Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.97 KB, 48 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình hình dân số trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng hết sức phức tạp và nóng bỏng, tỷ lệ phát triển dân số ở các nước đang
phát triển vẫn cịn cao trong đó có Việt Nam.
Tình hình tăng dân số là vấn đề cả thế giới quan tâm và cũng là vấn đề
nóng bỏng của nhân loại, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát
triển. điều này buộc toàn nhân loại xích lại gần nhau để cùng suy nghĩ cùng
hành động nhằm hạn chế sự gia tăng dân số tiến tới ổn định quy mô dân số,
đảm bảo sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và ở cả hành tinh [27], [29].
Kế hoạch hóa sự phát triển dân số đang là nhiệm vụ hàng đầu và một
trong những nội dung của nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều nước trên thế giới [28].
Qua tình hình phát triển dân số thế giới ta thấy tỉ lệ phát triển dân số rất
nhanh qua các thời kỳ: Thời gian ngày càng ngắn lại mà dân số thế giới lại
tăng nhanh chứng tỏ tỉ lệ phát triển dân số vẫn còn cao.
Nước ta, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ phát triển
dân số còn cao, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, dưới mức nghèo khổ
theo tiêu chuẩn quốc tế [28]. Thực tế cho thấy một đất nước chỉ tìm cách giải
quyết vấn đề dân số mà kinh tế - xã hội không phát triển hoặc phát triển kém
thì chất lượng cuộc sống người dân sẽ không được nâng cao. Ngược lại, nền
kinh tế phát triển mà dân số vẫn tăng cao thì thu nhập bình qn đầu người
cũng khơng thể tăng được. Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến
lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản nâng cao chất
lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn xã hội góp phần thực
hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước [9], [11], [15].
Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức được sự gia tăng dân số quá nhanh
đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của

1



người dân. Nghị quyết Trung ương IV khóa 7 đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân số
quá nhanh là dân trong những nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, cản trở việc cải thiện đời sống cho nhân dân và nâng
cao chất lượng giống nịi” [12], [14].
Ở Việt Nam, chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình được bắt đầu từ
những năm 1960 – 1961. Qua các thời kỳ được đánh dấu bằng các văn bản
của Nhà nước. Mục tiêu của chính sách dân số mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2
con, tiến tới ổn định quy mơ dân số từ giữa thế kỷ 21và một trong các giải
pháp cụ thể đó là dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa quyết định, đảm
bảo kịp thời đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai nhằm thỏa mãn
nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ, đặc
biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại đảm bảo mục tiêu giảm sinh [10],
[13].
Nhà nước Việt Nam đã cho ra đời pháp lệnh về dân số 2003 số 03/
2003 PL- UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 9 tháng 1 năm
2003 về dân số có hiệu lực từ ngày 1/5/2003.
Xuất phát từ khó khăn trên, yêu cầu thực hiện giảm không sinh con thứ
3. Chị em phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ và đặc biệt phụ nữ người dân tộc
thiểu số nên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các
biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận” với mục tiêu:
1. Mơ tả kiến thức về các biện pháp tránh thai của phụ nữ dân tộc
thiểu số(dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
2. Xác định tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai và các yếu tố liên
quan của phụ nữ dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và
Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

2



Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ KẾ HOẠCH
HĨA GIA ĐÌNH
Chương trình dân số và kế hoạch hố gia đình (DS - KHHGĐ) ở Việt
Nam từ khi Chính phủ ban hành Quyết định đầu tiên số 216/CP ngày
26/12/1996 về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Kể từ đó chương trình ngày càng
phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng.
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là chủ động quyết định số con của
mỗi cặp vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh [16], [26].
KHHGĐ là quyền và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng.
Họ có quyền tự do quyết định KHHGĐ nhưng với ý thức, trách nhiệm đầy đủ
về số con trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiện
KHHGĐ [16], [26].
Như vậy theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì
KHHGĐ bao gồm những thực hành giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ
chồng đạt được những mục tiêu sau: tránh những trường hợp sinh không
mong muốn; đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn; điều hòa khoảng
cách giữa các lần sinh chủ động sinh con phù hợp với tuổi bố mẹ [18].
Công tác DS - KHHGĐ ở vùng miền núi và dân tộc ít người, vẫn là
điều được cả xã hội quan tâm. Nếu mức tăng dân số trung bình ở người Kinh
hiện nay đã giảm xuống dưới 2% thì dân tộc ít người khác vẫn đang ở mức
thấp nhất là 2,9% đến 4%. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dân số các
dân tộc ít người hàng năm tăng cao là do tăng dân số tự nhiên nhanh, trong đó
mức sinh hàng năm cao là chính [19], [20]. Trong những năm qua với chính
sách đổi mới, mở cửa, tăng cường xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các dân tộc đặc
biệt khó khăn… của Đảng và Chính phủ đời sống kinh tế - xã hội của đồng

3



bào các dân tộc đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, trong lĩnh vực văn hoá tinh
thần như phong tục tập qn, hệ thống tín ngưỡng, quan hệ dịng họ..... lại
chưa biến đổi kịp, hoặc thay đổi không đáng kể. Cho đến nay các phong tục
tập quán vẫn chi phối nhiều đến đời sống hầu hết các dân tộc ít người. Đây là
vấn đề thách thức lớn đối với nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, trong đó có chính sách DS - KHHGĐ. Do đó, muốn thay đổi nhận thức
về các vấn đề trên chỉ có thể rút ngắn dần thời gian, tuyệt đối khơng thể có sự
thay đổi đột ngột [23], [24], [25].
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ được đặt
lên hàng đầu. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng trên các phương
tiện thông tin đại chúng (báo, đài, pano, băng rôn…). Các nội dung tuyên
truyền đa dạng, luôn chú ý đến từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư.
Chú ý các đối tượng là cộng tác viên dân số (CTVDS), cán bộ chuyên trách là
hạt nhân nồng cốt trong công tác vận động các đối tượng thực hiện các biện
pháp tránh thai (BPTT) ở cơ sở. Tổ chức tốt các đợt chiến dịch truyền thông
kết hợp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (DVCSSKSS) được
tổ chức hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Ngồi ra, cịn có sự tác động của chính quyền trung ương và địa
phương lên hệ thống cung cấp DVKHHGĐ như xây dựng cơ sở vật chất làm
dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo phương tiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ, trang thiết
bị dụng cụ, và cả cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun môn kỹ thuật cho
cán bộ cung cấp dịch vụ…Công tác này được từng địa phương vận dụng tùy
tình hình thực tế của địa phương mình thành nghị quyết, thành chương trình
hành động.
Sự phối hợp của các ban ngành đồn thể, sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, cũng như sự đồng thuận giữa 2 ngành Dân số
và Y tế công tác tuyên truyền vận động và tiến độ thực hiện cũng như hiệu
quả ngày càng cao hơn.


4


Để giảm sự tăng dân số tự nhiên vấn đề ưu tiên lựa chọn là KHHGĐ
Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác, giảm mức sinh là yếu tố
quyết định hàng đầu của việc thực hiện công tác dân số. Đúng vào lúc dân số
thế giới đạt tới con số 3 tỷ người và dân số Việt Nam vượt qua con số 30 triệu
người chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961
về việc sinh đẻ có hướng dẫn với mục đích “vì sức khoẻ bà mẹ, vì hạnh phúc
và hồ thuận trong gia đình và để ni con cái được chu đáo việc sinh đẻ của
nhân dân cần được hướng dẫn chu đáo”.
Ngày 26 tháng 12 trở thành một mốc lịch sử quan trọng của Chương
trình dân số Việt Nam, ngày được coi là Việt Nam chính thức tun bố tham
gia Chương trình dân số toàn cầu, ngày đánh dấu sự khởi đầu về nhận thức
được ý nghĩa của mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiếng chuông
báo động về tình hình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới [21], [22].
Trải qua hơn 45 năm triển khai thực hiện công tác dân số, đặc biệt kể từ
khi thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khố 7
về chính sách DS - KHHGĐ. Cơng tác dân số đã đạt được những kết quả
quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo
nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI [2], [3]
- Thực hiện tốt công tác KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh hàng năm là
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE), sử dụng BPTT để tránh xảy ra những
trường hợp có thai ngoài ý muốn là hết sức cần thiết.

5



Các BPTT có thể chia thành các nhóm chính theo sơ đồ sau
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

TẠM THỜI

ĐỐI VỚI NỮ
* DCTC
* Thuốc tránh thai
- Uống
- Tiêm
- Cấy
- Đặt diệt tinh trùng
* Màng ngăn âm đạo
* Bao cao su nữ
* Dựa vào dịng kinh

VĨNH VIỄN

ĐỐI VỚI NAM
* Bao Cao su
* Xuất tinh
ngồi

ĐỐI VỚI NỮ
* Thắt/ cắt ống
dẫn trứng

ĐỐI VỚI NAM
* Thắt/cắt
ống dẫn tinh


Hình 1.1: Phân nhóm các biện pháp tránh thai
- Hiện nay có nhiều BPTT, mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm
riêng và cần lựa chọn thích hợp cho từng người, tuỳ theo hồn cảnh tâm lý,
trình độ cũng như sức khoẻ để có thể lựa chọn thích hợp cho mỗi phụ nữ.
Để giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGĐ lựa chọn những BPTT thích
hợp nhất thì các nhà quản lý, cũng như các nhà chun mơn cả chương
trình phải nắm được dữ liệu mới nhất về hiệu quả và độ an toàn các biện
pháp.
1.2.1 Dụng cụ tử cung (DCTC)
Dụng cụ tử cung hay thường gọi là vòng tránh thai. Ở Việt Nam, vào
những năm 1990 trở về trước hay dùng các loại vòng lyp, vòng Dana (vòng số
8), Tcu 200. Hiện nay có các vịng như: Tcu 380A, vòng Multiload….

6


Thuận lợi và không thuận lợi:
* Thuận lợi:
+ Hiệu quả tránh thai cao (97- 98%).
+ Có tác dụng tránh thai trong nhiều năm.
+ Có thể lấy ra khỏi cổ tử cung dễ dàng và dễ có thai lại sau khi DCTC
đã được lấy ra.
+ Sau khi đặt ít cần đến sự chú ý của cán bộ y tế.
+ Hiếm khi bị các tai biến trầm trọng.
* Không thuận lợi:
+ Đặt và lấy cần có cán bộ y tế được đào tạo và phải đến cơ sở y tế để
đặt.
+ Sau khi đặt DCTC thường có một số tác dụng phụ (như ra khí hư, rong
kinh, đau bụng, hoặc có thể có biến chứng tuy khơng nhiều nhưng cũng gây khó

chịu trong sinh hoạt lao động, có khi phải điều trị tại nhà hay ở bệnh viện).
1.2.2. Thuốc tránh thai
Bao gồm: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy.
* Viên thuốc tránh thai kết hợp
+ Là biện pháp tránh thai tạm thời có chứa 2 loại hocmon estrogen và
progestin .
+ Hiệu quả: nếu sử dụng đúng và liên tục hiệu quả tránh thai trên 99%.
* Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin
+ Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngồi ra cịn dùng được cho
phụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểu đường, béo
phì,và cao huyết áp.
* Thuốc tiêm tránh thai DMPA
+ Là loại thuốc tránh thai có progestin liều 150 mg, tiêm 1 mũi có tác
dụng ngừa thai trong 3 tháng.
+ Là phương thức tránh thai có hiệu quả cao.

7


+ Ưu điểm:
 Hiệu quả tránh thai cao (99,6%).
 Có tác dụng lâu dài (tiêm 1 mũi giúp tránh thai 3 tháng).
 Có những ưu điểm tương tự như thuốc viên tránh thai chỉ có progestin.
 Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngồi ra cịn dùng được
cho phụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểu
đường, béo phì và cao huyết áp.
 Sử dụng được cho phụ nữ cho con bú.
+ Nhược điểm:
 Do thuốc có tác dụng lâu dài, sau khi ngừng dùng DMPA sẽ chậm
có thai (chậm hơn 2-4 tháng so với các thuốc tránh thai khác).

 Có những thay đổi kinh nguyệt thường xuất hiện mất kinh sau 9 - 12
tháng sử dụng.
 Đôi khi kinh nhiều hoặc kéo dài sau khi sử dụng 1 - 2 tháng.
* Thuốc cấy tránh thai
+ Đây là loại thuốc tránh thai dài hạn 3-5 năm. Những nang thuốc
( 1hoặc 6 nang) được đặt ở dưới da, thường là mặt trong cánh tay trái.
+ Thuốc là progestin đơn thuần khơng có estrogen được phóng thích
qua nang dần dần.
+ Hiện có 2 loại thuốc cấy là Norplant và Implan.
1.2.3. Bao cao su (BCS)
- Có tác dụng ngăn khơng cho tinh trùng vào âm đạo, ngồi tác dụng tránh
thai cịn có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2.4. Triệt sản nam
- Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là một phẫu
thuật làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến khơng có tinh trùng trong mỗi lần
xuất tinh.

8


- Triệt sản nam là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời.
- Hiệu quả tránh thai là rất cao, trên 99,5%. Tỷ lệ thất bại vào khoảng
0,1% đến.
- Triệt sản nam khơng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt tình
dục.
- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng khơng hồn toàn tránh được một
số biến chứng do phẫu thuật. Do đó địi hỏi thầy thuốc phải được huấn luyện
đạt được một kỹ năng nhất định.
1.2.5. Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung

- Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu
thuật làm gián đoạn vịi tử cung khơng cho tinh trùng gặp noãn để thực
hiện thụ tinh.
- Triệt sản nữ là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần có
tác dụng tránh thai suốt đời.
- Hiệu quả tránh thai rất cao, trên 99%. Tỷ lệ thất bại khoảng 0,5%.
Triệt sản nữ khơng có ảnh hưởng đến sức khoẻ, không ảnh hưởng đến kinh
nguyệt, không ảnh hưởng đến giới tính và sinh hoạt tình dục.
- Hiện nay số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp này cịn ít.
- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng khơng hồn tồn tránh được một
số biến chứng do phẫu thuật. Do đó địi hỏi thầy thuốc phải có kỹ năng nhất
định và phải có trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho phẫu thuật.
1.2.6. Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên)
- Đây là những biện pháp tránh thai không cần dụng cụ, thuốc hay thủ
thuật tránh thai nào để ngăn cản thụ tinh.
1.2.6.1. Biện pháp tính theo vịng kinh
- Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp vào những ngày xa
giai đoạn phóng nỗn để không thụ thai.

9


- Chỉ định:
+ Tất cả các cặp vợ chồng chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng.
- Chống chỉ định:
+ Khơng có chống chỉ định, nhưng hiệu quả tránh thai khơng cao.
1.2.6.2. Biện pháp xuất tinh ngồi âm đạo
Là biện pháp cổ xưa nhất mà loài người đã biết tránh thai ngoài ý muốn
và vẫn tồn tại đến ngày nay. Riêng điều này cũng cho thấy đây là BPTT
không hề gây hại gì cho cặp vợ chồng áp dụng.

Cơ chế của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng khơng vào
đường sinh dục nữ nên khơng có thụ tinh.
1.2.6.3. Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh
Ở các nước đang phát triển, cho bú vơ kinh đóng một vai trò quan
trọng trong việc kéo dài khoảng cách sinh và làm giảm tử vong mẹ và tử
vong trẻ em. Phương pháp này có hiệu quả tránh thai cao với các điều kiện
sau:
+ Cho bú mẹ hoàn toàn.
+ Chưa có kinh trở lại.
+ Con dưới 6 tháng tuổi.
Hiệu quả:
- Có thể đạt đến 98% hoặc cao hơn nữa nếu áp dụng đúng [2],[3].
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở VIỆT
NAM
1.3.1.

Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở Việt Nam

Trong những năm 90, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT tăng lên
đáng kể từ 53% năm 1988 lên 65% năm 1994, lên 75,3% năm 1997 và 76,9%
năm 2002. Nói chung tỷ lệ sử dụng BPTT rất cao và tăng lên trong khoảng thời
gian năm 1988 – 1997. Sự lựa chọn các BPTT hiện đại ngày càng tăng thay thế

10


cho các BPTT truyền thống. Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng vượt mức so với chỉ tiêu
phấn đấu là 2% mỗi năm, qua đó đã quyết định việc giảm nhanh mức sinh.
Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại qua các năm qua
Nội dung


1988

1994

1997

2002

Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại

53,2

65,0

75,3

76,9

1. Biện pháp tránh thai hiện đại

37,7

43,8

55,8

64,7

- Dụng cụ tử cung


33,1

33,3

38,5

56,5

- Thuốc tránh thai

0,4

2,4

4,5

10,5

- Bao cao su

1,2

4,0

5,9

8,4

- Triệt sản


3,0

4,1

6,8

7,7

15,1

21,0

19,2

15,8

2. Biện pháp tránh thai truyền

thống
Nguồn số liệu: Điều tra dân số - KHHGĐ của tổng cục thống kê (2002)
Cơ cấu sử dụng BPTT có sự thay đổi đáng kể theo hướng đa dạng hóa,
nếu năm 1988 tỷ lệ sử dụng DCTC chiếm tỷ trọng tuyệt đối là 62,4% và giảm
xuống còn 61,6% năm 1998 và 56,5% năm 2002. Biện pháp thuốc tránh thai
tăng nhanh đáng kể, chỉ chiếm 0.8% trong tổng số các BPTT năm 1988 lên
10,5% năm 2002, BCS tăng từ 2,2% năm 1988 lên 8,4% năm 2002 và triệt
sản tăng từ 5,6% năm 1988 lên 7,7% năm 2002. Tuy nhiên, đặt DCTC vẫn
còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các BPTT hiện đại.
Kết quả các nghiên cứu cũng nhận thấy có mối quan hệ rất chặt chẽ
giữa mức độ đang sử dụng BPTT với trình độ học vấn của phụ nữ. Tỷ lệ sử

dụng BPTT tăng theo trình độ học vấn của phụ nữ. Đối với phụ nữ chưa bao
giờ đến trường chỉ có 52,9% số người sử dụng BPTT; số phụ nữ chưa tốt
nghiệp tiểu học (TH) 72,2%; số phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là
82,1% và số phụ tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) trở lên 82,2% cao
gấp 1,55 lần so với phụ nữ không biết chữ. Mức độ sử dụng BPTT ở thành thị
cao hơn nông thôn, tương ứng 79,3% và 74,4% mức độ sử dụng BPTT ở Tây

11


Nguyên là thấp nhất 63,6%, trong khi đồng bằng sông Hồng là cao nhất
83,3%.
1.3.2.

Tình hình thực hiện KHHGĐ tại huyện Hàm Thuận Nam,

tỉnh Bình Thuận năm 2010
Thực hiện 4 biện pháp tránh thai hiện đại:
Tổng 4 BPTT: 6.812/6.690 người, đạt 101,82% kế hoạch năm.
Trong đó:
+ Đình sản: 72/70 người đạt 102,85% kế hoạch năm.
+ Vòng tránh thai: 1.610/1.600 người đạt 100,62% kế hoạch năm.
+ Thuốc uống: 1.864/1800 người đạt 103,56% kế hoạch năm.
+ Thuốc tiêm: 832/800 người đạt 104,00% kế hoạch năm.
+Thuốc cấy: 21/20 người đạt 105,00% kế hoạch năm.
+ Bao cao su: 2.413/2.400 người đạt 100,54% kế hoạch năm.
Qua các số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu kế hoạch của các BPTT của
huyện Hàm Thuận Nam năm 2010 đều đạt và vượt kế hoạch, mặc dù điều
kiện tỉnh cịn rất khó khăn về nhiều mặt. [6], [7], [8].
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010(17,2%) giảm chậm so với năm

2009(18,4%), năm 2008(20,6%). Do đó cơng DS - KHHGĐ cần được đẩy
mạnh hơn nữa trong thời gian tới đặc biệt các địa phương vùng cao, vùng có
đơng đồng bào dân tộc Rai.
1.3.5. Tình hình thực hiện KHHGĐ tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Hàm Cần và Mỹ Thạnh là hai xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Nam
– Tỉnh Bình Thuận, nằm ở cách trung tâm huyện 62km về phía Đơng Bắc,
vấn đề giao thơng đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
- Phía Tây giáp với huyện Tánh Linh – Bình Thuận.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Đơng giáp với huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận.

12


- Phía Nam giáp với xã Hàm Thạnh và Hàm Kiệm – Hàm Thuận Nam –
Bình Thuận
Dân số tồn xã Mỹ Thạnh 742 khẩu gồm 2 thôn, số phụ nũ tuổi 15 – 49
có chồng(người dân tộc Rai) 181 người.
Dân số xã Hàm Cần 3174 khẩu gồm 3 thôn, số phụ nữ tuổi 15 – 49 có
chồng(dân tộc Rai) 762 người.
Dân số nơi đây đa số là người dân tộc thiểu số ( người Rai ) chiếm
90%, tất cả sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn. tỉ lệ hộ
nghèo chiếm 90%, trình độ dân trí rất thấp nên nhận thức mọi vấn đề còn
chậm so với người dân tộc kinh, phong tục tập quán còn lạc hậu vẫn còn chế
độ mẫu hệ “cần con gái để nối dõi”. Vì vậy việc quan tâm đến sức khoẻ của
họ còn rất thấp nên ảnh hưởng đến vấn đề sinh – tử của cả cộng đồng. Hầu
như họ khơng có ý thức về vấn đề dân số - kế hoạch hố gia đình, họ khơng
dám tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại.
Đến nay dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến đồng

bào dân tôc thiểu số cho nên điện, đường, trường, trạm cũng dần dần hoàn
thiện đi vào hoạt động. Việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền đạt trong
lĩnh vực kinh tế, văn hoá giữa người dân tộc và người kinh ngày càng phong
phú đã tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số nơi đây có ý thức nhận biết về
văn hoá xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bên cạnh đó họ hiểu và biết cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình,
họ nhận thức rằng ít con để chăm sóc sức khoẻ và ni dạy con tốt hơn đồng
thời phát triển được nền kinh tế gia đình. Cho nên bản thân tự chọn cho mình
một biện pháp tránh thai hiện đại thích hợp, và chương trình dân số kế hoạch
hố gia đình dần đi vào hoạt động có hiệu quả và được sự ủng hộ, chấp nhận
của người dân ở đây.
Để tìm hiểu cách tiếp cận của cộng đồng người dân tộc thiểu số nơi đây
tiếp cận với các biện pháp tránh thai chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

13


“Nghiên cứu tình hình thực hiện biện pháp tránh thai của cộng đồng người
dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyện Hàm
Thuận Nam tỉnh Bình Thuận năm 2010.
Nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của cộng đồng người
dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàn Cần và Mỹ Thạnh huyện
Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đên việc sử dụng các biện pháp tránh
thai của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại hai xã Hàm Cần và Mỹ
Thạnh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.

14



Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.4.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả các phụ nữ 15 – 49 người dân tộc Rai có chồng tại hai xã Hàm
Cần và Mỹ Thạnh tại thời điểm nghiên cứu.
2.4.2 Tiêu chuẩn không lựa chọn:
- Những phụ nữ 15 - 49 khơng có chồng
- Những phụ nữ 15 - 49 người kinh có chồng
- Những phụ nữ 15 - 49 người Rai có chồng nơi khác mới đến chưa đăng
ký thường trú.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2011
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Số phụ nữ tuổi từ 15 – 49 người dân tộc Rai có chồng được chọn theo
phương pháp chọn mẫu đang cư trú tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyện
Hàm thuận Nam tỉnh Bình thuận.
2.3. Thiết kế nghiên cứu.
Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ sử
dụng biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan.
2.4. Phương pháp chọn mẫu.
2.4.1 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng tỷ lệ
p (1 – p)
n = Z (1- α/2) --------------------d2

2

15


Trong đó:
n

Số lượng mẫu nghiên cứu
1,96 với độ tin cậy 95%

p = 20 % ( 0,2) tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai nghiên cứu
thăm dò 100 phụ nữ 15-49 tuổi người dân tộc Rai ngẫu nhiên.
d = 0,03 với độ chính xác 97% ( sai số 3% )
0.2 ( 0.8)
Vậy n = 3.84

= 682.67
0.0009

Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 683 người. Thực tế, chúng tôi chọn tất cả
phụ nữ 15 - 49 người dân tộc Rai có chồng là 943 người để nghiên cứu.
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu.
Bước 1: Tập huấn cho nhân viên y tế, nhân viên y tế thôn bản hai xã,
điều tra sàng lọc đối tượng phụ nữ người dân tộc Rai 15 – 49 có chồng tại hai
xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh.
Bước 2. Lập danh sách phụ nữ người dân tộc Rai 15 – 49 có chồng tại
hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.
- Nhân viên y tế, nhân viên y tế thôn bản.

- Bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.6. Nội dung nghiên cứu
2.6.1. Phần thông tin chung của phụ nữ dân tộc Rai có chồng.
2.6.2. Hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai về các BPTT.
2.6.3. Tình hình đang sử dụng các BPTT của phụ nữ dân tộc Rai tại hai xã
Hàm cần và Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam.
2.6.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phụ nữ dân tộc Rai có chồng
sử dụng các BPTT.

16


2.7. Các biến số nghiên cứu
2.7.1.

Các thông tin chung

- Tuổi 15-29, 30-39, 40-49.
- Trình độ học vấn
+ Khơng biết chữ
+ Tiểu học – Trung học cơ sở
+ Phổ thông trung học - Cao đẳng - Đại học.
- Nghề nghiệp:
+ Cán bộ công chức.
+ Làm ruộng - Nội trợ.
+ Buôn bán - Tiểu thủ công nghiệp.
+ Khác (thợ may, thợ uốn tóc..)
- Kinh tế gia đình:
+ Hộ nghèo:
 Có sổ hộ nghèo.

 Có

thu

nhập

bình

qn

đầu

người

dưới

200.000đồng/người/tháng.
+ Hộ khơng nghèo:
 Có thu nhập bình qn đầu người trên 200.000 đồng/ người/
tháng
 Gia đình có phương tiện sinh hoạt tiện nghi (xe máy, ti vi).
- Tuổi kết hôn: dưới 18, 18 - 25, 26 - 30, 31 - 35, trên 35.
- Tuổi sinh con lần đầu dưới 18, 18 - 25, 26 - 30, 31 - 35, trên 35.
- Số con sống: tổng số, trong đó: con trai, con gái.
- Tuổi của các bà mẹ khi sinh con thứ 3.
2.7.2.

Sự hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai về các biện pháp

tránh thai

- Hiểu biết về số con của mỗi cặp vợ chồng:

17


+ 1con.
+ 2 con.
+ 3 con.
+ 4 con.
+ Không giới hạn.
+ Không biết.
- Hiểu biết về tuổi nào được kết hôn:
+ Dưới 18 tuổi.
+ Từ 18 - 25
+ Từ 26 - 35.
+ Trên 35 tuổi.
- Hiểu biết về tuổi nào sinh con l đầu lòng:
+ Dưới 18 tuổi.
+ Từ 18 - 25
+ Từ 26 - 35.
+ Trên 35 tuổi.
- Hiểu biết về khoảng cách giữa 2 lần sinh tốt nhất:
+ 1 năm.
+ 2 năm.
+ 3 năm.
+ 4 năm.
+ 5 năm.
+ Trên 5 năm.
+ Không biết.
- Hiểu biết về các BPTT hiện đại:

+ Có.
+ Khơng có.
* Nếu có:

18


- Các phương tiện tránh thai ở phụ nữ được biết:
+ Vòng tránh thai.
+ Thuốc viên uống tránh thai.
+ Thuốc tiêm tránh thai.
+ Que cấy tránh thai.
+ Bao cao su.
+ Triệt sản nam, nữ.
+ Phương pháp khác.
- Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai:
+ Truyền thông trực tiêp (nói chuyện).
+ Phương tiện thơng tin đại chúng (tivi, radio).
+ Qua tài liệu (tranh ảnh, tờ rơi).
+ Qua sinh hoạt câu lạc bộ.
+ Qua các đoàn thể tuyên truyền (phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên...).
2.7.3.

Thực trạng sử dụng các BPTT của phụ nữ tại xã dân tộc

Rai tại hai xã Hàm Cần và Mỳ Thạnh huyện Hàm Thuận
Nam.
- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai đang sử dụng BPTT:
+ Đình sản.
+ Thuốc uống.

+ Thuốc tiêm.
+ Dụng cụ tử cung.
+ Bao cao su.
+ Khác.
- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai đang sử dụng BPTT thai theo số con:
+ 1con.
+ 2 con.
+ Trên 3 con.

19


- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai có dự định sử dụng BPTT lâu dài khơng:
+ Có.
+ Khơng.
+ Khơng xác định.
- Lý do phụ nữ dân tộc Rai không sử dụng BPTT lâu dài.
+ Chăm sóc khi về già.
+ Muốn sinh dự phòng.
+ Tăng thêm sức lao động.
+ Chưa có con trai nối dõi.
+ Chưa có con gái.
+ Đơng con hơn của cải.
- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai sử dụng biện pháp tránh thai vỡ kế hoạch:
+ Dụng cụ tử cung.
+ Bao cao su.
+ Thuốc uống tránh thai.
+ Thuốc tiêm tránh thai.
+ Que cấy tránh thai.
+ Triệt sản.

2.7.4.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phụ nữ dân tộc

Rai có chồng sử dụng các BPTT
- Cơ sở cung cấp các dịch vụ tránh thai.
- Thuận tiện về cung cấp các biện pháp tránh thai.
- Mức sống hộ gia đình.
- Nghề nghiệp, học vấn của phụ nữ.
- Số con đã có khi sử dụng các biện pháp tránh thai.
- Đồ dùng gia đình: Tivi, Radio.
- Phương tiện đi lại: xe máy, xe đạp.
- Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã.

20


- Các yếu tố lễ giáo, phong tục tập quán.
2..8. Hạn chế sai số
- Tập huấn điều tra viên người địa phương dựa trên bảng câu hỏi.
- Nếu lần đầu tới không gặp được đối tượng, điều tra viên phải quay trở
lại lần thứ hai hoặc ba để phỏng vấn.
- Điều tra viên là CTVDS, cán bộ phụ nữ ở từng khu vực để tạo tâm lý
thoải mái cho đối tượng không ngần ngại trả lời khi được phỏng vấn.
2..9. Phương pháp xử lý số liệu:
- Tất cả các thông tin thu thập được xử lý bằng phần mề SPSS
- Phép kiểm ở mức ý nghĩa = 0,05 được sử dụng để xác định mối liên
quan giữa các nhóm khác nhau về tuổi, kinh tế gia đình, trình độ học vấn, tôn
giáo, các biện pháp tránh thai…
2..10. Đạo đức nghiên cứu:

- Tất cả thông tin người tham gia nghien cứu được xử lý và cơng bố dưới
hình thức số liệu.
- Nghiên cứu trên tinh thần tơn trọng bí mật riêng tư của đối tượng
nghiên cứu.
- Qua nghiên cứu để tim ra giải pháp tối ưu thích hợp để cho cộng đồng
người dân tộc thiểu số hiểu biết rỏ hơn về các biện pháp tránh thai hiện đại để
lựa chọn riêng cho mình một biện pháp thích hợp nhằm giảm tỷ lệ sinh, tăng
cường phát triển nền kinh tế gia đình, có thời gian quan tâm chăm lo sức khoẻ
gia đình.

21


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Tuổi

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

15 – 29

341


36,16

30 – 39

309

32,77

40 – 49

293

31,07

Tổng cộng

943

100,00

Nhóm tuổi từ 15 - 29 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,16%, tuổi từ 40 - 49 chiếm
tỷ lệ thấp nhất 31,07%. Chứng tỏ nơi đây có tỷ lệ dân số trẻ cao.
3.1.2. Nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
CNVC
Nông Dân
Buôn bán - TTCN
Tổng cộng


Tần số (n)
22
905
16
943

Tỷ lệ (%)
2,33
95,98
1,69
100,00

Số phụ nữ trong nhóm nghiên cứu là nơng dân chiếm tỷ lệ rấ cao
95,98%, chỉ có 1,69% buôn bán nhỏ và 2,33 là CNVC. Chứng tỏ người dân
nơi đây sống chủ yếu làm nghề nông.

22


3.1.3. Trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc Rai
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn
Trình độ
Mù chữ
TH - THCS
PTTH - CĐ - ĐH
Tổng cộng

Tần số (n)
382

504
57
943

Tỷ lệ (%)
40,51
53,45
6,04
100,00

Trình độ học vấn các phụ nữ trong nhóm nghiên cứu: tỷ lệ mù chữ
chiếm đến 40,51%, tỷ lệ có trình độ phổ thơng trung học trở lên là 0,48%.
3.1.4. Mức kinh tế gia đình
Bảng 3.4. Phân bố mức kinh tế gia đình của đối tượng
Mức kinh tế

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Hộ Nghèo

912

96,71%

Hộ trung bình
Tổng cộng

31

943

3,29%
100,00%

Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai của hộ nghèo chiếm 96,71%, tỷ lệ phụ nữ dân
tộc Rai của hộ trung bình 3,29%.
3.1.5. Tuổi kết hôn của phụ nữ dân tộc Rai
Bảng 3.5. Phân bố tuổi kết hôn của đối tượng
Tuổi

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Dưới 18

106

11,24

18 – 25

757

80,28

> 25

80


8,48

Tổng cộng

943

100,00

23


Độ tuổi kết hôn từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 80,28%, độ tuổi
duới 18 kết hôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 11,24%. Nơi đây vẫn còn tình trạng tảo
hơn vẫn cịn tồn tại.
3.1.6. Tuổi sinh con lần đầu
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tuổi của đối tượng khi sinh con lần đầu
Tuổi

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Dưới 18

58

6,78

18 – 25


689

80,58

> 25

108

12,64

Tổng cộng

943

100,00

Phụ nữ sinh con lần đầu từ 15 - 25 tuổi (66,66%), phụ nữ sinh con lần
đầu từ 26 - 30 tuổi (26,20%), phụ nữ sinh con lần đầu dưới 18 tuổi (3,80%).
3.1.7. Số con
Bảng 3.7. Tỷ lệ về số con của phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi có chồng
Số con
0
1
2
3
>3
Tổng cộng

Tần số (n)

88
136
427
188
104
943

Tỷ lệ (%)
9,33
14,42
45,28
19,94
11,03
100,00

Tỷ lệ bà mẹ có từ 3 con trở lên 30,97%, tỷ lệ 1-2 con 59,70%.

3.2.

SỰ HIỂU BIẾT CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAI VỀ KHHGĐ

VÀ CÁC BPTT HIỆN ĐẠI.
3.2.1. Hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi về tuổi được kết hôn

24


Bảng 3.8. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi hiểu biết về tuổi được kết
hôn
Tuổi


Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Dưới 18

31

3,29

18 – 25

681

72,21

> 25

210

22,27

Không biết

21

2,23

Tổng cộng


943
100
Phụ nữ hiểu biết đúng về tuổi được kết hôn ở tuổi từ 18 – 25 chiếm tỷ lệ 72,21%,
phụ nữ hiểu biết chưa đúng về tuổi được kết hôn dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ là 3,29%.

%

< 18 tuổi

Từ 18 – 25
tuổi

> 25 tuổi

Không biết

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi hiểu biết về tuổi được kết
hôn
3.2.2. Hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai về số con của mỗi cặp vợ chồng
Bảng 3.9. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai từ 15 - 49 tuổi hiểu biết về số con cần
có của mỗi cặp vợ chồng

25


×