Tải bản đầy đủ (.pdf) (325 trang)

Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 325 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ KX.04/06-10
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

ĐỀ TÀI
QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA VIỆT NAM
MÃ SỐ: KX.04.12/06-10


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Viện Khoa học xã hội Việt Nam


8082


Hà Nội – 2010

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


1. Đồng chí Vũ Khoan
2. Đồng chí Trương Đình Tuyển
3. GS. TSKH. Nguyễn Mại
4. TSKH. Lương Văn Kế
5. TS. Lê Xuân Sang
6. TS. Đại tá. Lê Kim Dũng
7. TS. Đinh Quang Ty
8. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
9. TS. Chu Đức Dũng
10. TS. Nguyễn Văn Tâm
11. TS. Đặng Xuân Thanh
12. TS. Nguyễn Mạnh Hùng
13. TS. Chu Văn Tuấn
14. NCS. Phạm Hồng Tiến
15. NCS. Trần Lan Hương
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các cấp độ độc lập 27
Bảng 1.2: Các thành tố tự chủ quốc gia 29
Bảng 1.3: Các hình thức liên kết kinh tế khu vực 45
CÁC HÌNH
Hình 1.1: Kết cấu chủ quyền quốc gia 34
CÁC HỘP
Hộp 2.1: Ý nghĩa của Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan 144
LỜI MỞ ĐẦU 1
i) Tính cấp thiết của đề tài 1
ii) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
iii) Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 5

iv) Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng 11
v) Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 15
vi) Lợi ích của nghiên cứu 16
CHƯƠNG I: QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19
I.1. Cơ sở lý luậ
n và thực tiễn về chủ quyền quốc gia, độc lập, tự chủ 19
I.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế 40
I.3. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế nhìn từ các
góc độ 54
I.4. Kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế
quốc tế của một số nước trên thế giới 75
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP,
TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM QUA
25 NĂM ĐỔI MỚI 99
II.1. Sự tiến triển trong nhận thức của Đảng ta về xử lý mối quan hệ giữa độc
lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế 99
II.2. Xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam từ góc độ kinh tế: Bài học t
ừ việc mở cửa kinh tế 119
II.3. Xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam từ góc độ chính trị và đối ngoại: Bài học từ việc bình thường hóa
và phát triển quan hệ với Mỹ 131
II.4. Xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Vi
ệt Nam từ góc độ an ninh quốc-phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: Bài học
từ việc gia nhập ASEAN 141
II.5. Xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam từ góc độ văn hóa-xã hội: Bài học từ việc giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc 149
II.6. Xử lý mối quan hệ giữa độc lập, t
ự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam từ góc độ thể chế: Bài học từ việc gia nhập WTO 156
CHƯƠNG III: HỆ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 167
III.1. Nhận diện bối cảnh quốc tế và khu vực giai đoạn 2011-2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 167
III.2. Nhận diện bối cảnh trong nước 178
III.3. Cơ hội và thách thức đối với mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 196
III.4. Hệ quan điểm, các định hướng chủ yếu và một số giải pháp về
xử lý
mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 206
KẾT LUẬN 242
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 248















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc
ADB Ngân hàng phát triên châu Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
APSC Cộng đồng an ninh-chính trị ASEAN
ACSC Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Dông Nam Á
ASEM Diễn đàn Á-Âu
BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế
BRIC Nhóm các nước gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung
Quố
c
BTA Hiệp định thương mại tự do song phương
COC Quy tắc ứng xử (ở Biển Đông)
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DOC Tuyên bố về quy tắc ứng xử (ở Biển Đông)
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
ĐPT Đang phát triển
ECB Ngân hàng trung ương châu Âu
ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương
EU Liên minh châu Âu
EURO Đồng tiền chung châu Âu
FAO Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định mậu dịch tự do
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thuwong mại
GDP Tổng sản phẩm nộ
i địa
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A Mua lại và sáp nhập
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NATO Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương
NDT Đồng Nhân dân tệ
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
PPP Sức mua tương đương
SCO Tổ chức hợp tác Thượng hải
SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập (còn có cách viết tắt
khác là CIS)
TAC Hiệp ước thân thiện và hợp tác Bali
TNC Công ty xuyên quốc gia
TTCK Thị trường chứng khoán
UN Liên hợp quốc
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quố
c về thương mại và phát triển
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới

WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa


1

LỜI MỞ ĐẦU

i) Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là xu thế tất yếu trong sự phát
triển của tất cả các nền kinh tế và các quốc gia trong thế giới ngày nay. Tất
cả các nước trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, phát triển hay đang
phát triển đều đang tham gia vào quá trình này. Có nước chủ động và tích
cực tham gia vì không muốn tự loại mình khỏ
i trào lưu phát triển của thế
giới và muốn tranh thủ tốt nhất những cơ hội phát triển do HNKTQT đem
lại, nhưng cũng có nước bị cuốn hút một cách thụ động vào quá trình này
nên thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng. Cơ hội và thách thức do HNKTQT đem lại
đối với các nước vì thế cũng khác nhau. Thông thường, cơ hội sẽ nhiều hơn
đối với những nước phát triể
n và chủ động chuẩn bị hội nhập, còn thách thức
sẽ nhiều hơn đối với những nước chậm phát triển và thiếu chủ động chuẩn
tham gia vào quá trình này.
Cùng đem lại những cơ hội và thách thức, HNKTQT có thể làm giảm
hoặc cũng có thể tăng cường độc lập, tự chủ của các quốc gia tham gia vào
quá trình này. Nói một cách khác, HNKTQT có thể giúp một nước tăng
cường sức mạnh, nâng cao vai trò và phát huy
ảnh hưởng của mình trên
trường quốc tế, hoặc cũng có thể khiến cho nước đó bị lệ thuộc và chịu tác

động nhiều hơn từ bên ngoài. Vì thế, giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và HNKTQT là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang
phát triển và đang trong quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đối
với Việt Nam, vấn đề này được đặt ra không chỉ trong bối cảnh đất nước
đang tiến hành công cuộc Đổi mới, mà còn cần được nhìn nhận từ hoàn cảnh
2

lịch sử đặc thù là quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
và với sứ mệnh lịch sử là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trong gần 25 năm đổi mới, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm
1986) đến nay, Đảng ta đã có những bước trưởng thành rất lớn về tư tưởng
và hành động, trong đó có việc đổi mới t
ư duy nhận thức và tư duy về xử lý
thực tiễn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT. Từ những lo ngại
ban đầu đối với việc mở cửa và hội nhập quốc tế cho đến chủ trương “thêm
bạn, bớt thù” và xác định “lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân là phải
củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh t
ế”
của Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 5 năm 1988, cho đến chủ
trương “đa phương hóa, đa dạng hóa” của Đại hội VII tháng 6 năm 1991 và
đường lối “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế” của Đại hội X, Đảng ta đã rút ra được bài học sâu sắc về: hội
nhập kinh tế quốc t
ế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Nhờ vậy, trong gần 25 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những
quyết sách quan trọng về đổi mới trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại và
HNKTQT, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, duy trì an ninh
và tăng cường vị thế của đất nước. Tuy nhiên, quá trình HNKTQT của đất
nước ta ngày càng sâu rộng trong một môi trường quốc tế đ
ang thay đổi

nhanh chóng vì toàn cầu hóa sẽ không chỉ tác động sâu sắc hơn đến nền kinh
tế mà cả những lĩnh vực nhạy cảm hơn đối với chủ quyền quốc gia như
chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh-quốc phòng.
Do đó, việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT
không thể giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà phải được đặt trong khuôn khổ

rộng lớn, mang tính hệ thống, bao trùm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối
ngoại, văn hoá- xã hội, an ninh-quốc phòng và thể chế. Tính chất đa chiều
3

phức tạp này đặt ra yêu cầu phải khắc phục bằng được những khoảng trống
hiện tại trong cơ sở lý luận về vấn đề độc lập, tự chủ. Khái niệm về độc lập,
tự chủ truyền thống cần được điều chỉnh dựa trên nhận thức khoa học vững
chắc, cho phép thu nhận những nội dung mới, phù hợp vớ
i bối cảnh quốc tế,
thế và lực mới của đất nước cũng như yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của
Việt Nam. Những nhận thức mới, một mặt, cần tiếp tục khẳng định những
phương diện có tính nguyên tắc, bất di, bất dịch của độc lập, tự chủ; mặt
khác, cần làm rõ mối tương quan giữa
độc lập, tự chủ và tiến trình HNKTQT
của đất nước, cũng như giữa độc lập và tự chủ trong tiến trình này. Tư duy
mới về quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT trên cơ sở cách tiếp cận hệ
thống, liên ngành, và việc giải quyết tốt mối quan hệ này có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chiế
n lược và
sách lược của Đảng và Nhà nước nhằm giữ vững ổn định chính trị-xã hội, xử
lý linh hoạt các thách thức, tận dụng mọi thời cơ, phát huy mọi tiềm năng,
khai thác hiệu quả các lợi thế mở ra từ quá trình HNKTQT, đảm bảo thực
hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa (XHCN).

Đề tài “Quan hệ gi
ữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế
trong bối cảnh mới của Việt Nam,” mã số KX.04.12/06-10, là một cấu phần
của Chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu
khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010,” mã số KX.04/06-10 do Hội
đồng lý luận Trung ương chủ trì nhằm làm sáng tỏ lý luận về một trong 8
mối quan hệ
cơ bản trong quá trình Đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội
của đất nước ta.
Những kiến nghị mà Đề tài KX.04.12/06-10 đưa ra đã góp phần bổ
sung và phát triển Cương lĩnh 1991 của Đảng, phục vụ xây dựng dự thảo các
4

văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ XI. Các luận cứ khoa học của Đề tài góp
phần tạo dựng cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược
đối nội và đối ngoại hiệu quả, góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,
củng cố độc lập, tự chủ và phát triển bền vững đất n
ước trong thập niên sắp
tới.
ii) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài KX.04.12/06-10 thực hiện nghiên cứu nhằm:
• Luận giải những vấn đề mới dưới góc độ lý luận chính trị về khái
niệm độc lập, tự chủ và HNKTQT cũng như mối quan hệ giữa độc
lập, tự chủ và HNKTQT;
• Phân tích một cách hệ thống quá trình phát triển nhận thứ
c của Đảng
ta về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT và đánh giá thực
tiễn xử lý mối quan hệ này của nước ta qua 25 năm Đổi mới (1986-
2010);
• Dự báo và đánh giá tác động của tình hình thế giới và khu vực giai

đoạn 2011-2020 và bối cảnh trong nước đến mối quan hệ giữa độc
lập, tự chủ và HNKTQT của Việt Nam;
• Xây dựng cơ s
ở cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển
kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam
vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, cung cấp những luận cứ khoa học
mới dưới góc độ lý luận chính trị về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ
và HNKTQT nhằm phục vụ trực tiếp việc bổ sung, phát triển Cươ
ng
lĩnh năm 1991 và soạn thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng.
• Làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lý thuyết và thực tiễn
của vấn đề độc lập, tự chủ và HNKTQT trên thế giới cũng như lý
5

thuyết và thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
HNKTQT ở Việt Nam.
iii) Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Độc lập, tự chủ là những phạm trù đóng vai trò then chốt trong lĩnh
vực chính trị và quan hệ quốc tế. Độc lập, tự chủ thể hiện một cách khái quát
lợi ích quốc gia, đồng thời phản ánh thế và lực của quốc gia đó. Do vị thế
quốc tế, sức mạnh tổng hợp, mức độ hội nhập và các chiến lược phát triển
của các quốc gia không gi
ống nhau nên quan điểm, đường lối, mức độ, lĩnh
vực ưu tiên về độc lập, tự chủ rất khác nhau. Tính đa chiều của bản thân khái
niệm, cộng với sự đa dạng về cấu hình độc lập, tự chủ của các quốc gia khác
nhau trong các thời điểm khác nhau là nguyên nhân khiến cho việc phân tích
và tổng hợp các tài liệu nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
Đối với các tác giả

phương Tây và trước hết là Mỹ, vấn đề độc lập, tự
chủ thường được xem xét dưới góc độ độc quyền theo đuổi các lợi ích toàn
cầu bằng việc sử dụng trực tiếp sức mạnh áp đảo về chính trị, kinh tế, quân
sự, khoa học-công nghệ, hay gián tiếp thông qua các định chế kinh tế, chính
trị, quân sự quốc tế nằm dưới sự kiểm soát, chi phối c
ủa họ. Mặc dù có một
số khác biệt về phương thức và giải pháp, chẳng hạn giữa các học giả người
Pháp như Raymon Aron, Maridone Touraine, Emmanuel Todd (phản ánh sự
lo ngại thường trực của Pháp về chủ quyền quốc gia trong khi liên minh với
Mỹ), …và các đồng nghiệp Mỹ, mối quan tâm hàng đầu của họ đều thống
nhất ở mục tiêu duy trì sức mạnh vượt trội và địa vị bá quyề
n của Mỹ và
phương Tây trong quan hệ quốc tế, ngăn chặn bất cứ thế lực nào nổi lên
tranh chấp địa vị đó. Điểm nổi bật đầu tiên trong nhiều công trình của các
học giả kỳ cựu của Mỹ trước đây như Spykman N.J., H. Morgenthau, P.
6

Kennedy …hay hiện nay như Joseph S. Nye, Fareed Zakaria, Samuel
Hungtington,…là cách tiếp cận hệ thống, dựa trên các cơ sở dữ liệu đồ sộ
được sắp xếp, phân loại công phu. Điểm nổi bật thứ hai là dựa trên một hay
một vài chiều cạnh hiện thực, một số tác giả đã phát triển các hệ thống quan
điểm, lý luận tương đối hoàn chỉnh, đóng vai trò hệ quy chiếu cho phép định
vị quỹ đạ
o chuyển dịch của các chủ thể quan hệ quốc tế, từ đó phán đoán, dự
báo các xu thế. Hạn chế cơ bản của đa số các công trình này là việc tuyệt đối
hoá các lợi ích và gắn với chúng là địa vị độc tôn, lãnh đạo toàn cầu của Mỹ,
bất chấp các định chế quốc tế cũng như lợi ích của các quốc gia khác. Kiểu
tư duy theo chủ nghĩa qu
ốc gia, dân tộc trung tâm, tuyệt đối hoá độc lập, tự
chủ của một hay một nhóm quốc gia, điển hình như trong các công trình của

H. Kissinger, Z. Brzezinski, K. Waltz,…đưa đến nhiều nhận định không đầy
đủ, thậm chí méo mó, sai lệch so với hiện thực. Kiểu tư duy này đang vấp
phải thách thức lớn khi phải đối mặt với các nguy cơ, đe doạ phi truyền
thống, như chủ nghĩa khủng bố
, tôn giáo, cực đoan, vấn đề môi trường, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng hoảng tài chính quốc tế,…
Cách tiếp cận hệ thống cũng là điểm mạnh trong các công trình của
các học giả Nga. Do mối đe doạ chính đối với độc lập, tự chủ của Nga là sự
bá quyền của Mỹ, nên các nghiên cứu của người Nga tập trung chủ yếu vào
so sánh lực lượ
ng Nga-Mỹ, phân tích các khả năng, kịch bản, biện pháp hình
thành trật tự thế giới đa cực. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhất trí trong
việc xem năng lượng, tổ hợp quân sự-công nghiệp, vũ trụ,…như các công cụ
chính đảm bảo cho địa vị độc lập, tự chủ của Nga với tư cách là một cường
quốc thế giới, đồng thời thường bị chia r
ẽ trong đánh giá tình hình chính trị-
xã hội trong nước, ở mức độ đồng thuận của người dân, cũng như trong
đường lối đối nội của ban lãnh đạo nước này.
7

Các học giả Trung Quốc tiếp cận vấn đề độc lập, tự chủ chủ yếu từ
quan điểm sự nổi lên của Trung Quốc và xử lý quan hệ Trung - Mỹ nhằm
kiến tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự trỗi dậy được quảng bá là hoà
bình của họ. Tính hệ thống là điểm yếu của đa số các công trình này, tính
giáo điều, r
ập khuôn điển hình cho giai đoạn trước cải cách mở cửa ít nhiều
còn rơi rớt lại, đặc biệt trong việc xem xét vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển
đảo với các nước láng giềng. Mặt mạnh của người Trung Quốc là cách tiếp
cận lịch sử và các phân tích tình huống theo kiểu “Binh pháp Tôn Tử”
truyền thống khá sắc bén, mà hiện nay được gọi là lý thuyết trò chơi chiến

lược.
Trong bối c
ảnh toàn cầu hoá và sự tuỳ thuộc lẫn nhau, các đe doạ và
nguy cơ xuyên quốc gia gia tăng, độc lập tự chủ trở thành vấn đề nóng hổi,
thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước đang phát triển có quy mô vừa và
nhỏ. “Toàn cầu hoá, chủ quyền quốc gia và Thế giới Thứ ba” trở thành một
trong những chủ đề thảo luận chính của Diễn đàn Hợp tác Nam-Nam do
nhóm nước G-77 tổ ch
ức. Các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền về
nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng,…thu hút được sự quan
tâm lớn của các nước này. Vấn đề độc lập, tự chủ về kinh tế trong điều kiện
toàn cầu hoá và xâm nhập ồ ạt của các dòng vốn, các tập đoàn xuyên quốc
gia, văn hoá ngoại lai,…được nhiều nước đặc biệt chú ý. Nhữ
ng điểm yếu
trong các nghiên cứu tại các nước đang phát triển là sự phân tán, dàn trải
trên rất nhiều vấn đề, thiếu chiều sâu, các thông điệp đưa ra ngay cả trên các
diễn đàn quốc tế lớn không đủ sức nặng, không thu được sự nhất trí cao.
Mặc dù có sự phân tán, khác biệt lớn về cách tiếp cận, quan điểm, cơ
sở lý luận,…song đây là những nguồn tư liệ
u quan trọng trong việc tiếp cận
đề tài, giúp nhìn nhận vấn đề độc lập, tự chủ của Việt Nam từ nhiều góc độ
8

khác nhau. Sự đan xen ngày càng lớn giữa lợi ích của ta và các đối tác nước
ngoài bắt buộc phải có sự tham khảo nghiêm túc, kỹ càng các tài liệu này.
Tình hình nghiên cứu trong nước:

Vấn đề độc lập, tự chủ của đất nước, đường lối độc lập tự chủ của
Đảng ta luôn có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh, Cương lĩnh và các văn kiện của Đảng. Thông cáo của Trung ương gửi

các cấp bộ đảng ngày 21/12/1941 đã lưu ý “ta có mạnh thì họ mới chịu đếm
xỉa đến. Ta yế
u thì ta chỉ là khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là
bạn đồng minh của ta vậy.” Mối quan hệ giữa độc lập và tự chủ về kinh tế
đã được đề cập trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 nhấn
mạnh rằng “xây dựng nền kinh tế của ta thành một nền kinh tế tự chủ, tương
đối hoàn chỉnh, làm c
ơ sở cho độc lập của nước nhà.”
1
Cụm từ “độc lập tự
chủ” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV năm
1976 khi nhấn mạnh đến vai trò then chốt của “đường lối chính trị, đường
lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta” trong kháng
chiến chống Mỹ thắng lợi và yêu cầu “giữ vững độc l
ập tự chủ” trong giai
đoạn mới.
2
Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định nội hàm mới của độc lập tự
chủ, lần đầu tiên chủ trương “gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ
sở cho hội nhập kinh tế qu
ốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có
hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ.” Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đố
i
ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên

1

Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 21, tr. 536.
2
Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 37, tr. 484 và 619.
9

các lĩnh vực khác.” Những bước chuyển biến về tư duy, chủ trương, đường
lối độc lập tự chủ của Đảng ta qua các giai đoạn cho thấy: 1) Sự kết tinh
từng bước tư duy về độc lập, tự chủ của Đảng; và 2) Sự vận dụng linh hoạt,
uyển chuyển các phạm trù này nhằm phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ cách
mạng trong từng thời kỳ cụ thể.
Nghiên cứu lý luận về độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá và
HNKTQT của Việt Nam được phản ánh trong một số công trình gần đây
(xem danh mục tài liệu tham khảo). Thành công chính của các công trình
này là đã từng bước đi sâu phân tích và làm sáng tỏ cục diện quốc tế mới,
cấu trúc và cơ chế vận hành của trật tự thế giới hiệ
n hành, nhận diện ngày
càng rõ hơn các nguy cơ và thách thức nhiều mặt đối với nền độc lập tự chủ,
đặc biệt là trong các lĩnh vực then chốt như chính trị, tư tưởng, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hoá, xã hội, đề xuất nhiều giải pháp chống lại
các tác động tiêu cực từ bên ngoài cũng như âm mưu phá hoại của các thế
lực thù địch lợi dụng ti
ến trình hội nhập của Việt Nam. Nhận thức về thế và
lực của đất nước được làm rõ hơn. Một số công trình đã bước đầu đưa ra các
dự báo về tình hình, xu hướng khu vực, thế giới, các lĩnh vực có liên quan
đến lợi ích của Việt Nam.
Bên cạnh thành công, các nghiên cứu trong nước vẫn còn tồn tại một
số hạn chế chủ yếu sau đây. Thứ nhất
là nội hàm khái niệm độc lập tự chủ
trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế chưa được khắc hoạ một
cách toàn diện; cơ sở lý luận về độc lập, tự chủ chưa tương thích với yêu cầu

và nhiệm vụ mới, đặc biệt nhận thức vấn đề chủ quyền quốc gia, chủ quyền
nhà n
ước trong HNKTQT còn có những điểm chưa thống nhất. Một mặt,
phát triển và hội nhập-phát triển là những chủ đề chính trong rất nhiều
nghiên cứu về kinh tế, trong khi đó, vấn đề độc lập, tự chủ trong kinh tế lại
10

được đề cập ở một số khía cạnh riêng lẻ như an ninh lương thực, an ninh
năng lượng, an ninh tài chính,…nên thiếu tính toàn cục, hệ thống. Mối quan
hệ giữa an ninh kinh tế và an ninh chính trị ít được đề cập. Mặt khác, cho
đến nay, các nghiên cứu về toàn cầu hoá và HNKTQT chủ yếu tập trung vào
việc phân tích cơ hội, thách thức và đánh giá tác động, ít đi sâu làm rõ các
quy luật vận động, vì vậy các giải pháp đề xuất chưa đả
m bảo tính hệ thống,
thiếu tính toán, cân nhắc về huy động, phân bổ nguồn lực nên mức độ khả
thi chưa cao. Chính thực tế chia tách và mất cân đối này đã tạo ra những
khoảng trống trong lý luận về độc lập, tự chủ, cản trở giải quyết một cách
toàn diện nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộ
ng của Việt Nam, đặc biệt là tại giao diện giữa các lĩnh vực
khác nhau như chính trị và kinh tế, an ninh và xã hội, đối nội và đối ngoại.
Thứ hai là mặc dù đã hình thành sự thống nhất về mục tiêu, phương
châm chỉ đạo đẩy mạnh HNKTQT đồng thời không ngừng củng cố độc lập,
tự chủ, nhưng chưa có sự thống nhất về quan điểm giả
i pháp: các kiến nghị
đưa ra ít nhiều thiếu tính hệ thống, đồng bộ, không phản ánh đúng sự đan
xen phức tạp giữa cơ hội và thách thức trong hội nhập. Các giải pháp được
đề xuất để đối phó với các nguy cơ lớn như tụt hậu phát triển, tham nhũng,
chệch hướng XHCN, diễn biến hoà bình thường rơi vào hai thái cực: hoặc
chung chung về nguyên tắc, thiếu tính cụ thể, hoặ

c cụ thể nhưng lại phiến
diện, thậm chí mâu thuẫn nhau. Điều này cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách
không nhỏ giữa quan điểm và thực tiễn, cũng như khác biệt đáng kể trong
nhận thức về các lợi ích quốc gia, đặc biệt là giữa hai lĩnh vực then chốt có
tầm quan trọng sống còn là chính trị và kinh tế, tạo thành rào cản đối với
việc cụ
thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành các chính sách, luật
pháp thích hợp và hiệu quả.
11

Nghiên cứu này kế thừa những thành quả nghiên cứu đi trước ở cả
trong và ngoài nước, chắt lọc những nội dung và quan điểm bên ngoài phù
hợp với hoàn cảnh Việt Nam và chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời
hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn các công trình trong nước cả về mặt lý luận
lẫn thực tiễn trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa độc lập, t
ự chủ và
HNKTQT để hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu được đặt ra.
iv) Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
Cách tiếp cận
Cách tiếp cận hệ thống:
Khi xem xét về khái niệm, nghiên cứu này coi
độc lập, tự chủ không phải là một quyền đơn nhất, mà là một tập hợp gồm
nhiều quyền và nghĩa vụ khác nhau về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, xã hội, đối
ngoại Tương tự, HNKTQT cũng không phải chỉ là một quá trình kinh tế mà
nó còn liên quan hay tác động đến các quá trình khác như hội nhập về thể
chế, văn hóa-xã hội, chính sách , như là các khía cạnh của quá trình hội
nhập quốc tế. Ngay cả trong quá trình hội nhập kinh tế thì cũng tồn tại nhiều
tuyến, nhiều tầng khác nhau như đa phương, toàn cầu, khu vực, tiểu vùng
hay các mối quan hệ song phương. Vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
độc lập, tự chủ và HNKTQT cần được tiếp cận từ nhiều chiều cạnh khác

nhau, gồm: khía cạnh kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa-xã h
ội, an ninh-
quốc phòng và thể chế.

Cách tiếp cận biện chứng:
Nghiên cứu này cho rằng có mối quan hệ
biện chứng giữa độc lập và tự chủ, sự phụ thuộc của độc lập, tự chủ vào bối
cảnh quốc tế, cũng như vào thế và lực của đất nước. Độc lập và tự chủ như
hai mặt cần và đủ của một vấn đề thống nhất - sự tồn tại và phát triển củ
a
mỗi quốc gia. Tương tự, HNKTQT vừa đem lại cơ hội song cũng đem lại
những thách thức cho quá trình phát triển của một quốc gia. Mối quan hệ
12

giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT là mối quan hệ mang tính chất vừa mâu
thuẫn, vừa thống nhất. Thí dụ, HNKTQT có thể làm giảm độc lập, tự chủ
của một quốc gia khi khiến cho quốc gia đó bị lệ thuộc nhiều hơn vào bên
ngoài. Ngược lại, HNKTQT cũng có thể làm tăng cường sức mạnh quốc gia,
từ đó tăng cường khả năng giữ vững
độc lập, tự chủ của quốc gia đó.
Cách tiếp cận lịch sử:
Nghiên cứu kết hợp tổng kết lý luận và phân
tích thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của Việt
Nam qua 25 năm Đổi mới. Đặc biệt, nghiên cứu tổng kết và đánh giá sự tiến
triển trong nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
HNKTQT trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt kể t
ừ khi đất nước
ta tiến hành Đổi mới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính

, cụ thể là:
Phương pháp so sánh:
Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm xử lý mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT qua các trường hợp của Trung
Quốc, Malaixia, Mêhicô và Ucraina. Trường hợp nghiên cứu về Trung Quốc
tập trung phân tích sự thay đổi nhận thức về độc lập, tự chủ trong quá trình
HNKTQT của nước này. Malaixia và Mêhicô là hai trường hợp cho thấy
những thành công và hạn chế trong việc xây dựng một nền kinh tế độc lập,
tự chủ và hội nh
ập. Cuối cùng, trường hợp của Ucraina là kinh nghiệm thất
bại trong việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn và giữ vững độc lập, tự
chủ về mặt chính trị nội bộ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Phương pháp phân tích lịch sử và nghiên cứu trường hợp:
Nghiên cứu
phân tích thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT qua
13

25 năm đổi mới của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm qua các trường
hợp nghiên cứu tiêu biểu.
Phương pháp hội thảo, tọa đàm và phỏng vấn sâu:
Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo,
các tọa đàm khoa học khác nhau với những người làm công tác quản lý, kinh
doanh, đào tạo, nghiên cứu…về chủ đề có liên quan, từ đó hình thành các ý
tưởng, trao đổi với các chuyên gia chuyên sâu để đưa ra các kết luận.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu của Đề tài đã đi thực tế ở Mêhicô và các
địa phương ở trong nước (Lạng S
ơn, Hải Phòng, Quảng Ninh ở miền Bắc và
Kiên Giang, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam) để tìm hiểu kinh
nghiệm và thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT.

Đồng thời, Đề tài cũng đã tổ chức và phối hợp tổ chức 03 cuộc hội thảo và
nhiều buổi tọa đàm để lấy ý kiến từ các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực có
liên quan.
Các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu
Nghiên cứu sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn dữ
liệu thứ cấp bao gồm các nguồn tư liệu trong nước và quốc tế, các văn kiện
của Đảng, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tư liệu
nghiên cứu củ
a các tổ chức nghiên cứu và các cá nhân trong và ngoài nước.
Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn sâu, hội thảo,
tọa đàm và trao đổi ý kiến với các chuyên gia.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh lý luận của mối quan hệ giữa
độc lập, tự chủ và HNKTQT, đồng thời có phân tích và đánh giá thực tiễn
xử lý mối quan hệ này của Việt Nam qua 25 nă
m Đổi mới.
14

Thời gian nghiên cứu chủ yếu kể từ khi nước ta tiến hành Đổi mới
(năm 1986) đến nay song có tham chiếu đến khoảng thời gian trước đó để
làm bối cảnh lịch sử cho vấn đề cần nghiên cứu. Thời gian dự báo của
nghiên cứu khi phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực và tác động đến mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của Việt Nam là đến n
ăm 2020
với tầm nhìn đến năm 2030.
Mặc dù mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT có thể xem xét
từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, nghiên cứu này chỉ tập trung vào
năm góc độ chủ yếu là: kinh tế, chính trị-đối ngoại, an ninh-quốc phòng,
văn hóa-xã hội, và thể chế kinh tế.
Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của

Vi
ệt Nam nhìn từ mỗi góc độ kể trên sẽ được tiếp cận phân tích và minh họa
thông qua một trường hợp nghiên cứu, cụ thể:
- Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT nhìn
từ góc độ kinh tế được nghiên cứu thông qua việc mở cửa và đổi mới nền
kinh tế đất nước.
- Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, t
ự chủ và HNKTQT nhìn
từ góc độ chính trị và đối ngoại được nghiên cứu thông qua việc bình thường
hóa và phát triển quan hệ với Mỹ với tính chất là một nước lớn, có ảnh
hưởng quan trọng, mang tính chất khai thông, đối với tiến trình hội nhập
quốc tế nói chung và HNKTQT nói riêng của Việt Nam.
- Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT nhìn
từ góc độ an ninh quốc-phòng được nghiên cứ
u thông qua việc gia nhập và
hội nhập sâu hơn vào ASEAN của Việt Nam, với tính chất là một chiến lược
lâu dài nhằm xây dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực, góp
15

phần đảm bảo an ninh của đất nước, đồng thời xây dựng và thắt chặt lòng tin
với các nước láng giềng khu vực để giải quyết thuận lợi các tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ với các nước này.
- Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT từ
góc độ văn hóa-xã hội được nghiên cứu thông qua việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộ
c, với tính chất vừa là yêu cầu vừa là thách thức to lớn
đối với sự phát triển văn hóa-xã hội của đất nước trong thời kỳ Đổi mới; và
- Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT nhìn
từ góc độ thể chế (kinh tế) được nghiên cứu thông qua việc gia nhập WTO,
với tính chất là bước ngoặt tạo ra sự thay đổi lớn về thể

chế kinh tế trong
tiến trình HNKTQT của Việt Nam.
Những nghiên cứu trường hợp kể trên không tập trung phân tích diễn
biến của các quá trình, mà chú trọng phân tích ý nghĩa của các sự kiện, đánh
giá các tác động tích cực và tiêu cực của các quá trình, đồng thời rút ra các
bài học từ thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của
Việt Nam từ các góc độ khác nhau.
v) Cấu trúc c
ủa báo cáo nghiên cứu
Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Báo cáo
tổng hợp của nghiên cứu (báo cáo này) được chia làm ba chương:
Chương 1:
Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc
tế: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương này sẽ trình bày các vấn đề lý luận về độc lập, tự chủ, và
HNKTQT; bản chất mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT nhìn từ
các góc độ kinh tế, chính trị-đối ngoại, an ninh-quốc phòng, văn hóa-xã hội
và thể chế (kinh tế
); kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này của Trung Quốc,
16

Malaixia, Mêhicô và Ucraina.
Chương 2:
Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua 25 năm Đổi mới (1986-2010)
Chương này sẽ trình bày sự tiến triển trong nhận thức của Đảng ta về
mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của Việt Nam, đặc biệt kể từ
năm 1986 đến nay, và thực tiễn xử
lý mối quan hệ này từ các góc độ khác
nhau và rút ra các bài học qua các trường hợp nghiên cứu là: 1) bài học từ

việc mở cửa và đổi mới kinh tế (nhìn từ góc độ kinh tế); 2) bài học từ việc
bình thường hóa quan hệ với Mỹ (nhìn từ góc độ chính trị và đối ngoại); 3)
bài học từ việc gia nhập ASEAN (nhìn từ góc độ an ninh-quốc phòng, nhất
là giữ gìn biên giới lãnh thổ); 4) bài học từ
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc (nhìn từ góc độ văn hóa-xã hội); và 5) bài học từ việc gia nhập WTO
(nhìn từ góc độ thể chế kinh tế).
Chương 3:
Định hướng và giải pháp chiến lược xử lý mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối
cảnh mới
Chương này đề xuất các kiến nghị về định hướng và giải pháp chiến
lược xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT của Việt Nam
trong bối cảnh mới c
ủa quốc tế, khu vực và trong nước giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2030 cho các cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước, đặc biệt, nhằm đóng góp, bổ sung Cương lĩnh và
xây dựng các văn kiện cho Đại hội lần thứ XI của Đảng.
vi) Lợi ích của nghiên cứu
Nghiên cứu này góp phần quan trọng cung cấp luận cứ khoa học (cơ
sở lý luận và thự
c tiễn) làm rõ mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
17

HNKTQT trong bối cảnh mới của Việt Nam, giúp cho các cơ quan của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đề ra định hướng và hoạch định
chính sách HNKTQT và đối ngoại của Việt Nam.
Đặc biệt, nghiên cứu đưa ra các luận cứ khoa học nhằm bổ sung, phát
triển Cương lĩnh 1991 của Đảng, góp phần chuẩn bị các dự thảo văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ XI cũng như góp ph

ần tham gia xây dựng chủ thuyết
phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Kết quả của nghiên cứu này là nguồn tư liệu hữu ích cho các tổ chức,
cơ quan và các cá nhân trong công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Đề tài KX.04.12/06-10 do GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng làm Chủ
nhiệm và được thực hiện cùng với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu và
chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế,

n hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, triết học, lịch sử…
Xin trân trọng cảm ơn ý kiến, các bài viết và nguồn tư liệu quý báu mà các
nhà khoa học đồng nghiệp, các nhà quản lý và các chuyên gia đã đóng góp và
chia sẻ với Đề tài mà trong phạm vi bản báo cáo này khó có thể nêu được hết tên.
Xin trân trọng cảm ơn Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công
nghệ trọng đi
ểm cấp Nhà nước và Vụ Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm Chương trình KX.04/06-10
thuộc Hội đồng lý luận Trung ương, Đại sứ quán Việt Nam tại Mêhicô, các
Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ và
Kiên Giang cùng nhiều tổ chức khác đã hết sức giúp đỡ nhóm nghiên cứu
của Đề tài trong quá trình thực hiện nghiên cứu và khảo sát thực tế.
Cuối cùng, vì
đây là kết quả của một công trình nghiên cứu tương đối

×