Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu ôn tập môn sinh học lớp 12 luyện thi đại học (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn
Tổ: Sinh học- Công nghệ
Mã đề :485

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-Năm học 2015-2016
MÔN SINH HỌC 12
(30 câu trắc nghiệm) -Thời gian 45 phút
Ngày thi: 22/12/2015

Câu 1: Một quần thể cân bằng Hacđi – Vanbec, có 2 alen A và a. Trong đó aa chiếm 36%. Tần số tương đối
của alen A và a là bao nhiêu?
A. A = 0,6; a = 0,4
B. A = 0,36; a =0,64
C. A = 0,4; a = 0,6
D. A = 0,64; a = 0,36
Câu 2: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp Bb ở thế hệ xuất phát là 100%. Tỉ
lệ kiểu gen BB ở thế hệ thứ 4 là:
A. 93,75%
B. 46,875%
C. 43,75%
D. 44,875%
Câu 3: Bệnh bạch tạng do gen đột biến lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố mẹ bình thường, nhưng
mang gen bệnh thì tỉ lệ con của họ không mắc bệnh sẽ là:
A. 50%
B. 75%
C. 0%
D. 25%
Câu 4: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như
sau:
Thế hệ


Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,49
0,42
0,09
F2
0,36
0,48
0,16
F3
0,25
0,5
0,25
F4
0,16
0,48
0,36
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Đột biến
Câu 5: Một quần thể có 0,25AA: 0,70Aa: 0,05aa. Tần số của alen A là:
A. 0,6
B. 0,7
C. 0,4
D. 0,5
Câu 6: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất
B. quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
D. làm biến đổi tần số tương đối của các alen theo hướng xác định
Câu 7: Anh Nguyễn Văn A bị nghi là con của một người bố lạ mặt(ông B). Để xác định chính xác quan hệ
huyết thống giữa 2 người thì phải sử dụng phương pháp
A. so sánh chỉ số ADN của anh A với chỉ số ADN của ông B
B. so sánh dấu vân tay của anh A với dấu vân tay của ông B
C. so sánh kiểu gen của anh A với kiểu gen của ông B
D. so sánh cấu trúc ADN của anh A với cấu trúc ADN của ông B
Câu 8: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?
I. Cắt ADN của TB cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của TB cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
A. I, III, IV, II
B. II, I, IV, III
C. I, II, III, IV
D. II, I, III, IV
Câu 9: Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen AABBDD, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có kiểu
gen EEHHNN. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này (Sự lai chỉ diễn ra giữa một tế bào của dòng A
với một tế bào của dòng B). Tế bào lai sẽ có kiểu gen:
A. AABBDDEEHHNN
B. BBAADEEHNN
C. AEBHDN
D. ABDEHN
Câu 10: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a 1, a2 ,a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra bao
nhiêu tổ hợp gen?
A. 10
B. 8

C. 6
D. 4


Câu 11: Nhân tố tiến hoá nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng làm thay đổi thành
phần kiểu gen của quần thể?
A. các yếu tố ngẫu nhiên
B. giao phối không ngẫu nhiên
C. chọn lọc tự nhiên
D. di nhập gen
Câu 12: Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến gen nhưng gen đột biến lại không di truyền được cho thế hệ
sau. Nguyên nhân là vì:
A. bệnh ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cơ thể
B. gen đột biến gây chết ở trạng thái đồng hợp
C. bệnh nhân ung thư bị tử vong nên không sinh sản
D. gen đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Câu 13: Quần thể nào sau đây chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền (theo định luật Hacđi- Vanbec)?
A. 25% AA: 50 % Aa: 25% aa
B. 36% AA: 48% Aa: 16% aa
C. 100% aa
D. 100% Aa
Câu 14: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen Aabb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển
thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này
A. có khả năng giao phối với nhau để sinh con
B. có mức phản ứng giống nhau
C. Có kiểu hình hoàn toàn khác nhau
D. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau
Câu 15: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể
B. thành phần kiểu gen của quần thể

C. kiểu hình của quần thể
D. kiểu gen của quần thể
Câu 16: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi
phương pháp:
Phương pháp
Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội
a) Tạo giống lai khác loài.
hóa
2. Cấy truyền phôi ở động vật
b) Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp
tử về các cặp gen.
3. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) ở thực
c) Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.
vật
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào là đúng?
A. 1a, 2b, 3c
B. 1c, 2a, 3b
C. 1b, 2a, 3c
D. 1b, 2c, 3a
Câu 17: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là
n
n
n
n
1
1
1−  
1


1
 
 
1
A.
;
B.
;
Aa
=
Aa
=




 16 
4
AA = aa =
AA = aa =
 16 
4
2
2
n
n
n
n
1
1

1−  
1−  
1
1
C.
D.
 8  ; Aa =  
 2  ; Aa =  
AA = aa =
AA = aa =
8
2
2
2
Câu 18: Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá
nhỏ là
A. đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiên
B. đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên
C. đột biến, giao phối và di nhập gen
D. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
Câu 19: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
A. quần xã
B. nòi
C. cá thể
D. quần thể
Câu 20: Đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành được gọi là:
A. sàng lọc trước sinh
B. kĩ thuật di truyền
C. tư vấn di truyền
D. liệu pháp gen

Câu 21: Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng
A. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể
B. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể
C. tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
D. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể


Câu 22: Cho các điều kiện sau:
(1). Quần thể có số lượng cá thể lớn
(2). Các cá thể giao phối ngẫu nhiên
(3). Các cá thể tự phối với nhau
(4). Các cá thể có sức sống như nhau
(5). Các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau
(6). Các cá thể có khả năng sinh sản như nhau
(7). Thường xảy ra đột biến và di nhập gen
(8). Không có đột biến và không có di nhập gen
Tổ hợp đúng về các điều kiện ngiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là:
A. 1, 2, 3, 5, 7
B. 1, 2, 4, 6, 8
C. 1, 3, 5, 6, 8
D. 3, 4, 5, 7, 8
Câu 23: Xét các quá trình sau:
(1). Nhân bản cừu Đôli.
(2). Tạo giống bông kháng sâu hại.
(3). Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
(4). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
(5). Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.
Những quá trình nào thuộc về ứng dụng của công nghệ gen?
A. 1, 4
B. 3, 4, 5

C. 2, 3, 5
D. 3, 4
Câu 24: Tiến hóa lớn là
A. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành
B. quá trình hình thành các nhóm phân loại như nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành
C. quá trình hình thành các nhóm phân loại như chi, họ, bộ, lớp, ngành
D. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài phụ, chi, họ, bộ, lớp, ngành
Câu 25: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
C. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp
D. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện
Câu 26: Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Thứ tự đúng của quy trình là:
A. IV → III → II
B. I → IV → II
C. III → II → IV
D. II → III → IV
Câu 27: Cho các nhân tố sau:
1. Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền) 2. Giao phối không ngẫu nhiên
3. Đột biến
4. Giao phối ngẫu nhiên
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. 2, 3
B. 3, 4
C. 1, 2

D. 1, 4
Câu 28: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn
B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
C. dung hợp tế bào trần
D. cấy truyền phôi
Câu 29: Một quần thể có 360 cá thể AA, 280 cá thể Aa, 360 cá thể aa. Hãy chọn kết luận đúng
A. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25
B. Tần số của alen A là 0,6
C. Sau 1 thế hệ tự phối, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,36
D. Quần thể đang cân bằng về mặt di truyền
Câu 30: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước
quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. các yếu tố ngẫu nhiên
B. đột biến
C. di nhập gen
D. chọn lọc tự nhiên---------------------------------------------




×