Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu Sự hiểu biết và hành vi tự vận động phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu của người bệnh gãy cổ xương đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CẨM THU

SỰ HIỂU BIẾT VÀ HÀNH VI TỰ VẬN ĐỘNG PHÒNG
NGỪA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CỦA NGƢỜI
BỆNH GÃY CỔ XƢƠNG ĐÙI

Chuyên ngành: ĐIỀU DƢỠNG
Mã số:60 72 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẮNG
2. TS. ANN M. HENDERSON

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Cẩm Thu



I

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
MỤC LỤC .......................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ X
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. X
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT .............................................................. 5
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC ............... 7
1.2.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC .......................................... 7
1.2.2. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC ........................................... 7
1.3. HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ..................................................... 8
1.3.1. ĐẠI CƢƠNG ................................................................................. 8
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ BỆNH........................................................ 9
1.3.3. YẾU TỐ NGUY CƠ .................................................................... 10
1.3.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ..................................................... 12
1.3.5. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH ......................................................... 20
1.3.6. ĐIỀU TRỊ: .................................................................................... 21
1.3.7. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƢỢNG .................................................. 23
1.3.8. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN ....................................................... 24
1.3.9. PHÒNG BỆNH: ........................................................................... 25
1.4. GÃY CỔ XƢƠNG ĐÙI VÀ HƢỚNG ĐIỀU TRỊ ............................ 26



II

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 34
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 34
Dân số nghiên cứu: ................................................................................... 34
Tiêu chuẩn chọn mẫu: ............................................................................... 34
Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................... 34
Cỡ mẫu: đƣợc ƣớc lƣợng theo công thức [9],[16]. ....................................... 34
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................... 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................... 35
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu: ............................................................... 35
2.2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số: ...................................................... 35
2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................... 37
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ kiện ..................................................... 37
2.3.2. Công cụ thu thập số liệu ............................................................... 38
2.3.3. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu .................................................... 38
2.3.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:............................................... 39
2.3.5. Điều tra thử................................................................................... 39
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................... 39
2.5. VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU:...................................... 43
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 44
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 44
3.1.1. Tuổi của ngƣời bệnh..................................................................... 44
3.1.2. Giới ............................................................................................... 44
3.1.3. Phân bố ngƣời bệnh theo nơi cƣ trú ............................................. 46
3.1.4. Phân bố ngƣời bệnh theo tình trạng hôn nhân ............................. 47
3.1.5. Phân bố ngƣời bệnh theo dân tộc ................................................. 47


III


3.1.6. Tôn giáo........................................................................................ 48
3.1.7. Học vấn......................................................................................... 48
3.1.8. Nghề nghiệp ................................................................................. 50
3.1.9. Ngƣời sống chung: ....................................................................... 51
3.1.10.

Nguyên nhân gãy cổ xƣơng đùi ................................................ 51

3.1.11.

Ngƣời chăm sóc sau khi ngƣời bệnh xuất viện ......................... 53

3.1.12.

Nơi ở sau xuất viện ................................................................... 54

3.2. HIỂU BIẾT VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ........................ 54
3.2.1. Hiểu biết về sự nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch sâu ........... 54
3.2.2. Hiểu biết nguyên nhân HKTMS là GCXĐ .................................. 55
3.2.3. Hiểu biết về HKTMS sẽ dẫn đến tắc mạch phổi .......................... 56
3.2.4. Hiểu biết về có thể phòng ngừa đƣợc HKTMS ........................... 56
3.2.5. Nguồn thông tin ............................................................................ 57
3.2.6. Hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây HKTMS.................................... 59
3.2.7. Điểm số hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây HKTMS ...................... 60
3.2.8. Triệu chứng của HKTMS............................................................. 61
3.2.9. Điểm số hiểu biết về triệu chứng của HKTMS ............................ 62
3.2.10.

Hiểu biết về phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu .................. 63


3.2.11.

Điểm số hiểu biết về phòng ngừa HKTMS .............................. 63

3.2.12.

Hiểu biết về HKTMS của NB tham gia nghiên cứu ................. 64

3.4. HÀNH VI PHÒNG NGỪA HKTMS ................................................. 66
3.4.1. Vận động chân thụ động tại giƣờng ............................................. 66
3.4.2. Vận động chân chủ động tại giƣờng ............................................ 67
3.4.3. Vận động chân chủ động tại phòng có dụng cụ trợ giúp ............. 68


IV

3.4.4. Vận động chân chủ động tại phòng – hành lang không có dụng cụ
trợ giúp ...................................................................................................... 69
3.4.5. Hành vi vận động chung của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi có
phẫu thuật thay khớp háng ........................................................................ 69
3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HIỂU BIẾT HKTMS VÀ HÀNH VI VẬN
ĐỘNG CỦA NGƢỜI BỆNH GÃY CỔ XƢƠNG ĐÙI SAU PHẪU THUẬT
THAY KHỚP HÁNG .................................................................................. 70
3.5.1. Hiểu biết chung về HKTMS của NB gãy cổ xƣơng đùi .............. 70
3.5.2. Mối liên quan giữa Hiểu biết HKTMS và Hành vi vận động sau
phẫu thuật gãy cổ xƣơng đùi ..................................................................... 71
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 72
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 72
4.2. HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI BỆNH VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH

SÂU 75
4.3. HÀNH VI PHÒNG NGỪA HKTMS ................................................. 76
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HIỂU BIẾT HKTMS VÀ HÀNH VI VẬN
ĐỘNG CỦA NGƢỜI BỆNH GÃY CỔ XƢƠNG ĐÙI SAU PHẪU THUẬT
THAY KHỚP HÁNG .................................................................................. 76
4.5. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.................................... 77
4.5.1. Điểm mạnh: ........................................................................................ 77
4.5.2. Hạn chế: .............................................................................................. 77
4.6. TÍNH MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI .......................... 77
4.6.1. Tính mới: ............................................................................................ 77
4.6.2. Tính ứng dụng: ................................................................................... 78
4.7. ĐỊNH HƢỚNG CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................... 78


V

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


VI

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện


Chụp CT

Chụp CT – Scanner

CS

Chăm sóc

ĐD

Điều dƣỡng

GCXĐ

Gãy cổ xƣơng đùi

HKTM

Huyết khối tĩnh mạch

HKTMS

Huyết khối tĩnh mạch sâu

NB

Ngƣời bệnh

NVYT


Nhân viên y tế

PT

Phẫu thuật

TMP

Tắc mạch phổi

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


VII

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Các yếu tố nguy cơ của HKTMS [20],[24],[30],[31] .............................. 10
Bảng 1. 2. Phân tầng nguy cơ HKTMS dựa vào thang điểm Hamilton ......... 15
Bảng 1. 3. Phân tầng nguy cơ HKTMS dựa vào thang điểm Well [13],[41] ....... 16
Bảng 1. 4. Phân biệt HKTMS chi dƣới cấp và mạn dựa vào siêu âm tĩnh
mạch[1],[13],[34] ................................................................................................... 18
Bảng 1. 5. Tiêu chuẩn nhập viện của HKTMS chi dƣới [41] ........................... 24
Bảng 2. 1. Thang điểm đánh giá sự hiểu biết câu 2 ........................................ 40
Bảng 2. 2. Thang điểm đánh giá sự hiểu biết câu 4 ........................................ 41
Bảng 2. 3. Thang điểm đánh giá sự hiểu biết câu 5 ........................................ 41
Bảng 2. 4. Đánh giá mức độ đạt về hành vi vận động .................................... 42
Bảng 3. 1. Phân bố ngƣời bệnh theo nhóm tuổi .............................................. 44
Bảng 3. 2. Phân bố ngƣời bệnh theo giới ........................................................ 44

Bảng 3. 3. Phân bố ngƣời bệnh theo nơi cƣ trú .............................................. 46
Bảng 3. 4. Phân bố ngƣời bệnh theo tình trạng hôn nhân ............................... 47
Bảng 3. 5. Phân bố ngƣời bệnh theo dân tộc .................................................. 47
Bảng 3. 6. Phân bố nghề nghiệp của ngƣời bệnh ............................................ 50
Bảng 3. 7. Nguyên nhân gãy cổ xƣơng đùi ..................................................... 51
Bảng 3. 8. Ngƣời chăm sóc sau khi ngƣời bệnh xuất viện ............................. 53
Bảng 3. 9. Phân bố ngƣời bệnh với nơi ở sau xuất viện ................................. 54
Bảng 3. 10. Phân bố NB theo hiểu biết về sự nguy hiểm của HKTMS.......... 54
Bảng 3. 11. Phân bố NB theo hiểu biết nguyên nhân gây HKTMS là GCXĐ55
Bảng 3. 12. Phân bố NB theo hiểu biết về HKTMS sẽ dẫn đến TMP ............ 56
Bảng 3. 13. Phân bố NB theo hiểu biết về có thể phòng ngừa đƣợc HKTMS 56
Bảng 3. 14. Phân bố ngƣời bệnh theo nguồn nhận thông tin .......................... 57
Bảng 3. 15. Phân bố NB theo sự hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây HKTMS .. 59


VIII

Bảng 3. 16. Phân bố NB theo điểm số hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây
HKTMS ........................................................................................................... 60
Bảng 3. 17. Phân bố ngƣời bệnh theo hiểu biết về triệu chứng của HKTMS 61
Bảng 3. 18. Phân bố NB theo điểm số hiểu biết về triệu chứng của HKTMS 62
Bảng 3. 19. Phân bố NB theo sự hiểu biết về phòng ngừa HKTMS .............. 63
Bảng 3. 20. Phân bố NB theo điểm số hiểu biết về phòng ngừa HKTMS ..... 63
Bảng 3. 21. Phân bố sự hiểu biết chung của ngƣời bệnh về HKTMS ............ 65
Bảng 3. 22. Phân bố NB theo hành vi vận động chung của ngƣời bệnh gãy cổ
xƣơng đùi có phẫu thuật thay khớp háng ........................................................ 69
Bảng 3. 23. Phân bố ngƣời bệnh theo hiểu biết chung HKTMS của ngƣời
bệnh gãy cổ xƣơng đùi .................................................................................... 70
Bảng 3. 24. Mối liên quan giữa Hiểu biết HKTMS và Hành vi vận động sau
phẫu thuật thay khớp háng của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi ....................... 71



IX

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố ngƣời bệnh theo nhóm tuổiError!

Bookmark

not

defined.
Biểu đồ 3. 2. Phân bố ngƣời bệnh từng nhóm tuổi theo giới .......................... 45
Biểu đồ 3. 3. Phân bố ngƣời bệnh theo tôn giáo ............................................. 48
Biểu đồ 3. 4. Phân bố trình độ học vấn của ngƣời bệnh ................................. 49
Biểu đồ 3. 5. Ngƣời sống chung với ngƣời bệnh ............................................ 51
Biểu đồ 3. 6. Phân bố tỷ lệ phần trăm NB theo nguồn nhận thông tin ........... 58
Biểu đồ 3. 7. Phân bố tỷ lệ phần trăm NB hiểu biết chung về HKTMS ......... 64
Biểu đồ 3. 8. Phân bố ngƣời bệnh theo vận động chân thụ động tại giƣờng .. 66
Biểu đồ 3. 9. Phân bố NB theo hành vi vận động chân chủ động tại giƣờng . 67
Biểu đồ 3. 10. Phân bố NB theo hành vi vận động chân chủ động tại phòng có
dụng cụ trợ giúp .............................................................................................. 68
Biểu đồ 3. 11. Phân bố ngƣời bệnh theo vận động chân chủ động tại phòng –
hành lang không có dụng cụ trợ giúp .............................................................. 69


X

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hinh 1. 1. Đặc điểm sinh lý bệnh của HKTMS .............................................. 10

Hinh 1. 2. Một NB bị HKTMS ở chấn phải, chân phải sƣng và to bất thƣờng
hơn chân trái[36],[37]........................................................................................... 12
Hinh 1. 3. Huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng ...................................... 13
Hinh 1. 4. Phân loại gãy cổ xƣơng đùi theo vị trí đƣờng gãy ......................... 26
Hinh 1. 5. Phân loại theo Pawels .................................................................... 27
Hinh 1. 6. Phân loại theo Garden .................................................................... 27
Hinh 1. 7. Bó bột bảo tồn ................................................................................ 30
Hinh 1. 8. Kết hợp xƣơng................................................................................ 32
Hinh 1. 9. Thay khớp háng nhân tạo ............................................................... 33

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Khung khái niệm học thuyết Orem cho điều dƣỡng....................... 5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) là một bệnh bao gồm huyết khối tĩnh
mạch sâu (HKTMS) và tắc mạch phổi (TMP). Khoảng 10% trƣờng hợp bị
bệnh có thể gây nghẽn mạch phổi và tử vong[29],[47].
HKTMS là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đông trong
các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thƣờng gặp nhất là các tĩnh mạch
ở chân.Những cục máu đông này thƣờng phát triển ở chi dƣới, đùi, chậu
nhƣng cũng có thể xảy ra ở cánh tay[21].
HKTMS thƣờng xuất hiện trên những ngƣời bệnh bị gãy xƣơng lớn
trong lúc điều trị tại bệnh viện nhƣng cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào
trong vòng 30 ngày sau khi can thiệp phẫu thuật chỉnh hình xƣơng lớn ở chi
dƣới. Các nguy cơ xãy ra HKTMS ở những ngƣời bệnh trải qua phẫu thuật
chỉnh hình đặc biệt là phẫu thuật điều trị gãy cổ xƣơng đùi là cao nhất trong

số tất cả những ngƣời bệnh phẫu thuật chỉnh hình chi dƣới[25],[42],[47].nhất là
sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối. Tỷ lệ bệnh thuyên tắc HKTM cho
thấy rất cao đến 40 – 60% theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ không những ở
những nƣớc phƣơng Tây và ngay cả những nƣớc Á Châu
Văn Trí và cộng sự

[25]

[25]

. Theo Nguyễn

nghiên cứu102 bệnh nhân đƣợc thay toàn bộ khớp

háng tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ HKTMS một tuần sau phẫu thuật
thay khớp háng là 27% và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 39%.
Trong những năm qua, sinh lý bệnh của HKTMS đã đƣợc hiểu rõ hơn,
dẫn đến nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. HKTMS có thể theo dòng
máu đến phổi gây tắc động mạch phổi gọi là tắc mạch phổi. Đây là một bệnh
lý nặng nề, có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Theo Nguyễn Thanh Hiền và
cộng sự

[13]

Khoảng 80% HKTMS không có triệu chứng cho đến khi xảy ra


2

biến chứng nặng là TMP. Nếu không gặp biến chứng tắc mạch phổi thì sẽ có

đến 20-50% ngƣời bệnh sau này bị hội chứng hậu huyết khối với biểu hiện
loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dƣới [13],[25],[28].
Hầu hết HKTMS chi dƣới xuất phát từ tĩnh mạch vùng bắp chân không
có triêu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian có khoảng 20-30% bênh nhân không
đƣợc điều trị huyết khối sẽ lan rộng đến tĩnh mạch đùi gây huyết khối tĩnh
mạch đùi, nguy cơ 40-50% gây TMP. 80 - 90% trƣờng hợp TTP có nguổn gốc
từ HKTMS chi dƣới. HKTMS còn có thể gây hội chứng sau huyết khối trong
40-70% trƣờng hợp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống, sinh hoạt, lao
động của ngƣời bệnh [14],[28],[50].
HKTM thƣờng gặp ở nguời cao tuổi, tần suất mới mắc thuyên tắc huyết
khối tĩnh mạch bao gồm HKTMS và TMP gia tăng tuyến tính theo tuổi trong
nhóm tuổi 65 - 69, ở Anh Quốc khoảng 1,3% đến 1,8% và tăng lên khoảng
2,8% đến 3,1% ở nhóm tuổi 85 - 89. Ở ngƣời bệnh cao tuổi có tiền căn
HKTM, tần suất TMP 2% đến 8% trong một năm. Chẩn đoán thƣờng bị bỏ
sót ở ngƣời cao tuổi và có khi chỉ chẩn đoán đƣợc sau khi ngƣời bệnh đã tử
vong[25].
Giáo dục ngƣời bệnh về phòng ngừa HKTMS là cần thiết rất quan trọng
để ngăn ngừa biến chứng và tốn kém kinh phí khi phải tái nhập viện điều trị.
Hiện tại có ít tài liệu và chƣa có qui trình chuẩn để hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh
cách phòng ngừa HKTMS, điều dƣỡng chỉ cung cấp kiến thức cho ngƣời bệnh
về HKTMS ngắn gọn, dựa vào kinh nghiệm của mình để họ tự phòng ngừa
cho chính họ, trong lúc điều trị tại bệnh viện và tiếp tục sau khi xuất viện. Tuy
nhiên kế hoạch này chƣa cụ thể và hoạt động chƣa thƣờng xuyên.
Tại Việt Nam cũng nhƣ tại bệnh viện Chợ Rẫy có rất ít nghiên cứu về sự
hiểu biết của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi về HKTMS, cũng nhƣ cách tự vận


3

động phòng ngừa HKTMS thông qua sự hiểu biết của họ.Chƣa có nghiên cứu

làm rõ mối liên hệ giữa tỷ lệ hiểu biết và hành vi tự vận động phòng ngừa
HKTMS của ngƣời bệnh sau mổ gãy cổ xƣơng đùi. Ngƣời nghiên cứu nghĩ
rằng: có tồn tại mối liên hệ giữa sự hiểu biết của ngƣời bệnh về HKTMS và
hành vi tự vận động phòng ngừa HKTMS. Để làm rõ vấn đề này, nghiên cứu
“Sự hiểu biết và hành vi tự vận động phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi” đƣợc tiến hành. Từ đó làm cơ sở cho thiết
kế chƣơng trình giáo dục sức khỏe hiệu quả cho ngƣời bệnh để họ tự chủ
động vận động phòng ngừa HKTMS ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật. Nhằm
giảm thời gian nằm viện, giảm số lần nhập viện, giảm chi phí điều trị cho tất
cả ngƣời bệnh bị gãy xƣơng lớn ở chi dƣới, đƣợc điều trị tại các bệnh viện
trong thành phố và xa hơn nữa.


4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có hay không có mối liên quan giữa sự hiểu biết và hành vi tự vận động
phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu trên ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát mối liên quan giữa sự hiểu biết và hành vi tự vận động phòng
ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi.
 Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng sự hiểu biết và hành vi vận động phòng
ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
2. Xác định tỉ lệ ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi có hiểu biết về huyết khối
tĩnh mạch sâu và có kiến thức phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
3. Khảo sát hành vi của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi về tự vận động
phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

4. Xác định mối liên quan giữa sự hiểu biết và hành vi tự vận động phòng
ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT
Ngƣời nghiên cứu chọn học thuyết tự chăm sóc của Dorothea Orem để
ứng dụng vào nghiên cứu này[32],[44],[45],[49].

Sơ đồ 1. 1.Khung khái niệm học thuyết Orem cho điều dƣỡng
/>
self-care-

th

theory. Retrieved at June 5 2016 [39]

Học thuyết Orem bao gồm bốn khái niệm liên quan đến hệ thống chăm
sóc sức khỏe ngƣời bệnh: tự chăm sóc, khả năng tự chăm sóc, nhu cầu về tự
chăm sóc sức khỏe và những thiếu hụt về tự chăm sóc. Ngoài ra học thuyết
Orem còn hai khái niệm liên quan đến điều dƣỡng và vai trò của họ đó là cơ
sở điều dƣỡng và hệ thống điều dƣỡng. Bên cạnh đó còn có sự liên kết với các


6

khái niệm đƣợc gọi là các yếu tố điều kiện cơ bản bao gồm tuổi, giới, trình độ

học vấn, tình trạng sức khỏe, yếu tố xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, tình
trạng gia đình và yếu tố môi trƣờng.
Trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu sẽ mô tả khả năng tự chăm sóc
phòng ngừa HKTMS của ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng đùi thông qua đánh giá
kiến thức về phòng ngừa HKTMScủa ngƣời bệnh đang điều trị gãy cổ xƣơng
đùi tại bệnh viện. Ngƣời bệnh muốn tự phòng ngừa đƣợcHKTMS thì trƣớc
hết họ phải có kiến thức về HKTMS, các yếu tố nguy cơ, cách phòng ngừa và
phát hiện sớm dấu hiệu HKTMS để điều trị kịp thời. Trong học thuyết Orem
có các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tự chăm sóc của ngƣời bệnh vì thế
trong đề tài này ngƣời nghiên cứu cũng sẽ mô tả các yếu tố đó nhƣ tuổi, giới,
trình độ học vấn, tình trạng gia đình, kinh tế, chỉ định điều trị của gãy cổ
xƣơng đùi…
Những yêu cầu về tự chăm sóc trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu sẽ
tập trung vào những phƣơng pháp, những cách thức bệnh nhân phải biết và
phải thực hiện để chăm sóc trong thời gian điều trị gãy xƣơng để phòng ngừa
HKTMScho họ vì nếu ngƣời bệnh biết và thực hiện đúng sẽ duy trì sức khỏe
tốt đem lại chất lƣợng cuộc sống cho chính họ.
Học thuyết Orem cũng chỉ ra rằng khi nhu cầu tự chăm sóc của ngƣời
bệnh vƣợt quá khả năng tự chăm sóc của họ, họ sẽ cần sự giúp đỡ của ngƣời
khác đặc biệt là của điều dƣỡng. Khi một cơ sở điều dƣỡng đƣợc hoạt động
thì một hệ thống điều dƣỡng đƣợc thiết lập và hoạt động. Một hệ thống điều
dƣỡng bao gồm các hành động và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa điều
dƣỡng và ngƣời bệnh trong những tình huống thực hành điều dƣỡng, điều này
đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc của ngƣời bệnh cũng nhƣ bảo vệ và phát triển
khả năng tự chăm sóc của ngƣời bệnh. Trong nghiên cứu này nhà nghiên sẽ


7

mô tả mức độ kiến thức về phòng ngừa HKTMScủa ngƣời bệnh gãy cổ xƣơng

đùi. Từ nguồn thông tin này nhà nghiên cứu sẽ xác định đƣợc khả năng tự
chăm sóc sức khỏe của ngƣời bệnh, xác định những thiếu hụt của ngƣời bệnh
liên quan đến việc tự chăm sóc phòng ngừa HKTMS. Sau nghiên cứu, nhà
nghiên cứu sẽ tiến hành thiết lập một chƣơng trình giáo dục sức khỏe về cách
phòng ngừa HKTMS phù hợp với ngƣời bệnh. Chƣơng trình này sẽ góp phần
nâng cao kiến thức tự chăm sóc phòng ngừa HKTMS, từ đó giúp ngƣời bệnh
có thể thực hành tự chăm sóc phòng ngừa HKTMSvà góp phần nâng cao sức
khỏe cho bản thân.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC
1.2.1.

CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC

Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tỉ lệ ngƣời bệnh bị huyết khối tĩnh
mạch sâu, theo nghiên cứu củaĐặng Vạn Phƣớc (2010),"Huyết khối tĩnh
mạch sâu: chẩn đoán bằng siêu âm Duplex trên bệnh nhân nội khoa cấp nhập
viện"[17]đã chứng minh tỷ lệ HKTMS không hiếm gặp ở nƣớc ta. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có đến 22% ngƣời bệnh nội khoa nhập viện có HKTMS
không triệu chứng dựa trên siêu âm Duplex. Theo Nguyễn Văn Trí

[25]

Tỉ lệ

HKTMS một tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 27% và tỉ lệ HKTMS ba
tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 39%. Trong nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Hiền (2015)

[13]


Ở ngƣời bệnh cao tuổi có tiền căn bệnh HKTM, tần

suất TMP 2% đến 8% trong một năm. Chẩn đoán thƣờng bị bỏ sót ở ngƣời
cao tuổi và có khi chỉ chẩn đoán đƣợc sau khi ngƣời bệnh đã tử vong.
1.2.2.

CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC

Theo Stephen A Landaw (2014) [41]HKTMS là một trong những vấn đề y
khoa thƣờng gặp ngày nay với tỷ lệ tử vong, bệnh tật cao và chi phí y tế lớn.
Ƣớc lƣợng có khoảng 900.000 ca bệnh TMP và HKTMS mỗi năm ở Mỹ gây


8

ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong mỗi năm[41]. Một số nghiên cứu dịch tễ học
cho thấy tần suất mới mắc hàng năm là 80/100.000 dân. Nguy cơ HKTMS ở
ngƣời bệnh nằm viện mà không đƣợc phòng ngừa thì cao hơn, vào khoảng
10-80%[33].HKTMS đƣợc quan sát trong 24%-60% những ca tử thiết ở châu
Âu và Mỹ, và 0,8% ở Nhật Bản

[34]

. Khoảng 2/3 ca bệnh HKTMS liên quan

đến nhập viện trong vòng 90 ngày trƣớc đó với các yếu tố nguy cơ nhƣ bệnh
lý nội khoa, đại phẫu hay bất động[41]. Theo Schiff RL và cộng sự (2005) [48],
Lee J.A và cộng sự (2014)

[42]


Tỷ lệ TMP dao động từ 36% đến 60% trên

ngƣời bệnh sau khi phẫu thuật nắn cổ xƣơng đùi và 45 - 57% trên ngƣời bệnh
sau khi phẫu thuật thay khớp háng.
1.3. HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
1.3.1. ĐẠI CƢƠNG
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biểu hiện của huyết khối thuyên tắc tĩnh
mạch, thƣờng gặp ở ngƣời bệnh nằm viện. Bệnh lý này liên quan đến việc
hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm bên trong cơ thể, thƣờng là
ở chi trên hoặc chi dƣới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu
trong lòng tĩnh mạch[13],[18].
Trong những năm qua, sinh lý bệnh của HKTMS đã đƣợc hiểu rõ hơn,
dẫn đến nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị.
HKTMS có thể theo dòng máu đến phổi gây tắc động mạch phổi gọi là
tắc mạch phổi. Đây là một bệnh lý nặng nề, có thể dẫn đến tử vong đột ngột.
Khoảng 80% HKTMS không có triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng
nặng là TMP. Nếu không gặp biến chứng TMP thì sẽ có đến 20-50% ngƣời
bệnh sau này bị hội chứng sau huyết khối với biểu hiện loét, đau nhức và giới
hạn vận động chi dƣới.


9

Chẩn đoán và điều trị sớm HKTMS làm gia tăng tỷ lệ sống còn. Trƣớc
đây, chụp tĩnh mạch cản quang đƣợc xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
HKTMS nhƣng ngày nay kỹ thuật này đã đƣợc thay thế bằng các kỹ thuật
không hoặc ít xâm lấn hơn[13].
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ BỆNH
Ba yếu tố chính góp phần gây HKTM đã đƣợc Rudolf Virchow mô tả

hơn một thế kỷ qua là: ứ trệ tĩnh mạch, tăng đông và tổn thƣơng nội mạc tĩnh
mạch (hình 1.1). Ứ trệ tĩnh mạch thƣờng là hậu quả của việc làm chậm hoặc
tắc nghẽn dòng máu tĩnh mạch, làm tăng độ nhớt của máu và hình thành vi
huyết khối. Các vi huyết khối có thể lớn dần và gây tắc tĩnh mạch. Tình trạng
tăng đông có thể là do mất cân bằng sinh hóa giữa các yếu tố trong hệ tuần
hoàn, do tăng yếu tố hoạt hóa mô và giảm antithrombin cũng nhƣ các chất
tiêu sợi huyết trong huyết tƣơng. Tổn thƣơng nội mạc tĩnh mạch có thể là vô
căn hoặc thứ phát do chấn thƣơng từ bên ngoài.
Trong những năm qua, tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ này ngày
càng đƣợc hiểu rõ. Nguồn gốc của HKTM thƣờng là đa yếu tố, với các thành
phần là bộ ba tam giác Virchow và cuối cùng là sự tƣơng tác giữa huyết khối
và nội mạc. Sự tƣơng tác này kích thích sản xuất cytokine tại chỗ và tạo điều
kiện cho bạch cầu bám dính vào lớp nội mạc. Cả hai quá trình này đều thúc
đẩy HKTM. Tùy thuộc vào sự cân bằng tƣơng đối giữa quá trình đông máu và
làm tan huyết khối, huyết khối có thể đƣợc hình thành.
Giảm co bóp thành tĩnh mạch và rối loạn chức năng van tĩnh mạch góp
phần vào sự phát triển của suy tĩnh mạch mạn tính. Tăng áp lực tĩnh mạch khi
đi đứng gây ra một loạt các triệu chứng lâm sàng của chứng giãn tĩnh mạch,
phù chi dƣới và loét tĩnh mạch[13],[46].


10

Hinh 1. 1.Đặc điểm sinh lý bệnh của HKTMS
truy cập ngày 05/02/2016 [13]
1.3.3. YẾU TỐ NGUY CƠ
Nhiều yếu tố nguy cơ thƣờng kết hợp gây ra HKTMS nhƣ bất động kéo
dài,bệnh lý ác tính, phẫu thuật lớn, đa chấn thƣơng… Các yếu tố nguy cơ
chính đƣợc thể hiện ở (bảng 1.1) và đƣợc đề cập chi tiết hơn bên dƣới.
Bảng 1. 1. Các yếu tố nguy cơ của HKTMS[20],[24],[30],[31]

Nguy cơ thấp:

- Tiểu phẫu (<30 phút) và không có nguy cơ khác
ngoài cao tuổi.
- Chấn thƣơng nhẹ hoặc nội khoa nhẹ.

Nguy cơ cao:

- Bất động kéo dài.
- Lớn hơn 60 tuổi.
- Tiền căn thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc
thuyên tắc phổi.
- Ung thƣ tiến triển.
- Suy tim mạn.


11

- Nhiễm trùng cấp (ví dụ viêm phổi)
- Bệnh phổi mạn.
- Liệt chi dƣới (kể cả đột quỵ)
- BMI > 30kg/m 2
- Phẫu thuật gãy xƣơng hoặc phẫu thuật chỉnh
hình lớn chậu, háng hoặc chi dƣới.
- Phẫu thuật lớn ung thƣ chậu, bụng.
- Chấn thƣơng lớn.
- Đoạn chi dƣới.


12


1.3.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
 TRIỆU CHỨNG CỦA HKTMS[12],[21]

Hinh 1. 2. Một NB bị HKTMS ở chấn phải, chân phải sƣng và to bất thƣờng
hơn chân trái[36],[37]
/>th

t_leg.jpg. Retrieved at June 5 2016 [36]
Khoảng ½ ngƣời bị HKTMS không có triệu chứng gì cả. Đối với những
ngƣời có triệu chứng, những vấn đề sau thƣờng hay gặp và có thể xảy ra ở
phần cơ thể bị ảnh hƣởng:
- Sƣng phồng
- Đau
- Căng cơ
- Đỏ da
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng
tốt


13

Hinh 1. 3. Huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng
(Trích hình của Mashio Nakamura – ISTH2011 Kyoto Japan. 05/06/2016)[25]
 TRIỆU CHỨNG CỦA THUYÊN TẮC PHỔI [21]
- Khó thở
- Nhịp tim nhanh hơn bình thƣờng
- Đau ngực hay khó chịu, mà trầm trọng hơn khi thở sâu hay ho.
- Ho ra máu
- Huyết áp tụt thấp, nhức đầu nhẹ.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên tìm sự giúp đỡ về y tế ngay lập
tức.
Triệu chứng lâm sàng[2]
- Triệu chứng cơ năng và thực thể của HKTMS chi dƣới có độ nhạy và độ
đặc hiệu thấp.Hỏi ngƣời bệnh về các yếu tố nguy cơ của HKTMS chi dƣới
giúp ích cho chẩn đoán. Ở phụ nữ, cần hỏi về việc sử dụng thuốc ngừa thai
đƣờng uống hoặc điều trị hormon thay thế cũng nhƣ tiền căn sản khoa.
Tiền căn sảy thai liên tiếp trong 3 tháng thứ 2 hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
(tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3) gợi ý chứng tăng tạo huyết khối di truyền
hoặc kháng thể kháng phospholipid. Một số thuốc cũng có thể gây hội


×