Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Thiết lập mô hình kinh doanh quán chè DotA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.94 KB, 23 trang )

Lời mở đầu
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra
để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các
kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi
tiến hành đầu tư. Trong thực tế có rất hiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư và cũng
tùy theo cách tiếp cận mà mỗi người lại có những hướng đi khác nhau. Mỗi cách tiếp cận
lại đưa người ta đến một khía cạnh khác của đầu tư, khía cạnh nào cũng có những thuận
lợi và khó khăn riêng. Trong đó lập một dự án mới( dự án khởi nghiệp) là một hướng đi
khá mạo hiểm với nhiều rủi ro tuy nhiên kết quả mà nó mang lại lại vô cùng to lớn. Đây
thực tế là xu hướng khá phổ biến của giới trẻ trong những năm gần đây. Với sự đam mê,
sức sáng tạo và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, có rất nhiều người đã thành công, tự tin khẳng
định bản thân mình. Không thể nói tất cả các dự án khởi nghiệp đều thành công, có
những thất bại nhưng nó được coi là kinh nghiệm cho lần sau, và ở một khía cạnh nào đó,
người thực hiện dự án cũng đã thành công vì dám tạo bạo thực hiện ý tưởng của mình.
Theo xu thế khởi nghiệp như vậy, em đã chọn đề tài cho đồ án của mình là:” Lập
dự án mở quán chè DotA”. Đề tài của em gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý thuyết về quá trình lập kế hoạch kinh doanh.
Phần II: Áp dụng lý thuyết kế hoạch vào lập kế hoạch kinh doanh tự doanh.
Phần III: Các điều kiện kiến nghị và phương pháp huy động.
Vì thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng thực thế, dự án này có thể còn nhiều thiếu
sót nhất là trong khâu nghiên cứu thị trường và nghiên cứu tài chính. Tuy nhiên, điểm
chính mà em muốn nêu bật trong đề án này chính là ý tưởng và tính khả thi. Ý tưởng mở
quán cà phê không phải là mới, có rất nhiều quán hiện nay được điều hành bởi những
người còn rất trẻ, mỗi quán một phong cách, một cách thể hiện, vì vậy tìm ra hướng đi
mới cho sản phẩm của mình không phải là dễ. Đề tài này mới chỉ là ý tưởng phác thảo
ban đầu, nếu thực sự đưa dự án này vào thực tế sẽ phải chỉnh sửa nhiều. Tuy vậy, nó cũng
là một dự án khá thực tế và mang tính khả thi cao. Người thực hiện không nhất thiết phải


có kinh nghiệm hay cầm trong tay số vốn quá lớn, ngay cả sinh viên đang còn trong nhà


trường cũng có thể thực hiện dự án này nếu có khả năng và gặp cơ hội.
Em xin chân thành cám ơn thầy đã giúp em hoàn thành dự án này và em cũng rất
mong sự góp ý của thầy để hoàn thiện hơn, giúp dự án này khả thi hơn và có thể thực sự
được áp dụng vào trong thực tế sau này.


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
1.1.

Khái niệm về lập kế hoạch
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất chính

sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc lập kế hoạch là một bản kế hoạch của một cá
nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được hình thành. Bản kế hoạch là hệ thống các phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cho
việc thực hiện mục tiêu phát triển dự án đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định.

1.2.

Quy trình lập kế hoạch
Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét, đánh giá môi trường bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp để biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và
điểm yếu của mình.
Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho dự án của mình thông qua các chiến
lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, các chương trình.
Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. So sánh các nhiệm vụ, mục tiêu ( yếu tố mong
muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài ( yếu tố giới
hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng và bằng việc sử dụng
những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án chiến lược kế
hoạch khác nhau. Kế hoạch chiến lược bao gồm các bước:

-

Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: xác định các phương án hợp lý,
tìm ra các phương án có nhiều hiệu quả nhất.

-

Đánh giá các phương án lựa chọn: Sau khi tìm được các phương án có nhiều
triển vọng nhất cần tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, yếu của từng
phương án dự trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng phương án.

-

Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: việc quyết định lựa chọn một
tronng các phương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu tiên về
mục tiêu cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Trong quá trìn lựa chọn phương
án cũng cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để
sử dụng cho những phương án cần thiết.


Bước 4: Xác định các chương trình dự án. Việc xác định các chương trình gồm:
xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, các bước tiến hành; các nguồn lực cần sử dụng,
và các yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước; những yêu
cầu về ngân sách cần thiết. Các dự án được xác định gồm: các thông số về tài
chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực,
hiệu quả kinh tế tài chính.
Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng và ngân sách. Mục tiêu của các
kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: đáp ứng đòi hỏi của thị trường; nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn
lực; đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn: thực hiện các mục tiêu

chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược. Để thực hiện được các mục
tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải cụ thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch
chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản
xuất kinh doanh. Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch sản xuất
sản phẩm; kế hoạch mua sắm thiết bị , nguyên vật liệu; kế hoạch nhân sự; kế
hoạch tài chính; kế hoạch marketing. Sauk khi các kế hoạch tác nghiệp được xây
dựng xong cần lượng hóa chúng dưới dạng tiền tệ các dự đoán về mua sắm các
yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng, nhu cầu vốn,…là soạn lập ngân sách.
Các kế hoạch chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiết
với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối
hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng của doanh nghiệp.
Bước 6: Đánh giá hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Có thể sử dụng them đội ngũ
chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, các kế hoạch chức năng, ngân sách,
các chính sách,…để chuẩn bị cho kế hoạch.

1.3.

Quy trình lập kế hoạch cho dự án
Bước 1. Mục đích của dự án( Project Goals)
Một dự án thành công khi nhu cầu của các bên liên quan đã được đáp ứng, các
bên liên quan là bất cứ ai trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng tới dự án.


Như vậy, bước đầu tiên khá quan trọng là phải xác định được các bên liên
quan trong dự án, không phải luôn luôn dễ dàng để có thể xác định được các bên
liên quan của dự án, đặc biệt là những ai bị ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ về các bên
liên quan là:
-

Tài trợ của dự án ( Project Sponsor).


-

Những khách hàng, hoặc người nhận sự chuyển giao của dự án.

-

Những người sử dụng kết quả đầu ra của dự án.

-

Người quản lý dự án và nhóm dự án.
Một khi bạn đã hiểu được các bên liên quan là ai, bước tiếp theo là thiết lập

danh sách các nhu cầu của họ. Cách tốt nhất để tiến hành điều này là tiến hành các
công cuộc phỏng vấn các bên liên quan. Hãy giành thời gian cho các cuộc phỏng
vấn để đề ra các nhu cầu thật sự, tạo ra lợi ích thực sự. Thường là các bên liên
quan sẽ nói về nhu cầu mà không hẳn là có liên quan và mang lại lợi ích. Nhưng
bạn nên ghi nhận nhu cầu này và thiết lập chúng với một thứ tự ưu tiên thấp.
Bước tiếp theo là một khi bạn đã thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn và có một
danh sách toàn diện về nhu cầu, thì hãy tiến hành phân loại thứ tự ưu tiên của chúng. Từ
danh sách ưu tiên tạo ra một tập hợp các mục tiêu mà có thể dễ dàng đánh giá được. Một
kĩ thuật để làm điều này là xem xét chúng ngược với các nguyên tắc SMART. Bằng cách
này sẽ dễ dàng hiểu biết được khi nào thì đạt được mục tiêu.
Một khi bạn đã thiết lập một bộ rõ ràng về các mục tiêu, chúng nên được ghi vào
kế hoạch dự án. Ngoài ra nó cũng hữu hiệu để bao gồm cả những nhu cầu và mong đợi
của các bên liên quan của bạn.
Cần phải chú ý đây là phần khó nhất của việc hoàn tất quá trình tạo kế hoạch của
dự án, vì thế nên cần tập chung các nguồn lực, những tư vấn viên tốt nhất cho phần này.
Bước 2. Chuyển giao của dự án ( Project Deliverable)

Sử dụng các mục tiêu bạn đã xác định trong bước 1, tạo ra một danh sách những
việc dự án cần chuyển giao để đáp ứng mục tiêu. Xác định khi nào và làm thế nào mỗi
mục phải được giao. Đưa những phần cần chuyển giao vào kế hoạch dự án với ngày
chuyển giao dự kiến.


Bước 3. Lập lịch cho dự án
Tạo một danh sách các nhiệm vụ cần được thực hiện cho mỗi phần cần chuyển
giao mà đã được xác định trong bước 2. Đối với mỗi công việc, cần phải xác định các
phần sau:
-

Số tiền tính theo đơn vị( giờ hoặc ngày) cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

-

Nguồn nhân lực sẽ đảm nhiệm việc thực thi mỗi công việc.

Một khi bạn đã ước tính được chi phí cần thiết để thực hiện mỗi công việc, bạn có
thể đưa ra chi phí để hoàn thành mỗi công việc và thời gian chuyển giao chính xác. Cập
nhật phần chuyển giao của dự án với ngày chuyển hàng chính xác hơn. Tại thời điểm này
trong quá trình tạo kế hoạch bạn có thể chọn sử dụng một phần mềm nào đó như
Microsoft Project để tạo ra lịch trình dự án của bạn. Hoặc sử dụng một trong nhiều mẫu
tài liệu miễn phí có sẵn nào đó. Nhập vào tất cả các phần phải chuyển giao, nhiệm vụ,
thời lượng và các nguồn lực, những người sẽ hoàn thành mỗi công việc. Một vấn đề
thường được được phát hiện vào thời điểm này là khi một dự án có thời hạn giao hàng
theo yêu cầu của nhà tài trợ là không thực tế so với yêu cầu của bạn. Và nếu bạn phát
hiện ra trường hợp này, bạn phải liên lạc với nhà tài trợ ngay lập tức. Các hướng để giải
quyết trong tình huống này là:
-


Thương lượng lại thơi hạn( dự án sẽ chậm trễ).

-

Sử dụng them các nguồn lực ( tăng chi phí).

-

Giảm phạm vi của dự án( giảm các phần cần chuyển giao).
Sử dụng bảng tiến độ dự án để biện minh cho việc bạn đã lựa chọn một trong
các hướng giải quyết trên.

Bước 4. Các kế hoạch hỗ trợ ( Supporting Plans)
Phần này bạn sẽ làm việc với những kế hoạch mà bạn sẽ tạo ra như là một phần trong
quá trình lập kế hoạch. Và những kế hoạch hỗ trợ này có thể đưa trực tiếp vào kế hoạch
dự án.
-

Kế hoạch nguồn nhân lực

Xác định tên cá nhân, tổ chức có vai trò hàng đầu trong dự án. Mô tả vai
trò và trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong dự án. Tiếp theo, mô tả số


lượng và loại của những nhân sự cần thiết để triển khai dự án. Đối với mỗi
nguồn lực, cần mô tả rõ ngày bắt đầu, thời gian ước tính và phương thức bạn
sử dụng để có được sự phục vụ của họ cho dự án. Nên quản lý những thông tin
này trong một tài liệu riêng khác.
-


Kế hoạch giao tiếp

Tạo một tài liệu cho thấy những người cần được thông báo về dự án và làm
thế nào họ sẽ nhận được thông tin. Cơ chế phổ biến nhất là gửi báo cáo tiến độ
theo tuần hoặc tháng, mô tả làm thế nào dự á được thực hiện, các mốc đạt được
và công việc lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
-

Kế hoạch quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một phần quan trọng của quản lý dự án. Mặc dù thường bị bỏ
qua, nhưng nó quan trọng để xác định những rủi ro mà có thể xảy ra cho dự án của
bạn và cần được chuẩn bị để ứng phó nếu có điều gì xấu xảy ra. Đây là một số ví
dụ về những rủi ro thường gặp của dự án:
 Thời gia và chi phí ước tính quá lạc quan.
 Chu kỳ khách hàng xem xét và phản hồi quá chậm.
 Bất ngờ cắt giảm ngân sách.
 Không rõ ràng vai trò và trách nhiệm.
 Nhu cầu các bên liên quan đã không được tìm hiểu kỹ, hoặc không được
hiểu đúng.
 Các bên liên quan thay đổi yêu cầu sau khi dự án đã bắt đầu.
 Các bên liên quan bổ sung thêm yêu cầu mới sau khi dự án đã bắt đầu.
 Giao tiếp giữa các bên kém, dẫn đến hiểu lầm, chất lượng có vấn đề và phải
làm lại.
 Thiếu sự cam kết về nguồn lực.
Rủ ro có thể được theo dõi bằng cách sử dụng nhật ký ghi nhận rủi ra đơn
giản ( simple risk log). Luôn thêm mới các rủi ro mà bạn đã xác định được vào
nhật ký rủ ro của bạn và viết ra những gì bạn sẽ làm trong trường hợp nó xảy ra và



những gì bạn sẽ làm để ngăn chặn việc nó xảy ra. Đánh giá danh sách rủi ro của
bạn một cách thường xuyên, bổ sung thêm những rủi ro mới khi chúng xảy ra
trong suốt quá trình triển khai dự án. Cần phải nhớ là, khi bạn bỏ qua một rủi ro
không có nghĩa là rủi ro đó sẽ biến mất.
1.4.

Vai trò của lập kế hoạch
-

Tư duy có hệ thống hơn để có thể ứng phó với các tình huống xảy ra.

-

Phối hợp mọi nguồn lực hữu hiệu hơn.

-

Tập chung vào các mục tiêu cụ thể.

-

Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các vị trí quản lý
khác.

-

Săn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi bên ngoài.

-


Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.
Như vậy , lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối mỗi nhà lãnh đạo của dự án .

Nếu không có kế hoạch thì nhà lãnh đạo có thể không biết tổ chức, khai thác con
người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm chí sẽ
không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Không có
kế hoạch , nhà lãnh đạo và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của
mình , họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì.
Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết tự lập kế
hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của
chúng ta cần phải đạt tới là gì? với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì
để đạt được mục tiêu đó? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời
gian biểu cho các hoạt động của mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết
mình để đạt được mục tiêu. Vì thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô
ích và hành động một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh
ta. Vì vậy mà việc đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí
còn không thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn .
Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm
của mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được


những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu
quả những mục tiêu đã đề ra.


CHƢƠNG II. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT VÀO LẬP KẾ HOẠCH
KINH DOANH TỰ DOANH
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về quán
- Tên: Cửa hàng lấy theo tên của một tựa game nổi tiếng và quen thuộc với giới trẻ là

“DotA”
- Địa điểm: 142, Trần Hưng Đạo, Tiền An, Bắc Ninh
- Ngành nghề kinh doanh: cung cấp dịch vụ giải khát.
- Vị trí trong nghề: Cửa hàng chè.
- Mục tiêu:
+ Đạt lợi nhuận ngay từ ban đầu hoạt động.
+ Mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
+ Là nơi giao lưu cho các cán bộ công nhân viên , sinh viên, và các đối tượng khác.
+ Đạt uy tín với các đối tượng có liên quan: nhà cung cấp, khách hàng,…
=>Phương châm của chúng tôi là luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của
khách hàng và khách hàng là thượng đế.

2.2. Các loại sản phẩm kinh doanh: chè các loại, trà sữa chân trâu, cà phê.
Café

Café kem

Sinh tố

Kem và các loại nước giải khát

Café

Americano

Sinh tố dâu

Kem trái cây

Café đá


Cappuchino

Sinh tố sữa chua

Kem ly

Café sữa đá

Mocha

Sinh tố đào

Các loại nước đóng chai

Bạc síu đá

Sinh tố mãng cầu

Các loại nước đóng lon

Bạc síu nóng

Sinh tố cam
Sinh tố chanh leo


2.3. Mô hình xây dựng.( Quán kinh doanh không phải thuê mặc bằng,có sẵn
địa điểm )
Quán cà phê gồm 3 tầng.

-

Tầng 1: gồm 20 bàn kiếng gỗ, 90 ghế nhựa gỗ, 1 ti vi và trông giữ xe.

-

Tầng 2; gồm 35 bàn mây tròn, 10 bàn kiếng gỗ, 40 ghế nhựa gỗ, có 1 ti vi.
Tầng này chủ yếu phục vụ khách hàng có nhu cầu xem truyền hình, đá bóng,
truy cập wifi.

-

Tầng 3: gồm 45 bàn mây tròn, 95 ghế mây, chủ yếu phục vụ truy cập wifi, trò
chuyện, 1 tivi, phục vụ những người thích yên tĩnh, không gian thoáng mát dễ
thư giãn và ngắm cảnh.

2.4. Nghiên cứu thị trƣờng
Việc nghiên cứu thị trường là một trong các bước quan trọng làm nên sự thành công
của một dự án:
- Thông qua các cuộc khảo sát và tiếp xúc và khảo sát trên thị trường thành phố Hưng
Yên chúng tôi được biết đa số những người dân ở đây có thói quen và sở thích uống
café để thư giãn.
- Do đó, nhu cầu có quán café giá cả thích hợp và các trang trí đẹp với thái độ phục vụ
vô cùng thỏa mái của nhân viên là vô cùng cần thiết. Theo nghiên cứu thì ở thành phố
Hưng Yên có hơn 10 quán café lớn và một số quán café nhỏ và vừa.
- Đối thủ cạnh tranh đa số chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Quán café Tìm Lại, khách hàng chủ yếu là những người thu nhập khá còn quán
Hồng Lan thì phục vụ khá tốt nhưng ở xa và khó tìm.

2.5. Thị trƣờng trọng tâm

Công nhân viên, học sinh, sinh viên là khách hàng chủ yếu vì đây là tầng lớp có
nhu cầu uống café rất lớn với nhiều mục đích khác nhau.

2.6. Đặc điểm của khách hàng


Do khách hàng chính của chúng tôi chủ yếu là công nhân viên, học sinh, sinh viên nên họ
có cách sống đơn giản, dễ gần gũi. Khi đến quán điều mà họ quan tâm nhất là hình thức
phục vụ và không gian có thỏa mái không. Ngoài ra,theo tìm hiểu qua các cuộc nói
chuyện với khách hàng chúng tôi còn được biết khi đến quán café họ còn quan tâm đến
điều sau:
-

Quán cà phê có hiện đại, tiện nghi không ?

-

Mức giá có phù hợp không ?

-

Có phục vụ nhanh không ?

-

Nhân viên phục vụ có nhiệt tình vui vẻ không ?

-

Và cách pha chế đồ uống có nhanh không ?


2.7. Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù mở ra quán café có điều kiện khách quan cũng như chủ quan thuận lợi.
Nhưng để thành công không phải là chuyện dễ vì không có quán café của mình mà còn
các đối thủ cạnh tranh, họ cũng muốn đạt những gì họ muốn, do đó chúng tôi phải làm tốt
hơn đối thủ cạnh tranh thì mới thu hút được khách hàng.
-

Hiện nay, ở Hưng Yên( khu vực gần Quảng trường) đã có 9- 12 quán café, đó
là những đối thủ gần mà chúng tối phải đối mặt, họ đã có mối quan hệ lâu bền
với khách hàng trong vùng khá lâu. Dù rằng, họ có những thuận lợi đó nhưng
theo tìm hiểu của chúng tôi thì họ còn yếu trong phong cách phục vụ. Ngay từ
đầu thành lập quán café, chúng tôi đã chuẩn bị tốt mọi thứ để làm hài lòng quý
khách hàng ở mức độ cao nhất, đặc biệt là chuẩn bị khâu mà đối thủ đang yếu.

2.8. Chiến lƣợc giá
Quán sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm đa dạng về chủng loại với mức giá phù hợp khác
nhau.


Bảng 1: Gía bán các sản phẩm tại thời điểm quán bắt đầu
Giá ( đồng)

Sản phẩm
I.

Café

Café


15000/ ly

Café đá

15000/ly

Café sữa nóng

17000/ly

Café sữa đá

17000/ly

Bạc xíu đá

15000/ly

Bạc xíu

15000/ly
II.

Café kem

Americano

30000/ly

Capuchino


30000/ly

Mocha

30000/ly
III.

Sinh tố

Sinh tố dâu

15000/ly

Sinh tố sữa chua

15000/ly

Sinh tố đào

15000/ly

Sinh tố mãn cầu

15000/ly

Sinh tố cam

15000/ly


Sinh tố chanh leo

15000/ly
IV.

Kem và các loại nước giải khát

Kem trái cây

12000/ly

Kem ly

12000/ly

Các loại nước đóng trai

10000/trai

Các loại nước đóng lon

15000/lon


2.9. Gía trang thiết bị đầu tƣ ban đầu.
Bảng 2. Chi phí đầu tư ban đầu
ĐVT: 1000 VND

STT


Hạng mục đầu tư

Số lượng

ĐVT

Giá

Thành tiền

130

cái

150

19500

80

cái

400

32000

Ghế mây

180


cái

320

57600

4

Nệm ngồi

90

cái

32

2880

5

Gạt tàn thuốc

30

cái

5

150


Mâm inox bưng

15

cái

100

1500

400

Cái ly

6

2400

60

Cái ly

8

480

1

Ghế dựa gỗ


2

Bàn mây tròn

3

6

7

8

nước
Ly nhỏ uống trà, café
đá
Ly nhỏ uống café sữa
nóng

9

Fin pha cà phê

45

cái

7

315


10

Ly uống sinh tố

130

cái

12

1560

Muỗng café và café

210

cái

6

1260

120

Cái

2

240


11

sữa bằng inox

12

Cây khuấy nước

13

Nồi lớn nấu nước sôi

2

cái

800

1600

Kệ lớn đựng ly bằng

3

Cái

650

1950


Bình thủy rạng đông

4

Cái

150

600

Các loại chai lọ đựng

1

Bộ

950

950

14
15
16

inox

một số thứ( muối,


đường,…)

17

Đầu đĩa đa năng

1

Cái

2350

2350

18

Dàn amply

1

Cái

9800

9800

19

Tivi

3


Cái

21000

63000

20

Máy xoay sinh tố

3

Cái

1450

1450

Tủ đông đá, để kem,

1

Cái

9200

9200

21


trái cây

22

Thau rửa

5

Cái

60

300

23

Máy điều hòa

3

Cái

7000

21000

24

Dàn loa


2

Cặp

4000

8000

25

Tiền lắp đặt wifi

1

Bộ

1700

1700

26

Điện, đèn, nước

1

Bộ

32000


32000

27

Đồng phục nhân viên

32

Bộ

120

3840

28

Máy tính điện tử

1

Cái

9000

9000

29

Máy tính


2

Cái

13000

26000

30

Tủ quầy ba tính tiền

1

Bộ

4500

4500

31

Tủ để dàn nhạc

1

Bộ

5000


5000

Trang trí nội thất,

1

Lần

40000

40000

1

Bộ

20000

20000

5

Tấm

1600

8000

32


sửa chữa quán, trang
trí cây cảnh

33

34

Chi phí bẳng hiệu,
hộp đèn
Chi phí pano, quảng
cáo

Tổng

393025000


2.10. Chiến lƣợc marketinh
Chiến lược marketing cũng phải được chú trọng bằng các hình thức:
-

Phát tờ rơi quảng cáo.

-

Quảng cáo thông qua hình thức treo băng rôn ở các tuyến đường chính.

-

Trong tuần đầu khai trương khách hàng sẽ được giảm giá 50% trong ngày đầu

và 20% trong các ngày tiếp theo cho tất cả các sản phẩm.

2.11. Chiến lƣợc nhân sự.
Bảng 3. Nhu cầu lao động
Công việc
Quản lý

Nhân viên

Số lượng

Tiền lương(vnd)

Thành tiền(vnd)

Quản lý

1

6000000

6000000

Kế toán

1

2700000

2700000


Thu ngân

1

2700000

2700000

Bảo vệ

2

2100000

2100000

Pha chế

2

6000000

6000000

Phục vụ

8

2200000


2200000

Lao công

2

1700000

1700000

Tổng

17

48600000

2.12. Đào tạo và khen thƣởng
- Đào tạo: chủ quán chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên của mình quen với công
việc, đặc biệt là nhân viên phục vụ và ứng xử với khách hàng. Ngoài ra, chính bản thân
người chủ cũng cần phải học về kiến thức chuyên ngành để phục vụ tốt hơn.
- Khen thưởng: Ngoại trừ những đợt hưởng thêm lương vào dịp lễ tết, tăng lịch quảng
cáo,…cửa hàng còn trích lợi nhuận thưởng nếu vượt chỉ tiêu doanh thu. Biện pháp này
kích thích sự phấn khởi nhiện tình của nhân viên để họ làm tốt công việc.

2.13. Hoạch định tài chính
2.13.1. Các khoản đầu tƣ và nguồn vốn dự tính ban đầu


Tổng cộng chi phí đầu tƣ ban đầu


393025000

Vốn tự có
Số cổ phần hùng vốn

STT
1

Nguyễn Thị Hiền

250000000

2

Nguyễn Văn Thắng

250000000

Tổng

500000000

2.13.2. Dự trù doanh thu chi phí
a. Doanh thu
Thông số
Tổng số bàn

Bàn


80

Đơn giá

Đồng/ ly

15000
Công suất thiết kế

Bình quân ly/ bàn/h

1

Ly/bàn/h

Giờ hoạt động

16

Giờ/ngày

Tổng số ly bán được

750

Ly/ngày

Năm thứ 1

Số lượng bán bình


Doanh thu

Doanh thu

quân

ngày(đồng/ngày)

năm(đồng/năm)

1230

18450000

6642000000


Năm thứ 2

1570

23550000

8478000000

Năm thứ 3

1920


28800000

10368000000

b. Chi phí
Năm thứ nhất
Lương nhân viên

Năm thứ 2

Năm thứ 3

583200000

583200000

583200000

Điện

4200000

4200000

4200000

Nước

2400000


2400000

2400000

980830000

1820000000

2500000000

244800

244800

244800

78605000

78605000

78605000

1649479800

2488649800

3168649800

Nguyên liệu
Tiền ăn nhân viên

Chi phí khấu hao tài
sản cố định

Tổng

( Khấu hao tài sản cố định: giá trị đầu tư ban đầu là 393025000, dự tính giá trị còn lại
sau 3 năm là 40%)


c. Lợi nhuận.
Thuế TNDN 28%

Doanh thu

Chi phí

thuần

Lợi nhuận trước Lợi nhuận sau
thuế

thuế

Năm thứ 1

6642000000

1649479800

4992520200


3594614544

Năm thứ 2

8478000000

2488649800

5989350200

4312332144

Năm thứ 3

10368000000

3168649800

7199350200

5183532144


PHẦN III: CÁC ĐIỀU KIỆN KIẾN NGHỊ VÀ PHƢƠNG
PHÁP HUY ĐỘNG
3.1. Hiệu quả kinh tế xã hội
3.1.1. Khả năng tạo việc làm cho ngƣời lao động
Dự án quán café “ Làng tôi” thành tạo ra công ăn việc làm cho một số người lao
động trong xã hội, góp phần vấn đề giải quyết việc làm.

Dự án quán café thành công sẽ tạo nhu cầu mua và thưởng thức café tăng lên, góp
phần tạo việc làm cho những người trồng café, doanh nghiệp sản xuất café, cùng với
nhiều nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ khác: hoa quả, thực phẩm, báo chí,…Góp phần
tăng thêm công ăn việc làm cho người lao động và doanh nghiệp.
Với việc tạo ra công ăn việc là cụ thể, dự án đã góp phần nhỏ bé trong việc giải
quyết tình trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng cho xã hội, góp phần vào làm tăng trưởng
kinh tế.

3.1.2.Khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có
- Cửa hàng là của nhà không phải đi thuê, không bị phụ thuộc vào ai.
- Nằm ở nơi yên tĩnh, không gian rất đẹp, phù hợp với nhu cầu thưởng thức café
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động.

3.2. Lợi ích
3.2.1. Lợi ích kinh tế:
- Mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư.
- Mang lại nguồn thu cho đất nước từ thuế.
- Lợi ích kinh tế góp phần vào ngân sách hàng năm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thuế thu nhập cá nhân.
3.2.2. Lợi ích xã hội
- Quán được mở ra sẽ giúp giải quyết tình trạng khách hàng chưa thỏa mãn về các dịch vụ
trong các quán café ở gần thành phố Hưng Yên hiện nay, đáp ứng nhu cầu giải trí của
người dân, đặc biệt là vào những ngày nghỉ, ngày lễ tết.


- Thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân, nâng cao đời sống tinh thần, giúp mọi người
có những giờ phút vui vẻ sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, góp phần chăm
sóc đời sống tinh thần của cộng đồng và tái sản xuất sức lao động.


3.3. Những rủi ro có thể gặp và biện pháp khác phục
3.3.1. Những rủi ro có thể gặp
* Đối thủ cạnh tranh:
- Với ưu thế vượt trội về các dịch vụ chăm sóc khách hàng, nên đối thủ mới chỉ là quán
thông thường hoặc với một phong cách khác thì không đáng ngại. Khác hàng đã đến với
quán “ LÀNG TÔI” thì sẽ gắn bó và tin tưởng, đó là điều mà quán “ LÀNG TÔI” muốn
và sẽ tạo ra.
- Còn nếu xuất hiện những đối thủ tương tự, dùng chính phong cách của quán để cạnh
tranh thì nhóm có thể để biến điều đó không phải là trở ngại lớn của quán. Quán được
quản lý bởi những sinh viên đầy tâm huyết, có khả năng, được trang bị kiến thức về kinh
tế, nhóm tự tin khẳng định là với sự linh hoạt, nhạy bén, linh hoạt của mình, nhóm sẽ tự
nâng cao chất lượng, dịch vụ đồng thời tiếp tục mở rộng và cung cấp thêm nhiều dịch vụ
mới, có hiệu quả cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất có
thể.
* Thị trường café bão hòa:
Khi thị trường café bão hòa thì sự xuất hiện của nhiều quán mới ít nhiều cũng ảnh hưởng
đến doanh thu của nhiều quán khác. Song nhìn vào thị trường café ở Việt Nam, lượng
người uống café, đi quán ngày một tăng lên, nhưng con số này có thể đẩy cao hơn rất
nhiều với thu nhập ngày càng tăng lên. Do vậy, trong nhiều năm tới không những thị
trường này chưa bão hòa mà còn phát triển lên rất nhiều.
*Bị thiếu sót trong phân tích đánh giá.
* Chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những thay đổi tự nhiên( mưa, bão,…)
* Nguyên vật liệu bị hư hại trong quá trình vận chuyển, lưu trữ,…
* Gía cả thị trường biến động, giá nguyên vật liệu tăng.
* Rủi ro về nhân sự: chẳng may có sự nghỉ đột xuất của nhân viên.


3.3.2. Biện pháp khắc phục
- Bám sát các nguồn thông tin có liên quan.
- Quan tâm đến hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu của khách

hàng.
- Kiểm soát, hạn chế tổn thất có thể xảy ra.
- Có chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý.
- Có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu.

3.4.Kết thúc dự án
Rút ra kinh nhiệm để góp phần thành công hơn cho những dự án sau này.

3.5. Hƣớng phát triển cho tƣơng lai
* Với sự nhiệt tình của tuổi trẻ và những kiến thức đã được học, em có tham vọng
phát triển quán “ LÀNG TÔI” thành một hệ thống đặt các địa điểm khác nhau tại khu
vực gần thành phố Hưng Yên và các huyện lân cận.
* Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn để tạo sự khác biệt đối với các đối
thủ cạnh tranh đang có hoặc những đối thủ cạnh tranh trong tương lai.


KẾT LUẬN
Toàn bộ dự án đã được hoạch toán chi tiết và nhìn thấy được kết quả trong tương
lai gần. Thêm vào đó là phải kể đến nét nổi bật từ cách trang trí gọi tên, từ cung cách
phục vụ, không gian…tất cả đã tạo nên một sự khác biệt cho quán café “ LÀNG TÔI”.
Với tiêu chí” lấy khách hàng là trung tâm” , quán “ LÀNG TÔI” đã cung cấp cho
khách hàng những gì tốt nhất, không chỉ về vật chất mà quan trọng hơn là về tinh thần.
Chúng tôi hy vọng đây là một không gian, là địa chỉ mà tất cả moi khách hàng đã tới hoặc
đã nghe nói tới đều cảm thấy hài lòng.
Bằng tính khả thi của dự án và bằng tất cả những lợi ích kinh tế xã hội mà dự án
mang lại. Tôi hoàn toàn tin tưởng dự án sẽ thành công khi đưa vào thực hiện.
Hƣơng vị cuộc sống không chỉ đơn thuần là hƣơng thơm của đồ uống mà
quan trọng hơn, cao hơn nhƣ thế đó là vị ngọt của sự ấm cúng và cảm giác của sự
quan tâm.




×