Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

tài liệu ôn HSG môn sinh học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 112 trang )

1
MỞ ĐẦU
Bồi dưỡng học sinh giỏi theo các chuyên đề là một việc làm thường xuyên và cần thiết của các giáo
viên phổ thông trung học, đặc biệt là giáo viên trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
Tuy nhiên , ở trường Chuyên, ở trong Tỉnh và cả ở cấp bộ cũng chưa biên soạn một tài liệu nào về
bồi dưỡng học sinh giỏi cho từng bộ môn nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.Thực tế các giáo viên
đã tự sưu tầm các thông tin chuyên môn của môn học và với kinh nghiệm của từng cá nhân để bồi
dưỡng học sinh . Cách làm đó chắc chắn rất vất vả và hiệu quả lại không cao. Xuất phát từ thực tế, từ
yêu cầu ngày càng cao của cấp trên, để cập nhật với trình độ của quốc tế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
viết ''Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi'' cho học sinh PTTH.
Mục tiêu của đề tài là giúp học sinh ôn luyện theo các chuyên đề kiến thức sinh học thuộc 3 lớp :
10-11-12. Phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo của
giáo viên phổ thông trung học.
Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống:
Chương 1.Giới thiệu chung về thế giới sống
Chương 2.Các giới sinh vật
A- Lý thuyết cơ bản
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 2: Tế bào:
Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2: Cấu trúc của tế bào:
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 3: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào:
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 4: Phân chia tế bào:
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời


Phần 3: Sinh học vi sinh vật:
Chương 1. Mở đầu khái quát về vi sinh vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Hình thái cấu tạo tế bào của các vi sinh vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 4. Vi rút và bệnh truyền nhiễm:
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời


2
Chương 5. Khái niệm và các loại miễn dịch
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 4: Sinh học cơ thể thực vật:
Chương 1. Chuyển hoá vật chất và năng lựơng ở cơ thể thực vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Cảm ứng ở cơ thể thực vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở cơ thể thực vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 4. Sinh sản ở cơ thể thực vật

A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 5: Sinh học cơ thể động vật:
Chương 1 Chuyển hoá vật chất và năng lựơng ở cơ thể động vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Cảm ứng ở cơ thể động vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở cơ thể động vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 4. Sinh sản ở cơ thể động vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 6: Di truyền học:
Chương 1. Cơ chế di truyền và biế dị ở cấp phân tử
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp tế bào
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 3 . Tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị ở cấp cơ thể
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao:có hướng dẫn trả lời
Chương 4. Di truyền học quần thể
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 5. Ứng dụng di truyền học
A- Lý thuyết cơ bản:



3
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 6. Di truyền học người
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 7:Tiến hoá
Chương 1. Bằng chứng tiến hoá
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá tiến hoá
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương3. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Phần 8: Sinh thái học:
Chương 1. Cơ thể và môi trường
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 2. Quần thể sinh vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng ca :có hướng dẫn trả lời
Chương3. Quần xã sinh vật
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời
Chương 4. Hệ sinh thái, sinh quyển,Sinh thái học với quản lý tài nguyên thiên nhiên
A- Lý thuyết cơ bản:
B- Bài tập và câu hỏi nâng cao có hướng dẫn trả lời



4

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Thế giới sống là hệ thống vô cùng đa dạng và phong phú, nó khác với hệ không sống ở nhiều
đặc điểm, chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và
sinh sản.
CHƯƠNG 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
1.1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
Một trong những điểm nổi bật của thế giới sống là có tổ chức phức tạp, gồm nhiều cấp, lệ thuộc
vào nhau và lệ thuộc vào môi trường sống. Thế giới sống được phân chia thành nhiều cấp: nguyên tử 
phân tử  bào quan
tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể  quần thể  quần xã
 hệ sinh thái  sinh quyển. Trong đó tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái là những cấp tổ
chức chính, tồn tại như một hệ mở độc lập.
1.1.1. Cấp tế bào
1.1.1.1. Cấp nguyên tử
Trong số 92 nguyên tố có trong tự nhiên thì có 25 nguyên tố cấu thành nên hệ thống sống. Ví dụ
C,H,O cấu tạo nên lipit. C,H,O,N cấu tạo nên protein.
1.1.1.2. Cấp phân tử
Các phân tử có trong tế bào gồm 2 loại :
 Chất vô cơ : muối, nước…
 Chất hữu cơ : prôtêin, axit nuclêic, lipit…, các phân tử và đại phân tử tập hợp lại tạo nên các
bào quan của tế bào.
Các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có cấu trúc đa phân, vừa đa dạng lại đặc thù cho từng
loài sinh vật. Chúng có vai trò quyết định sự sống của tế bào nhưng chỉ thực hiện được chức năng sống
của mình trong tổ chức tế bào.

1.1.1.3. Cấp bào quan
Bào quan là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định
trong tế bào. Ví dụ, ribôxôm gồm rARN và prôtêin, có chức năng là nơi tổng hợp prôtêin. Các bào quan
cũng chỉ thực hiện được chức năng sống của mình trong tế bào.
1.1.1.4. Cấp tế bào
Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật đều
cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào. Mọi
tế bào đều được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên 3 thành phần cơ bản là: màng
sinh chất, tế bào chất và nhân. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong
mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn. Nhân tế bào là bộ phận quan trọng nhất điều
khiển mọi hoạt động của tế bào : trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào và môi trường, sinh trưởng
phát triển, phân chia, cảm ứng, khả năng tự điều khiển và cân bằng nội môi. Tế bào chỉ được sinh ra từ
tế bào, từ đó mới tạo ra sự sinh sản của cơ thể đơn bào, sự sinh trưởng của cơ thể đa bào.
1.1.2. Cấp cơ thể
Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ, độc lập (cá thể), có cấu tạo từ một đến hàng triệu, hàng tỉ tế
bào thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Có 2 loại cơ thể : cơ thể đơn bào và cơ
thể đa bào.


5
Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. Ví
dụ : các loài tảo đơn bào, nguyên sinh vật, vi khuẩn.
Cơ thể đa bào gồm rất nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào phân hoá tạo nên các mô, cơ
quan, hệ cơ quan thực hiện các chức năng nhất định. Mức độ phân hóa về cấu tạo, chuyên hóa về chức
năng và sự liên hệ thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể tỉ lệ thuận với trình độ tiến hóa của loài.
1.2.1. Cấp mô
Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại và các chất gian bào (sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện
một chức năng nhất định. Ví dụ : mô xương gồm các chất gian bào (chủ yếu là muối CaCO 3) giúp
xương cứng chắc, nhờ đó xương có 2 chức năng : làm bộ khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của các
cơ, khi co cơ kéo theo xương làm cơ thể cự động được.

1.1.2.2. Cấp cơ quan
Các mô có liên quan chức năng kết hợp thành cơ quan. Ví dụ : ở thực vật, lá có chức năng quan
trọng thực hiện chức năng quang hợp. Lá gồm 3 loại mô cơ bản là mô biểu bì ở ngoài cùng có chức
năng bảo vệ, bên trong là nhu mô có chức năng quang hợp, mô dẫn có chức năng dẫn truyền.
1.1.2.3. Cấp hệ cơ quan
Nhiều cơ quan khác nhau có liên quan về chức năng tạo thành hệ cơ quan. Ví dụ trong cơ thể
động vật có hệ tiêu hóa thực hiện việc trao đổi, hấp thụ thức ăn, hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí, hệ cơ
xương thực hiện chức năng vận động.
1.1.3. Cấp quần thể - loài
1.1.3.1. Quần thể
Tập hợp các cá thể thuộc cùng một loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tại
một thời điểm xác định tạo nên cấp quần thể .
Quần thể được xem là đơn vị sinh sản, tiến hoá của loài trong tự nhiên. Trong quần thể các cá
thể đực, cái, con non, con trưởng thành, già … tập hợp với nhau trong mối quan hệ sinh sản, đó là cơ sở
tiến hóa dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
1.1.3.2. Loài- đơn vị phân loại:
Trong một quần thể chỉ tồn tại những cá thể cùng loài có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu
thụ, các quần thể thuộc cùng một loài có thể phân bố trong các vùng địa lí khác nhau, nhưng trong cùng
một vùng địa lý nhất định có thể tồn tại nhiều quần thể khác loài nghĩa là các cá thể của quần thể khác
loài đó không giao phối với nhau. Sự phân bố địa lý giữa các cá thể thuộc các quần thể nếu có khả năng
giao phối hữu thụ sẽ thuộc về một loài. Các nhà phân loại học xem loài là đơn vị phân loại nhỏ nhất.
1.1.4. Cấp quần xã
Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một vùng
địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể thuộc cùng loài hay khác loài nhờ đó các
sinh vật giữ được cân bằng trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
1.1.5. Cấp hệ sinh thái – sinh quyền
Quần xã sinh vật và môi trường trong đó chúng sống tạo nên một thể thống nhất được gọi là hệ
sinh thái. Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái
đất, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.
1.2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

1.2.1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, mỗi cấp tổ chức đều có đặc điểm nổi trội
Tổ chức thứ bậc ( tổchức theo các cấp ) nghĩa là các cấp tổ chức nhỏ là nền tảng để xây dựng
các cấp tổ chức cao hơn. Các cấp tổ chức cao hơn không chỉ bao hàm các cấp tổ chức thấp hơn mà còn
có những đặc tính nổi trội mà các cấp tổ chức dưới không có. Những đặc tính nổi trội của các cấp tổ
chức có được do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Ví dụ từng tế bào thần kinh chỉ có chức năng
dẫn truyền xung thần kinh nhưng tập hợp của 10 12 tế bào thần kinh tạo nên bộ não con người với 10 15
đường liên hệ giữa chúng đã tạo cho con người có được trí thông minh với các trạng thái tình cảm mà ở
từng tế bào thậm chí ở mức độ cơ thể gần giống người như tinh tinh cũng không có được. Như vậy muốn
nghiên cứu thế giới sống ở mức cao hơn mức tế bào thì không thể không nắm được các đặc điểm của sự
sống ở mức độ tế bào.
1.2.2. Cấu trúc và chức năng của mỗi cấp độ tổ chức sống có quan hệ mật thiết với nhau
Khi nắm được cấu trúc có thể suy ra chức năng và ngược lại ở mọi cấp độ tổ chức sống cấu trúc
và chức năng có quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.3. Các cấp tổ chức của thế giới sống là những hệ mở và tự điều chỉnh
Mỗi cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở do sinh vật ở mọi cấp độ đều không
ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi


6
trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao đều có cơ chế tự điều
chỉnh nhằm dảm bảo sự duy trì điều hòa cân bằng trrong hệ thống mà nó tồn tại.
1.2.4. Thế giới sống liên tục tiến hóa.
Các sinh vật không ngừng sinh sôi nảy nở và liên tục tiến hóa. Sự sống được tiếp diễn liên tục
nhờ sự truyền thông tin trên AND từ tế bào này sang tế bào khác. Trong tự nhiên sinh vật luôn có các cơ
chế phát sinh các biến dị di truyền và sự biến đổi không ngừng của ngoại cảnh sẽ chọn lọc giữ lại các
dạng thích nghi với môi trường khác nhau. Chính vì thế các sinh vật liên tục tiến hóa tạo nên một thế
giới sống vô cùng đa dạng và phong phú nhưng lại rất thống nhất với nhau về nhiều đặc điểm.
Tóm lại thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc trong đó tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ
sinh thái là những cấp tổ chức cơ bản. Ở mọi cấp độ sống cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật
thiết với nhau , các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở và tự điều chỉnh nhằm đảm bảo

cân bằng động trong hệ thống. Sự sống được tiếp diễn không ngừng tạo nên một thế giới sống vô cùng
đa dạng và phong phú.
CHƯƠNG 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
2.1. Khái niệm giới
Giới được xem là một đợn vị phân loại lớn nhất bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm
nhất định. Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kì. Vào
thế kỉ XVIII, ông tổ của ngành phân loại học Cac Line chia sinh vật thành hai giới Thực vật và Động
vật dựa trên tiêu chí quan sát đặc điểm hình thái giải phẫu các cơ quan bộ phận trên cơ thể. Đến thế kỉ
XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng các nhà phân loại học đã
xếp sinh vật thành 3 giới: Nấm, Động vật, Thực vật. Đến 1969, dựa vào những nghiên cứu của
Masgulis về cấu tạo và hệ enzim oxy hóa của các cơ thể nấm, nhà sinh thái học R.H.Witaker đề xuất hệ
thống phân loại 5 giới khá hợp lí và được công nhận rộng rãi trong thời gian dài. Hệ thống phân loại 5
giới chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: Loại tế bào nhân sơ hay nhân thực, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh
dưỡng.
 Giới Khởi sinh (Monera): gồm tất cả cơ thể nhân sơ mà chủ yếu là vi khuẩn.
 Giới Nguyên sinh (Prôtista): gồm tất cả các cơ thể đơn bào, nhân thực, một số ít đa bào.
 Giới Nấm (Fungi) : gồm tất cả cơ thể nấm dinh dưỡng theo kiểu thấm.
 Giới Thực vật (Plantae) : gồm tất cả cơ thể nhân thực đa bào, quang hợp.
 Giới Động vật (Animalia) : gồm tất cả cơ thể nhân thực dinh dưỡng theo kiểu nuốt.
Năm 1970 Takhtakjan đã phê phán giới Nguyên sinh của Whittaker, cho rằng giới đó đã xếp tất
cả các cơ thể đơn bào là nấm bậc thấp, động vật nguyên sinh và tảo đơn bào vào cùng một giới là không
hợp lí và đề nghị hệ thống gồm bốn giới là 1,3,4,5.
Năm 1981 Woose dựa vào trình tự nucleotit của ARN riboxom và một số đặc điểm phân tử khác
đã đề xuất cách phân loại mới chia sinh giới thành 3 lãnh giới (Domain), tách giới Monera thành hai
lãnh giới riêng là lãnh giới Vi sinh vật cổ (Archaea) gồm một giới Vi sinh vật cổ, lãnh giới Vi khuẩn
(Bactêria) gồm một giới Vi khuẩn, lãnh giới thứ ba là lãnh giới Sinh vật nhân chuẩn ( Eukarya) gồm
bốn giới: giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
2.2. Các bậc phân loại trong mỗi giới
2.2.1. Nguyên tắc phân loại sinh vật
Các giới sinh vật là vô cùng đa dạng, phong phú. Để nghiên cứu các nhà khoa học đã phải dựa

vào các tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản để xếp chúng vào các bậc thang phân loại và đặt tên.
2.2.1.1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài - chi (giống) - họ - bộ- lớp – ngành - giới
trong đó loài là cấp phân loại thấp nhất, giới là cấp phân loại cao nhất. Bất kì một loài sinh vật nào cũng
được xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp một chi, nhiều chi thân thuộc thành một
bộ, nhiều bộ thân thuộc thành một lớp, nhiều lớp thân thuộc thành một ngành, nhiều ngành thân thuộc
tập hợp thành một giới.
2.2.1.2. Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép theo tiếng La tinh viết nghiêng: tên thứ nhất là tên
chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ: Loài người được đặt tên là Homo sapiens.
Loài

Chi
(giống)

Họ

Bộ

Lớp

Ngành

Giới


7
Người
(Homo
sapiens

Người

(Homo)

Người
(Homonidae)

Linh trưởng
(Primates)

Động vật
có vú
(Mammalia)

Động vật có
dây sống
(Chordata)

Động vật
(Animalia)

2.2.2. Đa dạng loài
Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhật là đa dạng loài. Hiện nay, người ta đã thống kê, mô tả được
khoảng 1,8 triệu loài, trong đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật và trên 1 triệu
loài động vật ( theo N. A. Campbell và J. B. Reece. 2005). Càng ngày, các nhà phân loại học càng phát
hiện thêm nhiều loài mới và người ta ước tính cóthể có đến 30 triệu loài sống trong sinh quyển. Riêng ở
Việt Nam, trong 10 năm gần đây các nhà sinh học đã phát hiện ra hàng chục loài mới.
Đa dạng sinh vật còn thể hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một
hệ sinh thái có đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ
sinh thái luôn biến đổi nhưng luôn giữ là hệ cân bằng tạo nên sự cân bằng trong toàn bộ sinh quyển.
Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch các nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ cho
sản xuất và đời sống, nên đã làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật, mất cân bằng sinh thái và giảm độ đa

dạng sinh vật.


8
2.3. Hệ thống phân loại 5 giới của R.H. Wihtaker
Giới
Giới
Khởi sinh
Nguyên sinh
Tế bào nhân Tế bào nhân thực,
sơ, có thể có có thể có sắc tố, có
sắc tố
thành
xenlulozo
Đặc điểm cấu
hoặc không
tạo TB

Đặc điểm
dinh dưỡng

Tế bào nhân
thực, thành
bằng kitin,
không

sắc tố

Giới
Thực vật

Tế bào nhân
thực, có sắc
tố
quang
hợp, có thành
xenlulozo

Giới
Động vật
Tế bào nhân
thực, không
có sắc tố
quang hợp và
thành tế bào

Dị dưỡng
Tự dưỡng

Dị dưỡng
Tự dưỡng

Dị dưỡng
Tự
dưỡng Dị dưỡng
hoại sinh
quang
hợp Sống
Sống
cố Sống cố định chuyển
định


Đơn bào

Đơn bào, đa bào

Đon bào
Đa bào phức Đa bào phức
Đa bào dạng tạp
tạp
sợi

Vi khuẩn

Động vật đơn bào, Nấm
tảo, nấm nhầy

Mức độ tổ
chức cơ thể
Các nhóm
điển hình

Giới Nấm

Thực vật

di

Động vật

2.3.1. Giới Khởi sinh

Thuộc giới Khởi sinh có vi khuẩn là những sinh vật bé nhỏ có kích thước hiển vi (từ 1-3 µm)
cấu tạo bởi tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây. Chúng
sống khắp mọi nơi , trong đất, nước, không khí ; phương thức dinh dưỡng rất đa dạng : hóa tự dưỡng,
quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác.
Vi khuẩn lam có chứa nhiều sắc tố quang hợp trong đó có clorophyl (chất diệp lục) nên có khả năng tự
dưỡng quang hợp như thực vật.
Gần đây, người ta tách khỏi vi khuẩn một nhóm là Vi sinh vật cổ (Archaea) có nhiều đặc điểm
khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo của thành tế bào, tổ chức bộ gen. Chúng có khả năng sống trong
những điều kiện môi trường rất khắc nghiệt về nhiệt độ (từ 0 oC cho đến 100oC) và độ muối rất cao (2025%). Về mặt tiến hóa, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi
khuẩn
2.3.2. Giới Nguyên sinh
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
THỰC
NGUYÊN
Giới Nguyên sinh gồm các
sinhVẬT
vật nhân
thực, SINH
đơn bào, rất đaNẤM
đạng NHẦY
về cấu tạo cũng như về
Đơnphương
bào
(Tảo)
Đơn
bào
hoặc
cộngthành
bào : Động vật
thức dinh dưỡng. Tùy theo phương thức dinh dưỡng người ta chia chúng

Không
có thành
xenlulôzơ Thực vậtĐơn
nguyên
sinh (Protozoa),
nguyên
sinh (hay
là Tảo-Algae) và
Nấm có
nhầy
bào hoặc
đa bào
Không
lục(Myxomycota).
lạp
Không có lục lạp
Có thành xenlulôzơ
Dị dưỡng hoại sinh
Dị dưỡng
Có lục lạp
(Nấm nhầy)
Vận động bằng lông hoặc roi.
Tự dưỡng quang hợp.
(Trùng amip, trùng lông ,
(Tảo lục đơn bào, tảo lục đa
trùng roi,trùng bào tử)
bào, tảo đỏ, tảo nâu)
: Giới Nấm

GIỚI NGUYÊN SINH



9

Hình 1. Sơ đồ các nhóm sinh vật thuộc giới Nguyên sinh
2.3.3. Giới Nấm
Nấm là sinh vật thuộc dạng tế bào nhân thực. Cơ thể có thể là đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có
thành kitin (trừ một số ít có thành xenlulôzơ), không có lục lạp. Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng
sinh (địa y). Sinh sản chủ yếu bằng bào tử không có lông và roi.
Các dạng nấm điển hình bao gồm nấm men, nấm sợi, chúng khác nhau về nhiều đặc điểm.
Ngoài ra, người ta còn ghép địa y (là cơ thể cộng sinh giữa nấm với tảo hoặc vi khuẩn lam) vào giới
Nấm.

Nấm men
Đơn bào, sinh sản bằng nảy
chồi hoặc phân cắt. Đôi khi
các tế bào dính sát nhau tạo
thành sợi nấm giả.
(Nấm men)

Nấm sợi
Đa bào hình sợi, sinh sản vô
tính và hữu tính.
(Nấm mốc, nấm đảm)

Nấm
Hình 2. Sơ đồ các dạng nấm
2.3.4.Giới Thực vật
2.3.4.1. Đặc điểm chung của giới Thực vật
2.3.4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo

Giới Thực vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào. Cơ thể của chúng gồm nhiều tế bào được
phân hóa thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào chứa
lục lạp.
2.3.4.1.2. Đặc điểm về dinh dưỡng
Đa số tế bào thực vật, đặc biệt là tế bào lá có nhiều lục lạp chứa sắc tố clorophyl nên có khả
năng tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp. Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất
hữu cơ từ các chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
Thực vật thường có đời sống cố định và tế bào có thành xenlulôzơ nên thân cành cứng chắc,
vươn cao tỏa rộng tán lá, nhờ đó hấp thu được nhiều ánh sáng cần cho quang hợp.
Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (Một số thực vật thủy
sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh) :
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng
để trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi
phát triển.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
2.3.4.2. Các ngành Thực vật
Thực vật có nguồn gốc từ một loài tảo lục đa bào nguyên thủy. Thực vật rất đa dạng, phân bố
khắp nơi trên Trái Đất, tùy mức độ tiến hóa trong cấu trúc cơ thể cũng như các đặc điểm thích nghi với
đời sống ở cạn mà giới Thực vật được chia thành các ngành là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín (hình 4).


10

Rêu
(Bryophyta)
Chưa có hệ
mạch. Tinh
trùng có roi thụ

tinh nhờ nước.
(Rêu, địa tiền)

Quyết
(Pteridophyta)
Có hệ mạch. Tinh
trùng có roi thụ
tinh nhờ nước.
(Dương xỉ)

Hạt trần
(Gymnospermatophyta)
Có hệ mạch. Tinh trùng
không roi thụ phấn nhờ
gió
Hạt không được bảo vệ
(Thông, tuế)

Hạt kín
(Angiospermatophyta)
Có hệ mạch. Tinh trùng
không roi, thụ phấn nhờ
gió, nước, côn trùng.
Thụ tinh kép
Hạt được bảo vệ trong
quả
(Một lá mầm: ngô
Hai lá mầm: đậu)

Hình 3. Sơ đồ các ngành của giới Thực vật


2.3.4.3. Đa dạng giới Thực vật
Giới Thực vật rất đa dạng về loài, về cấu tạo cơ thể và về hoạt động sống thích nghi với các môi
trường sống khác nhau. Hiện nay, đã thống kê và mô tả khoảng 290 nghìn loài thực vật thuộc các ngành
Rêu, Quyết, Hạt trần và Hạt kín.
Thực vật có vai trò quan trọngTổ
đốitiên
vớithực
tự nhiên
vật và đời sống con người.
2.3.5. Giới Động vật
(từ Tảo lục bào nguyên thủy)
2.3.5.1. Đặc điểm chung của giới Động vật
2.3.5.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành
các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần
kinh.
2.3.5.1.2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống
Động vật không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của các
cơ thể khác. Động vật có hệ cơ, di chuyển tích cực để tìm kiếm thức ăn. Động vật có hệ thần kinh phát
triển (nhất là đối với các động vật bậc cao) nên chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh hoạt
động của cơ thể, thích ứng cao với biến đổi của môi trường sống.
2.3.5.2. Các ngành của giới Động vật
Giới Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy. Giới Động vật đạt
mức độ tiến hóa cao nhất trong thế giới sinh vật, phân bố khắp nơi và rất đa dạng về cá thể và loài.
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
Trong tổng số khoảng 1,8 triệu loài sinh vật được thống kê hiện nay thì động vật đã chiếm trên một triệu
- Không
xương

trong
xương
trong
bằng
loài.
Nhiềucó
loàibộđộng
vật có
số lượng cá thể rất lớn, ví- Bộ
dụ loài
người
có trên
6 tỉ sụn
cá thể. Có những đàn
châu
, đànngoài
kiến đông
- Bộchấu
xương
(nếuđến
có)hàng chục tỉ con.
hoặc bằng xương với dây
Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu là động vật không xương sống (gồm các ngành :
bằnglỗ,kitin
trụgai) và động vật có
Thân
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, sống
Thân hoặc
mềm, cột
Chânsống

khớplàm
và da
xương
sốngthẩm
(độngthấu
vật có
dâydasống chỉ có một ngành được
chia thành
cáchoặc
lớp : Nửa dây sống, Cá
- Hô hấp
qua
- Hô phân
hấp bằng
mang
miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

hoặc bằng ống khí
- Thần kinh dạng hạch hoặc
chuỗi hạch ở mặt bụng
(Thân lỗ, Ruột khoang, Giun
dẹp,Giun tròn, Thân mềm,
Giun đốt, Chân khớp, Da gai)

bằng phổi
- Hệ thần kinh dạng ống ở
mặt lưng
(Nửa dây sống, Cá miệng
tròn, Cá sụn, Cá xương,
Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú)


Động vật


11

Hình 4. Sơ đồ các nhóm động vật
2.3.5.3. Đa dạng giới động vật
Giới động vật rất đa dạng về loài, về cấu tạo cơ thể về hoạt động thích nghi với các môi trường
sống khác nhau. Hiện nay đã thống kê, mô tả trên một triệu loài động vật.
Giới Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người.
2.4. Hệ thống phân loại 3 lãnh giới
2.4.1. Lãnh giới Vi sinh vật cổ (Archaea)
- Cơ thể đơn bào, nhân không có màng bao bọc.
- Không có glucopeptit (murein) trong thành tế bào.
- Không có este trong lipit của màng tế bào chất.
- Không có thymine trong ARN vận chuyển.
- Có vài loại A RN- polymeraza.
- Có intron trong vật chất di truyền (genophore).
- Không mẫn cảm với penicillin, chloramphenicol, lyzozym.
- Sống trong những điều kiện khác thường (to = 70oC; pH 2-4; hoặc 9-10; 25-30% NaCl…)
- Nhiều loài sinh methan và dinh dưỡng methan.
2.4.2. Lãnh giới Vi khuẩn (Bacteria)
- Cơ thể đơn bào, nhân không có màng bao bọc.
- Có glucopeptit (murein) trong thành tế bào.
- Có este trong lipit của màng tế bào chất.
- Có thymine trong ARN vận chuyển.
- Có một loại A RN- polymeraza.
- Có intron trong vật chất di truyền (genophore).
- Mẫn cảm với kháng sinh tác động vào thành tế bào: penicillin, chloramphenicol và lyzozym.

2.4.3.Lãnh giới Sinh vật nhân thực (Eukarya)
Lãnh giới Sinh vật nhân thực (Eukarya) gồm bốn giới: giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động
vật.
2.5. Các nhóm vi sinh vật
Do tính chất lịch sử và để tiện việc nghiên cứu, người ta thường xếp các sinh vật nhỏ bé có kích
thước hiển vi vào một nhóm được gọi là vi sinh vật. Chúng có một số điểm chung như có kích thước
hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường. Thuộc nhóm vi sinh vật có vi
khuẩn (thuộc giới Khởi sinh), động vật nguyên sinh và tảo đơn bào ( thuộc giới Nguyên sinh), nấm
men (thuộc giới Nấm). Người ta còn xếp vi rút vào nhóm vi sinh vật, mặc dù hiện nay vi rút không
được xem là cơ thể sống vì chúng không có cấu tạo tế bào (cơ thể vô bào), không có trao đổi chất riêng,
không thể dinh dưỡng độc lập và chúng chỉ sống kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ. Vi rút không tồn
tại và sống trong môi trường thiên nhiên khi ở ngoài tế bào. Vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với hệ
sinh thái cũng như đối với đời sống con người.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Lập bảng phân biệt các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống. Nêu đặc điểm chung
của các cấp tổ chức của thế giới sống.
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác biệt giữa các cấp tổ chức của thế giới sống:
Dấu hiệu
Cấp tế bào
Cấp cơ thể
Cấp quần thể
Cấp quần xã
Trao đổi Xảy ra ở tế bào, Xảy ra ở cơ thể, Xảy ra ở quần thể, Xảy ra ở quần xã,
chất và
đấy là chuỗi các trong các hệ cơ biểu hiện ở mối biểu hiện ở mối quan
năng lượng phản ứng enzim quan của cơ thể. quan hệ giữa các hệ giữa các sinh vật
trong tế bào theo Ví dụ, ở thực vật cá thể cùng loài trong chuỗi, lưới
hướng tổng hợp là
quá

trình trong kiếm ăn, thức ăn. Đây chính là
chất sống hoặc quang hợp, hô sinh sản, tự vệ,… dòng vật chất và
phân giải chất hấp,…; ở động Đây chính là dòng năng lượng trong
sống tạo năng vật là quá trình vật chất và năng quần xã.


12
lượng cho tế bào.
Sinh
trưởng và
phát triển
Sinh sản

Các giai đoạn sinh
trưởng và phát
triển của tế bào.
Phân chia tế bào
tạo ra các tế bào
mới.

Khả năng Nhân tế bào là
điều chỉnh trung tâm điều

cân khiển mọi hoạt
bằng
động sống của tế
bào, đảm bảo cho
mỗi tế bào là một
khối thống nhất.


tiêu hoá, hô hấp,
tuần hoàn,…
Các giai đoạn
sinh trưởng và
phát triển của cơ
thể.
Sinh sản vô tính,
sinh sản hữu tính
hình thành cơ thể
mới.

lượng trong quần
thể.
Các kiểu sinh Các giai đoạn diễn
trưởng của quần thế sinh thái.
thể.
Cơ chế điều hoà mật
độ quần thể đảm
bảo sức sinh sản của
quần thể.

Khả năng sinh sản của
mỗi quần thể trong
quần xã được duy trì
nhờ khống chế sinh
học.
Thông qua các mối
quan hệ, sự tương tác
giữa các quần thể
trong quần xã mà

quần xã được điều
chỉnh và cân bằng.

Cơ chế cân bằng Thông qua các
nội môi thông mối quan hệ, sự
qua tác dụng của tương tác giữa các
các chất hoá học cá thể trong quần
hay các xung thể mà quần thể
điện mà cơ thể được điều chỉnh
được điều chỉnh và cân bằng.
và cân bằng
Đặc điểm chung của các cấp tổ chức của thế giới sống:
+ Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Cấu trúc phù hợp chức năng
+ Là hệ thống mở tự điều chỉnh.
+ Liên tục tiến hoá.
Câu 2. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu chí để đánh giá một cấp tổ chức sống nào đó là cơ bản hay không phải căn cứ vào đặc điểm
nổi trội của cấp tổ chức đó trong thế giới sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và
phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Trong các đặc tính đó thì khả năng tự
điều chỉnh và cân bằng nội môi được xem là đặc tính quyết định nhất, nó đảm bảo tính bền vững và ổn
định tương đối của hệ thống.
Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng
như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn
bào hay đa bào. Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên 3 thành phần cơ
bản là: màng sinh chất, chất tế bào và nhân, nhưng các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức
năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn. Tế bào được sinh ra từ tế bào.
Câu 3. Đặc tính nổi trội của các cấp độ sống là gì? Nêu một số ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng
để xây dựng nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp cao hơn không chỉ có đặc điểm của tổ chức cấp
thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp không có được. Những đặc
tính nổi trội ở mỗi cấp độ tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
Ví dụ: từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của
khoảng 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 10 15 đường liên hệ giữa chúng,
đã cho con người trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ tế bào không có được.Những đặc
điểm nổi trội đặc trưng của thế giới sống như: Chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng
và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
Câu 4. Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Ý nghĩa của việc phân chia sinh giới ?
Hướng dẫn trả lời:
Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm
nhất định.
Theo Whittaker có 5 giới sinh vật là:
Giới Khởi sinh (Monera)
Giới Nguyên sinh (Protista)
Giới Nấm (Fungi)


13
Giới Thực vật (Plantea)
Giới Động vật (Animalia)
Ý nghĩa của việc phân chia sinh giới:
- Cho ta một cách nhìn hoàn chỉnh về tính đa dạng của sinh vật.
- Định loại trật tự các đối tượng sinh vật để giúp ta thấy được mức độ tiến hóa của sinh giới.
Câu 5. Cho sơ đồ
Thực vật
Nấm

Động vật


Nguyên sinh vật
Vi khuẩn
Vi khuẩn cổ
Tác giả vẽ cây phát sinh theo quan điểm nào ? Vì sao ?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả vẽ cây phát sinh theo quan điểm phân loại 3 lãnh giới (Domain) gồm 6 giới:
Lãnh giới Vi khuẩn: giới Vi khuẩn
Lãnh giới Vi khuẩn cổ: giới Vi khuẩn cổ
Lãnh giới sinh vật nhân thực: gồm 4 giới
Động vật nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật


14
Câu 6: Hãy quan sát hình 1 và hình 2, mô tả nội dung hình. Giải thích tại sao hình 1 và hình 2 đều
mô tả về các giới sinh vật nhưng lại khác nhau.

Sinh giới

Động vật

Thực vật

Có xương
sống

Có hoa


Cơ thể đơn giản

Vi khuẩn

Hình 1. Sơ đồ phân loại các giới sinh vật

Không xương sống

Không có hoa

Nguyên sinh
vật
Nấm

Thực vật

Nấm
Động vật
cp
Nguyên
sinh
vật
Vi khuẩn
Vi khuẩn cổ
Hình 2. Sơ đồ phân loại các giới sinh vật
Hướng dẫn trả lời:
Mô tả nội dung hình:
Hình 1:
+ Hệ thống 5 giới: Giới Khởi sinh (Monera) - giới Nguyên sinh (Protista) - Giới Nấm (Fungi) giới Thực vật (Plantae) - giới Động vật (Animalia).

Giới Khởi sinh gồm những cơ thể sống có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh.
Giới Nguyên sinh gồm những cơ thể sống đơn bào (hầu hết) – phân hoá thành nguyên sinh thực
vật và nguyên sinh động vật.
Giới Nấm bao gồm vi nấm và nấm lớn. Nấm được tách riêng khỏi giới thực vật vì có lối sống
hoại sinh và cấu tạo thành tế bào khác tế bào thực vật, chất dự trữ ở nấm là glicôgen tương tự ở động
vật.
Giới Thực vật phân làm hai nhóm: cây có hoa và cây không có hoa.
Giới Động vật phân làm hai nhóm: động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
+ Ưu điểm của sơ đồ này là cấu trúc đơn giản, dễ nhớ, thể hiện được các ý tưởng trọng tâm cơ
bản của hệ thống phân loại.
Hạn chế của sơ đồ này là không thể hiện được nguồn gốc phát sinh của sinh vật, không phân
biệt được vi nấm như nấm men, nấm mốc với các nấm lớn tạo quả thể như nấm đảm…
Hình 2:
Tên hình: Sơ đồ phân loại các giới sinh vật. Mỗi giới sinh vật được biểu trưng bằng một loài đại
diện, có vị trí xác định trên cây phát sinh. Từ gốc chia hai nhánh là Vi khuẩn (Eubacteria) và Vi khuẩn
cổ ( Archaebacteria). Từ Vi khuẩn cổ (có tác giả gọi đây là nhóm Cổ khuẩn), cây phát sinh dẫn tới giới
Nguyên sinh. Từ đây phát sinh ra 3 nhánh, mỗi nhánh phát triển thành một giới: giới Nấm, giới Thực
vật, giới Động vật.
Giải thích tại sao hình 1 và hình 2 đều mô tả về các giới sinh vật nhưng lại khác nhau:
Oaitâycơ (Whittaker, 1920 – 1981) người Mĩ, năm 1969 đã đề xuất hệ thống phân loại 5 giới:
+ Giới Khởi sinh ( Monera) gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam.


15
+ Giới Nguyên sinh ( Protista) gồm tảo đơn bào, tảo đa bào, một số nấm nhầy và các nhóm động
vật nguyên sinh.
+ Giới Nấm (Fungi) gồm nấm men và nấm sợi.
+ Giới Thực vật (Plantae) gồm các ngành Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
+ Giới Động vật (Animalia) gồm động vật không xương sống ( Thân lỗ, Ruột khoang,…) và
động vật có xương sống (Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim ,

Thú,…
Câu 7. Đặc điểm đặc trưng của 8 nhóm đơn vị phân loại kí hiệu từ A đến H được liệt kê trong
bảng dưới đây:
Nhóm
A
B
C
D
E
F
G
H

Trứng có
màng ối
+
+
+
-

Dây sống

Tóc

Chân

+
+
+
+

+
+
+
-

+
+
+
-

+
+
+
+
-

Bộ khung
xương cứng
+
+
+
+
+
-

Răng/ Hàm
răng
+
+
+

+
+
+
-

Ghi chú: +: có, -: không có
Dựa vào cơ sở các đặc điểm hình thái trên đây, hãy hoàn thiện cây tiến hoá chủng loại ( thứ tự
phát sinh các loài) dưới đây bằng việc viết chữ cái ( A-H) tương ứng với nhóm taxon ( đơn vị phân loại)
vào các nhánh phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:
Dựa và cơ sở các đặc điểm hình thái trong bảng, ta nhận thấy:
B, E và F có tất cả các đặc điểm nên có quan hệ gần nhau nhất và phải ở vị trí cuối ( bên phải) của
cây tiến hoá chủng loại ( thứ tự phát sinh các loài).
D không có đặc điểm trứng có màng ối và tóc nên ở vị trí tiếp theo.
C không có đặc điểm trứng có màng ối, tóc và chân nên ở vị trí tiếp theo.
G không có đặc điểm trứng có màng ối, tóc, chân và bộ khung xương cứng nên ở vị trí tiếp theo.
A chỉ có sợi dây sống nên ở vị trí tiếp theo.
H không có tất cả các đặc điểm trên nên phải ở vị trí đầu tiên ( bên trái) của cây tiến hoá chủng
loại ( thứ tự phát sinh các loài).
H A G C D
F
B E
Ta có sơ đồ sau:


16
PHẦN I
TẾ BÀO
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

A - KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1. Các nguyên tố của tế bào:
Trong số 92 nguyên tố hoá học cấu tạo nên vỏ trái đất, có khoảng 25 nguyên tố là cần thiết cho
sự sống, người ta gọi chúng là các nguyên tố cơ bản của tế bào. Như vậy ở cấp độ nguyên tử giới vô cơ
và hữu cơ là thống nhất. Các nguyên tố hoá học thường tồn tại dưới dạng muối hay hợp chất với các
chất hữu cơ. Ví dụ: Fe có trong hemoglobin; Mg có trong chlorophil; Cu có trong hemocyanin.
Tuỳ từng tế bào, từng loại mô, cơ thể các nguyên tố hoá học có hàm lượng đặc trưng.
+) Các nguyên tố có hàm lượng  0,01% đến hàng chục % trọng lượng khô của tế bào được gọi là
các nguyên tố đa lượng. Ví dụ: C, H, O, N, S, P, Ca, Mg, Na, Cl.
+) Các nguyên tố có hàm lượng nhỏ hơn 0,01% đến 0,001% được gọi là các nguyên tố vi lượng.
Ví dụ: Cu, Zn, Mn, F...
+) Các nguyên tố có hàm lượng cực nhỏ <10 -6 được gọi là các nguyên tố siêu vi lượng.
* Vai trò của các nguyên tố hoá học trong tế bào
- Sự phân bố không đồng đều của một số ion khoáng ở 2 bên màng nguyên sinh chất là cơ sở
xuất hiện điện thế màng và sự lan truyền dòng điện sinh học.
- Các nguyên tố C, H, O, N là 4 nguyên tố chính xây dựng nên các hợp chất hữu cơ quan trọng
trong tế bào, đó là axit nucleic và protein. Trong đó cacbon là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc
tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Một số nguyên tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tế bào. Ví dụ: K + có nồng độ cao trong
các tế bào cơ, có vai trò quan trọng trong dẫn truyền các xung thần kinh và co cơ; Fe là thành phần quan
trọng của hemoglobin; Ca2+ có nhiều trong các tế bào xương, sụn, máu; S là thành phần của nhiều
amino axit như xistein, methionin. Đặc biệt nhóm SH có vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc bậc 3 của
protein. Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzyme.
- Các chất khoáng hoà tan quyết định áp suất thẩm thấu của tế bào, do dó chi phối khả năng hút
nước của tế bào theo cơ chế thẩm thấu.
1.2. Nước và vai trò của nước trong tế bào
Nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết hoá trị.
Phân tử nước có tính phân cực: mang điện tích dương ở khu vực gần với nguyên tử hydro và mang điện
tích âm ở khu vực gần với nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước qua mối liên kết
hidro tạo ra mạng lưới nước khiến cho nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.

Nước chiếm khoảng 80 – 85 % khối lượng chất nguyên sinh. Nước là môi trường hoà tan các chất
vô cơ, đảm bảo cho sự tồn tại trạng thái keo của chất nguyên sinh. Nước có ý nghĩa đặc biệt trong trao đổi
chất nội bào, vì các quá trình sinh lý chỉ xảy ra trong môi trường nước. Các phân tử nước tham gia vào hàng
loạt các phản ứng sinh hoá trong tế bào như phản ứng thuỷ phân, quang hợp, phản ứng enzyme. Nước có vai
trò quan trọng trong việc làm ổn định nhiệt của cơ thể cũng như nhiệt độ môi trường. Nhờ có các liên kết
hidro gắn kết các phân tử nước với nhau làm cho nước có sức căng bề mặt giúp cho một số sinh vật có thể
sống trên mặt nước. Nước liên kết hidro với các chất khác tạo lực mao dẫn giúp cây có thể hút nước từ đất
lên lá.
Sự trao đổi nội bào có thể tạo ra lượng nước đáng kể (sự hình thành liên kết peptit, quá trình hô hấp,
sự hình thành các liên kết hoá trị trong chuỗi polynucleotit...). Tuy vậy lượng nước đó vẫn chưa đủ để duy trì
trạng thái cân bằng nước trong tế bào, mô, cơ thể. Bởi vì các hoạt động sinh lí của tế bào như quá trình hô
hấp, tiêu hoá...đã tiêu tốn một lượng nước đáng kể. Để đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong tế bào cần
thiết có sự bổ sung từ ngoài vào.
Nước ở trong tế bào có thể ở trạng thái tự do hay liên kết với các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ.
Hàm lượng nước trong tế bào là một chỉ tiêu của mức hoạt động của chúng. Ví dụ: ở tế bào già
(lá già, hạt khô...) lượng nước ít, hoạt động sinh lí yếu; ở tế bào non (mô phân sinh, đỉnh sinh trưởng,
động vật đang giai đoạn lớn) hàm lượng nước cao.
1.3. Sơ lược cấu tạo và vai trò của các hợp chất hữu cơ chính
a. Protein
 Protein là một chất đại phân tử sinh học có trọng lượng phân tử lớn (13.10 3 – 4.107 ĐVC).
Đơn vị cấu trúc cơ sở là các axit amin. Có 20 loại axit amin khác nhau. Mỗi axit amin có thể gặp nhiều
lần trong một phân tử protein. Tính chất đặc thù và đa dạng của protein được quy định bởi số lượng,
thành phần và trình tự sắp xếp của các axitamin.


17
Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit tạo nên chuỗi polypeptit

Như
vậy các chuỗi

polypeptit
mang tính chất
phân cực rõ rệt.

Cấu trúc không gian của protein được chia theo 4 bậc:
Cấu trúc bậc I: Các protein có cấu trúc bậc 1 do các chuỗi thẳng các axit amin nối lại với nhau
(cấu trúc của chuỗi polypeptit). Ví dụ: insulin
Cấu trúc bậc II: Xoắn alpha và xoắn beta
Chuỗi polypeptit cuộn lại thành cấu trúc không gian ba chiều. Cấu trúc xoắn alpha và beta
được tạo thành do các liên kết hidro bên trong phân tử. Cách xắp xếp như vậy tạo cho protein có
tính dẻo, chịu được sức căng như protein tơ lụa, mạng nhện, lông vũ, vảy, vuốt ở chim và bò sát.
Cấu trúc này đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định các tính chất sinh học đặc trưng cho từng loại
protein.
Cấu trúc bậc III: Các protein khối cuộn, các chuỗi polypeptit cuộn lại phức tạp có dạng cuộn
hay khối cầu nhờ các gốc R tích điện và phân cực và cầu disunfit (S-S). Đặc trưng của protein cuộn là
các enzyme, các hormon, các kháng thể và phần lớn protein máu.
Cấu trúc bậc IV: Các phân tử protein được tạo bởi 2 hay nhiều hơn 2 chuỗi polypeptit có cấu
trúc bậc 3. Ví dụ: phân tử hemoglobin có 4 chuỗi polypeptit, 2 chuỗi  và 2 chuỗi  cuộn lại.
 Protein giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể sinh vật: Kiến tạo tế
bào và cơ thể, bảo vệ (kháng thể), xúc tác phản ứng (enzym), diêu hoà các quá trình sống (hoocmon),
cảm ứng và vận động
b. Gluxit
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho tế bào. Gluxit chủ yếu ở dạng ẩn nhập và
vật liệu dự trữ của tế bào.
Thành phần cấu tạo nên gluxit chủ yếu là 3 nguyên tố C, H, O với tỷ lệ H : O = 2 : 1. Ví dụ:
C6H12O6 hoặc C12H22O11. Gồm 3 nhóm: monosacarit; disacarit; polisacarit (đường đơn, đường đôi và
đường đa).

Đường đơn (monosacarit) 3C gọi là triozơ, đường 5C gọi là pentozơ và đường 6C gọi là
hexozơ (-glucose và -glucose). Một số đường đơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tế bào. Ví dụ:

C6H12O6 là nguồn năng lượng cơ bản của tế bào; C5H10O5 là thành phần ARN; C5H10O4 là thành phần
ADN.

 Đường đôi (disacarit) là đường có cấu tạo từ 2 đơn vị monosacarit kết hợp lại. Chúng
CHVí
OHdụ: mantoz gồm 2
2
thường gặp như chất trung
gian
trongBa
quá
trình
đứtkhác
gãy hoặc
hợp polisacarit.
Hình
1.13.
cấu
trúc
biệt tổng
của glucose
phân tử -glucoz kết hợp với nhau thông qua liên kết glycozit 1-4.
H
H


18
Hình 1.tozơ

Hình 1.14. Sự tạo thành mantose


Hình 1.15. Sự tạo thành saccarose

Đường mía (saccarose) cấu tạo từ glucose và fructose kết hợp với nhau bằng liên kết glycozit
1-2. Mối liên kết glycozit làm ảnh hưởng đến tính chất hoá học của các monosacarit hợp phần và làm
mất tính khử của chúng.
 Đường đa (polysacarit) là các hydratcacbon phức gồm nhiều đơn vị monosacarit liên kết
với nhau. Chúng không có vị ngọt như đường, không tan trong nước mà chỉ hình thành các dung dịch
keo. Tinh bột, glycogen, cellulose là những polysacarit phức tạp nhất, chúng có cùng công thức
(C6H10O5)n.
c. Lipit
Lipit hoà tan kém trong nước, chỉ hoà tan tốt trong các dung môi hữu cơ như ete, benzen,
axeton, cồn, chlorofoc...Tính chất đó của lipit liên hệ với sự có mặt của mạch cacbuahydro béo
hay mạch vòng benzen. Lipit được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Lipit đơn giản: là este của alcol và axit béo. Thuộc nhóm này gồm có:
+) Triglyxerit: Là chất béo dự trữ, bao gồm dầu (thực vật) và mỡ (động vật), chúng đều là este
của glyxerin và 3 axit béo. Mỡ, dầu là những nguyên liệu dự trữ tốt nhất, chứa năng lượng hoá học lớn.
Ngoài ra chúng còn có vai trò cách nhiệt, bảo vệ cơ học và giảm sự mất nước.
+) Sáp: Sáp tạo thành lớp mỏng bao phủ trên bề mặt lá, thân, quả của nhiều loại cây. Sáp cũng
có ở động vật, ví dụ như sáp ong, sáp lông cừu...
Sáp được tạo thành từ các alcol bậc 1 mạch thẳng, phân tử lớn với các axit béo bậc cao.
+) Steroit: là este của alcol vòng và axit béo phân tử lớn. Các axit béo thường gặp là axit
palmitic, axit stearic, axit oleic. Các steroit như colesterol là thành phần chính của màng tế bào, axit mật
giúp cho sự nhũ tương hoá mỡ trong quá trình tiêu hoá. Một số steroit khác hoạt động như các hoocmon
sinh dục, vitamin...
Nhóm2: Lipit phức tạp: trong phân tử của chúng ngoài alcol và axit béo còn có các thành phần
khác như các gốc axit photphoric, colin, sacarit. Trong đó, Photpholipit là một trong những lipit phức
tạp quan trọng nhất vì cùng với protein chúng là thành phần cốt yếu của tất cả các màng tế bào. Các
phân tử photpholipit có thể phân bố thành cấu trúc lớp kép. Lớp kép là cơ sở cấu trúc cho tất cả các loại
màng tế bào.


(a)

(b)Hình 1.16. (a) Cấu trúc một phân tử photpholipit;
(b) Cấu trúc lớp kép photpholipitd. Axit nucleic và vai trò thông tin di truyền.
Axit nucleic được tạo thành do các mononucleotit kết hợp với nhau qua liên kết photphodieste.
Axit nucleic gồm 2 loại là axit deoxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN). Trong phân tử ADN
các nucleotit của 2 mạch đơn liên kết với nhau qua các liên kết hidro. Ở pH sinh lý, các axit nucleic có
tính axit và tích điện âm, do đó dễ dàng kết hợp với các cation, đặc biệt là các protein có tính kiềm tạo
thành các nucleoprotein.
Về thành phần hoá học và cấu trúc không gian và chức năng của các loại axit nucleic được trình
bày kỹ phần Di truyền học


19
Chương I: THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO
B. CÂU HỎI - BÀI TẬP
Câu 1: Chú thích hình vẽ sau. Qua đó nêu vai trò của nước trong tế bào

tử oxi.

Hướng dẫn trả lời:
Hình 1: Phân tử nước gồm 2 nguyên tử hiđrô hình thành 2 mối liên kết với ôxi tạo 1 góc 104,5o.
Hình1.
Nước có tính phân
cực,1điện tích (+) gầnHình1.
với mỗi
2 nguyên tử hiđrô, điện tích (-) gần với nguyên

Hình 2: Biểu diễn liên kết hiđrô giữa các phân tử nước. Có liên kết hiđrô mạnh trùng với trục OH, liên kết hiđrô yếu lệch với trục O-H. Các liên kết này dễ tạo thành và dễ mất đi, chính vì vậy mà

nước có thể tồn tại ở trạng thái lỏng.
Vai trò: Với tính phân cực của nước và trạng thái tồn tại của nước làm cho nước trở thành hợp
chất có vai trò vô cùng quan trọng trong các cơ thể sống. Là môi trường hoà tan và môi trường phản
ứng của các hợp chất vô cơ và hữu cơ , điều hoà nhiệt độ duy trì trạng thái cân bằng cần thiết, tham gia
các phản ứng sinh hoá, bảo vệ các hạt keo chống lại ngưng kết và biến tính.
Câu 2: Tại sao lá rau để vào ngăn đá tủ lạnh khi đã ra ngoài lại rất nhanh bị hỏng? Trong khi đó
lá của một số cây sống ở vùng băng tuyết lại vẫn xanh?
Hướng dẫn trả lời:
- Khi để vào ngăn đá thì nước bị đóng băng
- Liên kết hidro bền vững, thể tích tế bào tăng
- Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi để ra ngoài môi trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng
- Trong đó, lá của một số cây sống trong vùng băng tuyết vẫn xanh vì ở cây đó sản sinh ra một
loại Pr chống lại sự đóng băng nước trong tế bào lá khi nhiệt độ xuống thấp.
Câu 3: Các đặc tính nào đảm bảo cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống. Đặc điểm nào là
tối quan trọng?
Hướng dẫn trả lời:
* Đặc tính của nước phù hợp với vai trò đối với sự sống:
- Phân cực cao nên nước là dung môi tốt cho các phản ứng sinh hoá xảy ra
- Nhiệt dung đặc trưng cao nên làm ổn định nhiệt độ cơ thể cũng như nhiệt độ môi trường
- Nhiệt bay hơi cao nên làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều hoà nhiệt độ
- Nước đá nhẹ hơn nước bình thường, nổi, nên mùa đông lớp nước bề mặt đóng băng tạo nên
lớp cách nhệt do đó sinh vật được bảo vệ
- Có lực gắn kết, nước có sức căng bề mặt giúp một số sống trên mặt nước, lực mao dẫn có thể
giúp cây hút nước từ rễ lên lá
* Trong đó tính phân cực của nước là tối quan trọng cho sự sống, do đôi điện tử chung giữa oxi
và hidro kéo lệch về phía oxi mang nhiều điện tích âm, còn hidro mang điện tích dương, phân tử nước
có hai hai đầu tích điện trái dấu. Do đó các phân tử nước có khả năng liên kết với nước nhau và liên kết
với các phân tử phân cực khác đảm bảo sự sống xảy ra
Câu 4: Tại sao người ta thường trộn iot vào trong muối ăn mà không trộn iot vào gạo để phòng
chống bệnh bướu cổ?

Hướng dẫn trả lời:
- Iốt là một chất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, nếu ta cho vào gạo, trong quá trình nấu cơm iốt sẽ
bị phân hủy không còn tác dụng nữa.
- Nếu trộn iốt vào gạo, gạo sẽ có màu xanh, gây cảm giác bất thường về cảm giác, không tốt cho
tâm lý.
- Iôt là nguyên tố vi lượng. Cơ thế chỉ cần một lượng rất nhỏ và thường xuyên nên trộn với muối
là hợp lý.


20
Câu 5: Ở một số vùng, để cây táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh
kẽm vào thân cây. Hãy giải thích tại vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Zn là nguyên tố vi lượng nên cần với một lượng nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng.
- Nguời ta đóng đinh kẽm vào thân cây để cây có thể khuếch tán từ từ và cung cấp Zn cho cây.
Câu 6: Một loại polysaccarit được cấu tạo bởi các phân tử glucozo liên kết với nhau bằng liên kết 1β - 4
glicozit thành mạch thẳng không phân nhánh
a, Tên của loại polysaccarit này?
b, Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polysaccarit. Hãy cho biết đơn
phân cấu tạo nên chất hóa học này?
Hướng dẫn trả lời:
a, Loại polysaccarit này là Xenlulozo
b, Chất hóa học thay thế vai trò của loại polysaccarit trên là Kitin.
Đơn phân cấu tạo nên Kitin là Glucozo liên kết với N- axetynglucozamin
Câu 7: Tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào?
Hướng dẫn trả lời:
- Tinh bột là hỗn hợp của amilozo và amilopeptin
+ Amilozo: 250 – 300 phân tử glucozo trùng phân nối với nhau bằng liên kết glicozit 1α – 4, có
dạng xoắn lò xo bền vững, giữa các vòng xoắn có các liên kết hidro
+ Amilopeptin: có cấu trúc phân nhánh, mỗi phân nhánh bắt đầu bằng liên kết glicozit 1α – 6,

chiếm tới 80% trong tế bào, nhanh chóng đuợc tổng hợp cũng như phân ly để đảm bảo cung cấp 1 luợng
đường đơn cần thiết cho cơ thể.
- Tinh bột không khuếch tán ra khỏi tế bào và không có hiệu ứng thẩm thấu
Câu 8: Điểm giống và khác nhau giữa cacbonhidrat và lipit?
Hướng dẫn trả lời:
* Giống nhau:
- Được cấu tạo từ C, H, O
- Đều có thể cung cấp năng luợng cho tế bào
* Khác nhau
Đặc điểm
Cacbonhidrat
Lipit
- C, H, O trong đó có nhiều O
- C, H, O trong đó có ít O
Cấu trúc
- Có liên kết glicozit
- Có liên kết este
- Tan nhiều trong nuớc
- Không tan trong nuớc, kị nước
Tính chất
- Dễ bị thủy phân
- Tan trong dung môi hữu cơ
- Cung cấp và dự trữ năng lượng
- Tham gia cấu trúc màng, thành phần
- Cấu trúc tế bào
của vitamin, hoocmon
Vai trò
- Dự trữ năng luợng và nhiều chức năng
sinh học khác
Câu 9: Tại sao khi chúng ta hoạt động thể chất như tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử

dụng đuờng glucoza trong hô hấp hiếu khí mà lại không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều
ATP hơn?
Hướng dẫn trả lời:
- Năng lượng đợc giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ oxi/cacbon (O/C)
thấp hơn nhiều so với đuờng glucozo. Vì vậy khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cần tiêu tốn
nhiều oxi hơn. Khi hoạt động thể chất mạnh thì lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng
hoạt động của hệ tuần hoàn. Vì thế, mặc dầu phân giải mỡ tạo ra nhiều năng lượng hơn so với phân giải
glucozo nhưng tế bào cơ lại không thể sử dụng mỡ trong truờng hợp oxi không cung cấp đầy đủ.
Câu 10: Steroit là chất gì? Hãy nêu một số chất steroit và vai trò của chúng?
Hướng dẫn trả lời:
- Các chất steroit là hợp chất hữu cơ giống lipit là không tan trong nước mà tan trong dung môi
hữu cơ.
- Trong cơ thể thuộc steroit có:
+ Colesteron là chất tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế bào
+ Axit mật giúp cho sự tiêu hóa mỡ trong quá trình tiêu hóa
+ Cooctiestererol: là hoocmon được sản xuất ở phần cơ trên ở tuyến thận, tham gia các phản ứng
stress


21
+Ostrogen: hoocmon sinh dục cái
+ Testosteron: hoocmon sinh dục nam
+ Canxiferol: Vitamin D2 kích thích sự hấp thụ canxi và photphat ở ruột non.
+ Esdison: hoocmon gây lột xác ở côn trùng
Câu 11: Các chất hữu cơ trong tế bào như tinh bột, dầu, protein và axit nucleic
a, Được cấu tạo từ những đơn phân nào?
b,Tên gọi các liên kết giữa các đơn phân trong mỗi chất hữu cơ đó?
c, Vai trò của liên kết này trong cơ thể sống?
Hướng dẫn trả lời:
a, Các đơn phân

- Gluxit cấu tạo từ các đơn phân là glucozo
- Protein cấu tạo từ các đơn phân là axit amin
- Lipit cấu tạo từ các đơn phân là glixerin và axit béo
- Axit nucleic cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit
b, Tên gọi các liên kết
- Các phân tử glucozo liên kết với nhau bằng liên kết glucozit
- Các phân tử axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit
- Các phân tử glixerin và axit béo liên kết với nhau bằng liên kết este
- Các phân tử nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste
c, Vai trò: Đảm bảo tính bền vững của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống
Bài 12: Quan sát và mô tả hình vẽ sau, từ đó nêu ra những điểm giống và khác nhau của 2 phân
tử này?

Xenlulôzơ
Tinh bột
Hướng dẫn trả lời:
- Hình vẽ mô tả cấu trúc của 2 loại pôlisaccarit là tinh bột và xenlulôzơ
+ Tinh bột: Cấu tạo từ đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4 glucôzit và 1,6
glucôzit tạo thành các mạch có phân nhánh
+ Xenlulozơ: Cấu tạo từ đơn phân glucôzơ bằng mối liên kết β-1,4 glucoozit 1sấp, 1 ngửa, làm
thành một mạch thẳng không có sự phân nhánh.
- Sự giống và khác nhau:
+ Giống:
* Cấu trúc:- Đều là đại phân tử gồm nhiều đơn phân glucôzơ.
- Các đơn phân được liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit bền chắc.
* Chức năng: Thành phần cấu trúc của tế bào.
+ Khác nhau:
Nội dung
Liên kết
Dạng mạch

Chức năng

Xenlulôzơ

Tinh bột

β-1,4 glucozit

α-1,4 glucôzit và 1,6 glucôzit

Mạch thẳng

Phân nhánh

Cấu trúc thành tế bào

Dự trữ năng lượng

Bài 13: a) Tại sao tế bào sử dụng photpholipit để cấu tạo màng cơ sở ?
b) Phân biệt dầu, mỡ, sáp ?
Hướng dẫn trả lời:
a) Phôtpholipit có cấu trúc gồm 2 axit béo liên kết với glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol
được liên kết với nhóm photphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức. Các liên kết không phân


22
cực C-H trong axit béo làm cho đầu mang axit béo có tính kị nước, còn đầu ancol phức ưa nước, vì thế
chúng có thể tạo thành lớp màng mỏng trên mặt nước nên tế bào mới sử dụng chúng để tạo nên các
dạng màng ngăn, ngăn cách tế bào với môi trường, hệ thống màng ngăn cách các tế bào thành từng ô.
b) Dầu, mỡ, sáp đều là các dạng lipit đơn giản thường gặp trong các cơ thể sống.Trong điều kiện

thường:
- Dầu: Ở trạng thái lỏng do có chứa nhiều axit béo không no
- Mỡ: Ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn do có chứa nhiều axit béo no
- Sáp: Ở trạng thái rắn, chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay
cho glixerol.
Bài 14: Hãy chỉ ra các bậc cấu trúc và liên kết trong các bậc cấu trúc của phân tử prôtein trong
hình vẽ sau?

Hướng dẫn trả lời:
Hình 1: Cấu trúc bậc 1, có liên kết peptit .
Hình 2: Cấu trúc bậc 3, cầu disulfit bền chắc. Liên kết hidro yếu giữa các nhóm R. Liên kết điện hoá
trị, liên kết yếu giữa các nhóm R tích điện trái dấu.
Hình 3: Cấu trúc bậc 2, có liên kết hidro, là mạch polipeptit tạo thành vòng xoắn lò so (xoắn α)
hoặc mạch polipeptit kéo dài và nằm song song với liên kết hidro (nếp gấp β)
Bài 15: Hãy hoàn chỉnh bảng sau?
Loại protein

Chức năng

Ví dụ

Prôtêin vận chuyển
Prôtêin thụ thể
Prôtêin hoocmôn
Prôtêin enzyme
Prôtêin dựu trữ
Prôtêin co dãn
Prôtêin cấu trúc
Prôtêin bảo vệ
Hướng dẫn trả lời:

Loại protein
Pôtêin cấu trúc
Prôtêin enzim
Prôtêin hoocmôn

Chức năng
Cấu trúc nên tế bào và cơ
thể
Xúc tác các phản ứng
sinh hoá
Điều hoà chuyển hoá vật
chất của tế bào và cơ thể

Ví dụ
Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng. Sợi
côlagen cấu tạo nên mô liên kết
Lipaza thuỷ phân lipit
Xenlulaza thuỷ phân xenlulôzơ
Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong
máu …


23
Prôtêin dự trữ

Dự trữ các axit amin

Prôtêin vận
chuyển
Prôtêin thụ thể


Vận chuyển các chất

Prôtêin co dãn
Prôtein bảo vệ

Anbumin dự trữ trong trứng gà …
Glôbulin dự trữ trong các cây họ đậu

Hêmôglôbin vận chuyển O2 và CO2
Chilômicrôn vận chuyển côlestêrôn
Giúp tế bào nhận tín hiệu Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất
hoá học
Co cơ, vận chuyển, phân Actin và miôzin trong cơ
bào
Sợi tubôlin trong thoi phân bào
Chống bệnh tật
Các kháng thể, Intefêron chống lại sự xâm
nhập của virut và vi khuẩn

Câu 16:
a, Thế nào là aa thay thế? aa không thay thế? giải thích tại sao trong dinh dưỡng, chúng ta
phải sử dụng protein một cách đa dạng?
b, Protein trong tự nhiên có những bậc cấu trúc nào? bậc cấu trúc nào quyết định đến cấu
trúc không gian của nó?
Hướng dẫn trả lời:
a) - aa thay thế là các aa mà cơ thể người và động vật có thể tự tổng hợp được.
- aa không thay thế là các aa mà cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được, phải lấy
từ bên ngoài qua thức ăn.
- Sử dụng pr một cách đa dạng để cung cấp đầy đủ các aa cho cơ thể, vì mỗi loại pr có một số aa

khác nhau. Nếu không sử dụng đa dạng protein thì cơ thể sẽ bị thiếu các aa không thay thế.
b) Protein có bốn bậc cấu trúc:
- Cấu trúc bậc một: là số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipeptit tạo
nên tình dặc trưng cho mỗi loại protein.
- Cấu trúc bậc hai: là cấu hình của mạch polipeptit trong không gian được giữ vững nhờ liên kết
hiđrô giữa các aa ở gần nhau.
- Cấu trúc bậc ba: là hình dạng pr trong không gian ba chiều do cấu trúc bậc hai cuộn xếp theo
kiểu đặc trưng cho mỗi loại protein.
- Cấu trúc bậc bốn: là cấu trúc của pr gồm hai hay nhiều chuỗi polipeptit. Cấu trúcbậc một
protein có vai tò rất quan trọng, nó xác định nên tính đặc thù, đa dạng của protein đồng thời quyết định
cấu trúc bậc hai, bậc ba của pr. Vì vậy cấu trúc bậc một là cấu trúc quyết định nên cấu trúc không gian
của pr.
Câu 17: Vì sao khi nấu canh cua thì có hiện tượng đóng mảng và nổi lên mặt nước nồi canh?
Hướng dẫn trả lời:
- Hiện tượng này là do protein của thịt cua vón cục lại.
- Nguyên nhân: trong môi trường nước của tế bào, pr thường giấu kín phần kị nước vào bên
trong và lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Khi có nhiệt độ cao các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho
phần kị nước ở bên trông lộ ra bên ngoài, nhưng do tính chất kị nước nên các phần kị nước của các
phân tử protein lại liên kết với phần kị nước của các phân tử protein khác làm cho nó dính kết với các
phân tử kia. Vì vậy protein vón cục lại.
Câu 18: Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể thường phản ứng lại, làm cho ta bị sốt.
a, Phản ứng như vậy có tác dụng gì?
b,Từ thực tế trên có thể suy ra tính chất protein của người và của vi khuẩn có gì khác
nhau?
Hướng dẫn trả lời:
a, phản ứng như vậy có tác dụng làm biến tính pr của vi khuẩn vì vậy hạn chế sự sinh sản và
phát tán của vi khuẩn trong cơ thể.
b, Thực tế cho thấy pr của vi khuẩn biến tính ở nhiệt độ thấp hơn của pr ở cơ thể người.
Câu19: Tính chất của protein?
Hướng dẫn trả lời:

- Protein là đại phân tử, cấu trúc gồm 2 nhóm chính là amin (-NH2 ) và cacboxyl (-COOH).
* Sự biến tính
- Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý như tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học... hay tác
nhân hóa học như axit, kiềm mạnh, muối kim loại nặng,... các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn của
protein bị biến đổi nhưng không phá vỡ cấu trúc bậc một của nó, kèm theo đó là sự thay đổi các tính


24
chất của protein so với ban đầu. Đó là hiện tượng biến tính protein.
* Sau khi bị biến tính, protein thường thu được các tính chất sau:
+ Độ hòa tan giảm do làm lộ các nhóm kỵ nước vốn đã chui vào bến trong phân tử protein.
+ Khả năng giữ nước giảm
+ Mất hoạt tính sinh học ban đầu
+ Tăng độ nhạy đối với sự tấn công của enzim proteaza do làm xuất hiện các liên kết peptit ứng
với trung tâm hoạt động của proteaza
+ Tăng độ nhớt nội tại
+ Mất khả năng kết tinh
Câu 20: Hình vẽ dưới đây mô tả một chuỗi polypeptit ngắn với 8 axit amin theo trình tự 1  8 từ
trái qua phải như sau
1

2

a, hãy viết công thức các nhóm chức vào các ô chữ nhật số 1 và số 2
b, Gọi tên và kiểu của phản ứng tạo liên kết giữa hai aa
c, Thế nào là axit amin không thay thế. Kể tên ít nhất 3 loại aa không thay thế?
Hướng dẫn trả lời:
a, Công thức các nhóm chức
1. -NH2
2. -COOH

b, Liên kết peptit. Liên kết này được hình thành giữa nhóm cacboxyl cuả aa này với nhóm amin
của aa khác đồng thời giải phóng 1 phân tử nước
- Kiểu phản ứng là phản ứng trùng ngưng
c, aa không thay thế là aa mà cơ thể ngưòi và động vật không tự tổng hợp được mà phải lấy từ
nguồn thức ăn
- Một số aa không thay thế: lizin, valin, trytophan...
Câu 21: Nêu những điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của Pr và Axit Nucleic?
Hướng dẫn trả lời:
Axit Nucleic
Protein
- Chiều dài phân tử lớn, hàng trăm mm
- Chiều dài phân tử Pr nhỏ, tối đa 0,1mm
- Khối lượng phân tử ADN lớn, hàng triệu - Khối lượng phân tử Pr nhỏ, tối đa 1,5
đvc
triệu đvc
- ADN có 2 mạch, ARN có 1 mạch c
- Pr có 1, 2, 3, hoặc 4 chuỗi polypeptit
- Đơn phân là các nu hoặc ribonu
- Đơn phân là axit amin
- Trong ADN có 4 loại nu (A, T, G, X). - Trong Pr có hơn 20 loại axit amin
trong ARN có 4 loại ribonu (A, U, G, X)
- Chuỗi polypeptit nối với nhau bằng liên
- Các nu trên mạch đơn nối với nhau bằng kết peptit
liên kết cộng hoá trị
- Vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính
- Thể hiện tính axit
bazo
- Phân tử ADN được cấu tạo từ gen, phân - Phân tử Pr được mã hóa bởi 1 gen cấu
tử ARN được mã hoá bởi 1 gen. Như vậy, trúc xác định
ADN là bản gốc, còn ARN là bản sao mã.

- Axit nucleic có khả năng sao chép.
- Thực hiện chức năng di truyền.
- Không có khả năng tự nhân đôi.
- Tham gia vào các hoạt động sống của tế
bào và cơ thể.
Bài 22: Mô tả hình vẽ sau, chỉ rõ thành phần cấu trúc, các mối liên kết giữa các thành phần và ý
nghĩa của các mối liên kết đó ?

Hướng dẫn trả lời:
- Hình vẽ mô tả cấu trúc các loại nuclêôtit của ADN gồm 4 loại A, T, G, X
- Các nuclêôtit đều gồm 3 thành phần:


25
Đường C5H10O4
Axit photphoric. Kí hiệu là P
Khác nhau ở thành phần thứ 3 là bazơ có 4 loại A, T, G, X
- Bazơ liên kết với đường pentozơ bằng liên kết glucozit
- Axit photphoric liên kết với đường pentozơ bằng liên kết este
- Đây là các mối liên kết bền vững chính vì vậy mà nó đảm bảo cấu trúc bền vững của
từng đơn phân nuclêôtit, là cơ sở cho sự bền vững của AND.
Bài 23: a) Tại sao một phân tử ADN ở tế bào sinh vật nhân chuẩn có 2 mạch đơn?
b) Hình vẽ dưới đây cho thấy các loại liên kết trong phân tử AND
Hãy cho biết các vị trí 1, 2, 3, 4 là các loại
liên kết
gì, điểm khác nhau và ý nghĩa của liên kết
ở vị trí
số 1 và 4 là gì ? (đề thi quốc gia 2001-2002)
Hướng dẫn trả lời:
a) ADN ở sinh vật nhân chuẩn có

2 mạch
đơn để
- Đảm bảo tính ổn định cấu trúc
không
gian
- Đảm bảo ADN có kích thước lớn
(vật chất
đảm bảo di truyền là đại phân tử và đa
phân tử)
- Đảm bảo ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn
- Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường
- Tạo ra tính đối cực
b) Các loại liên kết
- 1 – Liên kết este
- 2 – Liên kết cộng hoá trị
- 3 – Liên kết glucôzit
- 4 – Liên kết hiđrô
Khác nhau:
Liên kết 1
Liên kết 4
- Có năng lượng liên kết lớn
- Năng lượng liên kết nhỏ
- Tạo mạch pôlinucleôtit
- Tạo cấu trúc không gian của ADN
- Góc liên kết cố định
- Góc liên kết không cố định tuỳ dạng ADN (A, B, Z, T)
- Đảm bảo tính bền vững, tính linh động của ADN
- Tạo tính bền vững
Bài 24: a) Bằng hình vẽ hãy phân biệt mARN, tARN, rARN. Hãy cho biết các thuỳ tròn của phân
tử tARN có chức năng gì ?

b) Từ hình vẽ về cấu trúc của các loại ARN hãy thử dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi
loại trong tế bào, giải thích tại sao?

Hướng dẫn trả lời:
a) Hình vẽ:
Chức năng:
1Thuỳ mang bộ ba đối mã khớp với mARN
1Thuỳ liên kết với ribôxôm
1Thuỳ liên kết với enzyme
b) Thời gian tồn tại của chúng phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử do liên kết hiđrô tạo ra và
trạng thái tồn tại của chúng trong tế bào
- mARN: Dạng mạch đơn không có liên kết hiđrô độ bền vững kém
- tARN: Có liên kết hiđrô nhưng số lượng ít
- rARN : Số liên kết hiđrô chiếm 70%, và được liên kết với prôtêin tạo thành ribôxôm


×