Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG VỚI GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 28 trang )


Kỹ năng sống (KNS) được hình thành và tồn tại
trong mối tương tác mật thiết và có sự cân
bằng với kiến thức và thái độ cần thiết cho
cuộc sống hàng ngày của con người. Bản
chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và
kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực
trong cuộc sống, học tập và làm việc có hiệu
quả.
Kỹ năng sống giúp các em hình thành năng lực
ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn
thiện hành vi của bản thân, giải quyết các
vấn đề của cuộc sống với mọi người xung
quanh. Trong giáo dục SKSS-VTN cần tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho các em,
giúp các em có một số kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống hằng ngày


1. Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới
tính, sức khoẻ sinh sản (SKSS), sức khoẻ
tình dục.
2. Giúp hs hiểu và tự giải quyết những vấn
đề về sức khoẻ bản thân, phát triển
những giá trị và những KNS có khả năng
đưa đến một phong cách sống lành mạnh,
tích cực và có trách nhiệm.
3. Khuyến khích hành vi có trách nhiệm để
ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm, sự
lây truyền của bệnh BLTQĐTD và HIV/
AIDS…


4. Tạo điều kiện cho hs nhận biết được sự
lạm dụng về tình cảm, tình dục và cách xử
trí với những vấn đề này.


5. Nâng cao khả năng tự đánh giá bản
thân và tính tự trọng, tự tin ở hs trong
quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người
lớn.
6. Biết coi trọng phụ nữ và các em gái,
ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng
giới trong cộng đồng.
7. Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về
những tác động xấu của tệ nạn xã hội
cũng như sự phát triển giống nòi của
mỗi dân tộc.


- Sức khoẻ là trạng thái thoải mái (khoẻ mạnh) hoàn

toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không
chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế.
- SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,
tinh thần và xã hội, trong mọi thứ liên quan đến
hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của
nó chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật
hoặc tàn phế. (Định nghĩa SKSS đầy đủ - WHO)
- Lứa tuổi Vị thành niên (VTN) theo định nghĩa của Bộ
Luật lao động là lứa tuổi dưới 18t.
Theo WHO:

- VTN là những người từ 10-19 tuổi ( ở trong tuổi thiếu
nhi và trước tuổi trưởng thành). Thanh niên là
những người ở trong độ tuổi từ 15- 24t. Những
người trẻ tuổi là những người trong độ tuổi từ 1024t
 




VTN/TN:
10-24 tuổi: 24 triệu - 31,6% dân số
0-24 tuổi:



- 51%

Qui mô gia đình truyền thống và sự kiểm soát của
gia đình đang bị phá vỡ, hành vi của VTN/TN chịu
nhiều tác động của đồng đẳng




Quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng tăng.

Tuổi lập gia đình muộn: nam 26t- nữ 24t
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: nam 19t- nữ 19,5 t
Thanh thiếu niên tuổi từ 18 – 20 quan hệ tình dục trước hôn
nhân chiếm 16,5%.



HIV: 60% người nhiễm ở độ tuổi dưới 29 (theo BYT)



Nạo hút thai: khoảng 30% chưa lập gia đình, chủ yếu là
VTN/TN trên tổng số 1 triệu ca/năm, VTN chiếm khoảng 20%
trong tổng số các ca nạo hút thai những năm gần đây



Tham gia hoạt động mại dâm: tăng, 64.9% dưới tuổi 25 (theo
Bộ LĐTBXH)


- Tình trạng lạm dụng thuốc lá, rượu bia, các chất gây
nghiện, hoạt động tình dục không an toàn, thiếu kiến
thức về SKSS, thiếu tiếp cận với các nguồn thông tin
chính xác, thiếu kỹ năng sống, ít tiếp cận và e ngại khi
sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai, thiếu tiếp
cận với các dịch vụ y tế công...
- Các vấn đề SKSS/SKTD của VTN





Có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn
Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

HIV/AIDS
Lạm dụng tình dục


Cho rằng mình đã khôn lớn muốn tự khẳng định
mình. Chuẩn mực và thái độ của họ đối với giới
tính và tình dục cũng thay đổi.
 Thanh niên ngày nay có khuynh hướng kết hôn
muộn hơn, ở nông thôn tuổi kết hôn trung bình
của nữ là 22, nam là 24,6 < ở thành thị lần lượt là
24,5 và 27,1
 Tuy nhiên họ lại thường bắt đầu có QHTD sớm
hơn trước tuổi kết hôn trung bình là 19 đối với
nam và 19,5 đối với nữ









Tuổi vị thành niên là giai đoạn diễn ra những
thay đổi lớn về thể chất trí tuệ và tình cảm, đó
cũng là giai đoạn dễ có các hành vi không an toàn
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV như thử nghiệm
QHTD, sử dụng rượu và ma túy
Có khoảng 25% trong số những người có QHTD
trước hôn nhân đã QHTD lần đầu với GMD.

Số người nạo hút thai vị thành niên chiếm khoảng
20% trong tổng số các ca nạo hút thai những năm
gần đây







Nguyên nhân hàng đầu làm lây lan HIV trong thanh thiếu
niên trên toàn quốc trước đây là do dùng chung BKT
trong TCMT, nguyên nhân thứ hai không kém phần quan
trọng vì có liên quan tới đại bộ phận thanh thiếu niên là
QHTD không an toàn. Tuy nhiên theo xu hướng dịch hiện
nay, QHTD không an toàn đang có xu hướng tăng lên.
Tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao ở lứa
tuổi từ 15-24
Nữ thanh thiếu niên đặc biệt dễ có nguy cơ nhiễm HIV và
các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì cơ thể họ còn
đang thay đổi. Và họ thường có QHTD với người đàn ông
nhiều tuổi hơn mạnh mẽ về tình dục hơn. Họ ít có khả
năng từ chối QHTD ngoài ý muốn hoặc hạn chế trong việc
thuyết phục bạn tình sử dụng các biện pháp an toàn như
việc sử dụng bao cao su trong QHTD).


3. Những yếu tố thúc đẩy thanh thiếu niên tới bối
cảnh có nguy cơ cao
• Tình trạng nghèo đói làm cho nhiều thanh thiếu

niên phải tìm cách xoay sở để kiếm sống, kể cả việc
thực hiện những hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao.
• Sự thay đổi môi trường sống làm cho nhiều thanh
thiếu niên từ nông thôn ra thành phố tìm kế sinh
nhai rơi vào các hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.
• Sự mất mát hay đổ vỡ của gia đình làm cho nhiều
thanh thiếu niên không được hưởng sự quan tâm
chăm sóc và quản lý từ phía cha mẹ, nhà trường và
cộng đồng


3. Những yếu tố thúc đẩy thanh thiếu niên tới bối
cảnh có nguy cơ cao (tt)
• Sự rủ rê lôi kéo thúc ép của bạn bè, sự hiện diện của các
tệ nạn xã hội, việc bùng nổ thông tin với mạng internet
phát triển cũng như các loại văn hoá phẩm khiêu dâm,
phim ảnh bạo lực, game online không được kiểm soát.
• Thiếu các dịch vụ y tế và xã hội dành riêng cho thanh
thiếu niên hoặc chưa đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận cho
họ.
• Phần lớn thanh thiếu niên chưa được trang bị đầy đủ
kiến thức về nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, chưa được tiếp cận với các
nguồn thông tin chính xác và chưa được hỗ trợ để thực
hiện các hành vi an toàn.


4. Thiếu hiểu biết dẫn tới không sử dụng biện
pháp bảo vệ
• Nhiều thanh niên và cả người lớn tuổi hiểu sai về các

biện pháp tránh thai hiện đại. Nhiều người còn đánh
đồng bao cao su với việc làm tình hay có nhiều bạn tình.
• Một số thanh thiếu niên cho rằng BCS chỉ thích hợp với
những người đã lập gia đình để tránh thai, BCS làm
giảm khoái cảm khi QHTD.
• Tỷ lệ sử dụng BCS trong thanh thiếu niên chưa lập gia
đình rất thấp. điều này có liên quan tới việc thiếu thông
tin và dịch vụ.
• Thanh thiếu niên tán thành QHTD nếu không kiềm chế
được hoặc nếu quan hệ đó là trong sáng dẫn tới QHTD
không định trước và không sử dụng các biện pháp bảo
vệ




Hành vi và các quyết định cá nhân cuả thanh
thiếu niên chịu nhiều ảnh hưởng từ:
- Quan điểm của bạn bè
- Chuẩn mực cá nhân của chính họ
- Niềm tin của chính họ vào khả năng thực hiện loại hoạt
động nào đó.
- Tác động của gia đình và cộng đồng.
- Chuẩn mực xã hội



Các bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm
khác trong xã hội thường cảm thấy không thoải
mái khi phải nói những chuyện liên quan tới TD



Các thầy cô giáo (kể cả các GV dạy sinh vật) khi
giảng về đề tài này thường rất ngại.
 HS không dám trao đổi thẳng thắn với thầy cô về
vấn đề này.
 Nhiều người lo ngại rằng việc khuyến khích sử
dụng BCS sẽ làm tăng hoạt động tình dục trong
thanh thiếu niên. (Tuy nhiên thực tế nhiều nghiên
cứu đã cho thấy việc tiếp cận và sử dụng BCS
không hề thúc đẩy thanh thiếu niên đi tới QHTD
sớm hơn hoặc có nhiều thêm bạn tình hơn).
Thực tế: Việc cung cấp thông tin về tình dục và
HIV/AIDS không những không làm tăng hoạt
động tình dục trong thanh thiếu niên mà còn giúp
thanh thiếu niên đưa ra được những quyết định cá
nhân đúng đắn để phòng ngừa HIV/AIDS.



Thanh thiếu niên thường cho rằng các thông điệp
chưa phù hợp với họ và chưa giúp họ có được kiến
thức đúng đắn về HIV/AIDS, STD
 Phần lớn thanh thiếu niên chưa tiếp cận được với
thông tin về giới tình và Sức khoẻ sinh sản VTN, bên
cạnh đó chương trình giáo dục trong lĩnh vực này
còn rất hạn chế.
 Thiếu giáo viên đã qua đào tạo để truyền đạt thông
tin và huấn luyện các kỹ năng cần thiết cho thanh
thiếu niên.




Thanh thiếu niên ngoài nhà trường rất bị hạn chế
trong việc tiếp cận thông tin thường họ chỉ có thể
tìm hiểu thông qua bạn bè và sách báo, nhiều bạn
trẻ không đủ tiền mua sách báo thông tin được bạn
bè chia sẻ lại không đúng.
VD: một số bạn cho rằng không thể có thai ngay
trong lần QHTD đầu tiên, một số khác lại cho rằng
chỉ có nghiện ma tuý mới có nguy cơ nhiễm HIV




Nhận thức về quyền SKSS/SKTD vẫn chưa đạt mức độ
mong muốn
◦ Của cán bộ địa phương;
◦ của cha mẹ;
◦ Của thầy cô giáo;
◦ Của vị thành niên;


Giáo dục giới tính
 Giúp vị thành niên hiểu về sức khoẻ
sinh sản (sinh lý sinh sản, thụ thai,
các biện pháp tránh thai).
 Nguy cơ thai nghén ngoài ý muốn.
 Các bệnh lây truyền đường tình dục
(STDs) và bệnh nhiễm khuẩn đường

sinh sản (RTIs).
 Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh
 Vấn đề bình đẳng giới
 Giáo dục về sức khoẻ tình dục



- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
- Sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần,
cảm xúc của tuổi dậy thì cho cả hai đối tượng
nam và nữ.
- Vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì (chú trọng giáo
dục vệ sinh kinh nguyệt cho các em nữ).
- Quá trình sinh sản: thụ tinh, thai nghén, sinh
con...
- Hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn,
có thai ngoài ý muốn và làm mẹ sớm ở tuổi vị
thành niên.
- Các biện pháp tránh thai (BPTT).
- Nguyên nhân và hậu quả khi mắc bệnh LTQÐTD
và nhiễm khuẩn đường sinh sản, cách phòng
ngừa và cách xử trí nếu không may đã bị mắc.
- Những kiến thức về tình bạn khác giới trong
sáng, tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn
trách nhiệm.


- Kỹ năng tư duy như kỹ năng ra quyết định gồm kỹ
năng suy nghĩ mang tính phê phán và sáng tạo, kỹ
năng thu thập thông tin, đánh giá thông tin, đưa ra

nhiều giải pháp, kỹ năng phân tích để đánh giá nguy
cơ; kỹ năng nhận thức được hậu quả; kỹ năng giải
quyết vấn đề...
- Các kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự nhận thức (tự
đánh giá, tự khẳng định, suy nghĩ tích cực, sự tự tin,
sự trân quý bản thân), kỹ năng xác định giá trị, kỹ
năng kiên định, kỹ năng từ chối, kỹ năng tự bảo vệ
sức khỏe, ứng phó với căng thẳng, cảm xúc...
- Các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp gồm kỹ
năng thiết lập tình bạn, hợp tác, làm việc theo nhóm,
thể hiện sự cảm thông, thương lượng và xử lý mâu
thuẫn, giải quyết xung đột không dùng bạo lực, kỹ
năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè...
- Các kỹ năng thực hiện công việc và hoàn thành tốt
các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận
trách nhiệm, xây dựng kế hoạch...


- Những kiến thức về cấu tạo và chức năng của cơ
quan sinh dục. Thông qua đó, các em biết được cấu
trúc bình thường và nhận ra những điều bất thường/
bệnh lý của các cơ quan hệ sinh dục. => giáo dục kỹ
năng quan sát, nhận biết tình trạng sức khỏe bản
thân, kỹ năng trình bày, thổ lộ với người thân.
- Những kiến thức về sự thay đổi về thể chất cũng
như tinh thần, cảm xúc của tuổi dậy thì cho cả hai
đối tượng nam và nữ. => giáo dục kỹ năng ứng xử,
ứng phó với căng thẳng, cảm xúc...cho các em.
- Những kiến thức về vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì
(chú trọng giáo dục vệ sinh kinh nguyệt cho các em

nữ) => giáo dục KN tự bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là
trong thời kỳ dậy thì.


- Những kiến thức về quá trình sinh sản: thụ tinh,
thai nghén, sinh con, hậu quả của quan hệ tình
dục không an toàn, có thai ngoài ý muốn và làm
mẹ sớm ở tuổi VTN => giáo dục KN phân tích để
đánh giá nguy cơ, KN nhận thức được hậu quả,
KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiên
định, KN từ chối, KN phòng vệ quấy rối tình
dục, KN trình bày, thổ lộ với người thân, chia sẻ
và tìm kiếm sự giúp đỡ...
- Những kiến thức về các biện pháp tránh thai
(BPTT)=>giáo dục KN phân tích đánh giá nguy
cơ, KN ứng phó tình huống và KN ra quyết định.
- Những nguyên nhân và hậu quả khi mắc bệnh
LTQÐTD và nhiễm khuẩn đường sinh sản, cách
phòng ngừa và cách xử trí nếu không may đã bị
mắc => giáo dục KN phân tích để đánh giá nguy
cơ, KN nhận thức được hậu quả, KN xác định giá
trị, KN ra quyết định, KN trình bày, thổ lộ với
người thân, tìm kiếm sự giúp đỡ...


- Những kiến thức về tình bạn khác giới trong
sáng, tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn
trách nhiệm => Giáo dục các kỹ năng xã hội
như kỹ năng giao tiếp gồm kỹ năng thiết lập
tình bạn, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể

hiện sự cảm thông (KN thấu cảm); KN
thương lượng và xử lý mâu thuẫn, giải quyết
xung đột không dùng bạo lực; kỹ năng xác
định giá trị ; kỹ năng đứng vững trước sự lôi
kéo của bạn bè (kỹ năng từ chối); kỹ năng
trình bày, chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ...


×