A. PHẦN MỞ ĐẦU.
“Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm
tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội CNTT được
phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ tin học, vừa là công nghệ, vừa
là kỹ thuật, bao trùm cả tin học, viễn thông và tự động hóa” (Nghị quyết 49/CP của
Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam năm 1996).
Theo Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 “CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực
hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu
tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng
suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT và truyền thông phải gắn với quá trình đổi
mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các
chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công
nghệ và an ninh quốc phòng”.
Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, nhiều
nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Bộ giáo dục và đào tạo đã yêu cầu “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành
học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp dạy học ở các môn”. Chính vì thế mà từ năm học 2008-2009, Bộ
GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là “Năm ứng dụng CNTT”. Đây vừa là cơ hội
nhưng cũng vừa là thách thức đối với tất cả những người làm nghề giáo. Đặc biệt là
đối với các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn. Bởi môn Văn, với đặc thù vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật- nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cho nên nhiều
người quan niệm dạy - học Văn chủ yếu là dùng ngôn ngữ, nếu dạy bằng thiết bị máy
móc CNTT sẽ làm mất đi chất văn vốn là đặc trưng riêng biệt của bộ môn này. Tuy
nhiên lại cũng có nhiều quan điểm cho rằng, để cảm nhận đầy đủ và sâu sắc một tác
phẩm, cần biết rõ bối cảnh lịch sử- xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập
quán của một dân tộc; cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả; cảnh vật thiên nhiên ở
nơi này, nơi khác, nước này, nước khác… được mô tả trong tác phẩm mà học sinh
chưa hình dung rõ nét, thì sử dụng phương tiện nghe nhìn, soạn bài giảng điện tử đề
chèn âm thanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác phẩm một cách hợp lí, đúng lúc,
đúng chỗ là rất cần thiết để làm bài học sinh động hơn, thu hút được sự hứng thú của
học sinh.
1
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ:
“Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa đáp ứng
được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để các em có
hứng thú khi học môn này, yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn”?
Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, của đồng nghiệp và tự học tôi đã có một
vốn tin học cơ bản. Từ những điều đã tiếp thu được qua các đợt tập huấn chuyên đề hè
2009 – 2010 của Phòng GD – ĐT và đợt tập huấn vào ngày 15,16/03/2011 của Bộ
GD, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ tin học vào việc thiết kế bài
giảng và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó có
phần mềm Powerpoint, kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy
chiếu projector để làm cho giờ dạy học tươi vui, hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cách làm
đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở nhà
trường bậc THCS.
Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng
nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh nghiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các
phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn
đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn”.
Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả về công dụng của phần mềm
Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn vì sự hiểu biết về tin học còn hạn
chế.
Đề tài này được tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình Ngữ văn lớp 7 từ
đầu năm học 2009-2010.Với một người giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn
ngữ văn lớp 7 trong thời gian hai năm học. Bản thân tôi thấy đây là nhiệm vụ hết sức
cần thiết của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn đồng thời ứng dụng tốt
CNTT vào giảng dạy mà ngành đề ra.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy Ngữ
văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết
quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin
phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà
trường của cả giáo viên và học sinh.
II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN.
Trong thời gian qua cũng như hiện nay, dạy học Ngữ văn gặp nhiều khó khăn bởi
vì phần lớn học sinh thờ ơ với môn học này, thậm chí có không ít học sinh coi môn
2
Ngữ văn là một cực hình. Điều này có một phần nguyên nhân từ phương pháp truyền
giảng của giáo viên. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Ngữ văn chưa có sự sáng tạo
cần thiết, ít tìm tòi về mặt phương pháp – phương tiện dạy học. Từ đó dẫn đến
phương pháp dạy học Ngữ văn hết sức khuôn sáo, nhàm chán, thủ tiêu hứng thú học
tập của học sinh.
Trong những năm trở lại đây một số giáo viên đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy
học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính
chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm
đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu
quả giờ dạy không cao.
Nguyên nhân của việc chưa hoặc ít ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn là do
môn Ngữ văn là môn học mang tính thẩm mỹ, tính cảm xúc, tính đa nghĩa. Hình
tượng văn chương là hình tượng phi vật thể đòi hỏi người học phải liên tưởng, tưởng
tượng và huy động cảm xúc chủ quan của mình nên khó sử dụng giáo cụ trực quan.
Hơn nữa, cơ sở vật chất, kỹ thuật dạy học ở trường còn thiếu thốn. Nguyên nhân chủ
quan là trình độ tin học và anh văn của giáo viên Ngữ văn hiện nay còn hạn chế. Cho
nên, hầu hết giáo viên còn rất lúng túng trước các vấn đề CNTT. Giáo viên Ngữ văn
ngại thay đổi, dè dặt với công nghệ mới, sợ mất nhiều thời gian học tập, chuẩn bị.
Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có
khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí cả tháng trời, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi
…tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên. Chính vì những khó khăn
đó mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới
sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến
trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng
dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
III. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
1. Nguyên tắc khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy môn Ngữ Văn .
Môn Ngữ văn ở trường phổ thông bao gồm các phân môn Đọc – Hiểu văn bản,
Tiếng Việt và Làm văn. Trong các phân môn này không phải phân môn nào và không
phải bài nào, phần nào của mỗi phân môn cũng đều có thể ứng dụng CNTT để giảng
dạy được. Và đương nhiên không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng biến thành giáo án
điện tử để trình chiếu được. Muốn ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả phải chọn các nội
dung, các vấn đề phù hợp.
3
Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để
lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế
màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng.
Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi
tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép,
nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên …Trong quá trình giảng dạy, giáo viên
cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học
sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ
không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải
biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết
thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh
không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy.
Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực
cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể
“công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa
được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ Xác định điều
này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc
tôn, là duy nhất.
Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo
viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn
phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT.
2. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử .
Thiết kế một giáo án điện tử không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân theo những
quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án truyền thống.
Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim … và những thông tin cần thiết phục vụ bài
dạy.
- Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù
hợp … xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
IV. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT TRONG THIẾT
KẾ, GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN.
4
Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm Powerpoint tôi nhận thấy
Powerpoint có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và
phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và
ngoại ngữ. Powerpoint cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các slile dữ liệu
(hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình Flash ), sau đó lắp ghép các dữ liệu,
sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực
hiện các tương tác với người dùng. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng
được thiết kế với phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của
học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác,
tích cực trong học tập.
Powerpoint cho phép chọn nhiều kiểu giao diện, giáo viên có thế lựa chọn các
giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo
viên.
Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải để
chuyển đổi giữa các trang màn hình. Các tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to
hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Các kiểu giao diện khác sẽ hiện rõ các hoạt động ở trên cùng của giao diện và
các phần mục trong từng hoạt động phía bên trái của giao diện, tạo điều kiện dễ dàng
cho thao tác của giáo viên khi giảng dạy.
Powerpoint sử dụng linh hoạt nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng đều
đẹp, dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
Trong quá trình soạn giáo án Powerpoint còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập
chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập như:
+ Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu
hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,
+ Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng
dọc.
+ Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các
đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc
một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết
hoặc ẩn/ hiện.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Powerpoint giáo viên có thể xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa slide, chức năng này xuất bài giảng đang soạn
thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc đĩa
CD để chạy trên các máy tính khác thông qua chương trình Powerpoint. Với chức
năng này ta có thể liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công
5
cụ khác có hỗ trợ liên kết. Ngoài ra phần mềm còn có chức năng đóng gói bài giảng,
phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web và có thể đưa lên Website của trường (cá
nhân) nhờ vậy giáo viên có thể truy cập sử dụng bài giảng của mình thông qua
Internet ở mọi nơi mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD.
Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn
khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh
được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời
củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em.
*. Các bước tiến hành: Khi thiết kế bài giảng Ngữ văn, cũng như các phần mềm
khác tôi đã tiến hành một số bước như sau:
Bước 1. Tạo trang bìa: Tạo trang bìa giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên
giáo viên giảng dạy ) đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to
toàn màn hình). Vào đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa, khi tiết dạy
bắt đầu chỉ cần click chuột, lúc đó nội dung bài giảng sẽ hiện ra.
Ví dụ:
Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các slile hình ảnh, âm thanh
(nhạc) có sẵn, sử dụng tranh vẽ, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách giáo khoa
(đã qua xử lý màu sắc, hình ảnh bằng photosop) làm nền cho trang bìa. Cách làm này
có thể khắc phục nhược điểm của tranh ảnh đen trắng trong sách giáo khoa.
Bước 2. Nội dung bài giảng:
6
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động.
+ Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (hoặc hình thành kiến thức mới)
+ Hoạt động 3.Tổng kết (hoặc luyện tập).
+ Hoạt động 4. Củng cố.
+ Hoạt động 5. Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động 1 :
- Kiểm tra bài cũ :
*Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ: Học sinh khi click chuột vào các ô trống . . . thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô
nhập liệu, cho phép nhập phương án đúng vào.
Hoặc dùng kiểu bài tập trắc nghiệm “ghép đôi”.
Ví dụ: Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tương ứng sau mỗi ý ở cột trái để
cho kết quả đúng.
- Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn, theo bài) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh
có liên quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho học sinh
xem, quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học sinh.
Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt gây
hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm.( hình ảnh các nhà văn, nhà thơ hay
các tranh ảnh liên quan đến bài học).
Ví dụ: Vào bài mới của văn bản “ Ca Huế trên Sông Hương” của Hà Ánh Minh giáo
viên vào bài bằng cách cho học sinh xem những hình ảnh về Huế và hỏi học sinh: Em
biết gì về Huế? Từ đó, để dẫn vào bài mới.
7
1968
1947
1948
Câu hỏi Trả lời
“Rằm tháng giêng” sáng tác năm
“Tiếng gà trưa” sáng tác năm
“Cảnh khuya” sáng tác năm
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu khái quát văn bản.
♦ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ta có thể đưa chân dung nhà văn, một số tác
phẩm tiêu biểu và vài nét về tác giả, tác phẩm.(chọn ảnh màu nhằm tác động tới
trực quan của học sinh).
Ví dụ : Dạy văn bản : Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
8
♦Đọc tác phẩm giáo viên sử dụng các bài đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật từ các
đĩa CD, VCD được cung cấp vào bài dạy.
♦Nội dung bài học:
Phần này tùy vào từng phân môn để lựa chọn những nội dung cơ bản để trình
chiếu. Trong cả ba phân môn thì phân môn Tiếng Việt có khả năng sử dụng nhiều hơn
cả. Đó là giáo viên trình chiếu các ngữ liệu để học sinh phân tích rồi rút ra kết luận.
Ví dụ:
Phần văn bản và Tập làm văn nên sử dụng hạn chế. Giáo viên chỉ nên đưa ra một số
đoạn văn, thơ để học sinh dễ theo dõi, phân tích, tìm nghệ thuật …hoặc khi chốt kiến
thức của bài học.
Hoạt động 3. Tổng kết, luyện tập.
*Tổng kết: Giáo viên có thể đưa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình để
học sinh tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
- Dạng bài tập trắc nghiệm chọn đáp án đúng sai hoặc đáp án đúng.
Ví dụ: Phần tổng kết về nghệ thuật của văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm
(Thạch Lam).
9
Hay bài tập củng cố Tiết 59. Chơi chữ.
10
Hoặc giáo viên có thể thiết kế phần trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức cho học sinh.
Bước 3: Đóng gói bài giảng:
Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng. Xuất
bài giảng ra thành một thư mục chứa slide - coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc đĩa CD
để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
Lưu ý
Khi thiết kế bài giảng nên sử dụng kiểu chữ, fonts chữ, màu nền hoặc vẽ thêm
các hình ảnh minh hoạ cho phù hợp với bài dạy nhằm mục đích nhấn vào những nội
dung quan trọng của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản.
Lựa chọn kiểu hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh động
hấp dẫn.
Với cách chuẩn bị như vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt hiệu qủa cao, còn giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học.
V: BÀI DẠY MINH HỌA.
Ngữ văn 7. Tiết 70. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Slide 1: Tạo trang bìa:
11
Slide 2: Hệ thống kiến thức đã học về cấu tạo của từ: (có ví dụ minh họa).
Slide 3: Hệ thống kiến thức đã học về từ loại: (có ví dụ minh họa)
12
Slide 4: Phần bài tập:
Slide 5: Phần bài tập:
13
Slide 6: Phần bài tập:
Slide 7: Phần bài tập:
Ngoài các bài tập cơ bản trên, giáo viên còn ra thêm một số bài tập nhanh ở bảng phụ
để học sinh thực hiện.
Slide 8: Dặn dò:
14
VI: KẾT QUẢ.
Ở tiết học trên, tôi đã khảo sát qua bài viết nhỏ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng, tôi nhận thấy có sự thay đổi về chất lượng như sau:
Bảng 1: Năm học 2009 – 2010 đối chứng lớp 7B và 7D.
Lớp
Tổng
số HS
Mức độ (%)
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
Thực
nghiệm
38
(7B)
9 23,6 18 47,6 9 23,6 2 5,2
Đối
chứng
40
(7D)
2 5 12 30 19 47,5 7 17,5
Bảng 2: Năm học 2010 – 2011 đối chứng lớp 7A và 7B.
Lớp
Tổng
số HS
Mức độ (%)
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
Thực
nghiệm
39
(7A)
12 30,7 21 53,8 5 13 1 2,5
Đối
chứng
39
(7B)
5 13 13 33,3 16 40,7 5 13
15
C. KẾT LUẬN .
Qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng ứng dụng
CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học tôi nhận thấy giờ dạy đã đạt được
những hiệu quả nhất định.
- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều hình ảnh minh
họa sống động, cụ thể với phim tư liệu hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái
quát hóa bài học trong giờ ôn tập Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết
giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức
mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc
trong tâm trí học sinh.
- Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn
tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng bộ môn hoặc
nội dung bài. Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.
- Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại
những hiệu quả khác biệt. Bản thân tôi phải thường xuyên cập nhật kiến thức về
chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài
dạy có vận dụng CNTT, tôi thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú
và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi
đắp.
- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Văn
nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân
cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Thật vậy, nếu học sinh không thích học Văn
thì làm sao các em có thể lĩnh hội những bài học về cuộc sống được ẩn chứa trong
các tác phẩm văn chương?
Có thể nói ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ của giáo viên là một trong
những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có
thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học ngày nay.
Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề
nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công
sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.
Song, tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ
của các cấp, các ngành thì việc thiết kế giáo án và giảng dạy bằng các phương tiện
hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói
riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
16
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phần mềm Powerpoint
trong thiết kế và giảng dạy môn Ngữ văn. Đề tài của tôi trong thời gian qua tuy đã để
lại được một số kết quả nhất định. Song việc UDCNTT vào dạy học mới đưa vào
trường học được hai năm nên chắc chắn vẫn còn có một số vấn đề nào đó chưa thực
sự phù hợp rất mong Hội đồng khoa học đánh giá nhận xét, góp ý để tôi có được
những bài dạy hoàn thiện hơn.
Qua đây, bản thân tôi mong muốn được Hội đồng khoa học đồng ý đưa SKKN
này áp dụng vào các trường trong huyện Tân Kỳ cho thời gian tới.
Ngày 25 tháng 3 năm 2011
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 7.
2. Tài liệu chuẩn kiến thức tập 1.
3. Chuyên đề hè 2009 – 2010.
4. Nghị quyết 49/CP của Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam năm 1996.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. PHẦN NỘI DUNG 2
I. Cơ sở lý luận. 2
II. Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
môn Ngữ văn.
2
III. Nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng điện tử. 3
1. Nguyên tắc khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
môn Ngữ Văn.
3
2. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử. 4
IV. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế và
giảng dạy môn Ngữ văn.
4
V. Bài dạy minh họa. 11
VI: Kết quả. 15
C. PHẦN KẾT LUẬN. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
18