/basic study) gồm nghiên cứu trên
cơ thể động vật (in vivo) và nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro) sử dụng các kỹ
thuật hóa sinh, giải phẫu bệnh, tế bào, di truyền, sinh học phân tử, sinh lý bệnh, chẩn
đoán hình ảnh, thăm dò chức năng sinh lý, các kỹ thuật vi sinh vật, ký sinh trùng, …
Giữa nghiên cứu cận lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm có những điểm giống
nhau – đều thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhưng vật liệu nghiên cứu khác nhau. Ở
đây mỗi kỹ thuật gần như đã có các quy trình riêng. Trường hợp phát triển các quy
trình mới kỹ thuật mới và đánh giá khả năng áp dụng trên người (với nghiên cứu thực
11


nghiệm) và đổi mới kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán trên các bệnh phẩm từ người, chẩn
đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cũng là các nhóm chủ đề nghiên cứu quan trọng.
Gần đây đã xuất hiện những nghiên cứu trên môi trường ảo (in silico) với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin và toán học ứng dụng.
2.3. Nghiên cứu cộng đồng
Cho dù hiện nay người ta đưa các nghiên cứu y học dự phòng và y tế công cộng
vào một nhóm, như thực ra vẫn có sự phân biệt giữa y học dự phòng và y tế công
cộng. Nghiên cứu y tế công cộng không sử dụng các kỹ thuật in vivo và in vitro, chủ
yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu y xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, nhân
học…. cho dù vẫn kết hợp sử dụng các kết quả nghiên cứu lâm sàng trong cộng đồng
và ngược lại các nghiên cứu lâm sàng hiện nay cũng sử dụng rất nhiều các phương
pháp phỏng vấn xã hội học nhất là các thang đo sức khỏe (health scale). Thường sử
dụng phương pháp dịch tễ học và y xã hội học. Người nghiên cứu sử dụng các kiến
thức y học, dịch tễ học, kinh tế và xã hội học để tìm hiểu tình hình sức khoẻ của một
hay nhiều quần thể người, cộng đồng, địa phương, vào một hoặc những giai đoạn thời
gian khác nhau, hay tìm các bằng chứng giải thích cho tình trạng đó hoặc/và thử
nghiệm các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện hay giải quyết vấn đề tồn tại của sức
khoẻ cộng đồng với các quy mô khác nhau.
- Các nghiên cứu y học dự phòng vừa sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực

nghiệm trên súc vật, các xét nghiệm sinh học (nghiên cứu trong labô) xét nghiệm phát
hiện ô nhiễm hóa học, lý học, sinh vật học trong môi trường (nghiên cứu ngoài môi
trường). Những nghiên cứu về độc chất học trong môi trường, độc chất thực phẩm,
nghiên cứu dịch tễ học các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm đều có đối tượng là
con người thuộc lĩnh vực y học dự phòng nhưng cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và thực nghiệm. Những đề tài khoa học của bác sỹ
lâm sàng thường phải kết hợp với nghiên cứu trong labô, nghiên cứu labô nhiều khi
cũng kết hợp với nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh và khối y tế cộng đồng – y học
dự phòng, vừa kết hợp giữa nghiên cứu ngoài thực địa với khám lâm sàng hoặc kiểm
soát bệnh tật trong cộng đồng, kết hợp với kỹ thuật labô.
- Nghiên cứu lâm sàng thường liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm và nghiên
cứu cộng đồng. Trong nghiên cứu lâm sàng, cơ sở và xuất phát điểm của nó không chỉ
là các tình huống lâm sàng trong bệnh viện. Một thiết kế nghiên cứu lâm sàng khá
thường gặp đó là chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 nghiên cứu trong bệnh viện, giai
đoạn 2 tiếp tục điều trị ngoại trú và theo dõi trong cộng đồng. Nghiên cứu lâm sàng
cũng tiến hành trong cộng đồng vì nhiều bệnh phải nghiên cứu mô tả cũng như phân
12


tích các biểu hiện bệnh trước khi người bệnh phải đến bệnh viện cũng như quản lý
bệnh trong cộng đồng, nhất là các bệnh không lây nhiễm, mạn tính, nhiều người mắc.
Như vậy về gianh giới, khó có thể phân định một cách rõ ràng giữa 3 loại hình nghiên
cứu trên. Đây cũng là xu hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực hiện nay.
Trên cơ sở ba cách tiếp cận trên, có thể có sự kết hợp hai hoặc cả ba cách tiếp
cận, người ta tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. Sự kết hợp các cách tiếp cận
là rất cần thiết song không nhất thiết khi nào cũng cần kết hợp. Hiện nay, nhiều đề tài
nghiên cứu lâm sàng thường kết hợp với nghiên cứu cộng đồng. Khi nghiên cứu cơ
bản trong y dược học thường áp dụng nghiên cứu thực nghiệm. Khi thử nghiệm một
thuốc mới, thiết bị y tế mới, thay đổi một phương pháp điều trị hay một kỹ thuật mổ
mới trước khi áp dụng trên người phải qua giai đoạn thực nghiệm hay nghiên cứu ở

giai đoạn tiền lâm sàng. Các phương pháp thu thập số liệu, thông tin trong nghiên cứu
của cả 3 nhóm có khác nhau nhưng cũng có thể sử dụng cho nhau.
Mỗi loại nghiên cứu đều có các nguyên tắc hoặc nguyên lý cần tuân thủ:
Nghiên cứu lâm sàng: phải tuân thủ các nguyên tắc thực hành lâm sàng tốt (good
clinical practice - GCP).
Nghiên cứu thực nghiệm: thường theo các quy trình kỹ thuật riêng, tuân thủ
nguyên tắc thực hành phòng thí nghiệm tốt (good laboratory practice -GLP).
Nghiên cứu cộng đồng: tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp dịch tễ học và có
cả phương pháp kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, nhân học. Các phương pháp, các
thiết kế nghiên cứu dịch tễ học ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu
lâm sàng, điều này thể hiện trong các tài liệu “Dịch tễ học lâm sàng”.
Một nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học phải nhằm tìm hiểu một sự vật hay
hiện tượng sức khoẻ mà trước đó chúng ta chưa biết hoặc biết không đầy đủ, hoặc
đang thay đổi theo cá thể, thời gian hoặc địa điểm, theo những hiện tượng bệnh lý
khác song hành hay mới xuất hiện. Để tìm hiểu sự vật hay hiện tượng đó, mọi số liệu
thu được, mọi thông tin có được và mọi bằng chứng phải xuất phát từ các nền tảng
khoa học, hệ thống, có tính lôgíc và khách quan.
Tầm cỡ của nghiên cứu khoa học tuỳ thuộc vào mức độ có thể suy luận hay áp
dụng rộng ra ngoài khuôn khổ các đối tượng đã nghiên cứu hoặc đặt nền móng cho
một hướng nghiên cứu mới, những chùm đề tài khoa học khác. Có nhiều đề tài chỉ có
giá trị trong phạm vi hẹp, thậm chí chỉ cho một cộng đồng nhỏ, một địa phương, một
bệnh viện.

13


Một đề tài nghiên cứu khoa học thường xuất phát từ những hiện tượng, những vấn
đề sức khỏe của các cá thể người bệnh hay cả quần thể dân cư, từ những vấn đề gặp
phải trong chẩn đoán, điều trị, sức khỏe môi trường và dịch bệnh mà ta chưa biết rõ
bản chất hay nguyên nhân để đưa ra một giả thuyết (đối với đề tài mô tả thông thường

ít khi đưa ra giả thuyết). Không bao giờ tiến hành một nghiên cứu mà trước đó người
ta đã biết đầy đủ rồi (loại nghiên cứu này thường gọi là nghiên cứu: “nghiên cứu của
chúng tôi cũng thấy thế” hay tiếng Anh gọi là “me too”.
Tuy nhiên, cũng khá đơn giản như những việc làm hàng ngày của bác sỹ lâm sàng
là khám và chữa bệnh, nếu tuân theo một quy trình chuẩn, có công cụ ghi nhận và
được ghi chép lại một cách có hệ thống, xử lý thống kê để đưa ra kết luận về cách
khám hay cách chữa bệnh của bác sỹ đó mang lại hiệu quả gì hay phát hiện sai sót gì,
nguyên nhân của thành công và thất bại có nghĩa là ta đã tiến hành nghiên cứu khoa
học. Cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng các bệnh án lưu trữ ở một hoặc
nhiều bệnh viện, đây là những nghiên cứu tổng kết lâm sàng về đặc điểm lâm sàng (và
cận lâm sàng) giúp cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng có cơ sở khoa học và thực tế
hơn.
Tương tự như trên, một nhà vi trùng học ghi chép các kết quả phân lập một loại vi
khuẩn trong bệnh phẩm bằng một kỹ thuật chuẩn, đối chiếu với kết quả sử dụng test
nhanh, tính độ nhạy và độ đặc hiệu của test đó để ra quyết định có thể sử dụng test
nhanh được không và nếu sử dụng thì mức độ sai và sót là bao nhiêu, có nghĩa là đã
tiến hành nghiên cứu khoa học.
Điểm khác với công việc hàng ngày là các kết quả làm việc được thu thập một
cách có hệ thống, theo một quy trình chuẩn, được thống kê, phân tích để khái quát
hoá thành kết luận có thể sử dụng cho họ và có thể cho người khác. Nếu các quan sát
không nhiều(mẫu nhỏ), không theo quy trình chung thì không thể suy luận rộng
được do các sai sót hoặc thiên lệch, yếu tố nhiễu và các yếu tố khác biệt giữa các cá
thể về sinh học, di truyền cũng như bệnh lý không thể loại bỏ được.
Kinh nghiệm cá nhân qua thực hành chuyên môn nghề nghiệp hàng ngày không
thể coi là nghiên cứu khoa học cho dù kinh nghiệm là rất quý - đây là tri thức thông
thường. Người thầy thuốc giỏi khi biết nghiên cứu khoa học sẽ nhanh có được kinh
nghiệm hơn, cách nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, hệ thống hơn, tay nghề chắc hơn
và kinh nghiệm của họ được những đồng nghiệp khác áp dụng – đây là tri thức khoa
học.
Ý nghĩa của nghiên cứu khoa học trong y học:

- Giúp hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn các kiến thức đã có về y học của nhân loại.
14


- Phát hiện những quy luật về sức khỏe và bệnh tật mà trước đó chưa biết.
- Đề xuất các biện pháp hay kỹ thuật mới trong dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh,
tiên lượng bệnh và phục hồi chức năng cho cá nhân, cho cộng đồng.
- Góp phần tăng cường sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng, cải thiện chất lượng
sống.
- Góp phần tăng cường nguồn lực con người cho phát triển kinh tế và xã hội.
Với ý nghĩa chung trên đây, đối với người thầy thuốc, sẽ có thêm kinh nghiệm và
hiểu biết về bản chất của các biện pháp chẩn đoán, chữa bệnh cũng như dự phòng
bệnh tật. Nâng cao năng lực chuyên môn, tri thức khoa học bổ sung kiến thức một
cách logic, có hệ thống cho tri thức thông thường dựa trên kinh nghiệm trước đó.
Nhìn vào các công trình khoa học và những đóng góp cho khoa học y học qua hoạt
động nghiên cứu của một thày thuốc có thể đánh giá năng lực cũng như trình độ của
thày thuốc đó. Nhìn vào các hoạt động khoa học của một đơn vị có thể nhận xét được
chất lượng hoạt động của đơn vị đó, nhất là đối với các trường đại học và các viện
nghiên cứu, các bệnh viện lớn.
Người sinh viên, những học viên sau đại học cần nắm vững các nguyên tắc của
nghiên cứu khoa học (NCKH) để thực hiện đề tài, luận văn, luận án tốt nghiệp dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, hiểu được tại sao lại chọn nghiên cứu này và làm quen
với những công việc của một nghiên cứu viên ở các cấp độ khác nhau.
Hiện nay, ngày càng nhiều nghiên cứu lâm sàng không chỉ dừng ở việc tổng kết
lâm sàng như hồi cứu bệnh án, hay triển khai một phương pháp điều trị nội khoa,
ngoại khoa chuyên khoa đã trở thành thường quy ở nước ngoài vào Việt Nam (nghiên
cứu áp dụng, chuyển giao công nghệ) mà dần có những nghiên cứu lâm sàng kết hợp
với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (nhất là các kỹ thuật công nghệ sinh học, tế
bào, di truyền … ), tìm ra những đặc điểm bệnh trên người Việt Nam, cũng có những
nghiên cứu thực nghiệm tìm ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, đóng góp

cho kho tàng tri thức y học lâm sàng thế giới. Nhiều nghiên cứu thực sự có giá trị,
song không ít các đề tài có giá trị thực tiễn và giá trị khoa học còn hạn chế. Trên 80%
đề tài (của nghiên cứu sinh) vẫn là tổng kết lâm sàng, chỉ dừng ở giai đoạn mô tả,
phân tích mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng. Số ít nhưng rất
quan trọng đó là các đề tài thử nghiệm lâm sàng các thuốc mới, phương pháp điều trị
mới trên người Việt Nam. Những nghiên cứu đa hình gene liên quan đến tình trạng
bệnh, mắc bệnh hay đáp ứng với thuốc trong quá trình điều trị (pharmacogenomic)
đóng góp cho quá trình ứng dụng sinh học phân tử trong cá thể hóa điều trị, điều này

15


cho thấy y học Việt Nam đang rất cố gắng tiếp cận với những tiến bộ khoa học y học
thế giới.
Qua xét duyệt các đề cương nghiên cứu lâm sàng gần đây, chúng tôi nhận thấy có
sự khác biệt khá rõ giữa những đề tài nghiên cứu lâm sàng có hợp tác quốc tế (nhất là
các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia) với những đề tài trong nước cả về
tính chặt chẽ trong thiết kế nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Không những thế, các
đề tài nghiên cứu trên đối tượng là con người nhưng các quy tắc GCP cũng rất ít được
coi trọng, vì vậy chất lượng nghiên cứu cũng như vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
chưa thật sự đảm bảo.
Về đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học trong các trường đại học y, hiện nay
vẫn chưa thật chú trọng đến các phương pháp nghiên cứu lâm sàng mà vẫn trang bị
cho học viên những kiến thức nghiên cứu y học nói chung, còn nặng về nghiên cứu
cộng đồng . Đây cũng chính là lý do chúng tôi biên soạn tài liệu này, bổ sung cho các
chương trình đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học trước đây, giúp các sinh
viên, học viên sau đại học và những thầy thuốc lâm sàng có thêm những phương pháp
nghiên cứu gần với y học lâm sàng hơn, thiết kế nghiên cứu phù hợp hơn, đồng thời
giảm bớt những lỗi sai sót cơ bản thường gặp.
3. Đề cương nghiên cứu và các bước xây dựng đề cương

Nghiên cứu khoa học xuất phát từ việc tìm và chọn đề tài nghiên cứu. Tìm và chọn
đề tài nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Khi chọn một đề tài không có
cơ sở khoa học và không có cơ sở thực tiễn, không thật cấp thiết và hoặc chưa có kỹ
thuật, không có đủ phương tiện, kinh phí, nhân lực và thời gian, không phù hợp với
các quy tắc ứng sử xã hội, tập quán, văn hóa thì đề tài đó hoặc không khả thi, hoặc
lãng phí do các kết quả không được ứng dụng hoặc nghiêm trọng hơn là làm phương
hại đến đối tượng nghiên cứu (về mặt sức khỏe, tâm lý, xã hội và kinh tế) .Chọn chủ
đề nghiên cứu là khâu rất quan trọng, vì vậy sẽ được đề cập trong các bài sau.
Sau khi chọn được đề tài (chủ đề nghiên cứu) cần viết đề cương nghiên cứu một
cách rõ ràng theo đúng quy định. Đề cương viết đúng, viết đầy đủ và rõ ràng mới có
thể thuyết phục hội đồng phê duyệt đề cương, người cấp kinh phí và khi thực hiện sẽ
không gặp khó khăn, không phải điều chỉnh.
Quá trình viết đề cương NCKH hay đề tài là một giai đoạn quan trọng chuẩn bị
nghiên cứu. Nó không thể chỉ biên soạn một lần mà là một quá trình làm việc của cả
thày và tròvới sự tư vấn của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, của các hội đồng
khoa học và hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Kinh nghiệm cho thấy đề
cương không thể biên soạn và sửa đổi dưới 3 lần để đi đến hoàn thiện. Cho dù vậy,
16


khi tiến hành nghiên cứu, nhiều tình huống mới phát sinh vẫn cần điều chỉnh tiếp.
Sinh viên, học viên sau đại học cần xin ý kiến giáo viên hướng dẫn cũng như các
chuyên gia để chỉnh sửa cho khả thi, hiệu quả hơn và an toàn cho đối tượng. Đối với
các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc mới, phương pháp điều trị mới một khi đề
cương đã được phê duyệt phải tuân thủ gần như tuyệt đối, những thay đổi đề cương
đều phải báo cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản của cả nhà tài trợ cũng như Hội
đồng xét duyệt đề cương (bao gồm cả khía cạnh đạo đức).
Trước khi viết đề cương nghiên cứu, những câu hỏi sau đây thường đặt ra cho giáo
viên hướng dẫn và học viên:
• Chúng ta sẽ nghiên cứu về lĩnh vực gì?

• Các câu hỏi nghiên cứu là gì?
• Giả thuyết nghiên cứu là gì?
• Nghiên cứu này, nếu thành công, sẽ được áp dụng vào lĩnh vực gì, giải quyết
những vấn đề gặp phải trong thực tế và sử dụng trong phạm vi nào?
• Qua tổng quan tài liệu liên quan đến những vấn đề dự định nghiên cứu, bám sát
các mục tiêu đã đề ra để minh giải: nghiên cứu này có thự sự cần thiết không? Nếu
cần thì chúng ta đã được biết về vấn đề đó đến đâu? những gì chưa biết? những gì sẽ
được làm rõ trong nghiên cứu này? những kỹ thuật gì? phương pháp chẩn đoán, điều
trị nào, của ai sẽ được chuyển giao (từ các công trình khoa học đã tham khảo trước
khi chuẩn bị đề cương nghiên cứu)?.Dẫn dắt thế nào để lý giải rằng nghiên cứu này
là cần thiết và mục tiêu đưa ra là có cơ sở.
• Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đạt được điều gì (mô tả, làm rõ bản chất, chứng
minh các mối quan hệ nguyên nhân -hậu quả hay giải pháp can thiệp lâm sàng có hiệu
quả, có an toàn không..)?. Mục tiêu phải đảm bảo tính thực tế và có cơ sở khoa
học.Mục tiêu phải xuất phát từ mục đích, ví dụ: nghiên cứu này để giải quyết vấn
đề gì trên lâm sàng hay thực tiễn thường gặp nhưng chưa có đủ cơ sở để lý giải trong
những điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình và ở những nhóm người bệnh cụ
thể.
• Cách tiếp cận của nghiên cứu này là gì?
• Những câu hỏi nghiên cứu nào sẽ đặt ra cho nghiên cứu này?
• Giả thuyết nào đặt ra cho các câu hỏi nghiên cứu? Đối với nghiên cứu mô tả
không cần đưa ra giả thuyết vì giả thuyết là đề cập tới quan hệ nhân -quả có thể có.
Có những loại giả thuyết đơn giản chỉ chứa một biến về yếu tố dự đoán (predictor),
một biến về đầu ra (outcome). Giả thuyết phức tạp có nhiều biến số về yếu tố dự đoán
17


và nhiều biến số về đầu ra. Cũng có thể là giả thuyết ngược lại (Ho hay null) và giả
thuyết có lựa chọn (alternative) một phía hoặc hai phía.
Ví dụ, nếu câu hỏi nghiên cứu là: liệu sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày có làm

giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim hay không?. Giả thuyết đơn giản là: nhờ tác dụng ngăn
ngưng tập tiểu cầu của aspirin đã làm giảm tình trạng tắc mạch vành trên bệnh nhân
có xơ vữa mạch vành. Giả thuyết Ho: aspirin không có khả năng hạn chế tắc mạch
vành dẫn đến nhồi máu cơ tim. Giả thuyết có lựa chọn viết là: Có nhiều khả năng
nhóm người dùng aspirin ít bị nhồi máu cơ tim hơn nhóm không dùng aspirin.
• Những phương pháp, dự định sẽ lựa chọn thiết kế nghiên cứu nào là khả thi và
đảm bảo độ chắc chắn bên trong (của nghiên cứu) và bên ngoài (khi suy luận, khái
quát hóa các kết quả).
• Những đầu ra dự kiến nào về an toàn, hiệu quả lâm sàng, cận lâm sàng, tâm lý,
xã hội, kinh tế tương ứng với kỹ thuật thu thập thông tin từ những đối tượng nghiên
cứu (cách chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ học) sẽ sử
dụng cho từng mục tiêu nghiên cứu, và các câu hỏi nghiên cứu?
• Địa điểm khoa phòng nào và đối tượng nghiên cứu là những ai, có tiêu chuẩn
lựa chọn gì, tiêu chuẩn loại trừ nào? Bao nhiêu nhóm, bao nhiêu đối tượng? được
chọn như thế nào, phân nhóm ra sao, có ngẫu nhiên không, có làm ‘mù’ trong phân
nhóm và điều trị không?
• Các vấn đề đạo đức được cân nhắc để bảo vệ đối tượng là gì?
• Những thông tin nào xét về góc độ an toàn và góc độ hiệu quả là kết quả/kết
cục (outcome) về phía đối tượng (ví dụ: các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, các thang
đo sức khỏe như chất lượng sống, lo âu, đau, mất ngủ, hạn chế vận động, tuân thủ
điều trị ….) sẽ được thu thập trên đối tượng nghiên cứu khi tuyển chọn, khi bắt đầu
nghiên cứu tại bệnh viện, các lần tái khám sau đó nếu nghiên cứu theo dõi tiếp tục sau
xuất viện (gồm cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu, nhóm chứng)? Thông tin nào
về phía các can thiệp lâm sàng (ví dụ: thuốc, phối hợp thuốc, liều dùng ….) và thời
điểm nào tiến hành các can thiệp lâm sàng? …..
• Các công cụ ghi chép (bệnh án nghiên cứu, phiếu ghi chép cho mỗi đối tượng
(case report form- CRF ) và những phương pháp, các quy trình để thu thập, ghi chép
thông tin, kết quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu là gì?
• Quá trình thu thập thông tin được kiểm soát như thế nào? Ai sẽ giám sát quá
trình thu thập số liệu? (có thể là: Tổ chức hợp đồng nghiên cứu - CRO, Đơn vị quản

lý điểm nghiên cứu -SMU và Ban quản lý số liệu - DMC hoặc Phòng quản lý KHCN
18


của cơ quan, Phòng đào tạo sau đại học, bộ môn và giáo viên hướng dẫn). Giám sát
như thế nào, khi nào, do ai?
• Các phương án xử lý số liệu cho nghiên cứu là gì?
• Dự kiến các bảng trống của số liệu được phân tích cho từng mục tiêu nghiên
cứu đã đặt ralà gì?
Để dễ theo dõi, cần đưa ra khung lý thuyết của một nghiên cứu, đây là một bảng tổng
hợp những cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu thực tế của đề tài sẽ được tiến hành.
Ngoài khung lý thuyết của nghiên cứu, nên có sơ đồ nghiên cứu, trong đó trình bày
tổng hợp từ thiết kế nghiên cứu đến tóm tắt những nội dung,những nhóm thông tin sẽ
ghi chép lại trong tiến trình triển khai nghiên cứu (workflow), nhất là nghiên cứu can
thiệp, theo dõi tiến trình điều trị trong bệnh viện cũng như theo dõi, điều trị ngoại trú
trong cộng đồng và cuối cùng là đánh giá, khám kết thúc nghiên cứu.
Viết đề cương gồm 5 bước chính sau đây:
(1) Xác định vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sẽ được nghiên cứu.
(2) Thu thập các thông tin có liên quan đến chủ đề nghiên cứu:qua tổng quan tài
liệu, cần trả lời cho các câu hỏi sau: thông tin gì đã có rồi?, tại sao lại nghiên
cứu vấn đề này? mong muốn biết được gì thêm qua nghiên cứu này? Mục đích
cần đạt của nghiên cứu là gì? Qua tham khảo tài liệu, đưa ra những cách đề cập
và phương pháp nghiên cứu trước đây của những nghiên cứu khác tương tự để
lựa chọn phương pháp cho nghiên cứu của đề tài. Tổng quan không đi lan man,
vượt quá những gì mục tiêu nghiên cứu hướng tới.
(3) Lựa chọn đề tài nghiên cứu:
-

Xác định tính cấp thiết của vấn đề, mục đích nghiên cứu, chủ đề nghiên
cứu.


-

Xác định các giả thuyết nghiên cứu, phạm vi hay giới hạn của các câu
hỏi liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.

-

Đặt tên cho đề tài nghiên cứu

-

Xác định mục tiêu nghiên cứu.

-

Xác định các nội dung nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đã đề ra,
các chỉ số đo lường tương ứng.

-

Xác định đối tượng, phương pháp nghiên cứu tương ứng với các mục
tiêu và nội dung nghiên cứu.

(4) Viết đề cương nghiên cứu.
19


(5) Lập kế hoạch cho triển khai nghiên cứu, dự trù kinh phí và các trang thiết bị
cần thiết. Quản lý nghiên cứu, đảm bảo chất lượng và phân công các thành

viên trong nhóm nghiên cứu. Học viên làm luận văn, luận án hay chủ nhiệm đề
tài cần thể hiện rõ năng lực chuyên môn cũng như vai trò của mình trong
nghiên cứu này.
Trong một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cần có các đơn vị hỗ trợ (CRO,
SMU, DMC) cũng phải nêu rõ.
4. Cấu trúc đề cương của một luận văn, luận án:
Cấu trúc của đề cương luận văn, luận án trong lĩnh vực y học thường gồm các
phần sau:
(1) Tên đề tài: viết đủ gọn, phản ánh được mục tiêu nghiên cứu và không dài quá
35 chữ.
(2) Đặt vấn đề:phải nêu tóm tắt được cơ sở khoa học và tính cấp thiết hay tính
thực tế, giả thuyết nghiên cứu hoặc/và các câu hỏi nghiên cứu chính để dẫn dắt
tới mục tiêu nghiên cứu.
(3) Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu bắt đầu bằng một động từ, có thể bao gồm đối
tượng hay địa điểm, thời gian nghiên cứu. Một luận văn thường có 2 mục tiêu,
đôi khi có đến 3 mục tiêu nhưng không nên quá 3, vì càng nhiều mục tiêu thì
càng đòi hỏi nhiều nội dung và khó thực hiện trong thời gian cho phép.
Chương I.Tổng quan: phải bám sát mục tiêu và dự kiến các phương pháp, kỹ
thuật sẽ sử dụng trong nghiên cứu. Đây là nhiệm vụ khá khó nhưng rất quan trọng,
nó thể hiện một phần năng lực khái quát, tổng hợp của nghiên cứu. Tổng quan tài
liệu là một bộ phận quan trọng của bản đề cương và của bản luận án sau này. Tổng
quan tài liệu phải thể hiện học thức của nghiên cứu sinh, là một nghiên cứu viên đã
tìm hiểu vấn đề nghiên cứu và thể hiện khả năng tổng hợp, khái quát vấn đề của
mình trước khi bước vào nghiên cứu.
Tổng quan tài liệu phải chứng minh một cách cụ thể hơn nữa tính cấp thiết
của đề tài nghiên cứu, khả năng kỹ thuật cần thiết để nghiên cứu đề tài này, các lựa
chọn giữa các phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu
phù hợp nhất cho đề tài- nghĩa là chứng minh được tính khoa học của phương
pháp nghiên cứu dự kiến sẽ áp dụng.
Tổng quan tài liệu không phải là phần tập hợp một cách cơ học những gì đọc

được hoặc liệt kê những đề tài của những tác giả khác, một số kết qủa chủ yếu mà
điều quan trọng nhất phải là tổng hợp các đề tài tham khảo theo các chủ đề nghiên
cứu, các định hướng nghiên cứu và khái quát hoá các kết quả đã được các tác giả
20


khác nghiên cứu trước đó. Những bài học đã nhận được từ các tài liệu tham khảo,
các công trình nghiên cứu giúp gì cho việc chọn đề tài này, chọn kỹ thuật và đối
tượng nghiên cứu.Tổng quan tài liệu phải chứng minh được rằng đề tài nghiên cứu
sẽ không trùng lặp với các đề tài trước, có chăng chỉ làm rõ thêm một số vấn đề,
một số hiện tượng hoặc chọn được một vài giải pháp cần thiết để giải quyết các
vấn đề tồn tại mà các tác giả trước đó đã phát hiện.
Việc viết, nhất là trích dẫn tài liệu tham khảo phải chính xác, vì đây là điểm
dễ sai sót mà các phản biện, thành viên hội đồng dễ phát hiện các lỗi do cẩu thả
hoặc không chính xác, nhầm lẫn của nghiên cứu sinh để phê phán về tác phong
nghiên cứu khoa học và làm mất cảm tình của người đọc ngay từ đầu.
Trong đề cương nghiên cứu phần tổng quan tài liệu chưa cần viết dài như
trong luận văn, luận án (thường cần có độ dài từ 10-15 trang là đủ).
Chương II.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Có thể trình bày chương này theo từng nội dung hay mục tiêu nghiên cứu có thể làm
người đọc dễ theo dõi hơn. Cuối chương này cần có mục “Những hạn chế của nghiên
cứu”. Để dễ theo dõi nên có khung logic. Trong đó xuất phát từ từng mục tiêu nghiên
cứu có những nội dung nghiên cứu, mỗi nội dung lại có thể có câu hỏi nghiên cứu, có
các chỉ số nghiên cứu (trả lời câu hỏi nghiên cứu dựa vào chỉ số nào), đối tượng và
phương pháp nghiên cứu để thực hiện từng nội dung hay tìm được câu trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu bằng các chỉ số là gì.
(4) Chương III. Kết quả dự kiến: gồm các bảng trống được sắp xếp theo những
nội dung nghiên cứu tương ứng với các mục tiêu.
(5) Chương IV.Dự kiến bàn luận: nên bám sát mục tiêu, nội dung và các kết quả
dự kiến để đưa ra các dự kiến bàn luận.

(6) Dự kiến kết luận: kết luận phải bám sát mục tiêu, thông thường có bao nhiêu
mục tiêu sẽ có bấy nhiêu kết luận.
(7) Tổ chức nghiên cứu: phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho những
nhóm và cá thành viên trong nhóm nghiên cứu.
(8) Kế hoạch nghiên cứu: đưa ra lịch trình thực hiện các nội dung nghiên cứu ,
cùng các điều kiện về tài chính, kỹ thuật, phương tiện, thuốc.
(9) Tài liệu tham khảo: các tài liệu tham khảo phải liên quan đến đề tài nghiên
cứu, tương đối cập nhật, có nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ truy cập. Hạn chế nêu
những bài báo trên trang Web, nếu có phải đưa ra đường truyền. Viết tài liệu
tham khảo cần theo quy định của cơ sở đào tạo.

21


(10)
Các phụ lục (gồm các công cụ nghiên cứu như bộ câu hỏi, bảng kiểm,
phiếu thông báo cho đối tượng- ICF, phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của
đối tượng các SOP, CRF và các hồ sơ khác theo quy định).
Đề cương nghiên cứu khoa học đối với các đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ cũng như thử
nghiệm lâm sàng phải viết theo mẫu của BYT và Bộ KHCN (Xem phụ lục).
Đề cương thử nghiệm lâm sàng (TNLS)
Thử nghiệm lâm sàng là những nghiên cứu can thiệp lâm sàng đặc biệt (mục
tiêu đi tìm thuốc, vaccin mới, phương pháp điều trị mới có hiệu lực và đảm bảo an
toàn; được quản lý theo quy trình chặt chẽ, được hỗ trợ tài chính, tổ chức tư vấn, tổ
chức nghiên cứu TNLS, giám sát, kiểm toán khoa học chuyên nghiệp từ nhà tài trợ cơ quan đề nghị nghiên cứu TNLS… chịu sự giám sát của Hội đồng Đạo đức trong
NCYSH), nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của một thuốc mới, vac xin mới,
thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị, các phác đồ điều trị mới hay phương pháp
điều trị cải tiến. Để chuyển giao kỹ thuật điều trị mới từ nước ngoài áp dụng lần đầu
trong nước nhiều khi cũng phải thực hiện tương tự như một TNLS.
Nghiên cứu TNLS có những quy định và yêu cầu hết sức chặt chẽ, khoa học

nên các đề tài luận án nghiên cứu can thiệp lâm sàng của học viên làm theo được càng
nhiều thì càng có giá trị khoa học. Tuy nhiên, để thực hiện đúng như các TNLS sẽ rất
tốn kém và khó khả thi, vì đây là nghiên cứu can thiệp lâm sàng đặc biệt, có đầu tư
khá lớn về tài chính và chuyên gia.
5. Viết luận văn, luận án y học trong lĩnh vực lâm sàng:
Xuất phát từ đề cương nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu được thu thập, phân
tích và phiên giải kết quả, trình bày trên các bảng và biểu đồ. Việc viết luận văn/luận
án là sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của học viên.
5.1.Những yêu cầu chung đối với luận văn, luận án hay một đề tài nghiên cứu cấp
cơ sở, cấp bộ, ngang bộ(sau đây gọi chung là luận văn)
- Thể hiện được tính cần thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
luận văn từ ngay phần đặt vấn đề, tổng quan tài liệu trong nước, ngoài nước, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu.
- Không trùng lặp của đề tài nghiên cứu so với các công trình, luận văn, luận án đã
công bố ở trong và ngoài nước; tính trung thực rõ ràng và đầy đủ trong trích dẫn tài
liệu tham khảo, trích dẫn nguồn tài liệu . . . .
- Giữa tên đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành cần phù hợp với
nhau. Khá nhiều nghiên cứu lâm sàng nhưng chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu
cộng đồng là không phù hợp với mã số chuyên ngành.
22


- Ví dụ sau đây cho thấy sự khác nhau và giống nhau giữa nghiên cứu lâm sàng và
cộng đồng trên cùng một tên đề tài.
- Ví dụ:Nghiên cứu tính tuân thủ và hiệu quả điều trị tăng huyết áp (THA)
trong nhóm bệnh nhân ngoại trú.
Nghiên cứu cộng đồng

Nghiên cứu lâm sàng


Mục tiêu
Mục tiêu
1. Mô tả tình trạng tuân thủ điều trị ở
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh THA
bệnh nhân ngoại trú
trên các nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú
2.Đánh giá hiệu quả quản lý điều trị
2. Đánh giá hiệu quả điều trị liên quan đến
tại phòng khám ngoại trú và yếu tố
sự tuân thủ điều trị và các yếu tố bệnh lý
liên quan
khác
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân đang điều trị THA tại
Tất cả bệnh nhân đang điều trị THA tại khoa
khoa khám bệnh ngoại trú của BV …
khám bệnh ngoại trú của BV ….
- Cán bộ quản lý và bác sỹ , điều dưỡng
- Cán bộ quản lý và bác sỹ, điều dưỡng
của Khoa
của Khoa
- Người quản lý y tế và lãnh đạo cộng
đồng.
Công cụ và phương pháp:
Công cụ và phương pháp:
Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn về các yếu tốSử dụng phiếu theo dõi một bệnh nhân
“tình trạng tuân thủ”, trong đó có các câu hỏi (CRF), trong đó ghi nhận các kết quả khám lâm
KAP về bệnh THA, hiểu biết về thuốc
sàng hệ thống tim mạch, các bệnh đi kèm, phiếu

theo dõi các loại thuốc điều trị THA (và đo
và điều trị, về tuân thủ (có/không theo y
huyết áp hàng ngày, hàng tuần) các phác đồ cho
lệnh) và các yếu tố nhân khẩu học khác.
các thể, các giai đoạn bệnh, cho các nhóm
Đo huyết áp chỉ vào hai thời điểm
tuổi và các thuốc điều trị khác, kể cả triệu chứng
trước và sau nghiên cứu
và thuốc điều trị các bệnh đi kèm (comorbidity),
Đánh giá tuân thủ: đối tượng phải nộp lại
vỏ vỉ thuốc đã sử dụng
Sử dụng thang đo sức khỏe: các bộ câu Sử dụng thang đo sức khỏe: các bộ câu hỏi
hỏi để lấy ý kiến chủ quan của đối tượng về để lấy ý kiến chủ quan của đối tượng về sức
sức khỏe như tình trạng lo âu, mất ngủ, chất khỏe như tình trạng lo âu, mất ngủ, chất lượng
lượng sống ….
sống ….
.v.v.
.v.v.
- Đủ độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu.

23


- Kết quả nghiên cứu có một vài đóng góp mới cho sự phát triển khoa học chuyên
ngành. Các kết quả phải có đảm bảo tính khoa học, giá trị và độ tin cậy nhất định. Nên
nhớ rằng, luận văn chỉ là một công trình khoa học với mục đích làm quen và tập
nghiên cứu, giống một bài thi nên không quá tham vọng, nhưng cũng không quá đơn
giản và phải theo đúng các quy định của Bộ KH&CN (với các đề tài cấp cơ sở, cấp
Bộ và tỉnh thành) cũng như Bộ GD&ĐT (với các luận văn, luận án)…”Mới” ở đây
không có nghĩa là chưa bao giờ được ai nghiên cứu, mà chỉ khác nhau về đối tượng,

khác nhau về không gian và thời gian cũng chấp nhận được.
- Thể hiện được ưu điểm về tính sáng tạo, tính nhân văn trong nội dung, kết cấu
cân đối với mục tiêu và hình thức, văn phong của luận văn phải sáng sủa.
5.2. Cấu trúc của luận văn, luận án:
Cấu trúc của luận văn, luận án các chuyên ngành y học là giống nhau và bao gồm
các phần mục sau:
(1) Tên đề tài
(2) Đặt vấn đề
(3) Mục tiêu nghiên cứu
(4) Chương I: Tổng quan
(5) Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(6) Chương III: Kết quả nghiên cứu
(7) Chương IV: Bàn luận
(8) Kết luận
(9) Kiến nghị
(10) Tài liệu tham khảo
(11) Các phụ lục
Trong luận văn trang bìa có: tên cơ sở đào tạo, tên học viên, tên đề tài, năm tiến
hành. Trang phụ bìa (i) cũng có cấu trúc như trên, sau mã số chuyên ngành có tên của
giáo viên hướng dẫn. Trang (ii) Lời cảm ơn, trang (iii) Mục lục. Trang (iv) Các chữ
viết tắt. Trang (v) Danh mục các bảng biểu đồ. Đề tài tốt nghiệp của sinh viên có thể
là một phần của đề tài luận văn thạc sỹ hay tiến sỹ, hay đề tài KHCN của giáo viên
hướng dẫn là người chủ trì vì vậy không nhất thiết quy định bắt buộc phải cam đoan:
“…công trình nghiên cứu của riêng tôi”. Những đề tài tiến sỹ, thạc sỹ có thể là một
phần hoặc toàn bộ đề tài khoa học cấp cơ sở hay cấp Bộ mà học viên là thành viên
chủ chốt trong thực hiện nghiên cứu, giám sát quản lý chất lượng và sử lý số liệu, phải
24


có xác nhận của chủ nhiệm đề tài cho phép học viên sử dụng kết quả nghiên cứu để

hoàn thành luận văn.
Báo cáo khoa học đối với lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng có những yêu cầu riêng,
nhất là các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc mới, phác đồ mới, trang thiết bị y
tế hay sinh phẩm, cần theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế .
6. Quản lý chất lượng đề tài khoa học
Cho tới nay nhiều người vẫn còn cho rằng quản lý chất lượng nghiên cứu là trách
nhiệm của cơ quan quản lý KHCN hay phòng quản lý KHCN của đơn vị. Thực tế
không phải thế, bất cứ chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu viên, học viên khi tham gia
nghiên cứu đều phải biết quản lý chất lượng đề tài nghiên cứu của mình.
Trong quá trình thực hiện thu thập thông tin cho nghiên cứu thì việc quản lý chất
lượng là hết sức quan trọng. Đáng tiếc là rất nhiều đề tài nghiên cứu không coi trọng
khâu này, thậm chí chưa hề nhắc đến trong nhiều tài liệu giảng dạy môn phương pháp
nghiên cứu khoa học, ngoài mục “kế hoạch triển khai nghiên cứu”.
Không quản lý chất lượng nghiên cứu, sẽ không thể thực hiện được đề cương
nghiên cứu cho dù đề cương đã được chuẩn bị khá tốt, và tất nhiên là chất lượng của
đề tài không được đảm bảo, hoặc rất bị động, lúng túng trong quá trình thực hiện, đôi
khi vi phạm các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Vì vậy, không
đợi đến khi có vấn đề xảy ra rồi mới đề ra các giải pháp xử lý.
Để quản lý chất lượng (quality management), trong đề cương nghiên cứu cần
chuẩn bị và viết ra các quy trình quản lý nghiên cứu. Có hai nhóm việc chính phải
làm, đó là đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC).
6.1. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng nghiên cứu bao gồm các hoạt động đã lên kế hoạch và có hệ
thống đưa ra nhằm đảm bảo rằng nghiên cứu được thực hiện, các số liệu được ghi
chép, báo cáo theo các chuẩn mực cũng như về thời gian phải kịp thời và đúng định
kỳ (thường theo những hướng dẫn như đã được quy định và GCP).
Các biện pháp và các bước thực hiện về đảm bảo chất lượng, thường được thể
hiện chi tiết trong các quy trình chuẩn (Standard Operating Procedure - SOP) thực
hiện từng việc, từng công đoạn nghiên cứu. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu y học
được bắt đầu bằng việc soạn ra các SOP. Nếu trong nghiên cứu không viết ra các SOP

và tập huấn để những thành viên trong nhóm nghiên cứu thực hành thống nhất như
nhau thì sẽ không đảm bảo rằng mọi người trong nhóm nghiên cứu làm đúng và làm
giống như nhau. Ví dụ, việc lấy máu để làm xét nghiệm cần quy định không chỉ gồm
25


×