Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn khoa học 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 160 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT rất phổ biến ở Việt
Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành Giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng
dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, ứng dụng này
có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và PPDH. Mặt khác, ngành Giáo
dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực
cho CNTT. Hơn nữa, đây là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “xã hội
học tập”. Bởi vậy, trong những năm học này, ngành Giáo dục tiếp tục ứng
dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá ứng dụng CNTT trong
Giáo dục và tạo tiền đề phát triển lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trường học được trang bị các thiết bị
hiện đại để phục vụ cho việc giảng dạy nhưng việc sử dụng các thiết bị này
trong dạy học lại chưa thật sự đạt hiệu quả do tâm lí ngại chuẩn bị bài giảng
vì mất nhiều thời gian, công sức thiết kế bài giảng và thời gian chuẩn bị cho
việc giảng dạy hoặc một số GV chưa biết cách sử dụng các phần mềm dạy
học để thiết kế bài giảng hay GV có sử dụng CNTT trong giảng dạy nhưng
chỉ trên mức độ thay cho bảng đen, phấn trắng, chưa phù hợp với yêu cầu sư
phạm. Từ đó dẫn tới chất lượng dạy học không những không được nâng cao
mà có khi còn bị đẩy lùi.
Yêu cầu đặt ra cho nhà sư phạm là cần đổi mới, cải tổ PPDH hiện tại, tìm
ra hướng dạy phù hợp, đồng thời tìm ra một phần mềm dạy học phù hợp, tiện
dụng để có thể ứng dụng CNTT vào đó, tạo ra những bài giảng hấp dẫn và lí
thú, từ đó phát triển tư duy, năng lực học tập của HS, phù hợp với đặc điểm
nhận thức của con người “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Hơn nữa, đặc trưng nổi bật của môn Khoa


học 4 là môn học ngoài lượng kênh hình phong phú, đa dạng còn có rất nhiều
Lưu Thị Thư

1

K34A-GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Lưu Thị Thư

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

K34A-GDTH


thí nghiệm mô phỏng cho bài học. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học
môn học này có tác dụng to lớn trong công cuộc cải cách của ngành Giáo dục
hiện nay.
PowerPoint 2007 và Violet là hai phần mềm đã được đưa vào sử dụng từ
lâu trong dạy học. Phần mềm PowerPoint 2007 với những tính năng vượt trội
hơn hẳn PowerPoint 2003, có thể tạo ra những bài giảng hấp dẫn, với giao
diện, hình ảnh đẹp, lạ mắt. Trong khi đó, Violet là phần mềm chuyên biệt
trong việc tạo ra các bài tập trắc nghiệm một cách đơn giản, mang tính khoa
học cao mà không cần tốn nhiều thời gian. Nếu biết cách kết hợp hai phần
mềm này trong giảng dạy thì việc chất lượng bài học được nâng cao là điều
tất yếu.

Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài: “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Khoa học 4”
nhằm tìm ra biện pháp tối ưu cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói
chung và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Khoa học 4 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử môn Khoa học 4 nhằm
đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4 ở trường
Tiểu học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu việc ứng dụng CNTT để thiết kế bài
giảng điện tử môn Khoa học 4.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận này chỉ nghiên cứu trong phạm vi tìm
hiểu về phần mềm Violet, phần mềm PowerPoint 2007 và một số ứng dụng
của hai phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử nhằm phục vụ cho việc giảng
dạy môn Khoa học 4.



4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu, làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học ở Tiểu học nói chung và ứng dụng phần mềm Violet và
PowePoint 2007 trong dạy học môn Khoa học 4 nói riêng.
Tìm hiểu phần mềm Violet, phần mềm PowerPoint 2007 và quy trình
thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2007.
Tiến hành thiết kế bài giảng điện tử môn Khoa học 4 bằng phần mềm
Violet và PowerPoint 2007.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng phần mềm Violet và PowerPoint 2007 vào thiết kế bài
giảng môn Khoa học 4 thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4 ở
Tiểu học.

6. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp thống kê
7. Cấu trúc của đề
tài Mở đầu
Nội dung
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT để thiết kế
bài giảng điện tử trong dạy học môn Khoa học 4.
Chương 2. Ứng dụng phần mềm Violet và PowerPoint 2007 vào thiết kế
bài giảng điện tử trong dạy học môn Khoa học 4.
Kết luận và kiến nghị.



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN
TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC 4
1.1. Định hướng đổi mới PPDH ở Tiểu học theo hướng ứng dụng CNTT
trong dạy học
1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão
kéo theo những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội, khi mà thế
giới đang bước vào thời đại của toàn cầu hoá và phát triển bền vững thì ngành
Giáo dục và Đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới: “Nhà
trường cần phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động,
sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế, góp phần xây dựng
một đất nước giàu mạnh về kinh tế, một xã hội công bằng và văn minh”.
Có thể nói, một trong những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của xã hội hiện

nay là đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới PPDH.
Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đã xác định: “Phải khuyến
khích tự học”, “Áp dụng PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới
phương pháp Giáo dục Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.
Định hướng đó đã được pháp chế hoá trong văn bản pháp luật. Khoản 2,
điều 28 của luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ: “PPDH phải phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn



luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú cho HS”.
Do vậy, việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là
một yêu cầu bắt buộc với ngành Giáo dục.
1.1.2. Một số định hướng đổi mới PPDH học ở Tiểu học
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo con người mới của xã hội, ngành Giáo dục
và Đào tạo đã từng bước đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình giáo dục
trong nhà trường phổ thông. Sự thay đổi nổi bật có thể kể đến là chương trình
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt gần đây nhất vào năm 2001,
được triển khai đại trà từ năm học 2002-2003. Trọng tâm của việc đổi mới
chương trình Tiểu học chính là đổi mới về PPDH.
Đổi mới PPDH thể hiện ở một số định hướng cơ bản sau đây:
- Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình
lĩnh hội tri thức.
- Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau sao cho vừa
đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn

cơ sở.
- Phát triển khả năng tự học của HS.
- Kết hợp hoạt động của cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của
cá nhân.
- Tạo ra môi trường học tập thân thiện để HS được tự do và bình đẳng trong học
tập.
- Tăng cường kĩ năng thực hành.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học.
- Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS.



Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin cùng với sự thay đổi
tăng tốc không chỉ về lượng và nguồn thông tin. Hơn nữa, HS Tiểu học ngày
càng được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa dạng.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đang mở ra những khả năng và
điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình
dạy học.
Bill Gates, ông chủ tập đoàn Microsoft đã khẳng định: “Một trong những
điều kỳ diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính
Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san
phẳng… Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên
thế giới đưa bài giảng lên Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới
để chọn bài giảng, chủ đề…, thậm chí là những giáo sư danh tiếng để học tập
mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục
trong thời gian tới”.
Tại Việt Nam, CNTT đã bước đầu được ứng dụng vào dạy học trong
nhiều năm trở lại đây. Với tác động của CNTT, môi trường dạy học cũng thay
đổi, nó tác động mạnh mẽ tới quá trình quản li, giảng dạy, đào tạo và học tập
dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng CNTT đi

kèm. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất
lượng học tập, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không
chỉ đơn thuần là thầy giảng- trò nghe, thầy đọc- trò chép như hiện nay. HS,
sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức,
sắp xếp hợp lý quá trình tự học.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích các định hướng đổi mới dạy học và ưu
điểm của ứng dụng CNTT trong dạy dọc, tôi nhận thấy rằng định hướng
“Tăng cường sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học” có khả năng
đáp ứng được đầy đủ những đặc điểm, yêu cầu của các định hướng dạy học



nêu trên. Do đó, nếu muốn nền giáo dục đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn dạy học theo kịp cuộc sống
thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết và cấp bách với ngành Giáo
dục trong công cuộc đổi mới hiện nay.
1.2. Bài giảng điện tử và ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy học
1.2.1. Khái niệm bài giảng điện tử
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về khái niệm bài giảng điện tử.
Có ý kiến cho rằng:
Nếu coi giáo án là “bài giảng” thì bài giảng được coi là “vở kịch được
công diễn”. Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo án của mình trên lớp.
Bài giảng điện tử là bài giảng của GV được thể hiện trên lớp nhờ sự hỗ
trợ của các thiết bị điện tử và phương tiện CNTT và truyền thông.
Theo Wikipedia:
Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học
được GV trình bày trước HS .
Còn bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi
giáo án điện tử. Trong đó, toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được
chương trình hóa, do GV điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với

sự hỗ trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa
thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học
truyền thống thì bài giảng điện tử là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua
các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy- học có sự hỗ trợ của CNTT.
Theo tôi, có thể hiểu khái niệm bài giảng điện tử như sau:
“Bài giảng” là sự thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên
đối tượng HS. Nói cách khác, giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó
được thực thi.



“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ
kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài
giảng điện tử là những tệp tin có chứa chức năng truyền tải nội dung giáo dục
đến HS.
1.2.2. Phân biệt bài giảng điện tử và giáo án điện tử
Giáo án:
Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, trang
104), giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của GV được soạn trước ra giấy
để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi
chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo
trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của GV và HS, công việc
kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải
dùng.
Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: Dạy để làm gì?
(mục tiêu); dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như
thế nào? (phương pháp giảng dạy).
Bài giảng:
Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, trang

14), bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học
được GV trình bày trước HS. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: Định
hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm
nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên
quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích
hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim,
mở máy ghi âm, ghi hình vvv... Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội
dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học.



Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng HS
cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được coi là ta đang
thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng là động. Một giáo
án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn
chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được
công diễn”. Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo án của mình ở trên lớp.
Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nên có GV khi lên lớp
đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu,
yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò vvv… Hoặc do hiểu
sai mà nhiều GV đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình chiếu PowerPoint
thông thường. Có thầy cô giáo soạn bài giảng lên lớp như bài soạn của các
báo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc chép” nay lại “chiếu chép” gây nên sự
nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử.
1.2.3. Vai trò của bài giảng điện tử trong dạy học
Trong dạy học, bài giảng điện tử đóng chức năng vô cùng quan trọng và
đảm nhiệm những nhiệm vụ chính sau:
a.

Hình thành tri thức mới

Thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử, việc GV truyền đạt kiến thức

cho HS không chỉ dừng lại ở việc GV dùng lời nói giảng cho HS hiểu mà ở
đây, GV còn sử dụng các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim… giúp các em vận
dụng tối đa các giác quan để lĩnh hội tri thức. Đồng thời, tri thức mà các em
lĩnh hội được sẽ nhớ lâu hơn và hiểu về vấn đề sâu sắc hơn.
b.

Rèn luyện kĩ năng
Thông qua các giờ học có ứng dụng CNTT mà truyền đạt tới các em các

kĩ năng, nếp sống, hành vi đẹp một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Chẳng hạn, trong
bài học, GV lồng ghép cho HS theo dõi một đoạn phim về câu chuyện bảo bệ
loài chim sẻ. Thông qua đoạn phim đó, HS tự nhận thức được cần phải bảo vệ



các loài vật nói chung, các loài chim nói riêng mà GV không cần phải tốn
nhiều thời gian giảng giải cho HS.
c. Kích thích hứng thú học tập
Tư duy của HS Tiểu học mang tính trực quan cao. Các em rất thích thú
và hứng khởi với bài học nếu có sự sáng tạo, mới lạ và hấp dẫn trong đó. Với
việc sử dụng hàng loạt các chức năng, hiệu ứng hoạt hình, tư liệu hấp dẫn mà
vẫn đảm bảo được tính khoa học, tiết học có ứng dụng CNTT sẽ thu hút HS
vào bài học, kích thích được những tư duy và trí tưởng tượng của HS. Từ đó,
các em thêm hứng thú với giờ học hơn.
d. Tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học
Trong bài giảng điện tử, mọi hoạt động, tổ chức của GV và HS trong tiết
học đều thể hiện trong đó.
Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy là hoạt động tổ chức điều khiển

hoạt động nhận thức của HS mà trong đó GV tổ chức điều khiển quá trình tri
giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của HS.
Song những đối tượng đó không phải lúc nào cũng hiện trực tiếp ngay trong
phòng học. Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách
gián tiếp bằng tranh ảnh, mô hình, sơ đồ.. Nhờ đó mà tạo nên trong ý thức của
HS những hình ảnh trực quan cảm tính của sự vật hiện tượng từ đó giúp cho
HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp,
GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm
cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho
HS những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận
thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri
giác: nghe -thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn
thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa
những phương tiện vào quá trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính



tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
e. Hợp lí hóa các hoạt động của GV và HS
1.3. Tổng quan về phần mềm PowerPoint 2007 và phần mềm Violet
1.3.1. Khái niệm về phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học là những phần mềm cho phép mô phỏng, minh họa
nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội, trong thực tế mà chúng ta không thể
quan sát trực tiếp trong điều kiện vốn có của nhà trường, không thể hoặc khó
thực hiện được nhờ các phương tiện dạy học khác… Phần mềm dạy học có
thể hiển thị thông tin rất đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau
như dạng văn bản, đồ thị, bản đồ, các thí nghiệm mô phỏng, một đoạn phim
.v.v…
Một phần mềm dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Về hình thức
- Phần mềm phải gây được sự chú ý và tạo ra cho HS những âm thanh, màu
sắc hài hòa, hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với lứa tuổi.
- Phần mềm cần được trình bày gọn trên màn hình, tập trung vào những
thông tin trọng tâm, không quá lan man làm HS khó tập trung tư tưởng. Các
bảng chọn về nội dung cần được trình bày ngắn gọn.
- Khi trình bày hệ thống bài tập vận dụng kiến thức thì cần trình bày các đối
tượng lên màn hình gần giống SGK, giống những điều các em đã được làm
quen. Tuy nhiên cần tránh tạo ra các vết mòn để kích thích sự suy nghĩ của
các em.
- Khi trình bày các bài tập mang tính nâng cao, cần đưa ra màn hình một số
đối tượng khác với SGK, khác với các điều các em đã được làm quen.



- Nên dùng các màu dịu mắt, khi cần tập trung sự chú ý thì nên dùng các màu
đỏ hay sáng. Cũng cần phối hợp thêm âm thanh để thông báo cho HS các
thông tin cần thiết, có thể dùng các bản nhạc quen thuộc với các em.
- Cỡ chữ nên dùng từ 14-18 để HS dễ dàng đọc và cũng đảm bảo số lượng chữ
hiện trên màn hình, phông chữ cần chân phương, giống như SGK.
- Trong phần mềm có phần thông báo kết quả, điểm số, điểm thưởng, trừ
điểm,… nhằm động viên, khuyến khích các em.
- Đảm bảo hình thức trình bày tương tự với cách trình bày trong SGK, cấu trúc
bài giảng cũng vậy.
b. Về nội dung
- Phần mềm phải được thiết kế theo nội dung chương trình SGK hiện hành.
- Hệ thống bài tập nên đảm bảo yêu cầu đa dạng, nhiều thể loại. Bên cạnh các
bài tập vận dụng trực tiếp thì cũng cần có các bài đòi hỏi một trình độ
nhất định về năng lực tư duy.
c. Về phương pháp

- Phần mềm phải phù hợp với phương pháp giảng dạy ở Tiểu học, đáp ứng với
yêu cầu đổi mới PPDH ở Tiểu học.
- Phần mềm cần phù hợp với nhiều đối tượng, với các mức độ khó dễ khác
nhau để GV, HS dễ dàng lựa chọn nội dung học dễ hay khó. Đáp ứng các mức
độ: cơ bản, mở rộng, nâng cao…
- Phần mềm phải tạo được giao diện thân thiện giữa người và máy.
Một số phần mềm dạy học thông dụng:
+ Phần mềm Microsoft PowerPoint
Phần mềm PowerPoint là phần mềm trình diễn chuyên nghiệp, thuận tiện
và đơn giản trong sử dụng. PowerPoint cho phép trình diễn với nhiều mục
đích khác nhau: giảng dạy, báo cáo khoa học, báo cáo chuyên đề, hội nghị, …



Trong dạy học, PowerPoint là phần mềm được đông đảo nhà sư phạm tin
dùng do các đặc điểm ưu việt sau:
- Dễ sử dụng với người bắt đầu dùng PowerPoint và rất dễ sử dụng với
người đã sử dụng Winword, Excel, phần mềm có cùng thao tác…
- Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn
giản mà không cần đến kiến thức lập trình.
- Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển.
- Kết hợp được nhiều định dạng tập tin.
+ Phần mềm Violet
Violet là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể xây dựng các bài giảng
trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác,
Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh
chuyển động và tương tác,... rất phù hợp với HS trung học phổ thông.
Violet tạo ra các bài giảng với các tính năng nổi trội sau:
- Bài tập trắc nghiệm: Một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn
đúng - sai.

- Bài tập ô chữ.
- Bài tập điền khuyết.
- Vẽ đồ thị hàm số.
- Lập trình mô phỏng.
- Tạo hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động.
- Đóng gói, lưu và xuất bài giảng ra dạng HTML, xuất ra file (exe) hoặc xuất
ra gói SCORM (để đưa lên các hệ LMS)
- Nhúng Violet vào PowerPoint. Đây là tính năng nổi trội hơn hẳn so với các
phần mềm khác của Violet.
- ….vvv


×