Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

giai phap day manh xuat khau mat hang hat dieu cua viet nam trong dieu kien hoi nhap WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.73 KB, 98 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------------oo0oo-------------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài :MỘT

SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP WTO

Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Họ và tên sinh viên: Trần Anh Tuấn
Lớp: Kinh tế quốc tế
Khóa: 46(2004-2008)
Hệ: Chính quy

Hà Nội – 4/2008

TRẦN ANH TUẤN

-1-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mục lục


Mục lục..............................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH...........................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................6
Chương 1-Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu mặt
hàng hạt điều đối với Việt Nam.........................................................................9
1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa................................................................................................9
1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa................................................................................................9
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp...............................................................................................................9
1.2.2Xuất khẩu gián tiếp..............................................................................................................10
1.2.3 Buôn bán đối lưu................................................................................................................10
1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu......................................................................................................11
1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ................................................................................................................11
1.2.6 Gia công xuất khẩu.............................................................................................................11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động xuất khẩu.....................................................12
1.3.1 Yếu tố cung cầu của thị trường..........................................................................................12
1.3.2 Giá sản phẩm......................................................................................................................12
1.3.3 Tín dụng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái.................................................................................13
1.3.4 Các biện pháp về hỗ trợ xuất khẩu....................................................................................15
1.3.5 Công nghệ và thiết bị công nghệ........................................................................................15
1.3.6 Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu-trình độ lành nghề của công nhân. 16
1.3.7 Yếu tố về hàng rào thuế quan, phi thuế quan...................................................................17
1.4 Vai trò của việc xuất khẩu hàng hóa..........................................................................................18
1.5. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu hạt điều..............................................................................22
1.5.1. Giới thiệu khái quát về cây điều và các sản phẩm hạt điều.............................................22

TRẦN ANH TUẤN

-2-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.5.2. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt điều đối với nền kinh tế quốc
dân................................................................................................................................................24

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam trong thời
gian qua...........................................................................................................32
2.1. Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới...............................................................................32
2.1.1. Tình hình sản xuất điều trên thế giới................................................................................32
2.1.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng hạt điều trên thế giới.......................................................39
2.2. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam....45
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1985................................................................................................45
2.2.2. Giai đoạn từ 1985 đến nay................................................................................................46
2.3. Tình hình sản xuất và chế biến điều nguyên liệu.....................................................................48
2.3.1. Diện tích.............................................................................................................................48
2.3.2. Sản lượng...........................................................................................................................49
2.3.3. Chế biến và công nghiệp chế biến.....................................................................................52
2.4. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.............................................................................54
2.4.1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu..............................................................................................54
2.4.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu..............................................................................................58
2.4.3. Thị trường xuất khẩu.........................................................................................................60
2.5 Một số đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam................64
2.5.1. Những kết quả đạt được...................................................................................................64
2.5.2. Những tồn tại.....................................................................................................................69
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại........................................................................................71

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hạt điều
của Việt Nam...................................................................................................76

3.1. Định hướng phát triển và sản xuất của ngành hạt điều Việt Nam..........................................76
3.1.1. Quan điểm, định hướng sản xuất và xuất khẩu của ngành điều Việt Nam.....................76

TRẦN ANH TUẤN

-3-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1.2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều từ nay đến
năm 2015.....................................................................................................................................80
3.1.3. Những cơ hội và thách thức của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập WTO...............................................................................................81
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam............84
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô........................................................................................................84

Hộ nông dân....................................................................................................86
3.2.2. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hạt điều....................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96

TRẦN ANH TUẤN

-4-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH

Bảng 2.1: Tình hình sản lượng hạt điều trên thế giới 1995-2007...................30
Bảng 2.2 Sản lượng hạt điều thô trên thế giới................................................31
Bảng 2.3. Lượng điều thô nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam 1992 - 1996. .35
Bảng 2.4. Các nước xuất khẩu nhân hạt điều chủ yếu trên thế giới...............37
Bảng 2.5 Tình hình giá mặt hàng hạt điều trên thế giới.................................41
Bảng 2.6. Sản lượng hạt điều của Việt Nam 1995 - 2006...............................47
Bảng 2.7. Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều
của Việt Nam 1995 - 2007..............................................................................53
Bảng 2.8. Thị phần xuất khẩu nhân điều Việt Nam 2000-2006 (%)...............59
Mô hình 3.1: Mô hình liên kết của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt
điều Việt Nam.................................................................................................84

TRẦN ANH TUẤN

-5-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều là cây công nghiệp lâu năm có chu kỳ sống dài và giá trị kinh tế cao.
Trong hơn 20 năm qua, cây điều được phát triển mạnh ở nước ta và đã thực sự

chứng tỏ được giá trị của mình so với các loại cây trồng khác. Do thích hợp
với khí hậu nhiệt đới và có đặc tính cố định đất, chịu hạn tốt, cây điều đã
được người nông dân chọn trồng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc đất nghèo
kiệt dinh dưỡng, vừa đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, vừa góp phần tái tạo
môi trường sinh thái một cách hữu ích và nhanh chóng. Cây điều còn được
mệnh danh là cây của người nghèo, giúp ổn định và cải thiện đời sống của
đồng bào dân tộc ở những vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, hạt điều
Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục mới tới những thị trường rộng lớn với sức
tiêu thụ mạnh gấp nhiều lần so với thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp
non trẻ này đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế
và trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của đất
nước.
Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển cây điều, song trên thực tế, cũng
giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của nước ta, tình hình sản xuất và
khả năng xuất khẩu các sản phẩm hạt điều vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập,
hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Cây điều Việt
Nam hiện được trồng thiếu quy hoạch, công nghệ sản xuất, chế biến còn lạc
hậu, không đồng bộ, chưa được đầu tư thâm canh một cách thích đáng, đặc
biệt là hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chưa cao.
Bên cạnh đó, hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO nhiều cơ hội cũng như thách thức đang diễn ra đối
với vận hội mới của đất nước ta.
TRẦN ANH TUẤN

-6-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thực tiễn để Việt Nam có thể
đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hạt điều ra thị trường thế giới trên cơ sở khai
thác những tiềm năng sẵn có trong sản xuất hạt điều, với định hướng phát
triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước là một vấn đề mang tính cấp thiết được
sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là trong tình hình hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về thực tiễn và lý luận như đã phân tích ở
trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng hạt điều của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO ” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa
ra những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng hạt điều của Việt Nam trong thời gian tới với hy vọng góp một phần nhỏ
bé nhưng thiết thực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản
của Việt Nam nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tình hình xuât khẩu mặt hàng hạt điều
của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO
Thời gian nghiên cứu từ 1995 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ
TRẦN ANH TUẤN

-7-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp, phân
tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân
đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế... trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị,
giải pháp.
5. Kết cấu của chuyên đề
Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội
dung của chuyên đề được bố cục như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất
khẩu mặt hàng hạt điều đối với Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam
trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng hạt điều của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.
Kết luận
Mặc dù chuyên đề đã được chuẩn bị với tất cả lòng nhiệt tình say mê song
do những hạn chế về thời gian, trình độ và điều kiện tiếp cận các nguồn tài
liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những lời chỉ bảo, những ý kiến đóng góp phê bình của thầy cô để hoàn
thiện thêm công trình nghiên cứu này.

TRẦN ANH TUẤN

-8-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 1-Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và vai trò của
xuất khẩu mặt hàng hạt điều đối với Việt Nam
1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên nước
ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Không chỉ là những
hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự tham gia
của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉ
đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt
động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với
khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức
của mình. Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu;
Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp xúc
với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường
một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Việc tiếp xúc
trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ
tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức này các doanh nghiệp
xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các tổ chức trung gian
do đó có được lợi nhuận cao hơn.
TRẦN ANH TUẤN


-9-

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tuy nhiên hạn chế của thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải
chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm nhập được thị trường, đồng
thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.
1.2.2Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của
tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm
của nước mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử
dụng các trung gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý xuất
khẩu, hàng buôn xuất khẩu…
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung gian
nắm rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy nhanh việc
mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất
khẩu cũng giảm được chí phí thâm nhập thị trường do các tổ chức trung gian
thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có
được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ
chức.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuất khẩu
không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng do đó ít có khả năng đáp
ứng đúng các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó doanh nghiệp
xuất khẩu còn phải đáp ứng các yêu sách của các tổ chức trung gian, phải chia
sẻ lợi nhuận với họ và cũng có thể bị họ lợi dụng về thông tin và vốn mà mình
cung cấp cho họ.

1.2.3 Buôn bán đối lưu
Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập
khẩu người bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhận về có giá
trị tương đương.

TRẦN ANH TUẤN

- 10 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình thức này thường được sử dụng khi các bên thiếu thị trường, thiếu
ngoại hối đặc biệt hình thức này cũng tránh cho các doanh nghiệp được các
rủi ro về ngoại hối
1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu
Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng
hoá từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba. Hình
thức này có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao.
Chuyển khẩu là hình thức trong đó không có hành vi mua bán mà ở đây
chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho
1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt qua
ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động
xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn,
khách du lịch quốc tế… Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do giảm
bớt được chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian
thu hồi vốn nhanh trong khi vấn có thể thu được ngoại tệ.

1.2.6 Gia công xuất khẩu
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một
bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác
(bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và
nhận thù lao gia công (phí gia công). Trong đó những nước trình độ khoa học
kỹ thuật còn yếu, thiếu vốn, hạn chế về thị trường thường là những nước nhận
gia công còn các nước phát triển là những nước đặt gia công.

TRẦN ANH TUẤN

- 11 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động xuất khẩu
Công tác xuất khẩu liên quan đến nhu cầu thị trường, tập quán tiêu
dùng trong và ngoài nước cũng như các chính sách thuế quan, phi thuế quan
của nhà nước ở các mức độ khác nhau trong đó gồm:
1.3.1 Yếu tố cung cầu của thị trường
Căn cứ vào từng chủ thể tham gia nhất định mà có thể chia thị trường
thế giới thành: thị trường quốc tế khu vực, thị trường trong từng tổ chức kinh
tế quốc tế (thị trường EU, thị trường các nước ASEAN...). Mở mỗi thị trường
nhu cầu sản phẩm lại thường rất khác nhau về chất lượng, quy cách cũng như
mẫu mã. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào thị trường
nào cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm tiêu dùng của thị trường đó.
Vi dụ: Nhật Bản được coi là một trong những nước trên thế giới đòi hỏi
chất lượng sản phẩm cao nhất, gồm cả độ bền và khả năng hoạt động. Thị

hiếu của người tiêu dùng bắt chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống và điều kiện
của Nhật Bản,. Đây là trở thành yếu tố quan trọng trong việc quyết định tiêu
dùng sản phẩm hàng hoá. Do khủng hoảng kinh tế gần đây nên người tiêu
dùng Nhật Bản thích mua hàng hoá có giá trị hợp lý. nhưngTuy nhiên xét về
mặt chất lượng hàng hoá tiêu dùng thì người Nhật Bản có đòi hỏi cao nhất
trên thế giới....
Sau khi nắm vững các thói quen, tập quán tiêu dùng ở mỗi thị trường
doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh một cách hoàn hảo. Thị trường ở
mỗi nước có thể biến động tuỳ theo thu nhập của người dân, tập quán, thị hiếu
tiêu dùng cũng như những biến động ở từng thời kỳ.
1.3.2 Giá sản phẩm.
Giá sản phẩm là biểu hiện tổng hợp của nhiều mối quan hệ kinh tế trên
thị trường (Vấn đề cung cầu, lưu thông tiền tệ). Chính vì vậy mà giá thành sản
TRẦN ANH TUẤN

- 12 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

phẩm ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng hàng hoá xuất khẩu và lợi nhuận của
các doanh nghiệp. Muốn có một sản phẩm có giá trị cạnh tranh tốt đồng thời
có lợi nhuận phù hợp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một giá bán thích hợp
với thị trường. Muốn xác định giá bán này doanh nghiệp phải căn cứ vào giá
bình quân của giá thị trường, giá đó được tính như sau:
Nếu giá bán giá cao hơn giá bình quân của thị trường thì sản phẩm hàng hoá có thể bán được với số lượng ít thậm chí không bán được một sản
phẩm nào.
Nếu bán với giá thấp hơn giá thị trườngbình quân thì lợi nhuận của doanh

nghiệp có thể bị giảm xuống hoặc không có lợi nhuận ( lỗ vốn).
Từ đó ta thấy muốn bán giá thấp hơn mà không ảnh hưởng tới lợi
nhuận, doanh nghiệp phải tăng doanh số bán hàng, ngoài ra phải phấn đấu
giảm chi phí các yếu tố đầu vào như tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động,
hạn chế phế phẩm, hoàn thiện bộ máy quản lý, thay đổi quy trình công nghệ.
- Chất lượng hàng hoá và mẫu mã sản phẩm được người tiêu dùng rất
quan tâm tuỳ thuộc vào thị trường mỗi nước, mà. Các loại mẫu mã và chất
lượng sản phẩm lại tuỳ thuộc vào tập quán người tiêu dùng cũng như phù hợp
cho từng lứa theo lứa tuổi.
Do mức thu nhập bình quân ở mỗi nước là rất khác nhau nên thông
thường ở các nước càng phát triển thì sự đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng càng
cao và càng khắt khe.
1.3.3 Tín dụng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái
Tín dụng xuất khẩu tức là nhà nước dành cho người nước ngoài những
khoản tín dụng để mua hàng nước mình. Nhà nước không chỉ trực tiếp can
thiệp vào thị trường tín dụng mà còn tạo điều kiện tín dụng xuất khẩu ưu đối
hơn so với điều kiện tín dụng trong nước. Điều đó làm khả năng xuất khẩu
của các doanh nghiệp trong nước tăng lên. Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo gánh
TRẦN ANH TUẤN

- 13 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

vác mọi rủi ro đối với khoản tín dụng mà doanh nghiệp xuất khẩu nước mình
dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là phương tiện quan trọng đẩy mạnh
việc tiêu dùng hàng hoá ở thị trường nước ngoài. Nó làm cho nhà xuất khẩu

yên tâm và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà không sợ gặp sự
rủi ro.
Trong tình hình nền kinh tế mở rộng cửa, các mối quan hệ kinh tế ngày
càng rộng thì việc thanh toán không chỉ là đơn vị tiền tệ trong nước mà còn
phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, từ đó phát sinh nhu cầu tất yếu
phải so sánh giá trị, so sánh sức mạnh đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ,
đó là tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái dùng để biểu hiện và so sánh
những quan hệ về giá cả giữa các đồng tiền một nước được biểu hiện qua đơn
vị tiền tệ của nước khác. Do đó hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn
của tỷ giá hối đoái. Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái tăng nghĩa là giá trị đồng nội
tệ giảm so với đồng ngoại tệ sẽ hạn chế khuyến khích xuất khẩu và tăng hạn
chế nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ hạn chếtăng nhập
khẩu và tănghạn chế xuất khẩu.
Có hai loại tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái thực tế và Tỷ giá hối đoái
danh nghĩa.
Tỷ giá hối đoái thực tế có mục đích điều chỉnh mức lạm phát và để
phản ánh những biến đổi thực tế trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất
khẩu của một quốc gia.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng hay do ngân hàng công bố.
Để khuyến khích xuất khẩu nhà nước có thể dùng chính sách phá giá
hối đoái làm cho giá bán ở thị trường nước ngoài có thể thấp hơn giá của đối
thủ cạnh tranh, do vậy mà đẩy mạnh xuất khẩu, và nhà xuất khẩu sẽ thu được
lợi nhuận ngoài ngạch cao hơn.
TRẦN ANH TUẤN

- 14 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.3.4 Các biện pháp về hỗ trợ xuất khẩu.
Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các hoạt động quảng cáo khuyết
trương, tiếp thị thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triển l•m.
Đây thực sự là một hoạt động rất cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thực chất của hoạt động này là tạo ra và sắp xếp các mối quan hệ trong kinh
doanh vào một hệ thống đồng thời giải quyết các mối quan hệ đó, kích thích
động viên người tiêu dùng mua hàng. Làm tốt công việc này doanh nghiệp sẽ
đem lại :
+ Thế lực trong kinh doanh, tạo nhu cầu mới, tạo uy tín cho sản phẩm đối với
người tiêu dùng.
+ Tăng doanh số bán hàng, giảm lượng hàng hoá tồn kho, ứ đọng không cần
thiết.
+ Hỗ trợ công tác bán hàng xuất khẩu .
+ Kích thích nhu cầu tiêu dùng.
1.3.5 Công nghệ và thiết bị công nghệ.
Công nghệ bao gồm cả công tác công nghệ và phương tiện kỹ thuật
được ký kết với nhau theo hình thức thích hợp, trong đó máy móc thiết bị kỹ
thuật là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phương pháp công nghệ.
Dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn tới cơ
cấu của sản xuất, đồng thời nó quyết định tới chất lượng sản phẩm và việc
thay đổi cải tiến sản phẩm. Ngoài ra nó còn thúc đẩy việc tăng năng suất lao
động. Khi máy móc thiết bị của doanh nghiệp hiện đại, phù hợp với năng lực
hiện có của mình thì sẽ làm cho hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp... và
ngược lại với trường hợp máy móc thiết bị lạc hậu hoặc quá hiện đại không
thể áp dụng sẽ làm cho hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được,. Như vậy có
thể kết luận là trình độ và khả năng công nghệ là một loại vũ khi sắc bén để
thành công trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một

TRẦN ANH TUẤN

- 15 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu không thể sản xuất được
những sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều tính năng đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của thị trường.
1.3.6 Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu-trình độ lành
nghề của công nhân.
Đây là một yếu tố rất quan trọng có tính quyết định rất lớn trong quá
trình nâng cao doanh thu bán hàng cũng như tìm kiếm lợi nhuận, nó bao gồm
các khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, chính sách bán hàng.
Trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp
giảm các rủi ro trong quá trình thực hiện các công tác đàm phán ký kết hợp
đồng, cũng như việc tác nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thực tế
hiện nay trong một số doanh nghiệp đội ngũ cán bộ làm công tác tác nghiệp
vừa yếu cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ, nên điều dễ hiểu là nhiều hợp đồng
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ký với nước ngoài bị rất
nhiều sơ hở, yếu kém làm thua thiệt cho phía Việt Nam. Chính vì vậy, việc tổ
chức và nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu rất cần thiết cho
các doanh nghiệp.
Trình độ tay nghề của công nhân phản ánh tính chất chuyên môn hoá,
trình độ thành thạo nghề nghiệp. Nếu trình độ người làm công tác xuất khẩu
kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua thiệt trong đàm phán ký kết hợp đồng cũng
như thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.. Không những

thế nếu trình độ nghề nghiệp của công nhân cao hơn mức yêu cầu của công
việc được bố trí sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng lao động, và ngược lại sẽ
ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cho nên vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp là phải bố trí được một cơ cấu lao động tối ưu
nhằm sử dụng có hiệu qua nguồn lao động đồng thời phải thường xuyên tổ

TRẦN ANH TUẤN

- 16 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

chức công tác đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên, và luôn luôn coi
đó là nhiệm vụ thường xuyên của mọi doanh nghiệp.
1.3.7 Yếu tố về hàng rào thuế quan, phi thuế quan
Thuế quan là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá khi qua cửa khẩu
của một nước.Trên thực tế khi đánh thuế có hai mục đích: có thể là mục đích
tài chính và cũng có thể là mục đích bảo hộ. Cả hai mục đích này đều có ảnh
hưởng to lớn đến việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp vào một nước
khác.
Thuế quan tài chính thông thường đánh vào những hàng hoá xuất khẩu
có lợi nhuận cao hay những hàng hoá không được khuyến khích .
Thuế quan bảo hộ chủ yếu đánh vào những hàng hoá nhập khẩu, làm
tăng giá của hàng nhập để hàng hoá trong nước có ưu thế hơn về giá cả của so
với đối thủ cạnh tranh., tThuế quan bảo hộ là công cụ sắc bén tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh sản xuất.
Khi nhà nước tăng thuế nhập khẩu, thông thườương sẽ làm cho khối

lượng hàng hoá nhập khẩu giảm do giá hàng tăng hạn chế tiêu dùng. Nhưng
trong một số trường hợp sẽ làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tăng lên
mà số lượng hàng nhập khẩu lại không giảm, và ngược lại.
Khi thuế suất xuất khẩu tăng sẽ hạn chế xuất khẩu do giá bán hàng hoá
ra thị trường cao không đủ sức cạnh tranh với hàng nước khác., bBiện pháp
này nhà nước thường áp dụng với những hàng hoá không khuyến khích xuất
khẩu. vVà ngược lại.
Trên thực tế, thuế quan bảo hộ không phải bao giờ cũng có tác dụng
hạn chế nhập khẩu.. Cho nên ngoài biện pháp đó nhà nước còn dùng các biện
pháp phi thuế quan khác để hạn chế nhập khẩu, chúng gồm:
+ Quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch: Biện pháp này nhằm chống
lại những nhà sản xuất lớn có khả năng cạnh tranh cao, mục đích nhằm ngăn
TRẦN ANH TUẤN

- 17 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

chặn hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào để bảo vệ thị trường trong nước hoặc
nhằm cân bằng cán cân thanh toán, hoặc làm công cụ mặc cả trong các cuộc
thương lượng, cũng có thể dùng để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mang
tính chiến lược của nền kinh tế xã hội. Ví dụ: như gạo ở Việt Nam hiện nay.
+ Giấy phép nhập khẩu: Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép
cũng như thủ tục cấp giấy phép của chính quyền nhà nước cũng tạo khả năng
hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ hàng trong nước.
+ Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu khác: Bên cạnh những biện
pháp hạn chế nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước còn dùng một số biện pháp gián

tiếp nhằm ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài như: Biện pháp
về vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm, hoặc các tiêu chuẩn về kỹ thuật như tiêu
chuẩn về kích thước, bao bì, những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái.
Các yếu tố về thuế quan, phi thuế quan có ảnh hưởng rất lớn đến việc
xuất khẩu của một doanh nghiệp vào một thị trường nước ngoài, cho nên
trước khi thâm nhập hàng hoá vào một thị trường nào doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu kỹ chính sách thuế quan, phi thuế quan của nước đó.
1.4 Vai trò của việc xuất khẩu hàng hóa
Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế là rất quan trọng nhất
là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá, chuyên môn hoá
sản xuất để tận dụng các lợi thế tuyệt đối hay so sánh của mỗi quốc gia.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế hoạt động xuất khẩu còn có ý nghĩa quan
trọng đối với tình hình phát triển chung của một quốc gia.
+ Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng
Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan
trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay các nước đều
sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch của mình. Trong điều kiện đất
nước đang trong tiến trình CNH - HĐH đất nước hiện nay thì nguồn thu
TRẦN ANH TUẤN

- 18 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ngoại tệ là rất quan trọng vì ta có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị công
nghệ hiện đại từ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu phục vụ quá trình
CNH - HĐH đất nước. Đồng thời nguồn ngoại tệ có được sẽ thoả mãn được

nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và góp phần vào tăng trưởng
kinh tế.
+ Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế so sánh
Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là đang dần tiến tới chuyên môn
hoá trên phạm vi toàn thế giới thì việc khai thác được lợi thế so sánh cuả mình
là rất quan trọng. Đối với các nước đang phát triển việc phát huy lợi thế so
sánh của mình về giá nhân công rẻ, về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
là hết sức quan trọng để bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Xuất
khẩu giúp 1 quốc gia khai thai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của mình, phát
huy các lợi thế của quốc gia mình.
+ Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng
sản xuất
Ngày nay, cùng với xu thế chung của các nền kinh tế, các quốc gia ngày
càng nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế
của quốc gia mình. Sự chuyên biệt hoá các ngành sản xuất để phục xuất khẩu
phù hợp với lợi thế của quốc gia mình để giúp các quốc gia có định hướng
chiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước. Đây là một điều có ý nghĩa
quan trọng bởi lẽ việc lựa chọn các ngành sản xuất để có thể phát huy lợi thế
của quốc gia mình không phải là việc dễ làm và không ít quốc gia đã có
những bước đi sai lầm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của
quốc gia mình. Định hướng vào các ngành sản xuất có lợi thế sẽ dần dẫn tới
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dần tỷ trọng của các ngành công
nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn từ hoạt động xuất
khẩu.
+ Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng
cao mức sống của nhân dân
TRẦN ANH TUẤN

- 19 -


KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Để tập trung phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thì cần phải gia
tăng lao động, để xuất khẩu có hiệu quả tăng được khả năng cạnh tranh thì
cần tận dụng lợi thế về lao động, hạn chế được tỷ lệ thất nghiệp. Đối với các
nước đang phát triển, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu thường đi kèm với
các việc xuất hiện các khu công nghiệp các khu chế xuất. Các khu công
nghiệp và chế xuất đã thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu trong nước mà cả
các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khẩu ra thị
trường trên thế giới. Thực tế cho thấy việc mở rộng hoạt động của các khu
này đã thu hút được một lượng lớn lao động ở các địa phương, nhất là lao
động dư thừa vào mùa nông nhàn. Không những tạo việc làm cho người lao
động mà hoạt động xuất khẩu còn tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng cao
chất lượng cuộc sống.
+ Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trên thị
trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế
Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu thì đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải biết tận dụng
các lợi thế của mình đồng thời cũng luôn phải đổi mới công nghệ, trang thiết
bị phục vụ sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thì mới tăng
được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế giới. Chính sự đầu
tư đó sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao có được lòng tin
từ khách hàng trên khắp thế giới và tạo được chỗ đứng trên thị trường thế
giới. Việc các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao có được lòng tin từ phía
khách hàng cũng là một hình thức các quốc gia quảng cáo về quốc gia mình,
giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm chất lượng cao, có uy tín
các quốc gia sẽ nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

+ Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TRẦN ANH TUẤN

- 20 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất muốn phát triển sản phẩm phải được
tiêu thụ. Hoạt động xuất khẩu ở một quốc gia có ảnh hưởng tích cực đến phát
triển kinh tế. Biểu hiện:
Một là, xuất khẩu đưa đến việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực
trong nước. Có thể do nhu cầu không lớn của thị trường trong nước và không
có hoạt động xuất khẩu, ở một nước có tình trạng sử dụng không hết nguồn
lực. Nhờ có hoạt động xuất khẩu, nước này có thể chuyển từ điểm sản xuất
không hiệu quả bên trong đường giới hạn sản xuất sang điểm sản xuất có hiệu
quả trên đường giới hạn sản xuất.
Hai là, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu đã tạo ra sự phân công lao động
hợp lý và có hiệu quả. Đây là điểm quan trọng đặc biệt đối với các đơn vị
kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Phát huy lợi thế so
sánh của mình các quốc gia sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũ lao động cho
phù hợp từ đó dẫn tới việc phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới.
Ba là, hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện chuyển dịch quốc tế công nghệ
mới, phương pháp tổ chức kinh doanh mới… làm cho hoạt động kinh doanh
có hiệu quả.
Bốn là, thương mại quốc tế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư quốc tế. Trong trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước

nào đó thì cùng với nguồn vốn nước ngoài vào thường kèm theo kỹ thuật
công nghệ mới, các chuyên gia điều hành có kinh nghiệm tổ chức và quản lý
kinh doanh.
Năm là, hoạt động xuất khẩu vũ khí chống độc quyền, bởi vì chúng đòi
hỏi các nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh kinh tế để đối phó cạnh
tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.
Có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu đã cung cấp, tạo những điều kiện
thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Và trong xu thế
thế giới hiện nay toàn cầu hoá, khu vực khoá thì các quốc gia đều coi trọng
phát triển thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
TRẦN ANH TUẤN

- 21 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.5. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu hạt điều
1.5.1. Giới thiệu khái quát về cây điều và các sản phẩm hạt điều
Cây đào lộn hột hay còn gọi là cây điều, có tên khoa học là Anacardium
Occidentale, tên tiếng Anh là Cashew. Cây điều có xuất xứ từ Mỹ Latinh,
thoạt đầu chỉ là cây mọc hoang dại, đến nay đã được trồng rộng rãi ở khắp các
nước nhiệt đới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới ven biển. Cây điều được đưa
vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18. Hơn một thập kỷ gần đây, cây điều được
phát triển mạnh ở nước ta.
Điều là cây thân gỗ thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm, có vòng đời
từ 30 đến 40 năm. Thời gian kiến thiết cơ bản vườn cây tương đối ngắn từ 3
đến 4 năm. Như vậy, thời gian kiến thiết của điều ngắn hơn so với cao su,

dừa,... Đó là một lợi thế vì suất đầu tư cho 1 héc ta điều trồng mới thấp hơn và
thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Không những thế, chu kỳ kinh tế, vòng đời
của cây trồng tính từ khi cho thu hoạch đến khi cây già cỗi lại dài. Sản xuất
điều chỉ bận rộn trong khoảng 6 đến 8 tuần vào kỳ thu hoạch, nhưng thu
hoạch điều không phức tạp và tốn kém nhiều công sức. Sản xuất cao su, chè
gần như bận rộn suốt năm (hái búp và cạo mủ), nhưng trong trồng điều, tính thời
vụ trong canh tác ít căng thẳng hơn nhiều.
Điều là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ven biển và thích hợp với
những vùng có độ cao so với mặt nước biển từ 600 trở lại. ở những vùng
trồng điều này, nhiệt độ cao đều trong năm, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ
trung bình trong năm từ 24 đến 280C, ánh sáng dồi dào (trên 2000 giờ/năm),
đây là nhân tố khí hậu có tính quyết định cho cây điều bởi vì điều cần ánh
sáng để ra hoa, kết quả cho năng suất cao. Ngoài ra, độ ẩm tương đối của
không khí thấp trong vụ khô (vụ ra hoa) sẽ góp phần đưa lại năng suất cao, ít
sâu bệnh. Cây điều không kén đất tốt, các loại đất có độ phì nhiêu thấp như
TRẦN ANH TUẤN

- 22 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc grannít, đất cát ven biển, đất xám
phát triển trên phù sa cổ hoặc đá grannit bạc mầu, khô hạn đều thích hợp với
điều kiện là thoát nước tốt, đất tương đối nhẹ, có tầng dầy khá. Như vậy,
chúng ta có thể tận dụng những vùng đất còn bỏ hoang để trồng điều. Tuy
nhiên, cũng cần tuân thủ những kỹ thuật cần thiết trong trồng điều. Nếu trồng
điều một cách tùy tiện, bất chấp các yêu cầu kỹ thuật, coi điều như một cây

bán dã sinh, sẽ dẫn đến những thất bại.
Điều được biết đến và trở thành một cây có giá trị kinh tế cao của nhiều
nước với ba sản phẩm chính là nhân điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm
chế biến từ trái điều như rượu và nước giải khát.
Nhân điều chiếm khoảng 20 - 25% trọng lượng hạt điều, là một loại
thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao với 20% đạm, 40 - 53% chất
béo, 22,3% bột đường, 2,5% chất khoáng và nhiều loại vitamin nhóm B, nên
được nhiều người ưa dùng vì đó là loại thức ăn vừa bổ lại vừa hạn chế được
nhiều bệnh hiểm nghèo như huyết áp, thần kinh, xơ vữa động mạch... Nhân
điều có thể rang để ăn, có thể dùng làm một trong những thành phần của bánh
ăn rất thơm, có thể ép ra dầu rán, người Trung Quốc thường dùng xào lẫn với
rau dùng trong bữa ăn.
Dầu vỏ hạt điều chiếm khoảng 18 - 23% trọng lượng hạt điều, được
chiết xuất từ vỏ hạt điều, thành phần chính là axid anacardic và cardol chiếm
85 - 90%, đây là những dẫn suất của phenol. Công dụng chính là dùng chế
biến thành vecni, sơn chống thấm, cách điện, cách nhiệt...
Các sản phẩm chế biến từ trái điều như nước giải khát, syro điều được
đánh giá là có chất lượng dinh dưỡng khá cao quả điều có mùi thơm đặc biệt
và chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và các loại muối khoáng cần
TRẦN ANH TUẤN

- 23 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

thiết cho cơ thể con người. Trái điều cũng được chế biến ra mứt bằng cách
đun với mật ong hay đường. ở Brazil, dân địa phương ăn như một loại quả

dưới dạng sống hay nấu chín. Một vài vùng Đông Phi, đặc biệt là ở
Mozambique và Tanzania, người ta sử dụng quả điều chưng cất lên men để
sản xuất rượu mạnh giống như rượu gin.
1.5.2. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt điều đối
với nền kinh tế quốc dân
 Góp phần làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần
thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH, do vậy nhu cầu về
vốn là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta không thể chỉ trông
chờ vào nguồn vốn trong nước, đặc biệt khi mà nước ta chỉ mới huy động
được hơn 25% GDP cho tích luỹ, do đó phải huy động nhiều nguồn vốn khác
nhau, trong đó có nguồn vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều, bởi
quá trình công nghiệp hóa không những đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung mà
còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới với quy mô lớn mà khả năng trong nước
không đáp ứng được. Hàng năm, hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim
ngạch rất lớn, đóng góp rất nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Kim
ngạch xuất khẩu hạt điều không ngừng tăng trong những năm qua, với năm
2002 lần đầu tiên kim ngạch vượt con số 200 triệu USD, đứng thứ tư trong số
các mặt hàng nông sản xuất khẩu, sau gạo, cà phê, cao su thủy sản.Đến năm
2005 ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta đã đạt 450 triệu
USD và năm 2008 Việt Nam sẽ xuất khẩu 160 ngàn tấn ước tính 680 triệu
USD. Đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành điều cũng liên tục tăng
qua các năm, ước tính hàng năm ngành xuất khẩu hạt điều đã mang lại hàng

TRẦN ANH TUẤN

- 24 -

KINH TẾ QUỐC TẾ 46



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

trăm tỷ cho ngân sách quốc gia. Đây sẽ là nguồn vốn vô cùng quan trọng để
hiện đại hóa nền kinh tế đất nước nói chung và ngành điều nói riêng.
Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có
trong nước. Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được
sử dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và
những công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến
điều.
Đối với nước ta, sau hơn 10 năm triển khai chương trình VIE/85/005
1989 - 1990 "Phát triển cây điều các tỉnh phía Nam" dưới sự hướng dẫn của
FAO, cây điều đã ngày càng khẳng định vị trí chiến lược của mình trong các
loại cây nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Việc đẩy
mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều đã và đang trực tiếp góp phần
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Khi sản xuất điều phát triển, đời sống
của đồng bào trồng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng
lên, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư, tránh hiện tượng du
canh, du cư như trước. Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là
nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đồng thời điện, đường, trường trạm...
được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống
của người dân. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vô hình
chung đã đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của
ngành chế biến và xuất khẩu nông sản nói chung và góp phần chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

TRẦN ANH TUẤN

- 25 -


KINH TẾ QUỐC TẾ 46


×