Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học phân hoá trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.86 KB, 92 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo,
Th.S Lê Thị Nguyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy,
cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà
trường.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
các em học sinh ở các trường tiểu học: trường tiểu học thị trấn Sóc Sơn,
trường tiểu học Phù Lỗ, trường tiểu học Phú Minh, trường tiểu học Bắc Phú
và trường tiểu học Minh Trí đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát các
vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Nhàn

Nguyễn Thị Thúy Nhàn

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thúy Nhàn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp: K34A - GDTH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là thành quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với
bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Nhàn



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

PPDH:

Phương pháp dạy học


QTHT:

Quá trình học tập

SL:

Số lượng

Stt:

Số thứ tự

TL:

Tỉ lệ

TN&XH: Tự nhiên và Xã hội



DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG SỐ LIỆU

Bảng1.1: Bảng phân phối nội dung môn TN&XH lớp 3
Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học TN&XH
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
Bảng 2.4. Đánh giá của GV về vai trò của PPDH phân hóa
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về bản chất của PPDH phân hóa




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.Lí do chọn đề................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.........................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................2
5.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
6. Phương pháp nghiên....................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học.....................................................................................3
8.Cấu trúc đề tài..............................................................................................3
NỘI DUNG .................................................................................................
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PPDH PHÂN HÓA
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3..................................4
1.1. Một số vấn đề đổi mới dạy học ở Tiểu học hiện nay................................4
1.1.1. Định hướng đổi mới dạy học ở Tiểu học...............................................4
1.1.2. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm............................................6
1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực...............................................................7
1.2. Phương pháp dạy học phân hóa................................................................11
1.2.1. Khái niệm và bản chất PPDH phân hóa................................................11
1.2.2.Các hình thức dạy học phân hóa.............................................................12
1.2.3. Qui trình tổ chức dạy học phân hoá.......................................................13
1.2.4. Ưu nhược điểm của PPDH phân hóa.....................................................14
1.3. Chương trình môn TN&XH ở Tiểu học...................................................15
1.3.1. Khái quát chương trình môn TN&XH lớp 1,2,3....................................15



1.3.2. Mục tiêu, nội dung chương trình môn TN&XH lớp 3............................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PPDH

PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3.............22
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng.................................................................... 22
2.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................... 22
2.3. Nội dung khảo sát thực trạng.................................................................... 22
2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng.............................................................. 23
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng...................................................................... 25
2.5.1. Việc tổ chức dạy học môn TN&XH lớp 3.............................................. 25
2.5.2. Việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy học TN&XH lớp 3...............31
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN HOÁ TRONG
DẠY HỌC MÔN TN&XH LỚP 3...................................................................36
3.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình dạy học phân hóa trong dạy học môn
TN&XH lớp 3..................................................................................................36
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục đích, nội dung bài học..................................36
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.......................................................... 36
3.1.3. Đảm bảo phát huy vai trò tự giác, tích cực, độc lập của HS..................37
3.2 Đề xuất qui trình dạy học phân hóa trong dạy học môn TN&XH lớp 3 .. 38
3.3. Một số giáo án minh họa vận dụng qui trình dạy học phân hóa trong dạy
học môn TN&XH lớp 3...................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 50

Nguyễn Thị Thúy Nhàn

Lớp: K34A - GDTH


Nguyễn Thị Thúy Nhàn

Lớp: K34A - GDTH



MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức mà trong đó, con người là
nhân tố trung tâm. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục nhằm bồi dưỡng và phát triển
con người là sự đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
GDTH là bậc học giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển toàn diện của
con người. Chất lượng GDTH góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng giáo
dục của mỗi quốc gia. Vì thế, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và GDTH nói riêng hiện đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội
và của mỗi người dân. Yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng
GDTH là đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học. Tư tưởng chỉ đạo
đổi mới PPDH được thể hiện trong nhiều văn kiện, chủ trương của Đảng và
Chính phủ. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị
quyết TW từ năm 1996, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998) và
được tái khẳng định trong Luật Giáo dục (2005). Việc đổi mới PPDH ở tiểu
học về cơ bản là nhằm giúp HS hướng tới việc học tập chủ động, tích cực và
sáng tạo.
Là một bộ phận nằm trong hệ thống các môn học chính khóa ở Tiểu
học, môn TN&XH là một môn học khoa học có tính tích hợp cao, là tổng hợp
của nhiều môn khoa học như: Toán học, Hóa học, Vật lý học, Sinh học…
Môn học này cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về tự nhiên, xã hội và
con người. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng thực
hành cần thiết cho cuộc sống của các em trong mối quan hệ với cộng đồng xã
hội. Đây là môn học góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
PPDH phân hóa là một PPDH tích cực. Như các môn học khác, chương
Nguyễn Thị Thúy Nhàn

1

Lớp: K34A - GDTH



trình môn TN&XH lớp 3 được cấu trúc đồng tâm và phát triển; nội dung môn

Nguyễn Thị Thúy Nhàn

2

Lớp: K34A - GDTH


học phản ánh các đa dạng các đối tượng trong tự nhiên, xã hội và được nâng
cao dần theo lứa tuổi. Bên cạnh đó, trong cùng một lớp học thì khả năng và
trình độ của mỗi HS là không giống nhau. Việc vận dụng PPDH phân hóa
giúp GV khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của mỗi HS để giải
quyết và thực hiện nhiệm vụ học tập, đảm bảo tính vừa sức trong dạy học.
Tuy nhiên, việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy học TN&XH trên thực tế
vẫn còn những tồn tại, chưa phát huy hết ưu thế của phương pháp này đối với
sự phát triển của HS cũng như chưa đáp ứng được những đổi mới đang diễn
ra từng ngày.
Những lí do trên chính là căn cứ để người nghiên cứu lựa chọn đề tài
“Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3 ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề xuất quy trình dạy học phân hóa trong dạy học môn TN&XH lớp 3,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy
học môn TN&XH ở lớp 3.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy

học môn TN&XH lớp 3.
- Đề xuất quy trình dạy học phân hóa trong dạy học môn TN&XH lớp 3
và thiết kế một số giáo án minh họa vận dụng quy trình đã đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình dạy học phân hóa trong dạy học
TN&XH lớp 3.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn TN&XH lớp 3.



5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu quy trình dạy học phân hóa trong dạy học
môn TN&XH lớp 3.
Phạm vi nghiên cứu thực trạng ở các trường tiểu học: Tiểu học Thị trấn
Sóc Sơn, Tiểu học Phù Lỗ A, Tiểu học Phú Minh, Tiểu học Bắc Phú, Tiểu
học Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng PPDH phân hóa theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS vào dạy học môn TN&XH lớp 3 thì sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học môn học.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm ba
chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc vận dụng PPDH phân hóa trong dạy
học môn TN&XH lớp 3.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PPDH phân hóa trong
dạy học môn TN&XH lớp 3.
Chương 3: Xây dựng quy trình dạy học phân hóa trong dạy học môn
TN&XH lớp 3.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
1.1. Một số vấn đề đổi mới dạy học ở tiểu học hiện nay
1.1.1. Định hướng đổi mới dạy học ở tiểu học
Khái niệm dạy học
Dạy học [8,tr244]:‘‘Dạy để nâng cao trình độ văn hoá và phẩm chất
đạo đức theo chương trình nhất định.” Theo đó, dạy học được hiểu là quá
trình truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách có hệ thống, có phương pháp.
Tác giả Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà thì định nghĩa: Quá trình dạy học
ở Tiểu học là một quá trình trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo) của thầy; HS tự giác tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt
động nhận thức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học [ 5, tr143].
Dạy học hiểu theo nghĩa rộng thực chất là tổ chức cho người học “học”
để đạt được những mục tiêu mong muốn.
Định hướng đổi mới dạy học ở Tiểu học hiện nay
Phân tích quá trình dạy học và cấu trúc của nó cho thấy không phải quá
trình dạy học nào khi được tổ chức cũng tạo sự phát triển nhân cách HS. Mức
độ phát triển của các em phụ thuộc vào cả tổ hợp cũng như từng nhân tố tham
gia hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Từ đầu thế kỷ XX, các
nhà nghiên cứu đã nhận thấy những hạn chế của các PPDH truyền thống (dạy

học lấy GV làm trung tâm) và tập trung tìm tòi cải tiến, đổi mới PPDH nhằm


khắc phục các hạn chế đó. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới PPDH diễn ra theo
hai hướng chính: (1) hướng vào đổi mới nội dung dạy học, (2) hướng vào đổi


mới phương pháp dạy học, trong đó yếu tố GV có thể chủ động điều chỉnh là
phương pháp dạy học.
Vấn đề đổi mới dạy học ở tiểu học không chỉ dược cụ thể hóa trong
chương trình Tiểu học mới (9/11/2001) mà còn được đề cập trong nhiều tài
liệu khác như: tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH (chu kỳ 1997 2000), tài liệu bồi dưỡng GVTH (dự án phát triển GVTH - Bộ GD&ĐT),…
Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đổi mới chương trình và PPDH được thể hiện
trong nhiều văn kiện, chủ trương của Đảng và Chính phủ. Sự cần thiết đổi
mới giáo dục đã được khẳng định trong Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị 14/2001/CT-TTG ngày 11/6/2001
của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của
Quốc hội.
Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (năm 1993) đã đề ra nhiệm vụ đổi
mới PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học và khẳng định cần thiết phải đổi mới
PPDH. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996) cũng nhận định PPDH
chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng PPDH đã
được quy định rõ trong Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học…” [điều 24.2, Luật Giáo dục].
Định hướng chung của đổi mới giáo dục đào tạo là chú trọng việc hình
thành các năng lực của HS.Trọng tâm của chính sách đổi mới giáo dục nước
ta trong giai đoạn hiện nay là đổi mới cách thực hiện PPDH. Ở Tiểu học, vấn
đề đổi mới PPDH được miêu tả bằng thuật ngữ “phương pháp dạy và học tích

cực”, thuật ngữ này tương tự như “dạy học lấy người học làm trung tâm”, nó
nhấn mạnh đến sự tham gia tích cực của HS trong giờ học. Điều này đã được


đề cập rõ trong Chương trình tiểu học mới như sau: “Phương pháp giáo dục
tiểu học là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học.”
Như vậy, định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định rõ. Việc đổi
mới PPDH ở Tiểu học về cơ bản là nhằm giúp HS hướng tới việc học tập chủ
động sáng tạo, và dần loại bỏ thói quen học tập thụ động, giáo điều.
1.1.2. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm (dạy học tích cực)
Dạy học lấy người học làm trung tâm cũng được miêu tả bằng các thuật
ngữ dạy học tích cực hay dạy học hiệu quả (đây là các cách diễn đạt khác
nhau của cùng một ý). Các thuật ngữ này đều có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò
chủ thể hoạt động của HS, thể hiện ở tính chủ động, tự giác, tích cực, sáng tạo
của các em trong quá trình học tập.
Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm có nhiều khái niệm quan trọng.
Những khái niệm đặc thù liên quan đến cách nhìn nhận về kiến thức, về vai trò
của GV, HS và phong cách học tập của HS làm cho giáo dục lấy HS làm trung
tâm hoàn toàn khác biệt với giáo dục truyền thống[6]. Dạy học lấy HS làm
trung tâm nhấn mạnh các vấn đề: (1) hứng thú của HS: động cơ thúc đẩy HS
học tập, háo hức tiếp thu tri thức mới, (2) vốn kinh nghiệm trong cuộc sống
hàng ngày của HS: tạo cơ sở để HS lĩnh hội tri thức mới và (3) sự toàn diện
trong nhận thức của các em, nghĩa là HS có được cái nhìn toàn diện về mọi
khía cạnh của một vấn đề.
Dạy học lấy HS làm trung tâm không chỉ là một phương pháp giáo dục
mà còn là một triết lý giáo dục hay định hướng để đạt giáo dục hiệu quả. Dạy
học lấy HS làm trung tâm có những khác biệt cơ bản so với dạy học truyền
thống cả về mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, người dạy, người học…
Đặc trưng của nó là nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực của người học, chú ý
đến sự hứng thú và vốn kinh nghiệm của HS, đến việc HS học thế nào hơn là



việc GV dạy thế nào. Dạy học lấy HS làm trung tâm đòi hỏi người GV phải tư


duy theo cách nghĩ mới và tự trang bị những kỹ năng mới. Đặc biệt, GV cần
hiểu đúng quan niệm dạy học lấy người học làm trung tâm và không ngừng
đổi mới PPDH, tăng cường vận dụng các PPDH tích cực nâng cao hiệu quả
dạy học để đáp ứng yêu cầu của đổi mới dạy học hiện nay.
Thực hiện việc dạy học tích cực không có nghĩa là từ bỏ các PPDH
truyền thống. Việc sử dụng các PPDH nói chung còn phụ thuộc vào đặc điểm
bài học và đối tượng HS. Với những tiền đề, định lí được thừa nhận một cách
mặc định hay các khái niệm cơ bản, ban đầu cần cung cấp cho người học thì
bắt buộc phải sử dụng các PPDH truyền thống. Dạy và học tích cực ở đây là
đổi mới cách tiến hành các phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm
của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới
nhằm phát huy tối đa sự tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, giúp HS sớm
đạt được năng lực mong muốn. Để dạy và học đạt hiệu quả cao thì cần sử
dụng và phối hợp các PPDH (cả truyền thống và tích cực) một cách hợp lí,
linh hoạt.
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực
1.1.3.1. Khái niệm
Phương pháp dạy học:
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có
nghĩa là con đường để đạt được mục đích. Vậy, PPDH là con đường để đạt
được mục đích dạy học. Theo nghĩa rộng, PPDH là những hình thức và cách
thức, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội hiện thực tự nhiên, xã
hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể (Meyer, H.1987). Theo
nghĩa hẹp, PPDH (cụ thể) là những hình thức và cách thức hoạt động của GV
và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy

học. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS, được
Nguyễn Thị Thúy Nhàn

7

Lớp: K34A - GDTH


thể hiện trong hình thức và tiến trình phương pháp (trình tự xác gồm các
bước, các hoạt động dạy học, quy định thời gian và lôgic hành động). Tóm
lại, PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học
nhằm đạt được mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học tích cực:
PPDH tích cực (Active Teaching Learning) là thuật ngữ rút gọn để chỉ
các PPDH nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người
học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. PPDH tích cực hướng
tới tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung tính
tích cực vào người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người
dạy. Với PPDH tích cực, người dạy đóng vai trò chỉ đạo - người học đóng vai
trò chủ đạo chiếm lĩnh tri thức.
Trong việc đổi mới PPDH phải luôn có sự hợp tác của người dạy và
người học, sự phối hợp hoạt động dạy và hoạt động học. Người học muốn chủ
động sáng tạo trong học tập sẽ đòi hỏi bản thân người dạy luôn động não,
tích cực tổ chức các hoạt động đưa người học vào trong các tình huống sư
phạm khác nhau để tự các em giải quyết những tình huống đó. Theo quan
điểm này, PPDH tích cực đề cập đến dạy và học tích cực. Như vậy, thuật ngữ
này hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
1.1.3.2. Đặc trưng của PPDH tích cực
i) Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của HS
Trong phương pháp tích cực, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là

chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự học khám phá những điều mà mình chưa rõ
chứ không thụ động tiếp thu những điều đã được GV xếp đặt. Được đặt vào
những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo


luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ
đó nắm được kiến thức, phương pháp tìm ra kiến thức kỹ năng đó, được bộc
lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì GV không chỉ đơn
giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn HS hoạt động. Chương trình dạy
học phải giúp cho HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình
hành động của cộng đồng.
ii) Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và còn là một mục tiêu
dạy học. Trong xã hội hiện tại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin,
khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét
vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho
trẻ phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và lên bậc học cao hơn càng phải
chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu
rèn luyện cho người học được phương pháp kỹ năng, thói quen, ý chí tự học
thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết
quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội.
Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình
dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ
động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự
học ở nhà mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.
iii) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể
đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận

sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài
học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.


×