Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề, đáp án học sinh giỏi Địa lý 9 cấp Huyện (tháng 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.81 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Địa lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2017

(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm). Dựa vào kiến thức về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và sự
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, em hãy cho biết:
a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?
b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào ở các vị trí: Xích đạo, Chí
tuyến ?
c. Khi ở nước Anh là 10 giờ, ngày 30 tháng 8 năm 2017 thì các địa điểm sau là mấy giờ,
ngày, tháng, năm nào ? (Việt Nam ở 1050Đ, Achentina ở 600T)
Câu 2: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn
gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em thuộc dạng địa hình nào?
Câu 3: (4,0 điểm).
a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn
dồi dào không? Vì sao?
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 4: (4,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công nghiệp ở Thanh


Hóa.
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 5: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của nước ta năm 2005 và
2007.
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ở nước ta (các đặc điểm:
cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân bố các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
Câu 6. (6,0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007 - 2014
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Khai thác
Nuôi trồng
2007
2074,5
2123,3
2010
2414,4
2728,3
2012
2705,4
3115,3
2014
2920,4
3412,8
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 20072014.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.
Họ tên học sinh: .................................................; Số báo danh: ....................................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN THIỆU HÓA

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Địa lý
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
(2,0 đ) vì:
0,75
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, 0,25
có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh
0,5
Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất.
b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra ở một số vị trí như
sau:
0,75
- Vào ngày 22 tháng 12, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở chí 0,25
tuyến Nam.
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có ngày, đêm dài bằng nhau.
0,25
- Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày dài hơn đêm; Các địa điểm ở chí 0,25
tuyến Bắc: có ngày ngắn hơn đêm.
c. Việt Nam: 17 giờ ngày 30/7/2017.
0,25
Achentina : 6 giờ ngày 30/7/2017.

0,25
a. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những
Câu 2
(2,0 đ) thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
+ Thuận lợi:
- Vùng núi khoáng sản nhiều như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit,
0,25
than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát
triển.
- Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện
0,25
lớn.
- Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại
0,25
động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…
Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai
thác gỗ…
- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây
0,25
công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….),
vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi
trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
- Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi
0,25
cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
+ Khó khăn:
xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên
tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của
0,25
2



dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em thuộc
dạng địa hình nào?
- Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa: đồi núi.
- Địa phương em thuộc dạng địa hình: đồng bằng.
Câu 3 a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo
(4,0 đ) những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng)
+ Nguồn lao động có nhiều phẩm chất quý: siêng năng, cần cù, có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất...
+ Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao (dẫn chứng)
- Thuận lợi:
+ Đảm bảo nguồn lao động cho phát triển kinh tế- xã hội.
+ Thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động và các ngành đòi hỏi
công nghệ cao.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao
động nước ta vẫn còn dồi dào.
* Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005 có
64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ tuổi từ 0 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số trẻ em
sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng têm
hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ hùng hậu cho tương
lai.
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
- Số dân đông (dẫn chứng).
- Nhiều thành phần dân tộc (dẫn chứng)

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và có xu hướng giảm (dẫn chứng)
- Cơ cấu dân số trẻ (dẫn chứng)
Câu 4 a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
(4,0 đ) + Đa dạng có đầy đủ các ngành thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm chính (dẫn
chứng).
+ Trong cơ cấu ngành hiện nay một số ngành trọng điểm đã được hình thành
(dẫn chứng).
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công
nghiệp ở Thanh Hóa.
- Quy mô nhỏ (Giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng)
- Ngành công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa:
+ CN khai khoáng
+ CN luyện kim và cơ khí
+ CN SX VLXD
+ CNCB LTTP
+ CN hóa chất

0,25
0,25

0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25


0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0

0,5
0,5

3


+ CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy
+ CN dệt, may mặc…
( HS nêu được từ 04 ngành trở lên cho điểm tối đa, 2-3 ngành cho nửa số
điểm)
- Các khu công nghiệp: Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Nghi
Sơn, Lam Sơn...
( HS nêu được từ 03 khu CN trở lên cho điểm tối đa, dưới 3 cho nửa số điểm)
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh Thanh Hóa
- Các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia.
( HS nêu đủ các huyện cho điểm tối đa, từ 2- 4 cho nửa số điểm)
- Thị xã: Bỉm Sơn
- Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.
Câu 5 a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của nước
(2,0 đ) ta năm 2005 và 2007. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
Năm

2005


2007

Năng suất (tạ/ha)

48,9

49,9

Bình quân sản lượng
431,1
422,0
lúa trên đầu người
( kg/người)
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ở nước
ta (các đặc điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân bố các nhà máy
thủy điện và nhiệt điện lớn)
- Cơ cấu ngành: gồm nhiệt điện và thủy điện
- Sản lượng điện: Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kw h và sản lượng điện ngày
càng tăng (dẫn chứng).
- Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta: Phân bố gần các nguồn năng
lượng.
+ Các nhà máy điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng bằng sông
Hồng (dẫn chứng), các nhà máy điện khí phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ
(dẫn chứng).
+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các dòng sông có trữ năng thủy điện
lớn(dẫn chứng).
Câu 6 a. - Xử lí số liệu:
(6,0 đ)
Cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007- 2014

(Đơn vị: %)
Năm

Khai thác

Nuôi trồng

2007
2010
2012
2014
- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ miền.

49,4
46,9
46,5
46,1

50,6
53,1
53,5
53,9

0,5

0,5
0,25
0,25
1,0


0,25
0,25

0,25
0,25

1,0

2,0
4


+ Yêu cầu: Chính xác khoảng cách năm, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số
liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu
b. Nhận xét:
+ Về sản lượng:

1,5
0,5

- Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng)
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác (dẫn
chứng)

0,5


+ Về cơ cấu: sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác và
ngày càng tăng (dẫn chứng)

0,5

- Giải thích:

1,5

+ Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục do nước ta có
nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội để
phát triển ngành thủy sản (dẫn chứng)

0,5

+ Nuôi trồng tăng nhanh hơn, cơ cấu lớn hơn và ngày càng tăng do:
* Nước ta có nhiều điều kiện thuận để phát triển nuôi trồng thủy sản.

1,0

* Nuôi trồng có nhiều ưu điểm hơn (chủ động trong sản xuất, dễ áp
dụng tiến bộ KHKT; đảm bảo năng suất và chất lượng...)
* Khai thác gặp phải một số khó khăn từ sự suy giảm về nguồn lợi,
phương tiện đánh bắt, thiên tai...
Lưu ý:

- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 đ;
- Các ý trong từng câu nếu thiếu dẫn chứng, dẫn chứng không hợp lý chỉ cho nửa
số điểm của ý đó.


5



×