Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ảnh hưởng của đạm lên năng suất đậu đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.14 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THỊ BÍCH LẸ

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC ĐỘ ĐẠM TRÊN
NĂNG SUẤT ĐẬU ĐỎ TẠI ĐẠI HỌC
CẦN THƠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2016-2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THỊ BÍCH LẸ

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC ĐỘ ĐẠM TRÊN
NĂNG SUẤT ĐẬU ĐỎ TẠI ĐẠI HỌC
CẦN THƠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2016-2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN PHƯỚC ĐẰNG

2017




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC ĐỘ ĐẠM TRÊN NĂNG
SUẤT ĐẬU ĐỎ TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỤ
ĐÔNG XUÂN 2016-2017

Do sinh viên Ngô Thị Bích Lẹ thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm điểm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2017
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Nguyễn Phước Đằng

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC ĐỘ ĐẠM TRÊN NĂNG

SUẤT ĐẬU ĐỎ TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỤ
ĐÔNG XUÂN 2016-2017
Do sinh viên Ngô Thị Bích Lẹ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:………………………
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…...tháng….năm 2017
Thành viên hội đồng

…………………….

……………………

…………………….

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trông bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Bích Lẹ

3



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Ngô Thị Bích Lẹ
Giới tính: Nữ
Năm sinh: 1994
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: An Giang
Tôn giáo: Hòa Hảo
Họ và tên cha: Ngô Văn Tạo
Quê quán: An Giang
Họ và tên mẹ: Trịnh Thị Bé
Quê quán: An Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian: 2002-2007
Trường: Tiểu học A Bình Chánh
Địa chỉ: Xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
2. Trung học Cơ Sở
Thời gian: 2007-2011
Trường: Trung học Cơ Sở Bình Chánh
Địa chỉ: Xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
3. Trung học Phổ Thông
Thời gian: 2011-2014
Trường: Trung học Phổ Thông Trần Văn Thành
Địa chỉ: Thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
4. Đại học
Thời gian: 2014-2018

Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2017

Ngô Thị Bích Lẹ

4


LỜI CẢM TẠ
Con xin bày tỏ lòng biết ơn vô vàng tới cha mẹ, là những người đã sinh
ra và hết lòng nuôi dưỡng con nên người. Cũng là người cho con cuộc sống
đầy đủ cả vật chất và tinh thần để có thể bước đi trên con đường học vấn và cả
trong đường đời.
Em xin gữi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Phước Đằng và cô Thái
Kim Tuyến đã vô cùng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Em xin gữi lời biết ơn chân thành nhất với các thầy cô trong hoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng thuộc trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt
cho em những kiến thức vô cùng quan trọng. Nhờ sự tận tâm chỉ dạy của các
thầy cô đã giúp em nắm giữ chiếc chìa khóa cho tương lai của mình, những
kiến thức quý báo đó sẽ theo em suốt đời và cũng là tài sản vô giá.
Tôi vô cùng cảm ơn các bạn của tôi trong lớp Công nghệ giống Cây
trồng K40 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Nhờ có các bạn quá trình thực hiện trở nên dễ dàng và nhanh hơn,
không những thế đó còn là những kỷ niệm vô cùng đẹp.

Ngô Thị Bích Lẹ


5


NGÔ THỊ BÍCH LẸ, 2017 “ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC ĐỘ ĐẠM TRÊN
NĂNG SUẤT ĐẬU ĐỎ TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỤ ĐÔNG XUÂN 20162017”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Phước
Đằng.

TÓM LƯỢC
Đậu đỏ là cây chịu hạn, có năng suất cao và cho giá trị kinh tế, để cây
đậu có năng suất cao thì chăm sóc tốt và bón phân cân đối là rất cần thiết trong
đó việc bón phân đạm cho cây cũng là yếu tố quan trọng. Vì vậy thí nghiệm
được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp bón phân đạm hợp lý và cân đối cho
cây đậu đỏ. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, 3 lần lặp lại, với mật độ 50 x 20cm và mỗi
hóc 2 cây. Phân đạm được bón 3 lần trong ba giai đoạn là 10 NSKG, 35
NSKG, 50 NSKG. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của đậu đỏ đều
không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Sử dụng công thức phân bón 4060-40 cho đậu đỏ là tốt nhất giúp giảm chi phí, tăng năng suất và giảm hàm
lượng đạm thừa trong hạt đậu.

6


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................iii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN................................................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................................v
TÓM LƯỢC...............................................................................................................................vi
MỤC LỤC.................................................................................................................................vii

DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................................x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................................................................2
1.1

Sơ lược về cây đậu đỏ.....................................................................................................2

1.1.1

Nguồn gốc...................................................................................................................2

1.1.2

Tình hình phát triển của đậu đỏ trên thế giới và Việt Nam........................................2

1.2

Giá trị sử dụng.................................................................................................................2

1.3

Đặc điểm nông học của cây đậu đỏ................................................................................3

1.3.1

Đặc điểm của rễ...........................................................................................................3

1.3.2


Đặc điểm của thân và cành.........................................................................................4

1.3.3

Đặc điểm của lá...........................................................................................................4

1.3.4

Đặc điểm của hoa........................................................................................................4

1.3.5

Đặc điểm của trái........................................................................................................4

1.3.6

Đặc điểm của hạt.........................................................................................................5

1.3.7

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỏ...................................................6

1.4

Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu đỏ.........................................6

1.4.1

Nhiệt độ.......................................................................................................................6


1.4.2

Ánh sáng......................................................................................................................6

1.4.3

Đất đai.........................................................................................................................6

quan trọng, pH thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 5,5-7,5 Nếu pH dưới 5
sẽ làm giảm việc hình thành các nốt sần trên rễ cây...................................................................7
1.4.4

Nước, ẩm độ và lượng mưa........................................................................................7

1.4.5

Dinh dưỡng..................................................................................................................7
7




Tác hại khi bón thiếu và thừa phân đạm.............................................................................9

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................................................................12
2.1

Thời gian và địa điểm...................................................................................................12


2.2

Phương tiện...................................................................................................................12

2.2.1

Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................12

2.2.2

Thiết bị và vật tư.......................................................................................................12

2.3

Phương pháp..................................................................................................................12

2.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................................12

2.3.2

Kỹ thuật canh tác.......................................................................................................13

2.3.3

Thu thập các chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng..........................................................14

2.3.4


Thu thập các chỉ tiêu về đặc tính nông học..............................................................14

2.3.5

Thu thập chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất..........................................14

2.3.6

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh............................................................................15

2.3.7

Các chỉ tiêu khác.......................................................................................................16

2.4

Phương pháp phân tích thống kê..................................................................................16

CHƯƠNG 3...............................................................................................................................17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................................17
3.1

Ghi nhận tổng quát........................................................................................................17

3.1.1

Tình hình thời tiết và khí hậu....................................................................................17

3.1.2


Tình hình sâu bệnh và cỏ dại....................................................................................17

3.1.3

Tình hình đổ ngã.......................................................................................................18

3.2

Các đặc tính sinh trưởng...............................................................................................18

3.2.1

Ngày mọc mầm.........................................................................................................18

3.2.2

Ngày trổ hoa..............................................................................................................18

3.2.3

Thời gian sinh trưởng................................................................................................19

3.3

Đặc tính nông học.........................................................................................................19

3.4

Thành phần năng suất và năng suất..............................................................................19


3.4.1

Chiều dài trái.............................................................................................................19

3.4.2

Số trái trên cây..........................................................................................................20

3.4.3

Tổng trái trên cây......................................................................................................20

3.4.4

Số hạt trên trái...........................................................................................................21

3.4.5

Trọng lượng 1000 hạt (g)..........................................................................................21
8


3.4.6

Năng suất (kg/ha)......................................................................................................22

CHƯƠNG 4...............................................................................................................................24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................24
4.1


Kết luận.........................................................................................................................24

4.2

Đề nghị..........................................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................25
PHỤ CHƯƠNG.........................................................................................................................26

DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng
3.1
Tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Cần Thơ từ tháng
12/2016 đến tháng 2/2017
3.2
Chiều cao cây lúc chín của các nghiệm thức bón phân đạm vụ
Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ
3.3
Chiều dài trái hai đợt của các nghiệm thức bón phân đạm vụ
Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.
3.4
Số trái trên cây hai đợt của các nghiệm thức bón phân đạm vụ
Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.
3.5
Tổng trái trên cây của các nghiệm thức bón phân đạm vụ Đông
Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.
3.6
Số hạt tên trái hai đợt của các nghiệm thức bón phân đạm vụ
Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.
3.7

Trọng lượng 1000 hạt hai đợt ở bốn mức độ phân đạm vụ
Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.
3.8
Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của bốn mức độ phân
đạm vụ Đông Xuân 2016-2017 tại trường Đại học Cần Thơ.

9

Trang
17
19
20
20
21
21
22
23


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
2.1

Tên hình
Cây đậu đỏ
Trái và hoa đậu đỏ
Hạt đậu đỏ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trang
2
5
5
12

10


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
AVRDC
CV
NSKG
NSTT
NSLT
TL 1000 hạt

Asian Vegetable Research and Development Center
Coefficient of Variation
Ngày sau khi gieo
Năng suất thực tế
Năng suất lý thuyết
Trọng lượng 1000 hạt

11


MỞ ĐẦU

Đậu đỏ (Vigna angularis) là cây trồng hàng năm thuộc họ đậu. Cây đậu
đỏ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho con người như canxi, vitamin B6,chất
béo,…nó còn là dược thảo giúp chửa nhiều bệnh như đau dạ dày, sưng phù tay
chân,phong tháp tê đau,…. Không những thế đậu đỏ còn góp phần trong nền
ẩm thực của các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…, không
những thế trong nông nghiệp đậu đỏ có tiềm năng kinh tế cao và giúp cải tạo
đất nhờ khả năng cố định đạm.
Đậu đỏ có khả năng chịu hạn cao vì vậy thích hợp cho những vùng đất
cao, nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là điều
vô cùng quan trọng cần được chú trọng để cây cho năng suất cao. Cây trồng
nói chung và đậu đỏ nói riêng rất cần một lượng phù hợp phân đa lượng (N, P,
K) và vi lượng như (Mg, Zn, Cu, Bo,…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Bên cạnh đó một lượng phân bón hợp lý còn giúp người nông dân giảm bớt
chi phi trong sản xuất và giúp bảo vệ môi trường, trong đó đạm là một trong
những yếu tố quan trọng. Bón thiếu đạm sẽ làm cây phát triển chậm, giảm
năng suất tuy nhiên bón thừa đạm sẽ làm lãng phí và tích lũy nhiều chất gây
hại trong hạt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng bốn mức độ đạm trên
năng suất đậu đỏ tại Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2016-2017” được thực
hiện nhằm mục đích chọn ra mức độ đạm phù hợp nhất cho đậu đỏ trong sản
xuất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây đậu đỏ
1.1.1 Nguồn gốc
Đậu (Vigna angularis) là cây dây leo hàng năm thuộc phân họ Đậu,

được trồng nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các
loài hoang dã của đậu đỏ như V. angularis var. nipponensis, V. nakashimae, và
V. nepalensis, được phân bố rộng khắp các nước Đông Á và Himalayan. Tuy
nhiên, nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy nguồn gốc ban đầu của đậu đỏ ở
vùng Đông Bắc Châu Á (Suk-Ha Lee, 2015).

Hình 1.1 Cây đậu đỏ
1.1.2 Tình hình phát triển của đậu đỏ trên thế giới và Việt Nam
Đậu đỏ thường được trồng ở những vùng đất cao, nghèo dinh dưỡng,
có lượng mưa thấp và nhiệt độ cao. Trên thế giới đậu đỏ được trồng nhiều ở
các nước Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Đài Loan được ước
tính với diện tích là 670.000, 120.000, 30.000, và 20.000 ha (Suk-Ha Lee,
2015).
Ở Việt Nam đậu đỏ được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Bắc, miền
Trung và Tây Nguyên do đậu đỏ chống chịu tốt khô hạn và có tác dụng phục
hồi cho các vùng đất thối hóa. Đậu đỏ được trồng nhiều nhất ở các huyện miền
núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên), đây là nơi cho ra đời sản
lượng lớn đậu đỏ thơm ngon, đạt chuẩn nhất.
1.2 Giá trị sử dụng
Đậu đỏ là thực phẩm ưa dùng trong ẩm thực Châu Á như Trung Quốc
(bánh nướng nhân đậu đỏ, bánh trung thu, bánh tro,…), Nhật Bản (shiruko,
monaki, anpan, ở Việt Nam người dân thường sử dụng đậu đỏ để nấu chè, sữa,
cháo…là những món ngon giúp thanh nhiệt.
2


Trong 100 g đậu đỏ phần ăn được chứa: nước 13,4 g, năng lượng 1377 kJ
(329 kcal), protein 19,9 g, chất béo 0,5 g, carbohydrate 62,9 g, chất xơ 12,7 g,
Ca 66 mg, Mg 127 mg, P 381 mg, Fe 5,0 mg, Zn 5,0 mg, vitamin A 17 IU,
thiamin 0,46 mg, riboflavin 0,22 mg, niacin 2,6 mg, vitamin B 6 0,35 mg,

folate 622 μg và acid ascorbic 0 mg. Thành phần axit amin thiết yếu trên 100 g
phần ăn được là: tryptophan 191 mg, lysine 1497 mg, methionine 210 mg,
phenylalanine 1052 mg, threonine 674 mg, valine 1023 mg, leucine 1668 mg
và isoleucine 791 mg. Các axit béo chủ yếu là trên 100 g phần ăn được: axit
linoleic 113 mg và axit oleic 50 mg (USDA, 2005).
Hạt đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình trong Đông y có tác dụng lợi thủy
tiêu thủng, giải độc bài nung. Còn có tác dụng chữa một số chứng bệnh như
đau dạ dày-ruột, tả, lỵ, thủy nhũng đầy trướng, sưng phù tay chân, vàng da đái
đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lỡ ngứa (Võ Văn Chi, 2011).
Không những thế đậu đỏ còn được xem là bí quyết làm đẹp với nhiều công
dụng bất ngờ cho làn da phái đẹp. Bột đậu đỏ được dùng làm mặt nạ dưỡng da
với nhiều tác dụng như trị mụn, sạm da, làm căng da, thu nhỏ lổ chân lông,…
1.3 Đặc điểm nông học của cây đậu đỏ
1.3.1 Đặc điểm của rễ
Rễ cây đậu đỏ thuộc rễ cộc gồm một rễ chính và hệ thống rễ phụ mộc
xung quanh. Rễ chính thường ăn sâu vào đất khoảng 20-30 cm; rễ phụ thường
có 30-40 cái, dài 15-20 cm, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt thường không sâu
quá 25 cm. Hệ thống rễ phụ thường có lông hút làm nhiệm vụ hút chất dinh
dưỡng trong đất để nuôi cây. Rễ đậu đỏ mẫn cảm với nước đặc biệt là thời kỳ
cây còn nhỏ vì vậy không nên trồng đậu đỏ ở nơi có địa hình trũng, dễ ngập
úng, thoát nước kém đặc biệt là trong mùa mưa.
Bộ rễ của cây đậu đỏ phát triển không ngừng từ khi cây nảy mầm đến khi
ra hoa, tạo quả, những rễ mọc từ cổ rễ chính có nhiệm vụ cung cấp nước và
chất dinh dưỡng cho cây. Cho nên để cây phát triển tốt, bộ lá xanh, ra nhiều
hoa và tạo nhiều quả thì việc tạo cho cây một bộ rễ phát triển đầy đủ là đều vô
cùng quan trọng.
Ở loài cây họ đậu, một trong những đặc điểm quan trọng là nốt sần trên
rễ, trong những nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Loài vi khuẩn
sống cộng sinh này có khả cố định đạm tự do của khí trời (N2) thành dạng đạm
dễ tiêu (NH3) cung cấp cho cây trồng và làm giàu cho đất. Nốt sần trên rễ suất

hiện từ 7-10 NSKG (khi cây có khoảng 2-3 lá thật), có khoảng 10-20 nốt/cây,
nốt sần có kích thước tối đa khoảng 1-2 mm và hữu hiệu (cắt đôi có màu đỏ)
từ 20-40 NSKG. Đầu tiên nốt sần phát triển mạnh ở rễ cái sau đó giảm dần và
khô đi, nốt sần thường tăng nhanh kích thước và số lượng khi cây trong thời
kỳ ra hoa và đạt tối đa khi hoa nở rộ.
3


1.3.2 Đặc điểm của thân và cành
Thân cây đậu đỏ thuộc dạng thân thảo hình trụ, phân đốt cao khoảng 70100 cm dạng thân leo. Thân tròn có màu xanh nhạt, có một lớp lông màu nâu
sáng bao bọc. Trên thân chia làm nhiều đốt, khoảng cách giữa hai đốt gọi là
lóng. Các lóng dài khoảng 10-15 cm, các lóng ngắn chỉ khoảng 5-7 cm. Từ các
đốt mọc ra các cành, một cây trung bình có 3-8 cành. Đường kính trung bình
của thân chỉ từ 8-12 mm và tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chiều cao
của cây.
1.3.3 Đặc điểm của lá
Lá đậu đỏ là lá kép 3 lá chét, cuống dài 12-14 cm, có lông. Lá chét hình
xoan, đầu tròn, có thùy, dài 10-12 cm, rộng 5-7 cm, có lông, có 4-5 cặp gân
phụ. Trên thân chính có 7-8 lá thật, xuất hiện khi có lá mầm và lá đơn. Lá có
màu xanh đậm hoặc xanh vàng cả hai mặt trên của lá đều có lông bao phủ, gân
lá nổi rõ lên ở mặt dưới lá. Diện tích của lá ở dưới và ngọn nhỏ hơn lá ở phần
giữa thân. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) có ảnh hưởng đến hiệu suất quang
hợp và năng suất thu hoạch. Số lượng, kích thước, hình dạng và chỉ số diện
tích lá thay đổi theo mùa vụ và giống.
1.3.4 Đặc điểm của hoa
Hoa đậu đỏ là hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, mọc thành chùm to, xếp xen
kẽ nhau ở trên cuống. Hoa hầu hết có màu vàng và một ít có màu xanh tím,
hoa gồm 5 đài hoa, 5 tràng hoa, 10 nhị và 10 bầu thượng. Các chùm hoa chỉ
phát sinh ra tứ các mắt thứ ba ở trên thân, nhiều nhất là ở mắt thứ tư, ở các
cành các mắt đều có khả năng ra hoa. Mầm hoa thường xuất hiện sau hi cây

mọc tứ 18-20 ngày, hoa nở sau 35-40 ngày. Trong một chùm hoa, từ hi hoa đầu
tiên nở đến hoa cuối cùng từ 10-15 ngày. Mỗi chùm hoa dài từ 2-3 cm và có từ
5-10 hoa.
1.3.5 Đặc điểm của trái
Trái đậu đỏ xuất hiện từ 2 ngày và chín ở khoảng 20 ngày sau khi hoa
nở. Trái hình trụ, dạng tròn hơi dẹt, chóp nhọn, có hai gân nổi rõ dọc theo hai
bên cạnh trái, khi chín quả dài từ 8-15 cm, đường kính 5-7 mm. Trái thẳng
hoặc hơi cong, quả có màu xanh khi còn non và màu vàng rơm hay nâu đen
khi chín, trái chín khi gặp nhiệt độ cao sẽ làm quả tự khai. Mỗi cây thường
mang từ 10-20 trái, mỗi quả từ 7-15 hạt, số quả trên cây phụ thuộc vào đặc
điểm của giống và điều kiện trồng.

4


Hình 1.2: Trái và hoa đậu đỏ
(nguồn: />1.3.6 Đặc điểm của hạt
Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt, hai lá mầm và một mầm non. Mầm non là nơi
thu nhỏ của mầm rễ, hai lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên. Hạt không có
nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạt
đậu đỏ có nhiều hình dạng như hình tròn, hình ô van, thuôn,… và có nhiều
màu sắc: nâu đỏ, đỏ tươi, nâu sậm. Hình dạng, màu sắc và độ lớn của hạt là
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của hạt.
Hạt đợt đầu luôn to và mẩy hơn hạt đợt sau. Hạt ở vị trí trên thân thường
to và mẩy hơn ở vị trí cành. Số lượng hạt trung bình trên một quả là yếu tố chủ
yếu tạo thành năng suất của cây đậu đỏ.

Hình 1.3 Hạt đậu đỏ

5



1.3.7 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỏ
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỏ gồm hai giai đoạn:
các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng bất đầu lúc hạt đậu nảy mầm kế đến là
bắt đầu xuất hiện lá mầm, quá trình tiếp tục hình thành các đốt trên cây đến
khi tạo đốt cuối cùng của cây. Cứ sau khoảng 5 ngày, cây lại chuyển sang giai
đoạn sinh trưởng sinh dưỡng mới.
Giai đoạn sinh trưởng sinh trưởng được chia thành 8 giai đoạn cơ bản:
+ Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa
+ Giai đoạn hoa bắt đầu phát triển
+ Giai đoạn hình thành quả
+ Giai đoạn quả phát triển
+ Giai đoạn hình thành hạt
+ Giai đoạn quả chắc
+ Giai đoạn quả chín sinh lý
+ Giai đoạn quả chín hoàn toàn
1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu đỏ
1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố môi trường chính quyết định đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây đậu đỏ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt và cho năng suất cao là 25-320C. Trong thời kỳ nở hoa, nhiệt độ tốt
nhất là 28-300C. Nhiệt độ cao sẽ làm cgo giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng, ra
hoa và làm đầy hạt diễn ra nhanh hơn.
1.4.2 Ánh sáng
Đậu đỏ là cây ưa sáng, các thời kỳ sinh trưởng và phát triển tương đối
mẫn cảm với chế độ ánh sáng. Khi có đầy đủ ánh sáng sẽ giúp cây có bộ lá
dày, ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu quả và tăng năng suất. Ở điều kiện ngày
ngắn, các thời kỳ sinh trưởng sẽ kéo dài và hoa nở chậm, ngược lại khi ngày

dài sẽ kích thích quá trình nở hoa. Đậu đỏ có thể ra hoa, kết quả trong điều
kiện độ dài ngày 12-13 giờ thậm chí đến 14 giờ, cường độ ánh sáng đạt 180200 giờ/tháng. Trong thời kỳ ra hoa, tạo quả số giờ nắng phải đạt trên 200
giờ/tháng, tỉ lệ rụng hoa tăng, cây suy yếu, sâu bệnh nhiều khi số giờ nắng
dưới 150 giờ/tháng.
1.4.3 Đất đai
Đậu đỏ là cây chịu hạn, chống úng kém nên trồng ở những nơi đất có
thành phần cơ cấu nhẹ, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Các loại đất
thích hợp với cây đậu đỏ: đất cát pha, đất thịt nhẹ, các loại đất có tằng đất mặt
sâu trên 50 cm. Bên cạnh đó, độ pH trong đất là một yếu tố không kém phần
6


quan trọng, pH thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 5,5-7,5
Nếu pH dưới 5 sẽ làm giảm việc hình thành các nốt sần trên rễ cây.
1.4.4 Nước, ẩm độ và lượng mưa
Cây đậu đỏ là cây chịu hạn tốt, nhu cầu nước của cây là 3,2 mm/ngày.
Nếu lượng bức xạ trong ngày lớn thì lượng nước cần là 4-5 mm/ngày. Mặc dù
nhu cầu nước của cây trong ngày khá nhiều nhưng không chống chịu được
úng.
Lượng nước cung cấp cho trồng cây đậu đỏ chủ yếu là nước mưa, vì đậu
đỏ thường được trồng ở những vùng cao, khô hạn không chủ động được trong
cung cấp nước. Ở nước ta, do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên
khi trồng đậu đỏ sẽ thường thấy ở một giai đoạn nào đó trong thời kỳ sinh
trưởng và phát triển của cây bị hạn.
Trong quá trình phát triển của cây, giai đoạn mọc mầm là giai đoạn đầu
trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển và cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Ở
giai đoạn này, cây mẫn cảm với nhiều yếu tố môi trường bất lợi đặc biệt là hạn
và muối. Nếu trong giai đoạn này cây không có đủ nước sẽ làm giảm tỷ lệ mộc
mầm và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mầm (Dalachiave., 2003). Ở giai
đoạn cây con, nếu thiếu nước sẽ làm cây, cành kém phát triển, lá nhỏ, giảm tỷ

lệ ra hoa và đậu quả. Ngược lại, lượng nước quá nhiều sẽ làm rễ cây dễ thối, lá
vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều và thời gian dài sẽ làm chết cây.
Độ ẩm ảnh hưởng đến thời gian, tỷ lệ nảy mầm và độ nảy mầm đồng đều
của cây. Độ ẩm thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu
đỏ là 70-80%. Đồng thời độ ẩm còn ảnh hưởng đến năng suất của cây, nếu độ
ẩm dưới 50% năng suất sẽ giảm.
1.4.5 Dinh dưỡng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây cần một lượng lớn dinh
dưỡng khoáng đa lượng (như N, P, K,…) vì nó là thành phần cấu tạo các hợp
chất hữu cơ như protein, vách tế bào, acid nhân,…Và một lượng nhỏ nhưng
rất cần thiết dinh dưỡng khoáng vi lượng (Mg, Mn, Bo,…) giúp cấu tạo nên
các enzyme.
a) Đạm (N)
Ngoại trừ cacbon, hydro và oxy thì đạm là nguyên tố đa lượng cây cần
với số lượng nhiều nhất, cũng là nguyên tố quyết định sự sinh trưởng phát
triển và năng suất của cây.

7


 Vai trò
Đạm là thành phần cơ bản của chất protein, mà protein là chất quan trọng
nhất trong cơ thể sinh vật, không có protein thì không có sự sống. Ngoài ra
đạm còn là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ quan trọng khác của cây
như axit nucleic (AND, ARN), diệp lục tố, các men và các chất có hoạt tính
sinh học cao (như các chất điều hòa sinh trưởng).
Đạm thúc đẩy sự nảy chồi, ra lá, sự lớn lên của quả, tăng lượng sinh
khối, cho năng suất cao. Cây thiếu đạm lá bị vàng úa, cây còi cọc, trái mau
chín, số lá, số chồi, số nhánh ít, năng suất kém.
 Nhu cầu đạm của cây

Dạng đạm mà cây hút chủ yếu là dạng đạm vô cơ amôn (NH4+) và nitrat
(NO3-). Cây cũng có thể hút trực tiếp các chất hữu cơ có đạm phân tử nhỏ dạng
amin nhưng không nhiều. Cây họ đậu nhờ vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần
nên có thể trực tiếp đạm trong không khí.
Cây cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Ở giai đoạn sinh
trưởng đầu cây cần đạm để phát triển rễ, thân, lá, tạo cơ sở cho năng suất cao
sau này. Ở giai đoạn sau cây cần đạm để tạo nên các chất tích lũy trong trái,
trong hạt. Lượng đạm cây tích lũy ở giai đoạn trước có thể được huy động sử
dụng lại ở giai đoạn sau khi cây không được cung cấp đủ đạm.
Tỷ lệ đạm tích lũy trong cây dao động trong khoảng 0,5-6 % tính theo
trọng lượng chất khô, tùy theo loại cây và bộ phận cây. Cây còn non chứa
nhiều đạm hơn cây già. Trong trái và hạt nhiều hơn các bộ phận khác. Phân
tích hàm lượng đạm trong cây có thể đánh giá được yêu cầu đạm của cây, qua
đó có thể cung cấp thích hợp.
 Đạm trong đất
Tỷ lệ đạm tổng số trong đất Việt Nam biến động từ 0,042 % (đất xám bạc
màu) đến 0,62 % (đất lầy thụt), trung bình 0,1-0,2 %. Những loại đất thường
bị rữa trôi, tằng canh tác mỏng, tỷ lệ hữu cơ thấp thì ít đạm. Đất phù sa đồng
bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đạm 0,15-0,32 %.
Lượng đạm tự nhiên trong đất có được là từ nguồn vi sinh vật, nước
mưa, phù sa và phân giải từ các chất hữu cơ. Các nguồn trên có thể cung cấp
khoảng 30-60 kg N/ha/năm. Lượng đạm này không đủ cho nhu cầu của cây
trồng, cần phải cung cấp thêm qua phân bón
Đạm trong đất tồn tại dưới 3 dạng là đạm hữu cơ, đạm amôn bị keo đất
giữ chặt và đạm vô cơ hòa tan trong dung dịch đất. Trong đó đạm hữu cơ
chiếm 94-95 % tổng số đạm trong đất. Đạm hữu cơ được khoáng hóa để cung
cấp cho cây nhờ hoạt động của vi sinh vật và các điều kiện sinh thái khác.

8



Đạm khoáng ở dạng amôn và nitrat hòa tan trong dung dịch đất được cây dễ
sử dụng nhất chỉ chiếm khoảng 1-2 % đạm tổng số.
Trong đất luôn xảy ra 2 quá trình chuyển hóa đạm trái ngược nhau là quá
trình khoáng hóa đạm hữu cơ thành đạm vô cơ và quá trình tái tạo đạm hữu cơ
thành đạm vô cơ. Quá trình khoáng hóa đạm hữu cơ thành đạm vô cơ chủ yếu
do vi sinh vật. Còn quá trình tái tạo đạm hữu cơ từ đạm khoáng là nho vi sinh
vật sử dụng đạm khoáng thành đạm hữu cơ trong cơ thể chúng. Quá trình này
có tính chất tạm thời vì vòng đời vi sinh vật ngắn, khi chúng chết thì đạm hữu
cơ trong cơ thể chúng lại được chuyển hoa1cho cây sử dụng.
 Tác hại khi bón thiếu và thừa phân đạm
- Bón thiếu phân đạm
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có
kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
Thiếu đạm, cây sẽ sinh trường còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá
trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá
trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ.
- Bón thừa đạm
Khi bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị đổ
ngã, cây chậm ra hoa và khó đậu quả. Ngoài ra, thừa đạm làm tăng mức độ lây
nhiễm sâu bệnh do lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại côn
trùng và nấm bệnh gây hại. Không những thế lượng đạm do cây hấp quá nhiều
sẽ chuyển hóa thành chất gây hại tích lũy trong hạt gây ảnh hưởng đến sức
khỏe người dùng.
b) Phân lân (P)
Trong các nguyên tố đa lượng, lượng lân cây cần xếp sau đạm và kali
Lân giữ vai trò quan trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và
tổng hợp protein. Lân là thành phần chính của ADP và ATP là những chất cung
cấp năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây. Lân còn tham gia trong
thành phần của nhiều chất quan trọng như axit nucleic, protein, nhiễm sắc thể.

Lân cần cho sự phân chia tế bào, sự phát triển của mô phân sinh, kích
thích sự phát triển của hệ rễ, sự hình thành mầm hoa và phát triển của trái,
quyết định chất lượng hạt giống, kích thích sự hình thành nốt sần ở rễ cây họ
đậu. Giúp cây tăng khả năng chống chịu các điều kiện không thuận lợi như rét,
hạn, sâu bệnh.
c) Kali (K)
Trong 3 yếu tố đa lượng thì kali thường được cây hút nhiều nhất nhưng
lại không tham gia vào thành phần cấu tạo cây mà thm gia vào nhiều quá trình
trao đổi chất quan trọng trong cây.
9


Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất hydrat
cacbon và gluxit của cây, vận chuyển và tích lũy sản phẩm quan hợp từ lá về
các cơ quan dự trữ. Thúc đẩy sự tạo thành và hoạt động của nhiều loại men
xúc tác các quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, sự tổng hợp và
chuyển hóa vật chất. Đặc biệt kali có tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi
tổng hợp đạm, hạn chế lượng đạm tự do trong cây, giảm tác hại của việc bón
thừa đạm, phòng chống lốp đổ.
Kali tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh do làm giảm lượng đạm
tự do hạn chế sự hấp dẫn sâu bệnh và tăng việc tạo thành các phenol đề kháng
sâu bệnh. Giúp tăng cường khả năng chống chịu cua cây với các điều kiện bất
lợi như hạn, úng, nóng, lạnh, do kali góp phần điều hòa lượng H2O trong tế
bào cây.
d) Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh cùng với canxi và magiê là 3 nguyên tố thuộc nhóm trung
lượng. Hiện nay nhiều người thường dùng lưu huỳnh là nguyên tố dinh dưỡng
thiết yếu thứ 4 sau N, P, K. Lượng S cần cho cây xấp xỉ bằng lượng P.
Lưu huỳnh tham gia vào thành phần cấu tạo của một số axit amin và
protein quan trọng (điển hình là methionin). Có trong thành phần của coenzym

A, là chất xúc tác của nhiều quá trình trao đổi chất trong cây như quang hợp,
hô hấp, tăng cường hoạt động của vi sinh vật cố định đạm cộng sinh. Giữ vai
trò quyết định trong việc tạo các chất sinh dầu, tạo mùi vị cho hành, tỏi, mù
tạt. Tăng khả năng chống rét và chống hạn cho cây, do làm nguyên sinh chất
chậm đông kết khi nhiệt độ thấp và chống mất nước. Lưu huỳnh chứa nhiều
trong lục lạp, cần thiết cho sự tạo thành chất diệp lục, thúc đẩy cường độ
quang hợp. Ngoài ra, lưu huỳnh còn thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
e) Canxi (Ca)
Canxi ảnh hưởng đến việc hình thành màng tế bào do có tác dụng kết tủa
axit pectic làm ổn định màng tế bào. Cần cho sự phát triển của hệ rễ cây, tăng
cường tạo thành các rễ bên và hệ thống lông hút của rễ. Cation Ca 2+ có tác
dụng hạn chế sự xâm nhập quá mức của nhiều cation khác (như Mg2+, K+,
NH4+,…) có thể làm độc tế bào.
Canxi thúc đẩy quá trình trao đổi chất và vận chuyển gluxit trong cây.
Thiếu canxi cây khó đồng hóa nitrat và ảnh hưởng đến sự vận chuyển gluxit
và các bộ phận dự trữ. Ngoài ra canxi còn làm giảm độ thấm của màng tế bào,
hạn chế sự hút nước của cây nên tạo khả năng chịu úng tạm thời cho cây.
f) Magiê (Mg)

10


Magiê tham gia cấu thành diệp lục nên có vai trò quan trọng trong quá
trình quan hợp và tổng hợp các chất gluxit trong cây. Tham gia trong thành
phần hoặc kích thích hoạt động của nhiều loại men, đặc biệt các loại men
chuyển hóa năng lượng và đồng hóa lân. Thiếu magiê ảnh hưởng xấu tới việc
tổng hợp ATP và quá trình phôtphorin hóa trong cây. Cần cho quá trình tổng
hợp protein, các cây họ đậu nếu thiếu magiê tỉ lệ protein bị giảm. Ở đậu đỏ
thiếu lân sẽ làm giảm 12% năng suất.
Magiê góp phần điều hòa pH thích hợp với các bộ phận trong tế bào và

sinh lý của cây. Ngoài ra magiê còn cần cho sự tạo thành lipit, nhất là với các
cây lấy tinh dầu (bạc hà, hương chu, bạch đàn), cây lấy chất kích thích (thuốc
lá, trà, cà phê, ca cao), cây lấy nhựa (cao su, thông).
Magiê cùng với kali làm tăng sức trương tế bào, góp phần căn bằng nước
trong cây thuận lợi cho các quá trình sinh học và tăng khả năng chịu hạn cho
cây.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện: từ ngày 14/12/2016 đến ngày 25/02/2017.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại ruộng khu 2 Đại học Cần Thơ.
2.2 Phương tiện
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống đậu đỏ Trà Ôn.
Phân đạm.
Phân hóa học Super Lân Long Thành 15% P2O5, Ure (46% N).
2.2.2 Thiết bị và vật tư
a) Thiết bị
Cân phân tích Adam Equiment-QT 20014, máy đo độ ẩm hạt KettRiceter F 511, bình phun thuốc 16 L, cọc tre, thước dây, nhãn ghi tên nghiệm
thức và các dụng cụ dùng cho việc chăm sóc, thu hoạch đậu đỏ.
b) Vật tư
Thuốc trừ sâu: Peran 50 EC, Actimax, Prevathon và Virtako.
Thuốc trừ bệnh: Validacin 5SC.
2.3 Phương pháp
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một
nhân tố gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Trong đó nghiệm thức đối chứng
bón phân theo công thức 40-60-40, 3 nghiệm thức còn lại lần lược được bón

11



phân theo công thức 60-60-40, 80-60-40, 100-60-40. Mỗi nghiệm thức được
gieo 5 hàng, mỗi hàng dài khoảng 2,3 m, khoảng cách gieo 50 x 20 cm, gieo
4-5 hạt/hốc, 5 ngày sau khi gieo tiến hành tỉa cây còn 2 cây/hốc đảm bảo mật
độ 20 cây/m2.
Thí nghiệm được bố trí như sơ đồ sau:
REP I
REP II
REP III
NT1 ĐỐI CHỨNG
40-60-40
NT2
60-60-40
NT3
80-60-40
NT4
100-60-40

NT1 ĐỐI CHỨNG
40-60-40
NT2
60-60-40
NT3
80-60-40
NT4
100-60-40

NT1 ĐỐI CHỨNG
40-60-40

NT2
60-60-40
NT3
80-60-40
NT4
100-60-40

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.3.2 Kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác cây đậu đỏ trong thí nghiệm được áp dụng như sau:
Chuẩn bị đất: Sau khi làm sạch cỏ, cuốc lật đất phơi khoảng 1 tuần. Sau
đó, ban đất cho bằng phẳng và tiến hành cắm cọc, phân lô.
Gieo hạt: Hạt được gieo theo hàng với khoảng cách 50 x 20 cm bằng
cách căng dây và tỉa lỗ. Mỗi lỗ gieo 3-4 hạt, sau đó rãi lên lỗ 1 lớp tro trấu
giúp hạt nảy mầm tốt. Buổi chiều cùng ngày gieo, tiến hành rải Vibasu 10GP
để phòng trừ kiến, dế ăn hạt.
Dậm hạt và tỉa cây: 5 ngày sau khi gieo, tiến hành dậm hạt ở những hốc
không nảy mầm. Vào 10-15 ngày sau khi gieo, bắt đầu tỉa bớt cây, chỉ để lại
những cây tốt nhất ở mỗi hốc để đảm bảo mật độ 20 cây/m2.
Tưới nước: Hai tuần đầu sau khi gieo, mỗi ngày tưới nước 2 lần để đảm
bảo hạt giống nảy mầm đều và cây con phát triển tốt. Sau đó tưới 1 lần/ngày
và ngưng tưới khi thấy trái đậu chuyển vàng.
Làm cỏ: Để giúp cây đậu sinh trưởng và phát triển tốt, trong suốt quá
trình làm thí nghiệm tiến hành làm cỏ 2 lần vào 20 và 35 ngày sau khi gieo,
kết hợp với vun gốc trước khi bón phân.
Bón phân: Áp dụng công thức phân theo đúng các nghiệm thức mô tả ở
trên:
Phân lân và phân kali bón lót.
Phân đạm (N)
Nghiệm thức 1 (40-60-40)

- Bón N lần 1: 10 NSKG sử dụng 7 g (pha trong thùng tưới lên cây theo đúng
nghiệm thức).

12


×