Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sang kien kinh nghiem mon tieng anh 4 ( NH 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.74 KB, 8 trang )

PHÒNG GDĐT HUYỆN HỒNG NGỰ
TRƯỜNG TH THƯỜNG PHƯỚC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016-2017
Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG
ANH Ở TIỂU HỌC
Tác giả: Huỳnh Hữu Thọ, Chức vụ: Giáo viên, môn: Tiếng Anh
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I.Thực trạng và nguyên nhân
1.Thực trạng
Ở nước ta, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học với văn bản
hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1996. Đến năm 2003 Bộ ban
hành chương trình dạy tiếng Anh tiểu học chỉ đạo mục tiêu và nội dung giảng dạy
trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên quy trình dạy tiếng Anh tiểu học đang có nhiều
khó khăn trong buổi ban đầu này, như điều kiện vật chất trong lớp học dành cho học
sinh học tiếng Anh, tài liệu dạy học như sách vở, băng đĩa, máy casstte... và đặc biệt là
đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học. Hầu hết đội ngũ giáo viên dạy bộ
môn tiếng Anh ở tiểu học là những người được đào tạo chuyên ngành giáo viên tiếng
Anh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông mà chỉ được tập huấn “HỘI THẢO
TẬP HUẤN GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ SÁCH” khoảng vài
ngày. Hơn nữa chúng tôi không được đào tạo chuyên ngành về tiểu học. Chính vì vậy
việc truyền đạt các kỹ năng cho các em gặp rất nhiều khó khăn.
2. Nguyên nhân
Các em còn bỡ ngỡ với môn học mới mẻ này. Có những em chưa đọc thông viết thạo
tiếng mẹ đẻ, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp can với ngôn ngữ nước
ngoài. Ngoài ra tiếng Anh là bộ môn đòi hỏi các em phải có chút năng khiếu học ngoại
ngữ, mà năng khiếu phần lớn rơi vào các em học khá, giỏi, còn các em với mức học
trung bình yếu thì nay quả là một công việc nặng nề đối với các em. Mặt khác, kết quả


môn tiếng Anh không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học văn hóa, không lấy bộ
môn này làm tiêu chí đánh giá xếp loại học lực, vì vậy các em cảm thấy không cần
thiết và dẫn đến sao lãng việc học tập, với suy nghĩ “vui thì học, khó thì thôi”, dần dần
tạo ra sự chán học của phần lớn học sinh. Trong các bộ sách hiện đang giảng dạy tại
1


các trường tiểu học ở bộ môn tiếng Anh tự chọn, bộ sách “Tiếng Anh (3, 4, 5)” bám sát
chương trình của Bộ đề ra. Từ năm học 2015 - 2016, chương trình đã chính thức được
thay đổi bằng giáo trình “Tiếng Anh (3, 4, 5)”, nội dung phong phú và gần gũi với học
sinh hơn. Điều này dẫn tới việc tìm tòi học hỏi để đổi mới phương pháp dạy và học của
giáo viên và học sinh cho phù hợp với chương trình. Chương trình “Tiếng Anh 4” là
một giáo trình hội tụ đầy đủ 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Hiện nay trong thời
kỳ hội nhập, người Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài. Chính vì
vậy kỹ năng Nghe và Nói là rất quan trọng trong quá trình giao tiếp. Hai kỹ năng này
chiếm phần lớn trong một bài học của sách “Tiếng Anh 4". Người Việt Nam với truyền
thống rụt rè, nhút nhát nên việc giao tiếp còn e ngại. Các em ngại nói dẫn đến nghe và
nói yếu. Môi trường tiểu học là nơi tạo tiền đề cho việc hình thành thói quen và khả
năng giao tiếp. Giao tiếp nhiều dẫn đến sự mạnh dạn, không sợ sai khi đứng trước lớp
và những người xung quanh.
Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy ở môi trường tiểu học, tôi đã chọn
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH Ở TIỂU
HỌC” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đây là tiền đề cho việc định
hướng trong quá trình dạy và học có chất lượng, thu hút các em đam mê bộ môn này.
II. Biện pháp đã thực hiện
1. Kết quả thống kê lỗi
Qua kết qủa thống kê lỗi đầu năm học 2016-2017 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp
cho các em khối 4 tôi thấy học sinh thường mắc phải những lỗi sau:
1.1. Về phát âm
- Phần lớn các em chưa nhấn âm đúng trọng âm trong khi phát âm từ.

Ví dụ: classroom, library, eraser……..
- Ngoài ra các em chưa phát âm được những từ có âm s, z, p, k.
Ví dụ: close, please, pen, close
1.2. Về từ vựng
- Học sinh đọc bài còn sai rất nhiều. Phần lớn các em không nhớ từ vựng, nhất là các
từ có nhiều âm tiết.
Ví dụ: good afternoon, school library, bathroom, interesting, difficult, …
1.3. Về ngữ pháp
- Các em chưa giao tiếp trôi chảy, sợ mắc lỗi nên không giám nói. Chưa hình thành
câu đầy đủ. Trong khi nói các em chưa xác định được vị trí của các loại từ
( động từ, giới từ, tính từ, danh từ, từ hỏi ).
Ví dụ: What do you do on Fridays, Nam?
 I go to school in the morning.
-Vì chương trình “Tiếng Anh (3, 4, 5)” được áp dụng từ năm học 2014-2015 và
2015-2016 nên tôi chỉ đưa ra kết quả khảo sát của đầu năm học lớp 4 (khảo sát 92 học
sinh lớp 4)
2


Kết quả khảo sát đầu năm học 2016 -2017 (Lớp 4A3)
K
h
ô
í
4

S
ĩ
s


35

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Phát âm

Từ Vựng

Ngữ pháp Phát âm

Từ Vựng

Ngữ pháp

TS

%

TS

%

TS

%

TS


%

TS

%

TS

%

20

57

22

63

21

60

15

43

13

37


14

40

2. Một số nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục
2.1. Pronunciation ( Phát âm)
- Điều quan trọng là ngay cả học sinh nhỏ người bản xứ cũng gặp khó khăn khi phát
âm một số âm tiếng Anh như: r, l, sh và th. Phải đến khi trưởng thành thì chúng mới
phát âm hoàn thiện. Vì thế người thầy phải kiên trì và dành nhiều thời gian cho học
sinh luyện tập phát âm. Tuy nhiên khi dạy, chúng ta không nên gọi một số học sinh,
từng người một đứng dậy đọc (phát âm) một từ hoặc một nhóm từ trước lớp. Nếu một
học sinh gặp khó khăn một yếu tố nào đó thì không nên bắt học sinh đó đứng dậy đọc
đi đọc lại nhiều lần, mà yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh
sẽ tiếp tục luyện theo đôi và khi ấy giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh
vẫn còn gặp khó khăn.
- Trong sách “Tiếng Anh 4” những bài luyện âm không đóng vai trò quan trọng lắm.
Bởi vì trẻ em bắt đầu học tiếng Anh không cần phải quan tâm quá mức đến luyện trọng
âm và cách phát âm thật chính xác từng từ, từng nhóm từ một. Quan tâm quá mức đến
điều này có thể dẫn đến sự thất vọng, sự thiếu lòng tin và thiếu hứng thú của trẻ học
ngôn ngữ. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn đầu là phát triển khả năng giao tiếp dễ
dàng bằng ngôn ngữ mới và không tạo tâm lí phát âm sai. Điều này ảnh hưởng rất
nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học
ngôn ngữ: không có động cơ trẻ sẽ không học.
- Sách “Tiếng Anh 4” nhấn mạnh ngôn ngữ nói thông qua phần “Look, listen and
repeat” và phần “Let’s talk”. Ở hai phần này các câu được rút gọn từ “Look, listen and
repeat” và “Listen and number”. Học sinh được tạo điều kiện luyện tập các câu, tăng
cường được khả năng nói trôi chảy và nói tự nhiên của học sinh.
2.2. Vocabulary (Từ vựng)
- Có hai loại từ vựng hoặc ngữ liệu mà tất cả những người học ngôn ngữ đều cần phát
triển – đó là ngữ liệu thụ động (receptive language) và ngữ liệu sản sinh (productive

language).
Ví dụ: Nếu người thầy viết số 1 lên bảng và bảo học sinh mở sách, nhìn vào trang 1,
thì lúc đó ngôn ngữ thụ động của học sinh phát triển, vì có thể học sinh chưa học số 1
3


và chưa học câu mệnh lệnh mà thầy dùng, nhưng vẫn hiểu được nghĩa câu nói thông
qua động tác của thầy.
- Để luyện sử dụng ngôn ngữ thụ động, học sinh cần phải được luyện cách phản xạ tự
nhiên với từ mới.
- Giáo viên dùng học cụ hoặc thẻ từ để giới thiệu từ mới. Một cách làm đơn giản nhất
là đưa ra một đồ vật hoặc một phiếu tranh và đọc to từ chỉ vật đó. Yêu cầu học sinh
đọc to vài lần. Sau đó đưa từ đó vào trong phần dạy kỹ năng, sử dụng ngữ liệu quen
thuộc.
- Giáo viên đặt các phiếu tranh: chào buổi sáng (good morning), chào buổi trưa (good
afternoon), chào buổi tối (good evening), good night (chúc ngủ ngon). Giáo viên đọc
to tên một trong những tranh đó. Học sinh đua nhau chạy nhanh đến chạm tay vào
những phiếu có từ trong tranh đó. Học sinh nào nhanh hơn thì sẽ thắng cuộc.
- Trong sách “Tiếng Anh 4”có nhiều chủ điểm. Vì vậy trong tiết học có từ mới chúng
ta nên dành vài phút để dạy từ vựng theo hình thức này. Làm được như vậy sẽ đọng
sâu trong trí nhớ của học sinh.
2.3. Grammar (Ngữ pháp):
- Trong chương trình này ngữ pháp là những câu nói hoặc những câu hỏi và trả lời sẽ
được tập luyện nhiều lần trong phần “Point and say”, “ Let’s talk” và “Look and
write”.
- Có nhiều cách để giới thiệu mẫu câu, câu hỏi và trả lời mới. Giáo viên có thể làm
mẫu, hoặc giáo viên cùng con rối làm mẫu. Khi làm mẫu chúng ta sử dụng bất cứ công
cụ nào có trong tay, cộng với cử chỉ, động tác thích hợp.
Ví dụ: Unit 2. I’m from Japan-Lesson 2 (Tiếng Anh 4)
Teacher: Where are you from?

Students: I’m from England.
3.3. Biện pháp thực hiện để nâng cao khả năng giao tiếp môn tiếng Anh:
3.1. Dạy tốt môn tiếng Anh để giúp học sinh giao tiếp tốt:
- Mỗi tuần chỉ có 2 tiết tiếng Anh trong một lớp. Như vậy để tiết học nhẹ nhàng, có
hiệu quả và thu hút được sự quan tâm học tiếng Anh của trẻ, đòi hỏi người giáo viên
phải đầu tư vào đồ dùng giảng dạy và phương pháp truyền thụ cho học sinh. Cách phát
âm, từ vựng, ngữ pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hình thành và rèn luyện các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
3,2. Gây hứng thú từ phút đầu của phần giới thiệu bài mới:
a) Ý nghĩa và tác dụng của phần giói thiệu bài mới:
- Dạy một bài học mới thường mở đầu bằng phần giới thiệu. Lời giói thiệu đó để
chuẩn bị cho học sinh bước vào một tâm trạng mới, một tư thế học tập mới. Nếu lời
giói thiệu mang những lời lẽ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sinh động sẽ làm cho các em
vui thích chờ đợi sự học hỏi, được khám phá, được tham gia vào bài học. Vì vậy người
thầy không nên xem nhẹ phần này. Nếu có thể chúng ta nên tích lũy cho mình những
lời giới thiệu hay, hấp dẫn để bước đầu góp phần vào thành công của tiết dạy.
4


b) Các hình thức giới thiệu bài:
Giới thiệu bài bằng câu hỏi qua tranh:
Ví dụ: Unit 2. I’m from Japan (Tiếng Anh 4).
Teacher: Where are you from?
Stusdents: I’m from Australia.
3.3. Xây dựng tốt hoạt động làm việc theo nhóm
a) Ý nghĩa và tác dụng
- Cũng như những môn học khác, tiếng Anh được dạy học theo nhóm là hình thức dạy
học tích cực. Trong đó, số học sinh của lớp được chuyển thành các nhóm một cách
thích hợp. Ở trong nhóm, học sinh được phát triển kỹ năng nghe, nói, tạo điều kiện cho
học sinh học hỏi lẫn nhau, tự tin hơn trong giao tiếp ngôn ngữ nước ngoài.

- Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và tác dụng thiết thực khi nhóm thực hành được các
bài tập theo yêu cầu của từng bài học.
b) Những biện pháp để xây dựng tốt hoạt động trong nhóm
- Giúp cho mỗi thành viên trong nhóm điều biết và hiểu được công việc trong nhóm.
Ví dụ: Unit 2. I’m from Japan. (Tiếng Anh 4).
+ Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong phần “Look and say”. Sau đó mỗi
nhóm đại diện một cặp lên bảng chỉ vào tranh hỏi và trả lời.
+ Các nhóm hiểu rằng nhóm mình phải làm phần này với yêu cầu là sử dụng 2 mẫu
câu: Where are you from? và Where is he/she from? để luyện tập hỏi và trả lời về các
quốc gia đã cho.
- Dưới sự phân công của các nhóm trưởng, mỗi thành viên trong nhóm phải biết công
việc của bản thân mình, đồng thời phải tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm.
Ví dụ:
+ Theo yêu cầu của bài luyện trên, chia lớp thành nhóm 6, các nhóm (mỗi nhóm có 6
học sinh) được tổ chức như sau:
+ Nhóm trưởng phân công:
- Cặp 1 hỏi và trả lời các quốc gia với hai quốc gia: China, Japan.
- Cặp 2 hỏi và trả lời các quốc gia với hai quốc gia: Vietnam, England.
- Cặp 3 hỏi và trả lời các quốc gia với hai quốc gia: Australia, America.
còn lại lắng nghe.
- Cứ thế xoay vòng đến nhóm 2 và 3. Như vậy bạn nào cũng có thể nghe và luyện tập
cho đến hết bài.
3.4. Bài luyện kỹ năng
- Bài luyện là sử dụng thời gian đồng thới có hiệu quả, một cách ôn tập thoải mái và là
cách giới thiệu ngữ liệu có tổ chức chặt chẽ. Trong khi sử dụng bài luyện cần luôn thay
đổi, luân phiên giữa luyện phản xạ cá nhân và phản xạ tập thể. Khi luyện phản xạ cá
nhân, giáo viên cần chú ý gọi học sinh không theo một quy luật nào, và giữ tốc độ
luyện khá nhanh để duy trì sự tập trung chú ý của học sinh.
5



- Có nhiều loại hình luyện kỹ năng. Sau đây là phần miêu tả một vài loại hình và
phương pháp thực hiện.
a) Repetition Drill (Luyện nhắc lại)
- Loại hình này là đọc mẫu từ mới hoặc ngữ liệu mới cho học sinh đọc theo.
* Ví dụ: Teacher: dance, dance, dance,…
Students: I can dance.
b) Substitution Drill (Luyện thay thế)
- Có thể dùng phiếu tranh hoặc học cụ để gợi ý.
* Ví dụ: Teacher: What can you do?(chỉ vào bức tranh một cậu bé đang nhảy) –
 I can dance.
Students: I can dance.
* Kết quả khảo sát cuối học kỳ 1 năm học 2016-2017 (Lớp 4A3)
K
h
ô
í
4

S
ĩ
s

35

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Phát âm


Từ Vựng

Ngữ pháp Phát âm

Từ Vựng

Ngữ pháp

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS


%

30

86

31

89

33

94

5

14

3

11

2

6

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
* Về phía giáo viên :

- Tạo được sự cảm hứng dạy học.
- Gây được ấn tượng cho học sinh, giúp học sinh biết sáng tạo trong khi giao tiếp.
* Về phía học sinh :
- Rất thích thực hành và được xem các bạn thực hành.
- Kỹ năng nghe, nói được phát triển hơn.
- Có cảm hứng trong tiết học, khiến các em luôn mong chờ vào tiết học tiếp theo.
- Học sinh được khắc sâu các câu và từ vựng ngay trong tiết học.
Từ đó đã giúp giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh gần gũi hơn, thân thiện
hơn.và góp phần tạo ra không khí lớp học vui vẻ, thoải mái hơn.
Trong những tháng qua, việc dạy học kết hợp nhiều yếu tố tích cực đã thúc đẩy tôi
luôn tìm tòi, sáng tạo để cho tiết học thực sự có hiệu quả.
Để môn tiếng Anh góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu dạy học chương
trình tiểu học mới, tạo cho giáo viên luôn cải tiến phương pháp dạy học, linh hoạt,
sáng tạo trong từng tiết học.
Hầu hết các em đều tham gia học tập tích cực, nhiệt tình với môn học tiếng Anh.
6


Tổ chức cho các em tham gia nhiều trò chơi để tạo ấn tượng sâu sắc về từ vựng và
cấu trúc câu, giúp các em tự tin hơn vào khả năng giao tiếp ngôn ngữ nước ngoài.
2. Khả năng áp dụng
- Về phía bản thân: sự góp mặt của đề tài này không những đã giúp cho bản thân
mình làm quen trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà còn được thâm nhập, được
khám phá, được thể hiện những biện pháp mà tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh
nghiệm này. Qua đó, chất lượng dạy và học ngày càng tăng; kỹ năng học ngoại ngữ
của học sinh ngày càng phát triển.
- Về phía học sinh: Các em trở nên yêu thích môn học này hơn, luôn chờ đợi những
tiết học tiếng Anh sắp tới. Số học sinh nhút nhát, phát âm sai, không nhớ từ mới, lười
giao tiếp đã giảm hẳn.
Thường Phước 1, ngày 09 tháng 05 năm 2017

Người viết SKNN

Huỳnh Hữu Thọ

7


Đánh giá của hội đồng thẩm định cấp trường
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Thay mặt HĐTĐ
Chủ tịch HĐTĐ

8



×