Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - BẰNG CHỨNG CHO CÁC QUỐC GIA TẠI KHU VỰC CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.74 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: BẰNG CHỨNG
CHO CÁC QUỐC GIA TẠI KHU VỰC CHÂU Á

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Phương Anh
Sinh viên thực hiện: Đinh Tấn Danh
Lớp – Khoá : TC07 – K37
MSSV: 31111021249
Điện thoại: 01222 543 321
Email:

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015



Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến tất cả quý Thầy Cô khoa Tài chính lời chúc sức
khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất. Với sự dạy dỗ, quan tâm cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu của quý Thầy Cô; đến nay em đã


hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên: “Xác định mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và phát triển kinh tế: bằng chứng từ các quốc gia tại khu vực châu
Á”.
Để có thể thực hiện đề tài một cách tốt nhất, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn
chân thành đến ThS. Hoàng Thị Phương Anh đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp
thông tin và các tài liệu liên quan cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Mặc dù với sự cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu những thông tin thực tế, nhưng
với sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến
của quý Thầy Cô để chất lượng đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Đinh Tấn Danh

i


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

ii


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
TÓM TẮT.................................................................................................................... vi
1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................................................... 3
2.1.

Phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế ............................................. 3

2.2.

Phát triển tài chính tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế ......................... 11


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
3.1.

Dữ liệu và biến .............................................................................................. 15

3.1.1.

Dữ liệu .................................................................................................... 15

3.1.2.

Biến ........................................................................................................ 15

3.2.

Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 17

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 20
4.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................. 20

4.1.1.

Bảng 2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................... 20

4.2.

Kết quả kiểm định ......................................................................................... 22


4.3.

Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 24

4.3.1.
4.4.

Vai trò của phát triển tài chính đối với phát triển kinh tế ...................... 24

Ảnh hưởng của chênh lệch phát triển tài chính và kinh tế............................ 26

5. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 28
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 29
1. PHỤ LỤC ............................................................................................................ 32
1.1.

Thống kê dữ liệu ........................................................................................... 32

1.2.

Phân loại nhóm quốc gia ............................................................................... 33

1.3.

Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 34

Dữ liệu ................................................................................................................... 2
Biến ........................................................................................................................ 2

iii



Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê mổ tả giá trị các biến ..................................................................... 20
Bảng 2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ....................................................... 20
Bảng 3. Kiểm định tính dừng (Unit root) ................................................................... 22
Bảng 4. Kiểm định đồng liên kết (Johansen) ............................................................. 22
Bảng 5. Kết quả hồi quy DOLS cho phương trình (1) ............................................... 24
Bảng 6. Kết quả hồi quy DOLS cho phương trình (3) ............................................... 26
Bảng 7. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 32
Bảng 8. Phân loại nhóm các quốc gia......................................................................... 33

iv


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Đồ thị tương quan giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế ................. 21
Hình 2. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu tất cả quốc gia (Mô hình I) ........................... 34
Hình 3. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình I) ............................................................ 34
Hình 4. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu quốc gia thu nhập thấp ................................. 35
Hình 5. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình II) ........................................................... 35
Hình 6. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu các quốc gia thu nhập cao (Mô hình III) ...... 36

Hình 7. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình III) ......................................................... 36
Hình 8. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu toàn bộ quốc gia (Mô hình IV) .................... 37
Hình 9. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình IV) ......................................................... 37
Hình 10. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu quốc gia thu nhập thấp (Mô hình V) .......... 38
Hình 11. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình V) ........................................................ 38
Hình 12. Kết quả hồi quy DOLS – Mẫu quốc gia thu nhập cao (Mô hình VI) .......... 39
Hình 13. Kết quả kiểm định Wald (Mô hình VI) ....................................................... 39

v


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung xác định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
phát triển kinh tế, qua đó đánh giá tầm quan trọng của phát triển lĩnh vực tài chính
đối với phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tìm kiếm bằng chứng cho thấy rằng mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế phụ thuộc vào sự cân đối
giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp hồi quy DOLS (Mô hình OLS động) để so sánh mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và phát triển kinh tế tại các quốc gia có thu nhập thấp và các
quốc gia có thu nhập cao. Bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm của 29 quốc gia
của khu vực châu Á trong giai đoạn 1996 – 2013, kết quả nghiên cứu cho thấy tác
động của phát triển tài chính lên phát triển kinh tế là tích cực, mối quan hệ này
mạnh hơn tại các quốc gia có thu nhập cao so với các quốc gia có thu nhập thấp.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế sẽ yếu đi nếu
như có sự mất cân đối giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thậm chí
phát triển tài chính có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ phát triển lĩnh

vực tài chính nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Phát triển tài chính, phát triển kinh tế, DOLS.

vi


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

1. GIỚI THIỆU
Một hệ thống tài chính phát triển đầy đủ thường bao gồm nhiều loại tổ chức,
công cụ và thị trường tài chính khác nhau như chúng ta thường thấy tại các nước
công nghiệp phát triển. Tất nhiên, đây không phải là một hệ thống mang tính chất
tĩnh, mà ngược lại, hệ thống thay đổi liên tục với sự ra đời của nhiều loại tổ chức
và công cụ tài chính mới. Tuy nhiên, hệ thống tài chính tại hầu hết các quốc gia
đang phát triển có trình độ thấp hơn, với ít loại hình tổ chức và công cụ tài chính
hơn cũng như có quy mô nhỏ hơn so với quy mô của nền kinh tế. Nhưng liệu đó
có phải là điều quan trọng? Liệu hệ thống tài chính có đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay không? Nếu có thì tại sao
và vai trò đó như thế nào? Xoay quanh những câu hỏi này, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế được thực
hiện. Tuy nhiên, kết quả mang lại nhiều tranh luận khác nhau.
Quan điểm thứ nhất về việc phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh
tế, Schumpeter (1911) công nhận sự quan trọng của dịch vụ và những công cụ
trong hệ thống tài chính đối với phát triển kinh tế. Ngược lại, quan điểm thứ hai từ
những nhà kinh tế khác tranh luận rằng tài chính thì không quan trọng đối với phát
triển kinh tế. Theo quan điểm này, hệ thống tài chính phản hồi những nhu cầu gia
tăng từ khu vực kinh tế và không có chiều ngược lại (Robinson, 1952) hoặc là
không có mối quan hệ ý nghĩa nào giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế

(Lucas, 1988). Ngoài ra, quan điểm thứ ba, Lorenzo Ductor và Daryna Grechyna
(2015) cho rằng phát triển tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng khu vực tư đại diện cho phát triển tài chính tăng
nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy quan điểm nào đúng,
quan điểm nào sai là một vấn đề mà các nhà kinh tế hiện nay đang tranh luận. Tầm
quan trọng của nghiên cứu này nhằm làm rõ vấn đề liệu hệ thống tài chính có đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay
không? Phát triển tài chính có dẫn đến tăng trưởng kinh tế hay không? Liệu có yếu
tố nào khác xuất hiện có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tài chính và phát

1


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

triển kinh tế? Những câu hỏi đó sẽ lần lượt được giải đáp ở phần tiếp theo trong
bài nghiên cứu này.
Bài nghiên cứu vận dụng một cách tổng hợp và có chọn lọc những quan
điểm từ những công trình nghiên cứu trước đây để phát triển phương pháp nghiên
cứu mới. Bài nghiên cứu tập hợp dữ liệu từ 29 quốc gia tại khu vực châu Á trong
giai đoạn 1996 – 2013. Các quốc gia được chia thành hai nhóm chính: các quốc
gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập thấp. Qua đó xem xét ảnh hưởng
của trình độ phát triển của quốc gia (đại diện bởi thu nhập) ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế như thế nào. Bằng cách sử
dụng mô hình hồi quy DOLS được đề xuất và phát triển bởi Stock và Watson 1993,
bài nghiên cứu lần lượt đánh giá vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng
kinh tế sau đó xem xét tác động của sự chênh lệch giữa tốc độ phát triển tài chính
và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế.

Bài nghiên cứu tập trung làm rõ những câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất,
phát triển tài chính có dẫn đến phát triển kinh tế hay không? Thứ hai, mức thu nhập
của các quốc gia tác động như thế nào đối với mối liên quan hệ giữa tài chính và
kinh tế? Liệu mức thu nhập cao có làm gia tăng mối quan hệ giữa tài chính và kinh
tế hay không? Thứ ba, mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế có phụ thuộc vào sự
chênh lệch giữa tốc độ phát triển tài chính và tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế.
Cấu trúc bài nghiên cứu được chia thành 5 phần: phần 1 trình bày cơ sở lý
thuyết, đặt vấn đề và thể hiện tổng quan nội dung nghiên cứu; phần 2 trình bày
những bằng chứng thực nghiệm từ những công trình nghiên cứu trước đây; phần 3
trình bày dữ liệu, phương pháp nghiên cứu; phần 4 trình bày và thảo luận về kết
quả nghiên cứu và phần 5 đưa ra kết luận và gợi ý hướng phát triển của đề tài.

2


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát
triển kinh tế được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, nghiên cứu tầm quan trọng
của phát triển tài chính đối với phát triển kinh tế, điều này độc lập với nghiên cứu
về quan hệ nhân quả (King và Levine, 1993; Levine, 2000). Trong khi những
nghiên cứu như vậy cố gắng phòng ngừa tác động nhân quả của phát triển kinh tế

đến phát triển tài chính. Nhóm thứ hai, họ thường sử dụng kiểm định đồng liên kết
và kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra một cách rõ ràng trực tiếp vào mối
quan hệ tài chính và phát triển kinh tế (ví dụ: Ang và McKibbin, 2007; Demetriades
và Hussein, 1996). Hai nhóm nghiên cứu sử dụng cụm từ “Mối quan hệ giữa tài
chính và kinh tế” với ý nghĩa khác nhau không nhiều. Nhóm thứ nhất, có nghĩa là
tác động của tài chính đến phát triển kinh tế. Nhóm thứ hai, có nghĩa là mối quan
hệ nhân quả giữa tài chính và kinh tế. Tương tự, “tăng trưởng” thường được sử
dụng thay thế cho cụm từ “phát triển”, thậm chí khi chúng không đề cập đến “tốc
độ thay đổi” trong thu nhập. Đặc biệt, những bài nghiên cứu tập trung vào quan hệ
dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (ví dụ Christopoulos và
Tsionas, 2004; Demetriades và Hussein, 1996) sử dụng dữ liệu GDP thực bình
quân trên đầu người. Còn tôi thích sử dụng “phát triển” hơn “tăng trưởng”. Bài
nghiên cứu này tập trung vào trường phái nghiên cứu của nhóm thứ nhất, tập trung
xác định tác động từ một phía của phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế,
để từ đó xem xét liệu sự chênh lệch giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế có tác động đến mối quan hệ tài chính – kinh tế hay không?
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động một chiều của phát triển tài chính
đối với phát triển kinh tế có nhiều kết quả trái ngược nhau. Đầu tiên, chúng ta sẽ
xem xét những bài nghiên cứu cho thấy không có sự ảnh hưởng rõ ràng từ phát
triển tài chính dẫn đến phát triển kinh tế. Ở quan điểm này không thể không nhắc
đến bài nghiên cứu của Andersen và Tarp (2003), họ đã dựa trên những lý thuyết
truyền thống và sử dụng mô hình Tài chính nội sinh – Tăng trưởng (FEG) và kết
luận rằng không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa tài chính – phát triển
3


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp


kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu của Ali và cộng sự (2007) nghiên cứu
mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ
Kỳ trong giai đoạn (Quý 1 năm 1986 đến quý 4 năm 2006). Kết quả phân tích đồng
liên kết của bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy rằng không có mối
quan hệ giữa dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, có ngày càng nhiều bài nghiên cứu cho thấy rằng phát triển tài
chính có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Cuộc tranh luận về sự phụ thuộc của
quan hệ giữa phát triển tài chính đối với phát triển kinh tế có thể bắt đầu với bài
nghiên cứu của Patrick (1966). Tác giả nghiên cứu về mối quan hệ tài chính và
phát triển kinh tế ở các quốc gia kém phát triển cho rằng tài chính dẫn đến phát
triển kinh tế trong giai đoạn đầu bằng cách hình thành và gia tăng cả về số lượng
và sự đa dạng của các tổ chức tài chính từ đó dẫn đến gia tăng không chỉ tỷ lệ tiền
mà còn tổng tài sản tài so với GNP. Trong khi phát triển kinh tế dẫn đến phát triển
tài chính trong giai đoạn sau thông qua gia tăng nhu cầu bổ sung các dịch vụ và
công cụ tài chính, đem lại động lực cho sự phát triển của hệ thống tài chính. Tiếp
theo đó là bằng chứng từ nghiên cứu của Hicks (1969), tác giả tin rằng nếu chỉ có
phát triển kỹ thuật công nghệ thì không thể kéo theo phát triển kinh tế bền vững
đối với nước Anh trong giai đoạn thế kỷ 20; mà bên cạnh đó, vai trò của phát triển
tài chính là cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kul và
Mosahid (1999) bằng cách sử dụng mô hình VAR đối với mẫu dữ liệu gồm 10
quốc gia đã cho thấy rằng có mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế.
Khi nói về tầm quan trọng của tài chính đối với phát triển kinh tế, King và
Levine (1993) sử dụng dữ liệu IMF và nhiều chỉ số tài chính khác để kết luận rằng
tồn tại mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố đại diện phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu của họ tập trung xác định mối quan hệ thực nghiệm
giữa tập hợp các yếu tố đại diện cho phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết
quả bài nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển bài chính (bao gồm quy mô của các
trung gian tài chính so với GDP, tầm quan trọng của ngân hàng đối với ngân hàng


4


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

trung ương, phần trăm tín dụng phân bổ cho khu vực tư nhân đối với GDP) có mối
tương quan mạnh mẽ và vững vàng với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tích lũy nguồn
vốn, và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn. Bên cạnh đó, khu vực tài chính có thể
giải thích đáng kể giá trị của những yếu tố kinh tế. Điều này được giải thích rằng
phát triển tài chính có thể gia tăng tăng trưởng kinh tế bằng việc gia tăng tỷ lệ tích
lũy nguồn vốn và thông qua việc cải thiện hiệu quả của những công ty sử dụng
nguồn vốn này. Kết quả bài nghiên cứu này dẫn đến sự tin tưởng hơn vào kết quả
nghiên cứu trước đây của Schumpeter.
Aghion, Howitt, & Mayer-Foulkes (2005) nhấn mạnh tầm quan trọng của
phát triển tài chính thông qua việc cắt giảm chi phí và thúc đẩy phát triển. Họ đã
phát triển và kiểm định lại mô hình Schumpeter với dữ diệu mẫu các quốc gia với
việc kếp hợp áp chế tài chính. Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng phát triển tài chính
là rất quan trọng nhưng cần phải hội tụ về việc phát triển kinh tế. Trong khi có
những quốc gia mặc dù phát triển về tài chính nhưng nếu sự phát triển tài chính
này không hướng về một mục đích chính dành cho tăng trưởng kinh tế thì sẽ đánh
mất đi sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Những kiểm định này được thực hiện
thông qua hồi quy tăng trưởng với mẫu dữ liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Kết
quả thống kê ra hầu như đều âm và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này đặt ra một
câu hỏi là tại sao nguồn lực của quốc gia không hội tụ về tăng trưởng mặc dù khả
năng công nghệ đã được cải thiện. Trong khi đó, dựa trên mô hình Schumpeter,
bài nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của khu vực tài chính đối với sự tăng
trưởng kinh tế.
Greenwood & Jovanovic (1990) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế với việc phân phối thu nhập và mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng
trưởng kinh tế. Cả hai mối quan hệ này được làm rõ bằng cách sử dụng phương
pháp hồi quy đơn. Tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính có mối quan hệ chặt
chẽ. Cụ thể, tăng trưởng tài chính tạo cơ hội để phát triển tài chính, ngược lại phát
triển tài chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Mô
hình đạt được ước lượng tương đối vững qua các quan sát. Vậy phân phối thu nhập

5


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

có vai trò gì trong mối quan hệ này. Bài nghiên cứu giải thích rằng trong giai đoạn
đầu của phát triển tài chính, sự tăng trưởng diễn ra chậm. Nhưng sau đó, sự phân
phối thu nhập giúp cho cấu trúc tài chính phát triển mạnh mẽ hơn, kéo theo nền
kinh tế phát triển nhanh hơn, điều này khiến cho sự mất cân đối trong thu nhập
giữa người giàu và người nghèo. Trong một nền kinh tế trưởng thành có một cấu
trúc tài chính phát triển toàn diện, họ đạt được sự phối phối thu nhập ổn định thông
qua các nhóm người đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
Bencivenga & Smith, 1991 dựa trên nhiều những giả định, ví dụ như tình
hình phát triển của thị trường tài chính là nội sinh. Trong trường hợp này phân tích
dựa theo những đề nghị của Cameron (1967), McKinnon (1973) và Shaw (1973)
rằng sự khác biệt trong sự mở rộng thị trường tài chính của các quốc gia phụ thuộc
chính vào luật pháp và điều hành chính phủ. Đầu tiên, đối với các quốc gia đang
phát triển, theo sau là giả định thực tế đó là tiêu chuẩn của những bài nghiên cứu
của Taylor (1980), hoặc Mckinnon và Mathieson (1981). Thứ hai, DiamondDybvig (1983) cho rằng vai trò của trung gian tài chính phụ thuộc vào sự hạn chế
của giao dịch đối với chủ sở hữu nguồn vốn (như bài nghiên cứu của Jacklin
(1987). Vì vậy, vệc sử dụng mô hình Diamond – Dybvig sẽ tạo nên sự ràng buộc

đối với những hạn chế tài chính. Thực tế, giao dịch cổ phiếu đôi khi bị ngăn cấm
bởi vì những giao dịch này có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống tài chính
(Arnold - 1937, tr.8-9), hoặc vì sự hạn chế thông tin, đặc biệt đối với các thị trường
mới nổi. Điểm nổi bật của bài nghiên cứu này nằm ở việc thiết lập mô hình xác
định vai trò của thị trường tài chính đối với quá trình phát triển của sự phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau tức là giai đoạn kinh tế đã phát triển ở một
mức độ nhất định thì những tác động ngược lại của nó làm hạn chế tài chính thông
qua chính sách tài chính hoặc những quy định ràng buộc.
Atje và Jovanovic (1993) kiểm tra vai trò của thị trường chứng khoán đối
với phát triển kinh tế và kết luận rằng có tác động tích cực từ thị trường chứng
khoán đối với phát triển kinh tế. Levine và Zervos (1996) sử dụng những phương
pháp khác nhau để đo lường sự phát triển thị trường chứng khoán và kết luận rằng

6


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

có mối quan hệ đáng kể giữa thị trường chứng khoán và phát triển kinh tế. Arestis
và Demetriades đã sử dụng phân tích dữ liệu chuỗi thời gian và phân tích đồng liên
kết Johansen đối với Mỹ và Đức. Đối với Đức, họ tìm thấy tác động của phát triển
trong lĩnh vực ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ở Mỹ, họ không tím
thấy đủ bằng chứng để khẳng định tác động lên tăng trưởng kinh tế của phát triển
tài chính, nhưng các điểm dữ liệu lại cho thấy một tác động ngược trở lại của tăng
trưởng kinh tế (GDP thực) đối với hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.
Levine và cộng sự (2000) đã sử dụng mẫu 74 các quốc gia đã và đang phát triển
trong giai đoạn 1960 – 1995 và tìm ra rằng có mối quan hệ tích cực và mạnh mẽ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng sản lượng. Điều này có thể được giải thích

bởi tác động của các nhân tố nội sinh như phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Họ trình bày kết quả này như là sự hỗ trợ cho những lý thuyết về phát triển tài
chính trong thời gian đó. Demirguc-Kunt and Maksimovic (1998) ước lượng mô
hình tài chính để phát hiện những điều kiện để phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế. Trong tình huống này thị trường tài chính năng động và hệ thống luật pháp
phát triển tốt là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Những tranh luận
thực nghiệm của Bencivenga and Smith (1991), Levine (1991), và Saint-Paul
(1992) đã hỗ trợ cho lý thuyết “cung kéo” được đề xuất bởi Schumpeter (1934) và
Patrick (1966). Mặt khác, Harrison cộng sự (1999), và Blackburn và Hung (1998)
tranh luận rằng các trung gian tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi vì chúng
cắt giảm chi phí đầu tư cho cá dự án. Bởi vì số lượng các dự án tăng lên thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nhiều những ngân hàng tham gia vào thị trường hơn vì hoạt
động và lợi nhuận của ngân hàng gia tăng. Điều này làm giảm khoảng cách trung
bình giữa ngân hàng và người đi vay, từ đó cắt giảm chi phí trung gian tài chính.
Với dữ liệu từ 1965 đến 1992, Demetriades and Hussein (1996) tìm thấy
rằng trong số các quốc gia châu Á trong giai đoạn xem xét, chỉ có trường hợp của
Sri Lanka xuất hiện bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết tài chính dẫn đến tăng trưởng.
Hơn nữa, nghiên cứu của họ đề nghị rằng có mối quan hệ nhân quả đối với Ấn Độ,
Hàn Quốc và Thái Lan. Trong các nghiên cứu khác, Arestis and Demetriades

7


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

(1996) hỗ trợ bằng chứng cho mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế cho Ấn Độ và Hàn Quốc. Murinde and Eng (1994) đã kiểm tra lý thuyết tài
chính dẫn đến tăng trưởng đối với trường hợp của Singapore bằng việc sử dụng

dữa liệu theo quý trong giai đoạn từ 1979 đến 1990. Bằng vệc sử dụng các chỉ tiêu
tài chính, họ tìm thấy kết quả hỗ trợ mạnh mẽ lý thuyết tài chính dẫn đến tăng
trưởng kinh tế ở Singapore. Nghiên cứu của Habibullahs (1999) đối với 7 quốc gia
châu Á đang phát triển và đưa ra kết luận rằng chỉ có trường hợp của Philippines
hỗ trợ lý thuyết tài chính dẫn đến phát triển kinh tế. Những trường hợp lý thuyết
tăng trưởng dựa trên cầu kéo được hỗ trợ bởi những nghiên cứu cho Malaysia,
Myanmar, and Nepal. Mặt khác, có bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính và phát triển kinh tế trong trường hợp của Indonesia, Sri Lanka
and Thailand. Bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm từ 1970 đến 2001 cho trường
hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Unalmis (2002) tìm thấy rằng trong dài hạn kết quả kiểm
định đối với mô hình VECM cho các chuỗi dữ liệu đồng liên kết cho thấy có mối
quan hệ nhân quả của độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Guryay và cộng sự
(2007) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho trường hợp
Cyprus trong giai đoạn 1986 đến 2004. Kết quả cho thấy có tác động tích cực
nhưng không đáng kể của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của
Cyprus. Mặc dù kiểm định nhân quả Granger cho thấy phát triển tài chính không
dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, có mối quan hệ nhân quả ngược trở lại của
tăng trưởng kinh tế đến với phát triển các trung gian tài chính. Mô hình thực
nghiệm cho thấy rằng chỉ có tín dụng công đối trên tín dụng nội địa có ý nghĩa
thống kê và tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, ám chỉ rằng sự tài trợ của khu
vực công đối với hoạt động kinh tế và khu vực tài chính vẫn chưa phát triển và cần
thiết có sự hỗ trợ dành cho các nước Arab.
Apergis và cộng sự (2007) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế đối với mẫu dữ liệu lớn gồm 65 quốc gia (15 quốc gia
trong khối OECD and 50 quốc gia không nằm trong khối OECD), bao gồm cả các
quốc gia đang phát triển và đã phát triển, qua giai đoạn 1975 đến 2000. Nhìn chung,

8



Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

Kết quả này hỗ trợ một tác động dương có ý nghĩa thống kê ổn định giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế đối với các yếu tố tài chính khác nhau trong các
quốc gia khác nhau. Lý thuyết “cung kéo” cũng được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu
của Calderon và Liu (2003) đối với mẫu dữ liệu 109 quốc gia đã và đang phát triển,
và Christopoulos - Tsionas (2004) đối với 10 quốc gia đang phát triển. Cả hai bài
nghiên cứu này lý thuyết cung kéo hỗ trợ đằng sau mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế cụ thể, độ sâu tài chính đóng góp nhiều hơn vào mối
quan hệ nhân quả ở các quốc gia đang phát triển.
Goldsmith (1969) cho rằng trong mọi giai đoạn, tại mọi quốc gia, tăng
trưởng kinh tế dường như chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà phát triển
tài chính có thể chỉ là một trong số những yếu tố đó dựa trên việc xem xét hầu hết
các bằng chứng có được. Trên thực tế, có thể sẽ không có khả năng đi tới một kết
luận cụ thể về vấn đề này. Rất khó có thể phân tách rõ các yếu tố tác động này,
nhất là trong điều kiện phần lớn các dữ liệu kinh tế thường mang tính chắp vá và
không chính xác. Các nhà kinh tế học đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc
đưa ra các mô hình kinh tế lượng về các nền kinh tế hiện tại, và những khó khăn
đó sẽ tăng gấp bội nếu như chúng ta lại muốn xây dựng những mô hình tương tự
cho các nền kinh tế cách đây 100 - 150 năm, khi mà các mối quan hệ có lẽ không
giống như ngày nay. Nếu chúng ta xem xét một cơn bùng nổ đầu tư trong lịch sử
phát triển kinh tế thế giới, ví dụ như đầu tư mở rộng hệ thống kênh đào hoặc đường
xe lửa, chúng ta có thể thấy ngay rằng mọi dự án đầu tư đó đều cần phải có công
nghệ và trình độ tổ chức như là những điều kiện tiên quyết phải có trước. Không
một quyền lực tài chính nào có thể tạo ra được những công trình đầu tư như vậy
nếu như không có công nghệ và trình độ tổ chức, cũng như những cá nhân có đầu
óc kinh doanh sáng tạo và có động lực đủ thực hiện những dự án này. Sau khi có
sáng kiến về dự án, người có đầu óc kinh doanh mới đi tìm nguồn tài chính. Một

lần nữa, chúng ta có thể thấy nguồn tài chính là một điều kiện cần thiết cho dự án,
nhưng không phải là điều kiện đủ. Nếu không có tài chính, các doanh nghiệp có
thể khó khăn. Mặt khác, nếu tài chính và tín dụng được cung cấp với các điều

9


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

khoản dễ dãi, vượt quá nhu cầu đầu tư, thì tài chính có thể được sử dụng vào mục
đích đầu cơ, tức là được dùng để mua các tài sản tài chính hoặc hàng hóa hiện hữu.
Có quan điểm cho rằng, phát triển tài chính có lợi đối với các quốc gia kém
phát triển hơn theo nghiên cứu của Fry (1995), Mackinnon (1973). Các tác giả
nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển, kết quả cho thấy phát triển tài
chính thông qua tự do hóa tài chính có thể làm gia tăng tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tạo
nên thị trường canh tranh tự do thúc đẩy làm giảm lạm phát và kích thích tăng
trưởng. Tuy nhiên Deidda và Greenwood – Jovanovic (1990) tranh luận rằng yêu
cầu quy mô tối thiểu hoặc chi phí khởi động và duy trì lớn đòi hỏi mức độ phát
triển kinh tế phải phát triển mạnh trước khi phát triển tài chính để có thể làm cho
tài chính dẫn đến phát triển kinh tế. Chúng ta không khó phát hiện các bài nghiên
cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế trên các dữ liệu mẫu khác
nhau, như các nền kinh tế thu nhập cao và thấp vì nhiều kết quả trái chiều được
đưa ra. Nghiên cứu dữ liệu chéo của De Gregorio – Guidotti (1995) cho thấy rằng
mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế mạnh hơn trong những nền kinh tế có thu
nhập thấp so với các nền kinh tế có thu nhập cao. Kết quả này được hỗ trợ bởi
những bằng chứng gần đây từ mô hình phân tích ngưỡng dựa trên dữ liệu bảng của
Huang và Lin (2009). Ngược lại, với kiểm định nhân quả Granger đối với từng nền
kinh tế riêng biệt, Xu (2000) bác bỏ lý thuyết cho rằng phát triển tài chính chỉ theo

sau và có tác động kém đối với phát triển kinh tế, mà thay vào đó bài nghiên cứu
nhấn mạnh bằng chứng mạnh mẽ rằng phát triển tài chính và một yếu tố quan trọng
tác động đến tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đầu tư là kênh quan trọng mà thông qua
đó tài chính tác động đến phát triển kinh tế. Tương tự, Deidda và Fattouh (2002)
và hassan (2011) đã cho thấy có mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế cùng chiều,
có ý nghĩa thống kê đối với các nền kinh tế thu nhập cao và không đáng kể đối với
các quốc gia có thu nhập thấp. Mặt khác, Yilmazkuday (2011) cho rằng nền kinh
tế cần $665 thu nhập đầu người để hưởng lợi từ phát triển tài chính và lợi ích bắt
đầu giảm khi thu nhập đạt $1636.

10


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.

Phát triển tài chính tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế

Ở phần trên chúng ta đã nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu
trước đây về quan điểm chung cho rằng phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào việc đầu tư phát triển tài chính
cũng có hiệu quả và có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế. Vậy nguyên
nhân cho vấn đề này nằm ở đâu? Yếu tố nào là yếu tố quan trọng then chốt trong
việc xác định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế. Chúng ta cùng xem
xét bài nghiên cứu của Lorenzo Ductor, Daryna Grechyna (2015), họ đã sử dụng
dữ liệu bảng đối với 101 quốc gia đã và đang phát triển trong giai đoạn từ 1970 –
2010 và cho thấy rằng ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế

phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của tín dụng tư nhân so với tăng trưởng sản lượng
của nền kinh tế. Cụ thể, tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh
tế có thể tiêu cực nếu tốc độ tăng trưởng của tín dụng tư nhân nhanh nhưng không
kéo theo sự tăng trưởng đồng bộ của sản lượng kinh tế. Đây chỉ là một trong rất
nhiều những nguyên nhân tác động khiến cho mối quan hệ giữa tài chính và kinh
tế trở nên tiêu cực. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều bằng chứng thực nghiệm khác về
nguyên nhân khiến cho phát triển tài chính gây tiêu cực đối với phát triển tài chính.
Đầu tiên đó là bài nghiên cứu của Allen & Carletti (2006) cho thấy rằng
chuyển dịch rủi ro tín dụng có thể có lợi bởi vì điều này tạo nên việc chia sẻ rủi ro.
Tuy nhiên điều này cũng có thể gây ra sự sụt giảm trong phúc lợi. Bài nghiên cứu
dựa trên trường hợp các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Mặc dù có sự tăng trưởng
nhanh trong chuyển dịch rủi ro tín dụng, nhưng có một sự so sánh về số lượng hiện
hành của các công cụ chuyển dịch rủi ro tín dụng so với tổng số lượng của các
chứng khoán nợ và tín dụng ngân hàng thì cho thấy nó có tương quan không đáng
kể. Mặc dù có thể việc chuyển giao tín dụng chưa gây ra những vấn đề mang tính
hệ thống vào thời điểm này, nhưng nó có thể xảy ra trong tương lai lại là một điều
cực kỳ nghiêm trọng. Có lẽ quan trọng hơn là loại hình phân tích này có thể sử
dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Sự tương tác của những thị trường chưa

11


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

hoàn thiện và vai trò của tính thanh khoản trong việc định giá tài sản là nhân tố
quan trọng cho các khu vực được xem xét.
Trong những nghiên cứu về cải tiến trong lĩnh vực tài chính gần đây, một
trong số đó là những công cụ tín dụng phái sinh, đã góp phần gia tăng tính thanh

khoản cho tài sản ngân hàng bằng việc cung cấp cho ngân hàng những công cụ để
thực hiện phòng ngừa hoặc loại bỏ rủi ro. Wagner (2007) bằng việc sử dụng mô
hình đơn giản trong đó đặt trọng tâm vào tính thanh khoản của tài sản ngân hàng,
thông thường, tính thanh khoản của tài sản ngân hàng được gia tăng bằng cách
giảm thiểu rủi ro trong bảng cân đối kế toán. Nân cao tính ổn định của ngân hàng
và ngân hàng có thể vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn. Nhưng kết quả nghiên
cứu tìm thấy sự ổn định giảm đi, rủi ro ngân hàng tăng lên.
Gai và cộng sự (2008) đã phân tích mô hình cân bằng tổng quát của các
trung gian tài chính cùng với sự áp chế tài chính để xem xét những tác động của
sự thay đổi trong biến động nền kinh tế vĩ mô và sự phát triển trong lĩnh vục tài
chính trong nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Kết quả đề nghị làm thế nào để duy
trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển tài chính tốt hơn có thể cắt giảm khá năng
xảy ra khủng hoảng tài chính ở các quốc gia phát triển trong giai đoạn gần đây.
Tuy nhiên, sự phát triển này luôn có một mặt trái: có thể gây ra khủng hoảng, tác
hại của nó có thể lớn hơn trong một vài trường hợp. Biến động nền kinh tế vĩ mô
nhìn chung lớn hơn ở các quốc gia đang phát triển so với các quốc gia tiên tiến.
Qua đó, kết quả từ nghiên cứu của tác giả có thể dự đoán rằng khủng hoảng ở
những nền kinh tế đang phát triển có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn so với
các nước phát triển.
Zeira (1999) đã đưa ra quan điểm mới về tác động tiêu cực của phát triển
tài chính đối với tăng trưởng kinh tế vì cho rằng phát triển tài chính thông qua kênh
thị trường chứng khoán có thể dẫn đến tăng trưởng quá nóng và gây ra khủng
hoảng. Có nhận định cho rằng nếu một nền kinh tế tăng trưởng đến nỗi không biết
chính xác quy mô thực sự của nó thì sẽ dẫn đến thị trường chứng khoán bủng nổ
và sụp đổ. Điều này có thể được giải thích bởi ba nguyên nhân chính. Thứ nhất,
12


Đinh Tấn Danh


Khóa luận tốt nghiệp

việc phân tích cơ bản nên bao gồm nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô hơn so với việc chỉ
sử dụng cổ tức hoặc tỷ suất chiết khấu. Nó nên bao gồm các thông tin được nắm
giữ bởi tổ chức công, kể cả các hoạt động ở hiện tại và trong tương lai. Nhưng vì
vậy dẫn đến những thông tin này có thể sai lệch hoặc thay đổi thông qua tin tức
hoặc các phương tiện khác. Thứ hai, đó là sự bất cân xứng, những phản ứng theo
kiểu overshooting (khái niệm overshooting trong kinh tế phản ánh sự biến đổi thái
quá của một biến số kinh tế, ví dụ tỷ giá hay tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều kiện
tiên quyết để overshooting có thể xảy ra là nền kinh tế có các cơ chế bị rigidity, ví
dụ giá cả hay lao động. Trên thị trường tài chính, hiện tượng overshooting này có
thể thấy rất rõ, không chỉ ở các chỉ số tài chính mà còn ở tâm lý các nhà đầu tư: từ
hứng khởi thái quá sang bi quan thái quá. Tất nhiên overshooting là điều không tốt
và cần phải có các biện pháp để giảm thiểu nó) có thể xày ra khi cổ tức sụt giảm.
Mặc dù một kịch bản như vậy về mặt lý thuyết có thể khả thi, nhưng trong thực tế
không hoàn toàn như vậy. Thứ ba, bài nghiên cứu cho thấy có một lời giải thích
hợp lý cho trường hợp bùng nổ và sụp đổ, đó là nằm ở việc đầu cơ bất hợp lý tạo
nên sự hoảng loạn là nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng.
Philippon (2010) đưa ra quan điểm về tác động tiêu cực của phát triển tài
chính đối với tăng trưởng kinh tế nằm ở việc phân bổ nguồn nhân lực giữa các lĩnh
vực trong nền kinh tế. Quan điểm của tác giả thông qua bài nghiên cứu này cho
rằng thị trường tài chính phát triển nhanh và mạnh hơn so với tốc độ trung bình
của nền kinh tế sẽ thu hút lao động vào thị trường này, dẫn đến lượng lao động
trong các lĩnh vực của các doanh nghiệp phi tài chính giảm xuống. Tại sao lại có
sự dịch chuyển nguồn nhân lực như vậy. Câu trả lời ở tác động của thuế thu nhập
và các khoản trợ cấp. Nếu một cá nhân nhận thấy lợi ích từ những phi vụ hoặc dự
án đầu tư hơn việc gia nhập thị trường lao động do hạn chế về lương và mức trợ
cấp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tài chính phát triển mạnh hơn trong khi không đi
kèm với một sự phát triển đồng bộ đến từ các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm này đề nghị rằng tác động nhân quả

của phát triển tài chính nên được xem xét cùng với tình hình phát triển của các khu

13


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

vực khác của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tài chính phát triển làm gia tăng rủi ro hệ
thống bởi vì các dự án đầu tư rủi ro cao được tài trợ quá mức, phục vụ cho sự tiến
bộ công nghệ để mở rộng khả năng sản xuất trong nước, cung cấp nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Điều này sẽ có lợi cho
nền kinh tế, làm giảm đi khả năng khủng hoảng một cách hệ thống và do đó dẫn
tới gia tăng tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ
phát triển của khu vực tài chính nhanh một cách mất cân đối thông qua việc thu
hút quá nhiều nguồn nhân lực có trình độ cao khiến cho các khu vực khác của nền
kinh tế phải phân bổ lại nguồn nhân lực phù hợp. Ví dụ như Murphy, Shleifer, &
Vishny (1991), cho rằng cần phân bổ lại nguồn nhân lực tối ưu cho các khu vực
của nền kinh tế để duy trì cân đối tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Tương
tự, nếu khu vực tài chính làm giảm tiết kiệm (do cắt giảm lãi suất) thì quá trình
hiện đại hóa của các khu vực sản xuất của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp
(thiếu hụt nguồn vốn đầu tư). Chính vì lẽ đó, sự cân đối trong tốc độ phát triển của
khu vực tài chính và các khu vực khác của nền kinh tế là rất quan trọng để duy trì
tác động tích cực tài chính đến tăng trưởng kinh tế.

14


Đinh Tấn Danh


Khóa luận tốt nghiệp

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Dữ liệu và biến

3.1.1. Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 29 quốc gia của khu vực châu
Á trong giai đoạn 1996 – 2013. Tất cả các dữ liệu được thu thập từ bộ cơ sở dữ
liệu WDI (World Development Indicators) của Ngân hàng Thế giới (Worldbank).
Để đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến mối quan hệ giữa tài chính và kinh
tế có phụ thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia, mẫu dữ liệu đã được phân chia
ra thành 2 nhóm. Một nhóm gồm các quốc gia có thu nhập cao, và nhóm còn lại
bao gồm các quốc gia có thu nhập thấp. Cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí phân loại
các nhóm thu nhập của Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhóm quốc gia có số lượng các
quốc gia trong mẫu tương đương nhau để đảm bảo sự đánh giá cân bằng giữa hai
nhóm nước.
3.1.2. Biến
Phát triển tài chính
Để có thể đo lường được chính xác mức độ phát triển tài chính là rất khó
khăn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phổ biến đó là tín dụng và tiền gửi
của ngân hàng và các khu vực tổ chức tài chính khác đối với khu vực phi tài chính,
tính phần trăm trên GDP (PRV). Phương pháp đo lường này loại bỏ tín dụng của
khu vực công và ngân hàng trung ương nhằm đo lường hoạt động của các trung
gian tài chính trong kênh tiết kiệm và đầu tư. Phương pháp này đo lường phát triển
tài chính lên phát triển kinh tế chính xác hơn các phương pháp đo lường khác như
M2 hoặc M3/GDP (De Gregorio, 1995; Levine, 2000).
Phát triển kinh tế

Theo các bài nghiên cứu trước đây (Apergis, 2007; Christopoulos và
Tsionas, 2004; Demetriades Hussein, 1996) phát triển kinh tế được đo lường bằng
logarit của GDP thực bình quân đầu người (LOGGDPPC). Việc lấy logarit của dữ
liệu có tác dụng giảm đi mức biến động lớn đồng thời làm trơn dữ liệu khi đưa vào
mô hình ước lượng.
15


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

Quy mô chính phủ
Quy mô chính phủ được đo lường bởi chi tiêu chính phủ tính phần trăm trên
GDP (GOV). Được sử dụng với vai trò là biến kiểm soát trong các mô hình ước
lượng của Herwartz và Walle (2013) trong việc xác định mối quan hệ giữa tài chính
– kinh tế.
Mức độ mở cửa giao dịch
Mức độ mở cửa giao dịch được đo lường bởi phần trăm của tổng kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP (OPEN). Đây là một biến quan trọng đại diện
cho mức độ mở cửa hội nhập của một quốc gia được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu gần đây trong việc xác định mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế, dựa
theo Herwartz và Walle (2013), Yilmazkuday (2011).
Mức độ lạm phát
Lạm phát được tin rằng có ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế vì nó thường
đi cùng với mức độ gia tăng trong mức giá cả, điều tác động lên việc đầu tư trong
dài hạn (Temple, 2000; Yilmazkuday, 2011). Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng tốc
độ giảm phát của GDP để đo lường lạm phát (INF) và đưa vào mô hình với vai trò
biến kiểm soát. Trong đó, biến đại diện cho lạm phát (INF) được tính toán theo
công thức sau: INF = ln(1 + Xi/100). Trong đó, Xi là mức độ giảm phát GDP theo

từng năm i.
Chênh lệch phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Công trình nghiên cứu của Lorenzo Ductor và Daryna Grechyna (2015) đã
chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế phụ
thuộc vào sự cân bằng giữa tốc độ phát triển khu vực tài chính và tăng trưởng kinh
tế. Hay nói cách khác về giả thuyết được đặt ra trong bài nghiên cứu này là tốc độ
phát triển kinh tế (đại diện cho trình độ phát triển kinh tế, cấu trúc thượng tầng của
một nền kinh tế) khi so với tốc độ tăng trưởng của khu vực tài chính có ảnh hưởng
đến việc xác định mối quan hệ giữa tài chính và kinh tế.

16


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

3.2.

Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy DOLS (Mô hình OLS năng

động) được đề xuất và phát triển bởi Stock và Watson (1993). Hồi quy DOLS là
một phương pháp liên quan đến hồi quy đồng liên kết. Điểm đặc biệt của hồi quy
DOLS chính là biến giải thích có độ trễ (Lags) và sai phân (leads), bên cạnh đó
Leads và lags là những công cụ hồi quy biến nội sinh. Chính ưu điểm này giúp cho
phương pháp hồi quy DOLS có thể khắc phục được hiện tượng nội sinh vốn là
nhược điểm lớn nhất của phương pháp hồi quy OLS thông thường. Bên cạnh đó,
việc sử dụng phương pháp hồi quy DOLS nhằm tránh tác động nhân quả ngược lại
từ kinh tế đối với tài chính thông qua sai phân và độ trễ của biến giải thích.

Chúng ta có công thức tổng quát của mô hình DOLS (Stock và Watson
1993):
𝒊=𝒎

𝒊=𝒏

𝒊=𝒍



𝑸𝒕 = 𝑿𝒕 𝑴 + ∑ ∅𝒊 ∆𝑷𝒕−𝒊 + ∑ 𝝋𝒊 ∆𝒀𝒕−𝒊 + ∑ 𝜽𝒊 ∆𝑨𝒕−𝒊 + 𝝐𝒕
𝒊=−𝒎

𝒊=−𝒏

𝒊=−𝒍

Trong đó, 𝑀 = [𝑐, 𝛼, 𝛽, 𝛾 ], 𝑋 = [1, 𝑃, 𝑌, 𝐴], và m, n, l là độ dài của độ trễ
và sai phân của mô hình. Dựa theo mô hình lý thuyết trên, bài nghiên cứu áp dụng
mô hình DOLS thực nghiệm trong trường hợp các quốc gia tại khu vực châu Á
như sau:
𝒚𝒊𝒕 = 𝒙′𝒊𝒕 𝜷 + 𝒛′𝒊𝒕 𝜸 + 𝒖𝒊𝒕 , 𝒕 = 𝟏, … , 𝑻, 𝒏 = 𝟏, … , 𝑵

(1)

Trong đó, yi,t là LOGGDPPCi,t, xi,t = (PRVi,t, GOVi,t, OPENi,t, INFi,t)”, và zi,t
các tác động cố định; lags và leads lần lượt là độ trễ và sai phân bậc nhất của biến
giải thích; uit ~ iid(0,𝜎𝑢2 ) trong thời kỳ sai số. 𝛽 = (𝛽1 , 𝛽2 , 𝛽3 , 𝛽4 ′) trong khi 𝛾 bao
gồm tham số tác động cố định và năng động ngắn hạn. Để cho phép hệ số chặn
khác biệt trong ngắn hạn (các quốc gia khác nhau) bài nghiên cứu đưa vào biến z”it

trong công thức (1). Kèm theo chú thích ma trận các quan sát yit, xi,t và zi,t đối với
quốc gia i:
𝒚̃𝒊𝒕 = 𝒙̃′𝒊𝒕 𝜷 + 𝒖̃𝒊𝒕 ,

17

(2)


Đinh Tấn Danh

Khóa luận tốt nghiệp

̃′ ̃𝑖𝑡 lần lượt là các thành tố đặc trưng của 𝑦̃
Trong đó, 𝑦̃
𝑖𝑡 , 𝑥𝑖𝑡 𝛽, 𝑢
𝑖𝑡 =
𝑀𝑖 𝑥𝑌𝑖 , ̃
𝑥𝑖𝑡′ 𝛽 = 𝑀𝑖 𝑥𝑋𝑖 , 𝑢̃𝑖𝑡 = 𝑀𝑖 𝑥𝑈𝑖 ; Mi = I – Zi (Z”iZi)-1Z”i, I là (T x T). Sử dụng
hồi quy OLS trong công thức 2 tạo ra ước lượng DOLS xem xét tác động dài hạn
của biến giải thích đối với LOGGDPPC.
Để đánh giá tác động của phát triển tài chính lên phát triển kinh tế có phụ
thuộc vào sự khác biệt giữa tốc độ phát triển tài chính và phát triển kinh tế, bài
nghiên cứu dựa trên ý tưởng của Lorenzo Ductor và Daryna Grechyna (2015) để
xây dựng mô hình DOLS thực nghiệm như sau:
LOGGDPPCi,t = ci + PRVi,t*DIFFi,t + GOVi,t + OPENi,t + INFi,t + ui,t

(3)

Trong đó, biến DIFF đại diện cho sự khác biệt giữa tốc độ phát triển tài chính

và phát triển kinh tế; các biến còn lại được giữ nguyên như phương trình (1). Biến
DIFF được tính bằng công thức:
DIFF = (gFD – gEG)

Với gFD, gEG lần lượt là tốc độ phát triển tài chính (được tính bằng tốc độ thay
đổi hằng năm của PRV) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (được tính bằng cách lấy tốc
độ tăng trưởng hằng năm của GDP). Nếu giá trị của DIFF càng lớn ngụ ý rằng
chênh lệch giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế càng lớn; tốc độ phát
triển của thị trường tài chính tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế.
Để thực hiện phương pháp hồi quy DOLS, trước hết chúng ta cần kiểm định
tính dừng đối với các biến đưa vào trong mô hình ước lượng. Bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root) dựa theo hai tiêu chuẩn
kiểm định của Levin, Lin & Chu và ADF. Trường hợp có một số biến không dừng
tại bậc 0 chúng ta tiếp tục sử dụng kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp
của Engle – Granger (1987) để xem xét mối quan hệ trong dài hạn của các biến
trong mô hình ước lượng. Điều này cho phép ước lượng các hệ số dài hạn trong
mô hình.

18


×