Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV XVIII (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

NGƠ QUANG TUỆ

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ
TƯ TƯỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV - XVIII

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

NGƠ QUANG TUỆ

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ
TƯ TƯỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV - XVIII
Ngành: Triết học


Mã số: 62 22 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS Nguyễn Hùng Hậu
2. PGS. TS Đoàn Đức Hiếu

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được sự hướng
dẫn của GS. TS Nguyễn Hùng Hậu và PGS. TS Đoàn Đức Hiếu. Trong luận
án có kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước. Luận án không
trùng với bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố trước đây. Những
phần trích dẫn và sử dụng tài liệu được giới hạn trong phạm vi cho phép. Tơi
hồn tồn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về tất cả nội dung trong
luận án.
Tác giả luận án

Ngô Quang Tuệ


LỜI CẢM ƠN
Cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn vô hạn đến quý thầy, quý ban
ngành, quý đồng nghiệp, gia đình đã hết lịng giúp đỡ nhằm hồn thành luận
án này. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học và Sau Đại học
- Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh

- Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Huế
- Phòng Đào tạo Sau Đại học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
và PGS. TS Đồn Đức Hiếu, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh đã trực tiếp đỡ đầu, tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận án này.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi,
ủng hộ nhiệt tình trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.

Xin gửi đến tất cả mọi người lịng biết ơn chân thành của tơi.
Ngơ Quang Tuệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………...................

1

1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………….........................

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án…………………....................

3

2.1. Mục đích nghiên cứu……………………………...................................

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………......................

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án…………………….................

4

3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....................

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………….............................

4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận án………………............

4

4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận…………………………................

4

4.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………….…........................

4

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án……………………….................


4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án………………............................

5

6.1. Ý nghĩa lý luận…………………………………………………............

5

6.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………….................

5

7. Kết cấu của luận án………………………………....................................

5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………….................

6

1. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu………………………………............

6

1.1. Nhóm tài liệu gốc……………………………………............................

6


1.1.1. Nhóm tài liệu gốc nghiên cứu về những trước tác của Đạo gia……...

6

1.1.2. Nhóm tài liệu gốc nghiên cứu về những trước tác của các nhà tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII……………………………………...

8

1.2. Tài liệu nghiên cứu về cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia

11

1.2.1. Tài liệu nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành triết lý nhân
sinh của Đạo gia…………………………………………………………….

12

1.2.2. Tài liệu nghiên cứu một số triết gia và tác phẩm tiêu biểu hình thành
triết lý nhân sinh của Đạo gia……………………………………….............

15

1.3. Tài liệu nghiên cứu về nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia………..

16


1.3.1. Tài liệu nghiên cứu về khái niệm triết lý nhân sinh……………….....


16

1.3.2. Tài liệu nghiên cứu quan niệm về con người, đạo làm người………..

18

1.4. Tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với
lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII…………………………..

21

1.4.1. Tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với tư
tưởng về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII….

21

1.4.2. Tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với
đạo làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII…….

23

2. Các vấn đề đặt ra trong tổng quan tình hình nghiên cứu luận án………...

29

2.1. Những nội dung các cơng trình nghiên cứu đã đạt được……………....

29


2.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án…………….....

30

Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA
ĐẠO GIA

32

1.1. Điều kiện và tiền đề hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia………..

32

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia...

33

1.1.2. Tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia….

39

1.2. Một số triết gia và tác phẩm tiểu biểu hình thành triết lý nhân sinh của
Đạo gia……………………………………………………………………...

47

1.2.1. Lão Tử và tác phẩm Đạo đức kinh……………………………….......

47


1.2.2. Dương Tử và tác phẩm Liệt Tử - Xung hư chân kinh…………….....

49

1.2.3. Trang Tử và tác phẩm Nam hoa kinh…………………………..........

53

Tiểu kết chương 1……………………………………………………………….....

56

Chƣơng 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA……

57

2.1. Khái niệm về triết lý nhân sinh………………………………………...

57

2.1.1. Triết lý…………………………………………………………..........

57

2.1.2. Triết lý nhân sinh………………………………………………….....

59

2.2. Quan niệm về con người…………………………………………….....


61

2.2.1. Quan niệm về vị trí của con người trong trời đất………………….....

61

2.2.2. Quan niệm về bản chất của con người…………………………….....

65

2.2.3. Quan niệm về sự sống chết của con người…………………………...

70


2.3. Quan niệm về đạo làm người…………………………………………..

72

2.3.1. Quan niệm về “vô vi”………………………………………………...

72

2.3.2. Quan niệm về khiêm nhu và bất tranh……………………………….

75

2.3.3. Quan niệm về dĩ đức báo ốn và cơng thành thân thối……………..

78


2.3.4. Quan niệm về tự do, bình đẳng và hạnh phúc tuyệt đối……………...

83

2.3.5. Quan niệm về vị ngã, quý sinh……………………………………….

87

2.3.6. Quan niệm về vô dục và tri túc……………………………………....

91

2.3.7. Quan niệm về dưỡng sinh, đạt sinh…………………………………..

95

2.3.8. Quan niệm về “vô vi nhi trị”…………………………………………

98

Tiểu kết chương 2………………………………………………………………….. 103
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA
ĐỐI VỚI LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV - XVIII 104
3.1. Ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với tư tưởng về con
người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII……….…….. 104
3.1.1. Con người là sản phẩm của tự nhiên………………………………… 104
3.1.2. Bản tính tự nhiên của con người…………………………………….. 109
3.1.3. Thản nhiên trước sự sống chết của con người……………………….


116

3.2. Ảnh hưởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với đạo làm người trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII…………………………... 120
3.2.1. Tư tưởng “vô dục”, không màng danh lợi để được ung dung tự do, tự tại

121

3.2.2. Đến với “vơ vi” để thuận theo tự nhiên, hồ hợp với thiên nhiên…...

127

3.2.3. Đối với tư tưởng nhàn dật của con người trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XV - XVIII…………………………………………………. 131
3.2.4. Đối với tư tưởng dưỡng sinh, đạt sinh trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XV - XVIII…………………………………………………. 136
Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….. 142
KẾT LUẬN………………………………………………………………... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………... 147


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các trƣờng phái triết học thời kỳ Tiên Tần, tƣ tƣởng Đạo gia có nội
dung phong phú, sâu xa và uyên thâm nhất. Bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử triết
học Trung Quốc, Đạo gia đã luận bàn về vũ trụ quan và trên cơ sở đó luận giải
các nội dung cịn lại trong hệ thống triết học của mình nhƣ nhận thức luận, phép
biện chứng và nhân sinh quan. Qua đó cho thấy tƣ tƣởng Đạo gia là hệ thống
triết học hồn chỉnh, mang tính logic và khái qt cao. Tuy nhiên, đóng góp

quan trọng nhất của triết học Đạo gia vẫn là ở vấn đề nhân sinh, vì mục đích cuối
cùng của Đạo gia khơng chỉ luận giải những vấn đề mang tính nhận thức mà cịn
hƣớng con ngƣời hành động theo Đạo, theo những năng lực vốn có của Đức,
thuận theo những quy luật của tự nhiên nhằm đạt đƣợc sự tự do, tự tại, thoát khỏi
sự ràng buộc của thế giới “hữu vi” để đến với thế giới “vơ vi” nhằm bình trị xã
hội. Vì vậy, triết lý nhân sinh của Đạo gia đã bàn đến mọi mặt về con ngƣời và
xã hội một cách rất đặc sắc và phong phú, từ việc sống đến việc chết, từ việc
phải đến việc trái, đến hƣ tĩnh, không làm, bản chất con ngƣời, đạo làm ngƣời,
chế độ chính trị - xã hội,… Trong hệ thống triết học của Đạo gia khơng có chỗ
nào mà lại khơng luận bàn vấn đề nhân sinh. Cho nên, nghiên cứu triết lý nhân
sinh của Đạo gia để góp phần hệ thống hố triết học Đạo gia là một vấn đề mang
tính cần thiết hiện nay.
Mặt khác, triết lý nhân sinh của Đạo gia đã khơng chỉ có giá trị đối với lịch
sử tƣ tƣởng, văn hoá Trung Quốc và một số quốc gia phƣơng Đơng mà cịn có
giá trị lý luận và thực tiễn đối với nhân loại ngày nay. Bởi vì, thế giới mà chúng
ta đang sống là thế giới của những thay đổi lớn. Với những thành tựu phi thƣờng
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự xuất hiện nền kinh tế
tri thức, q trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội biến chuyển khơng ngừng. Tuy nhiên, loài ngƣời ngày nay cũng
đang phải đối mặt trƣớc nhiều thử thách mang tính chất tồn cầu, nhƣ: khủng
hoảng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hố; chiến tranh cục bộ với nhiều hình thức
sắc tộc, dân tộc, tơn giáo; nạn khủng bố, bùng nổ dân số, đói nghèo và bệnh tật,
ơ nhiễm mơi trƣờng, biến đổi khí hậu tồn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên, năng


2
lƣợng… Những hiểm hoạ đó nếu khơng giải quyết kịp thời sẽ ảnh hƣởng đến sự
tồn vong của nhân loại.
Những hậu quả đó của lồi ngƣời do đâu mà có? Dƣới góc độ nhân sinh
quan của Đạo gia, có thể thấy là do con ngƣời quá “hữu vi” vào thế giới, vì lợi

ích mà con ngƣời đã hành động trái với quy luật, không thuận theo lẽ tự nhiên,
nhằm thực hiện ƣớc mơ “chinh phục”, “làm chủ tể giới tự nhiên”, bất chấp mọi
tác hại đối với tự nhiên. Cho nên, nghiên cứu triết lý nhân sinh của Đạo gia sẽ
giúp con ngƣời văn minh hiện nay nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải sống hoà
hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên và giữ gìn mơi trƣờng sống lành mạnh cho
chính mình.
Tƣ tƣởng Đạo gia đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm cùng một ngàn năm
đô hộ phƣơng Bắc. Dễ nhận thấy tƣ tƣởng Đạo gia không đƣợc giai cấp cầm
quyền phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tƣ tƣởng thống trị. Vì lẽ tƣ tƣởng
Đạo gia thƣờng hƣớng con ngƣời đến tự do theo bản ngã của cá nhân, đó là
khơng vụ lợi, khơng mƣu cầu danh vọng, không đua tranh với ngƣời, với đời.
Tuy nhiên, tƣ tƣởng Đạo gia đã ảnh hƣởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong tƣ
tƣởng của ngƣời Việt, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức. Vì vậy, triết lý nhân sinh
của Đạo gia đã trở thành tƣ tƣởng đối lập với Nho gia trong sự thống trị của các
triều đại phong kiến, nó nhƣ là chuẩn mực của con ngƣời hƣớng đến cái chân,
thiện, mỹ. Vì vậy, triết lý nhân sinh của Đạo gia đã trở thành một trong ba tƣ
tƣởng truyền thống đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
Điều này đƣợc biểu hiện rõ nét trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ
XV - XVIII. Bởi vì trong giai đoạn này, xã hội diễn biến phức tạp, chế độ phong
kiến ngày càng lũng đoạn dẫn đến nền kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng, xã hội
loạn lạc, văn hoá dân tộc ngày càng xuống cấp, đời sống nhân dân lầm than cơ
cực, nỗi đau của nhân dân cứ chảy âm ỉ trong lòng xã hội vì sự xâu xé, tranh
giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra triền miên, hết đấu tranh
giữa Trịnh - Mạc rồi đến Trịnh - Nguyễn phân quyền cát cứ đã mất ngót hàng
thế kỷ. Đứng trƣớc thời cuộc loạn lạc đó của xã hội đã khơng ít ngƣời quyết chí
“dùi mài kinh sử” theo con đƣờng khoa bảng Nho học, bon chen chốn quan
trƣờng với mong muốn góp phần vào khắc phục sự khủng hoảng xã hội, đƣa đất
nƣớc trở lại thời kỳ hƣng thịnh. Nhƣng cũng khơng ít nhà tƣ tƣởng nhìn thấy sự



3
mục rữa, thối nát của thời đại phong kiến lúc bấy giờ nên họ đỗ đạt khoa bảng
nhƣng nhất quyết không chịu ra làm quan hay một số khác lại từ quan lui về ẩn
dật, không chịu làm nô lệ cho cái phi nghĩa, vƣợt lên mọi đam mê, quyến rũ của
danh lợi, tìm tới đạo nhân sinh của Lão - Trang, tiêu dao cùng trời đất vạn vật.
Tiêu biểu nhƣ Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585),
Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác (1720 - 1791),…
Nhìn chung, triết lý nhân sinh của Đạo gia đã ảnh hƣởng sâu rộng trong
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII. Điều đáng tự hào là nhân dân ta
khơng có ý thức kỳ thị những tƣ tƣởng du nhập từ bên ngồi, ngƣợc lại ln có
tinh thần kế thừa và phát huy các giá trị tích cực và biến chúng thành tƣ tƣởng
đặc trƣng của dân tộc Việt. Cho nên, ngay cả thời kỳ Nho hoặc Phật độc tơn trên
diễn đàn chính trị và hệ tƣ tƣởng vẫn luôn thƣờng trực tinh thần khoan dung với
Đạo gia và xem Nho, Phật, Đạo có cùng chung một nguồn gốc, “Tam giáo đồng
nguyên”. Vì rằng, tất cả những tƣ tƣởng đó đều muốn mƣu cầu hạnh phúc, n
bình cho con ngƣời và xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này khơng chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằm khẳng
định những ảnh hƣởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam trong quá khứ mà cịn giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về
những giá trị cuộc sống và định hƣớng cho cuộc sống hiện nay; làm phong phú
đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
Cho nên, với những suy nghĩ trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Triết lý
nhân sinh của Đạo gia và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XV - XVIII” làm luận án triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu về triết lý nhân sinh của Đạo
gia, từ đó luận án làm rõ một số ảnh hƣởng của nó đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt
Nam từ thế kỷ XV - XVIII.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, trình bày cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia.
Thứ hai, phân tích nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia.


4
Thứ ba, phân tích ảnh hƣởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với lịch sử
tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh hƣởng
của nó đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung chủ yếu triết lý nhân sinh của Đạo gia thời kỳ
Trung Quốc cổ đại với các triết gia đại biểu: Lão Tử, Dƣơng Tử và Trang Tử.
Ảnh hƣởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam
từ thế kỷ XV - XVIII trên các lĩnh vực cụ thể: tƣ tƣởng về con ngƣời và đạo làm
ngƣời thông qua một số nhà tƣ tƣởng Việt Nam tiêu biểu, nhƣ Nguyễn Trãi
(1380 - 1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Nguyễn Dữ và Lê Hữu Trác
(1720 - 1791).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận án đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đặc biệt là nội dung quy
luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lƣợng
sản xuất; mối quan hệ biện chứng về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập
tƣơng đối và sức mạnh cải tạo của ý thức xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp luận mácxít, nghiên cứu liên
ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
gốc, các phƣơng pháp cụ thể nhƣ lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp diễn dịch, so sánh đối chiếu, khái qt hố,…

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án phân tích những nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia thời
kỳ Trung Quốc cổ đại trên một số lĩnh vực cụ thể: quan niệm về con ngƣời và
đạo làm ngƣời.
Hai là, luận án phân tích ảnh hƣởng triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII trên lĩnh vực tƣ tƣởng về con


5
ngƣời và đạo làm ngƣời thông qua một số nhà tƣ tƣởng Việt Nam tiêu biểu, nhƣ
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Nguyễn Dữ và
Lê Hữu Trác (1720 - 1791).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hồn thiện nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh
hƣởng của nó đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII trên một
số lĩnh vực tƣ tƣởng về con ngƣời và đạo làm ngƣời thông qua một số nhà tƣ
tƣởng Việt Nam tiêu biểu, nhƣ Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491 - 1585), Nguyễn Dữ và Lê Hữu Trác (1720 - 1791).
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng triết học của Đạo gia đối với lịch sử tƣ
tƣởng Việt Nam.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
môn triết học và các ngành học có liên quan trong nền giáo dục Đại học Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan tình
hình nghiên cứu, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng, 7 tiết.



6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đạo gia là một trƣờng phái triết học Trung Hoa cổ đại, ra đời trong bối
cảnh lịch sử biến loạn của xã hội Xuân Thu - Chiến Quốc. Cùng với Nho gia,
Mặc gia, Pháp gia,… triết học Đạo gia đã sớm khẳng định vị thế của mình trong
lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc và các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Bởi
vì, dòng triết học tự nhiên này đã chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc,
mang trong mình những giá trị vƣợt thời đại và chính nó đã góp phần xây dựng
nên một nền triết học Trung Quốc đặc trƣng không thể lẫn lộn với bất kỳ một
nền triết học nào khác trong lịch sử triết học của nhân loại. Mặc dù cịn nhiều
hạn chế bởi lịch sử, nhƣng khơng ai có thể phủ nhận những giá trị nhân sinh của
triết học này. Vì vậy, trong chiều dài của lịch sử tƣ tƣởng, khơng chỉ có các nhà
nghiên cứu Trung Quốc mà cịn có nhiều học giả lớn của các nƣớc trên thế giới
luôn kế thừa, tiếp thu những mặt tích cực triết lý nhân sinh của Đạo gia vào xây
dựng và phát triển xã hội. Cho nên, nghiên cứu về Đạo gia và triết lý nhân sinh
của Đạo gia cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nói
chung và tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII nói riêng là một vấn đề hấp
dẫn đƣợc thu hút đƣợc nhiều học giả nghiên cứu với những cơng trình lớn có giá
trị ở trong và ngoài nƣớc.
1. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu
1.1. Nhóm tài liệu gốc
Trong q trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh hƣởng
của nó đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII đã có nhiều học
giả nghiên cứu công phu để giới thiệu, dịch và chú giải những trƣớc tác của các
nhà triết học Đạo gia và các nhà tƣ tƣởng tiêu biểu của Việt Nam từ thế kỷ XV XVIII. Trong đó có một số cơng trình nổi bật sau:
1.1.1. Nhóm tài liệu gốc nghiên cứu về những trước tác của Đạo gia
Tác giả Nguyễn Hiến Lê đã biên dịch và chú giải tác phẩm Lão Tử - Đạo
đức kinh, Trang Tử - Nam hoa kinh, Liệt Tử và Dương Tử. Nguyễn Hiến Lê đã
dịch và chú giải kỹ từng nội dung trong các tác phẩm nhƣng với tinh thần vẫn

giữ đƣợc cốt cách của các nhà kinh điển Đạo gia và những phần nào tối nghĩa thì
đƣợc dịch giả đƣa vào hai ba cách chú giải của các học giả đi trƣớc và tùy chỗ,


7
luận thêm ý kiến riêng của mình. Đối với Lão Tử - Đạo đức kinh [84]. Phần thứ
nhất, Nguyễn Hiến Lê đã giới thiệu cuộc đời, tác phẩm của Lão Tử và đặt ra
nhiều vấn đề mà ngƣời đời hay tự hỏi nhƣ quê quán, tên họ, chức tƣớc, tuổi thọ,
hậu duệ, tác phẩm Đạo đức kinh ra đời khi nào và do ai ghi chép?... Phần thứ hai
là học thuyết, Nguyễn Hiến Lê đã dành nhiều công sức để phân tích về Đạo và
Đức, tính cách và quy luật của Đạo, Đạo ở đời, Đạo trị nƣớc. Phần ba, Nguyễn
Hiến Lê đã dịch nguyên bản Đạo đức kinh với 2 thiên và 81 chƣơng theo lối
phiên âm và dịch nghĩa.
Đối với Trang Tử - Nam hoa kinh [87], ngoài phần dịch tác phẩm, Nguyễn
Hiến Lê đã nghiên cứu khá sâu sắc để giới thiệu về tác giả, tác phẩm cũng nhƣ
đánh giá về Nội thiên và Ngoại thiên, ông đƣa ra nhiều luận định để xem xét
phần chân ngụy trong tác phẩm, nội dung nào là của Trang Tử viết, nội dung nào
là do ngƣời đời sau viết thêm vào, ƣu điểm và nhƣợc điểm của tác phẩm. Phần
học thuyết, Nguyễn Hiến Lê đã phân tích nhiều nội dung trong sách của Trang
Tử nhƣ vũ trụ và căn bản luận, tri thức luận, chính trị luận, nhân sinh quan,...
Phần còn lại của tác phẩm, Nguyễn Hiến Lê đã dịch nguyên bản sách của Trang
Tử gồm có ba thiên và 33 chƣơng, cuối mỗi chƣơng của mỗi thiên đều có phần
nhận định của tác giả.
Cũng tƣơng tự cách dịch trên, ngồi phần dịch và chú thích bộ Liệt Tử Dương Tử [85], gồm 8 thiên và 110 bài, Nguyễn Hiến Lê cịn bàn về tính chân,
ngụy đối với Liệt Ngự Khấu, nguồn gốc của tác phẩm Xung hư chân kinh; phân
tích tƣ tƣởng của Liệt Tử và Dƣơng Tử. Qua đó, Nguyễn Hiến Lê khẳng định
rằng, học thuyết của Liệt Tử và Dƣơng Tử không sâu sắc bằng Lão, không rực
rỡ bằng Trang, vì vậy mà ít học giả quan tâm, nhƣng vẫn trên nhiều triết gia khác
đƣơng thời.
Học giả Nguyễn Duy Cần đã dịch và bình chú về Lão Tử - Đạo đức kinh và

Trang Tử - Nam hoa kinh. Cũng giống nhƣ các dịch giả khác, Nguyễn Duy Cần
đã dịch 2 thiên và 81 chƣơng trong Đạo đức kinh [8], trên tinh thần là phiên âm
trƣớc sau đó dịch văn, để vẫn giữ đƣợc nguyên tác của Lão Tử. Đối với Nam hoa
kinh [14, 15], Nguyễn Duy Cần chỉ dịch Nội thiên và vài chƣơng của Ngoại
thiên chứ khơng dịch tồn bộ tác phẩm.


8
Ngồi ra, Đạo đức kinh của Lão Tử cịn có bản dịch và chú giải của Lý
Minh Tuấn, Phan Ngọc, Lê Xuân Vũ, Lƣu Hồng Khang,… Nam hoa kinh của
Trang Tử có chú dịch của Nhƣợng Tống và Nguyễn Tơn Nhan; Liệt Tử - Xung
hƣ chân kinh có bản dịch của Nguyễn Tơn Nhan và Lê Thị Giao Chi. Nhìn
chung các tác giả đều trung thành với nguyên bản chữ Hán, khi dịch ln có chú
giải nhằm làm rõ nội dung của tác phẩm.
Nguyễn Tôn Nhan đã giới thiệu và dịch giải tác phẩm Hoài Nam Tử cuộc
đời, tư tưởng và toàn văn Hoài nam hồng liệt, 2 tập [112, 113]. Đây là tác phẩm
đồ sộ đƣợc biên soạn bởi Hồi Nam vƣơng Lƣu An và các tân khách mơn nhân
của ơng, hồn thành vào giai đoạn đầu nhà Hán với Hán Cảnh đế (khoảng 156 141 tr. CN). Hoài Nam Tử là sự dung hợp nhiều tƣ liệu tƣ tƣởng khác nhau của
thời kỳ Tiên Tần. Cho nên về tƣ tƣởng, Hồi Nam Tử ơm ấp một tham vọng rất
lớn, muốn đƣa vào sách mọi lĩnh vực tri thức của triết học Trung Quốc. Vì vậy,
nếu coi Hồi Nam Tử là một tài liệu tƣ tƣởng thì đây là một kho tàng tri thức quý
giá nhƣng nếu xem đó là một hệ thống tƣ tƣởng thì nó chính là một “tạp gia”. Lập
trƣờng tƣ tƣởng trong tác phẩm cũng không nhất quán, vừa đứng trên lập trƣờng
Đạo gia để định hƣớng cho hệ thống tƣ tƣởng tác phẩm, nhất là dựa vào tƣ tƣởng
truyền thống của Trang Tử để truy cầu tự do, nhƣng lại vừa muốn bảo vệ trật tự
Nho gia, muốn hòa hợp giữa Nho và Đạo là nguyên nhân căn bản tƣ tƣởng hỗn
loạn trong Hoài Nam Tử. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm toàn diện thì đây là một
tác phẩm thuộc về hệ thống tƣ tƣởng Đạo gia. Bởi vì, trong hai mƣơi mốt thiên
của Hoài nam hồng liệt phần lớn điều mang tinh thần triết học Đạo gia.
1.1.2. Nhóm tài liệu gốc nghiên cứu về những trước tác của các nhà tư

tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII
Do bối cảnh phức tạp của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII nên đã có
nhiều nhà tƣ tƣởng tiêu biểu nhƣ Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491 - 1585), Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác (1720 - 1791),… ít nhiều chịu
ảnh hƣởng triết học Lão - Trang, đặc biệt ở triết lý nhân sinh. Hầu nhƣ họ đã để
lại những trƣớc tác trên nhiều lĩnh vực nhƣ văn học, lịch sử, địa lý, triết học,…
khơng chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn cho chúng ta thấy đƣợc bức tranh
sinh động về tƣ tƣởng Việt Nam trong giai đoạn Hậu Lê. Có thể tổng quan một
số tác phẩm của họ có liên quan đến đề tài của luận án nhƣ:


9
Ngƣời mở đầu và ảnh hƣởng lớn đến tƣ tƣởng Việt Nam trong giai đoạn từ
XV - XVIII, đó là Nguyễn Trãi, cuộc đời của ông gắn liền với sự thăng trầm của
lịch sử dân tộc và ngay chính bản thân ông cũng là một câu chuyện bi hài của
lịch sử danh nhân. Tƣ tƣởng nhân sinh của ông chịu ảnh hƣởng lớn nhất là Nho
học, nhƣng cũng ẩn chứa nhiều tƣ tƣởng nhân sinh của Đạo gia. Vì vậy, nghiên
cứu tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đã có một số cơng trình dịch và chú giải những trƣớc
tác của ơng.
Ủy ban Khoa học xã hội, Viện Sử học đã cho xuất bản tác phẩm Nguyễn
Trãi toàn tập [192]. Đây là bộ sách hoàn chỉnh về cuộc đời, sự nghiệp và những
trƣớc tác của Nguyễn Trãi do hai nhà sử học lớn của Việt Nam là Đào Duy Anh
và Văn Tân dịch, phiên âm và chú thích. Trong cuốn sách này gồm có Lam sơn
thực lục; Bình ngơ đại cáo; Phú núi chí linh; Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh;
Văn bia Vĩnh Lăng; Quân Trung từ mệnh; Những văn bản mới tìm thấy của
Nguyễn Trãi; Dƣ, địa chí; Ức trai thi tập và Quốc âm thi tập.
Ngoài ra, phiên khảo và chú giải thơ của Nguyễn Trãi cịn có nhiều học giả
với các cơng trình tâm huyết nhƣ Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập [56] do Nguyễn
Thạch Giang phiên khảo và chú giải. Trong đó, các học giả đã dịch 254 bài thơ
Nôm của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi - Ức trai thi tập [115] do Trần Văn Nhĩ

dịch, Đinh Ninh nhuận sắc.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà Nho học, Phật học nhƣng đồng
thời cũng là nhà Đạo học. Bởi vì vũ trụ quan và nhân sinh quan của Đạo gia
thƣờng xuất hiện trong tƣ tƣởng của Tuyết Giang Phu Tử. Cuộc đời của ơng để
lại nhiều trƣớc tác có giá trị lớn đối với lịch sử tƣ tƣởng dân tộc. Trong đó, có
hai tác phẩm lớn cịn lƣu lại cho chúng ta ngày nay là Bạch Vân am thi tập và
Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Đối với Bạch Vân am thi tập, tập thơ chữ Hán, theo lời tựa của tác giả thì
gồm một ngàn bài, nhƣng hiện nay còn khoảng trên dƣới 300 bài, làm theo thể
Đƣờng luật và Trƣờng thiên cổ thể. Bạch Vân am thi tập đƣợc nhiều học giả
phiên âm và chú giải, dấu ấn có các cơng trình sau: Nguyễn Bỉnh Khiêm qua
Bạch Vân am thi tập [76] do Nguyễn Khuê nghiên cứu và tuyển dịch 102 bài thơ
chữ Hán; Bùi Văn Nguyên đã chọn dịch, chú thích và giới thiệu Thơ văn Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Tập 2 - Thơ văn chữ Hán [107].


10
Với Bạch Vân quốc ngữ thi tập có khoảng 180 bài sáng tác theo kiểu Bát cú
Hàn luật có xen Lục ngơn. Đây là một tập thơ Nơm có nhiều giá trị về ngôn ngữ
dân tộc. Nội dung chủ yếu là triết lý nhân sinh của ông đối với cõi đời loạn lạc.
Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ trƣớc đến nay đã có nhiều bản phiên âm
của các học giả un thâm, tiêu biểu với các cơng trình sau: Thơ văn Nguyễn
Bỉnh Khiêm [75] của Đinh Gia Khánh chủ biên, Hồ Nhƣ Sơn phiên âm giới thiệu
và tuyển chọn 161 bài thơ Nôm; Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1 - Bạch Vân
quốc ngữ thi tập [106] của Bùi Văn Nguyên phiên âm giới thiệu 177 bài thơ
Nôm; Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, Tập 1 [116] do Nguyễn Tá Nhí chủ biên,
phần thơ Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã phiên âm giới thiệu 176 bài thơ
Nôm; Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập [2], phần khảo thơ Nôm do Phạm
Văn Ánh thực hiện và giới thiệu 152 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đại Việt sử ký toàn thư [68] là một thành tựu của nền văn hóa Đại Việt.

Cơng trình này đƣợc biên soạn bởi nhiều nhà sử học nổi tiếng của nƣớc ta, kéo
dài từ Lê Văn Hƣu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đời Lê
sơ, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê Trung Hƣng. Tác phẩm này đƣợc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam dịch đúng nguyên bản theo bản in từ ván khắc năm
Chính Hồ 18 (1697), bản in Nội các quan bản. Trong tác phẩm gồm quyển thủ
24 quyển, chia thành 2 phần: Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thƣ gồm 5 quyển viết
từ thời kỳ Hồng Bàn đến loạn 12 sứ quân; Đại Việt sử ký bản kỷ tồn thư gồm có
19 quyển viết từ kỷ nhà Đinh đến năm 1675.
Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1789) [121], dịch và khảo chứng: Ngơ Thế
Long, Nguyễn Kim Hƣng; Nguyễn Đổng Chi hiệu đính. Đây là bộ sử đƣợc biên
soạn bởi nhiều tác giả nhƣ: Nguyễn Hồn, Lê Q Đơn, Vũ Miên, Ngơ Thì Sĩ,
Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn, Nguyễn Sá. Nội dung cuốn lịch sử này ghi lại
những diễn biến của triều đại Hậu Lê, từ đời Lê Hy Tông (1676) đến đời ông vua
cuối cùng của triều Lê - Lê Chiêu Thống (1789). Nhiều nhà sử học cho rằng Đại
Việt sử ký tục biên là một trong ba bộ sử có giá trị của Đại Việt ta, bộ sử này nhƣ
là phần tiếp nối cuốn Đại Việt sử ký toàn thư.
Trƣớc tác Hải Thượng y tông tâm lĩnh, 2 tập [195, 196] của Lê Hữu Trác là
tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam. Tác phẩm gồm 28 tập, 66
quyển, bao gồm lý, pháp, phƣơng, dƣợc và biện chứng luận trị về nội khoa,


11
ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, nhãn khoa, thƣơng khoa, cấp cứu và
cả đạo đức y học, vệ sinh yếu quyết v.v... Trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh
khơng chỉ có y học mà cịn chứa đựng nhiều tƣ tƣởng triết học sâu sắc nhƣ về thế
giới quan, nhân sinh quan và nhận thức luận,… có cả phần giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp của Lê Hữu Trác; ký sự và văn thơ của ông. Bản dịch đƣợc hiệu
đính bởi Viện Y học Dân tộc.
Sống vào thời kỳ suy đồi của nhà Lê, Nguyễn Dữ đã chứng kiến sự mục rữa
của triều đình, quan trƣờng điên đảo, quan lại tham tàn, kết bè kéo đảng, áp bức

bóc lột nhân dân nên ơng đã “lánh đục tìm trong”, xuất xử theo triết lý nhân sinh
của Lão - Trang, sớm từ quan về ở ẩn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đến nay
vẫn là một dấu chấm hỏi cho các nhà nghiên cứu, chỉ biết ông để lại cho hậu thế
tuyệt tác “Thiên cổ kỳ bút” - Truyền kỳ mạn lục. Thông qua những câu chuyện
thực thực hƣ hƣ trong tác phẩm đã nói lên đƣợc tƣ tƣởng của ông đối với hiện
thực xã hội lúc bấy giờ và cách xử thế của ông đối với cuộc đời, khơng cịn
màng đến danh lợi, ca ngợi cảnh nhàn tản, tiêu dao lạc thú với cảnh thiên nhiên
đầy thơ mộng của miền quê thôn dã. Truyền kỳ mạn lục gồm có hai mƣơi truyện
ngắn viết theo lối văn xi có xen những bài thơ, từ khúc. Trƣớc tác này đến nay
có nhiều bản dịch, tiêu biểu nhƣ dịch giả Bùi Xuân Trang với bản dịch Tân biên
Truyền kỳ mạn lục [181, 182], Trúc Khê và Ngô Văn Triện với bản dịch Truyền
kỳ mạn lục [41, 42],…
Những tài liệu gốc đƣợc trình bày ở trên có giá trị lớn cho nghiên cứu sinh
trong q trình nghiên cứu luận án. Thơng qua những trƣớc tác trên, nghiên cứu
sinh có cơ sở khách quan để nghiên cứu sự hình thành triết lý nhân sinh của Đạo
gia, cũng nhƣ nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia và sự ảnh hƣởng của nó
đối với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII.
1.2. Tài liệu nghiên cứu về cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của
Đạo gia
Đạo gia và triết lý nhân sinh của Đạo gia ra đời là một tất yếu của lịch sử,
đƣợc quy định bởi những cơ sở khách quan, một số triết gia và tác phẩm tiêu
biểu của thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Vấn đề này đã đƣợc nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu với các cơng trình điển hình trên những nội dung sau:


12
1.2.1. Tài liệu nghiên cứu về điều kiện và tiền đề hình thành triết lý nhân
sinh của Đạo gia
Nhà triết sử Trung Quốc Hồ Thích đã nghiên cứu biên soạn công phu tác
phẩm Trung Quốc triết học sử [147]. Trong thiên II, thời kỳ thai nghén triết học

Trung Quốc và các tƣ tƣởng đƣơng thời. Tác giả đã làm rõ thời đại kinh tế, chính
trị - xã hội trên bốn nội dung lớn. Một là, thời đại Xuân Thu - Chiến Quốc, chiến
tranh trƣờng kỳ làm cho nhân dân Trung Quốc tử vong táng loạn lƣu ly thất sơ
thống khổ vơ cùng. Thứ hai, do sự thay đổi về chính trị - xã hội đã dẫn đến các
giai cấp trong xã hội phong kiến “dần dần tỏa diệt”. Đây chính là sự phân hóa
giai cấp quyết liệt trong xã hội lúc bấy giờ. Thứ ba, tác giả khẳng định rằng sự
“tỏa diệt” giai cấp cũ cũng đồng thời xuất hiện một giai cấp mới với đời sống
kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự chênh lệch giàu nghèo quá đổi đã dẫn
đến quan lại sống vô cùng xa xỉ nhƣng nhân dân lao động lại cùng cực. Thứ tƣ,
tác giả cũng khẳng định, trừ một vài quốc gia, cịn lại là những vƣơng triều có
nền chính trị đen tối mục nát.
Kế đến, Hồ Thích phân tích các tƣ trào triết học, trong đó tác giả khẳng
định rằng, chính thực tiễn của lịch sử xã hội trên đã làm xuất hiện nhiều trƣờng
phái triết học. Mỗi tƣ trào ra đời đều phản ảnh hiện thực xã hội lúc bấy giờ,
nhƣng có phái với tƣ tƣởng ƣu thời, có phái bất lực yếm thế; có phái túng dục,
phóng lảng; có phái kịch liệt, bất bình, phẩn nộ với hiện thực xã hội.
Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê đã biên soạn Đại cương triết học Trung Quốc,
gồm 2 tập [16, 17]. Trong tập 1, phần thứ nhất, vài nét sơ lƣợc về sự phát triển
của triết học Trung Hoa, tác giả làm rõ sự thay đổi về điều kiện kinh tế, chính trị
- xã hội của thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã dẫn tới nhiều “phong trào lập thuyết
để cứu thế mới” xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở phần
đại cƣơng, phân tích chung cho sự xuất hiện các trƣờng phái mà chƣa đi sâu
phân tích riêng biệt những nguyên nhân kinh tế - xã hội để hình thành triết lý
nhân sinh của Đạo gia.
Khi nghiên cứu về sự hình thành triết lý nhân sinh của Đạo gia, chúng ta
không thể không nghiên cứu đến tác phẩm Tả truyện - Bức tranh về cuộc diện
liệt quốc [5] đã phản ảnh đƣợc một cuộc diện liệt quốc loạn lạc của thời Xuân
Thu - Chiến Quốc. Từ đó xuất hiện nhiều trƣờng phái triết học, chính trị ra đời



13
nhằm muốn xác lập lại tôn ti trật tự xã hội. Trong các trƣờng phái đó có trƣờng
phái Đạo gia.
Tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông, 5 tập [155-159] là một cơng
trình nghiên cứu đồ sộ của Nguyễn Đăng Thục. Đối với triết học Trung Hoa,
trong tập 1, chƣơng 1, Khái luận về thời đại triết gia ở Trung Hoa, tác giả khẳng
định rằng, khởi điểm thời đại triết gia là vào thời nhà Chu (1122 - 256 tr. CN),
đặc biệt vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Mặt khác, nguyên nhân của sự phát
triển về triết học ở thời kỳ này là do những thay đổi lớn về kinh tế - xã hội; là
một giai đoạn giải phóng tồn thể, trong đó chính thể, tổ chức xã hội, cơ cấu
kinh tế, thảy đều dao động tận gốc rễ. Cho nên, những thay đổi đó dẫn đến sự
cáo chung của chế độ cũ để hình thành chế độ mới và cũng chính là điều kiện
của sự giải phóng tƣ tƣởng làm xuất hiện “Bách gia chƣ tử”.
Trong chƣơng II, tác giả cũng chỉ ra những tiền đề tƣ tƣởng - lý luận cho sự
hình thành thời đại triết học đó là những tƣ tƣởng triết học trƣớc thời Khổng Tử
(551 - 479 tr. CN) dựa trên tài liệu của Tả Truyện và Quốc Ngữ. Trong chƣơng
IV, tác giả phân tích nội dung của triết lý Hồng Phạm và ý nghĩa của quan niệm
Âm - Dƣơng; dẫn chứng Kinh Dịch nhƣ về nguyên lai của bộ sách dịch với hệ từ
và Bát quái với Âm - Dƣơng. Trong chƣơng V, tác giả đã bàn đến các tƣ trào
manh nha đời Xuân Thu (722 - 479 tr. CN) nhƣ tƣ tƣởng qua tài liệu Kinh Thi có
hai khuynh hƣớng chủ đạo là tƣ tƣởng ƣu thời mẫn thời và tƣ tƣởng yếm thế cảm
thấy bất lực; sự tiến hóa trong tƣ tƣởng Đơng Chu, tác giả khẳng định có ba tƣ
trào chính: một là, hệ thống triết học Khổng Nho đại diện cho giai tầng trung
lƣu, nhập thế; hai là, hệ thống triết học Mặc gia đại diện cho quyền lợi bình dân,
nhập thế và ba là, hệ thống Dƣơng Chu của phái ẩn dật phản đối chế độ xã hội,
có khuynh hƣớng cách mạng triệt để, suy tôn cá nhân tự do và thiên về thần bí,
siêu nhiên, xuất thế.
Bùi Thanh Quất với tác phẩm Lịch sử triết học [123]. Trong phần thứ hai,
chƣơng 2, triết học Trung Quốc cổ đại - trung đại. Tác giả đã làm rõ tƣ tƣởng
triết học phôi thai trong Hồng Phạm, tƣ tƣởng triết học Bát quái với Âm - Dƣơng

trong Kinh Dịch là những tiền đề tƣ tƣởng - lý luận cho sự phát triển triết học
Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Mặt khác, tác giả cho rằng,
chính trong sự chuyển biến sôi động ấy của xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc,


14
hàng loạt các vấn đề xã hội, triết học, đã đƣợc đặt ra, buộc các nhà tƣ tƣởng
đƣơng thời phải quan tâm dẫn đến hàng loạt các trƣờng phái triết học ra đời và
trong đó có trƣờng phái Đạo gia.
Với tác phẩm Các bài giảng về tư tưởng phương Đông - Tư tưởng Nho gia
và Lão - Trang [67] của Trần Đình Hƣợu. Tác giã cho rằng, Xuân Thu mở đầu
q trình tan rã của chế độ nơ lệ vì sự xuất hiện ruộng đất tƣ hữu công thƣơng
nghiệp tƣ nhân, tƣ gia giàu có hơn cơng thất, chiến tranh kiêm tính, sự tiêu diệt
các nƣớc nhỏ, thành lập nƣớc lớn và xu thế cai trị kiểu mới đã dẫn đến sự ra đời
của kẻ sĩ quân tử và tƣ tƣởng hiền nhân. Từ đó tác giả cho rằng, do đấu tranh
quyết liệt và sự phát triển tƣ tƣởng huy hoàng thời Chiến Quốc. Đây là sự tan rã
đại quy mô của chế độ nô lệ. Chế độ phong kiến hình thành từng bƣớc bởi vì
kinh tế phát triển với quy mô rộng lớn, sâu sắc và gấp rút; về chính trị những vấn
mới địi hỏi phải giải quyết và những biến pháp triệt để. Chính trong bối cảnh đó
làm cho tƣ tƣởng học thuật nở rộ hình thành nên “Bách gia tranh minh”, trong đó
có trƣờng phái Đạo gia.
Lịch sử triết học Trung Quốc [78, 79], gồm 2 tập của Phùng Hữu Lan.
Trong đó, tập 1, phần phiếm luận thời đại tử học tác giả đã cho rằng, từ Xuân
Thu (722 - 481 tr. CN) cho đến đầu đời Hán (206 tr. CN - 220 CN) là thời đại
giải phóng lớn đối với lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ đó, các chế độ chính trị, các
tổ chức xã hội, các chế độ kinh tế đều thay đổi đến tận gốc đã dẫn đến sự tự do
tƣ tƣởng, tự do ngơn luận và sự hình thành “Bách gia chƣ tử”. Đạo gia cũng ra
đời trong hoàn cảnh nhƣ vậy của thời kỳ Xn Thu - Chiến Quốc.
Dỗn Chính với tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông [23]. Trong phần
lịch sử triết học Trung Quốc tác giả đã khái quát điều kiện lịch sử xã hội Trung

Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc trên nhiều phƣơng diện nhƣ kinh tế - xã
hội và tiền đề tƣ tƣởng - lý luận nhằm hình thành tƣ tƣởng triết học của nhiều
trƣờng phái khác nhau trong thời kỳ này. Tác giả cho rằng, chính trong thời đại
lịch sử biến đổi tồn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị
xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, qn sự, ngoại giao… kích thích lịng
ngƣời, khiến các bậc tài sĩ đƣơng thời quan tâm lý giải, để tìm ra các phƣơng
pháp giải quyết “cứu đời, cứu ngƣời”, làm nảy sinh ra hàng loạt các nhà tƣ tƣởng
nổi tiếng và các trƣờng phái triết học lớn.


15
Ngồi ra, cịn nhiều tác giả khác nghiên cứu về sự hình thành các trƣờng
phái triết học trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc nhƣ: Lịch sử văn minh
Trung Quốc [39] của Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch); Tư tưởng phương
Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu [65] của nhà Đạo học Cao Xuân Huy;
Lịch sử triết học [199] của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên); Lão Tử [172] của Ngơ
Tất Tố; Lịch sử văn hố Trung Quốc, tập 1, 2 [119, 120] của Nhiều tác giả
(Ngƣời dịch: Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phƣơng Chi); Đông phương
triết học cương yếu [178] của Lý Minh Tuấn;…
1.2.2. Tài liệu nghiên cứu một số triết gia và tác phẩm tiêu biểu hình
thành triết lý nhân sinh của Đạo gia
Những tài liệu gốc của các dịch giả đƣợc trình bày ở trên đều giới thiệu về
cuộc đời và sự nghiệp cũng nhƣ trƣớc tác của các triết gia tiêu biểu Đạo gia.
Ngoài ra cịn có nhiều tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề này nhƣ:
Trần Văn Hải Minh đã biên soạn tác phẩm Bách gia chư tử - Các môn phái
triết học dưới thời Xuân Thu - Chiến Quốc [95]. Trong cuốn sách này, phần II,
thân thế Bách gia chƣ tử, tác giả đã phân tích sâu về cuộc đời và sự nghiệp của
Lão Tử, Trang Tử và những ngƣời trong phái Đạo gia. Phần IV, Lƣợc khảo các
tác phẩm của Bách gia chƣ tử, ở trƣờng phái Đạo gia tác giả đã lƣợc khảo tác
phẩm của Lão Tử, Trang Tử, Quản Tử, Thái Cơng, Bật Tử, Văn Tử, Quan Dỗn

Tử, Liệt Tử, Hạc Quan Tử và các sách thất lạc.
Tác phẩm Sử ký [150] của Tƣ Mã Thiên (Phan Ngọc dịch) là bộ sách có giá
trị đặc biệt khơng chỉ đối với lịch sử dân tộc Trung Quốc mà còn có ý nghĩa lớn
đối với văn hố thế giới. Tƣ Mã Thiên viết Sử ký từ năm 109 - 91 Trƣớc CN, sau
khi đã chu du khắp thiên hạ, tìm tòi những sử liệu đáng tin cậy và viết lại những
điều mà ông đã mắt thấy, tai nghe về lịch sử dân tộc Trung Quốc kéo dài hơn
2500 năm từ thời Hồng Đế thần thoại đến thời kỳ ơng sống. Vì vậy, đây là bộ
sử có tính khoa học, tính khách quan và tính khái quát rất cao, cho nên đã trở
thành bộ sử có tính hệ thống đồ sộ đầu tiên trên thế giới. Thông qua tác phẩm
này, ngƣời đời sau nhƣ nhìn thấy một bức tranh sinh động về lịch sử Trung Quốc
cổ đại, về những nhân vật khác nhau và những sự việc khác nhau, về cuộc đời,
sự nghiệp và học thuyết của những nhà tƣ tƣởng vĩ đại trong giai đoạn này của
lịch sử Trung Quốc. Với ý nghĩa đó, khi nghiên cứu về triết học Đạo gia thì


16
chúng ta cũng tìm thấy Truyện Lão Tử và Truyện Trang Tử trong sách của Thái
sử Tƣ Mã Thiên.
Nhà triết sử Trung Quốc, Hồ Thích với tác phẩm Trung Quốc triết học sử
[147]. Trong thiên III, VII và IX, tác giả đã giới thiệu và phân tích cuộc đời, sự
nghiệp và trƣớc tác của Lão Tử, Dƣơng Chu và Trang Tử. Hồ Thích khẳng định
rằng, các triết gia Đạo học đều là những ẩn sĩ, chúng ta chỉ biết đến họ thơng qua
sách của ngƣời đời sau. Vì vậy, cuộc đời và sự nghiệp của họ đến nay vẫn còn là
cách cửa chƣa đƣợc khép lại.
Tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông, 5 tập [155-159] của Nguyễn
Đăng Thục. Trong tập 1, chƣơng VII và trong tập 2, chƣơng XI, XII tác giả đã
giới thiệu và phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử, Dƣơng Chu và
Trang Tử. Trong đó, Nguyễn Đăng Thục cho rằng, Dƣơng Chu chính là ngƣời
khởi xƣớng triết học Đạo gia.
Lịch sử triết học Trung Quốc [78, 79], gồm 2 tập của Phùng Hữu Lan (Lê

Anh Minh dịch). Trong tập 1, tác giả đã dành nhiều nội dung nhƣ chƣơng 7, 8 và
10 để giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cũng nhƣ trƣớc tác của các nhà Đạo
gia nhƣ Dƣơng Chu, Lão Tử và Trang Tử.
Ngồi ra, cịn nhiều học giả khác nghiên cứu nội dung này nhƣ: Minh triết
Đông Phương [70] của Michael Jordan; Lịch sử văn minh Trung Quốc [39] của
Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch); Đại cương triết học Trung Quốc, tập 1 [16]
của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê; Lão Tử [172] của Ngô Tất Tố; Lịch sử triết học
[123] của Nguyễn Hữu Vui; Lịch sử triết học [199] của Bùi Thanh Quất;…
1.3. Tài liệu nghiên cứu về nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia
Đạo gia và triết lý nhân sinh của Đạo gia có nội dung vơ cùng phong phú
và un thâm. Vì vậy, triết học Đạo gia ln có sức hấp dẫn đối với các học giả
trong và ngoài nƣớc nghiên cứu trên nhiều nội dung khác nhau của trƣờng phái
triết học này.
1.3.1. Tài liệu nghiên cứu về khái niệm triết lý nhân sinh
Trần Văn Hiến Minh với tác phẩm Từ điển và danh từ triết học [97]. Đây là
cuốn từ điển rất phong phú bao gồm cả thuật ngữ của triết học cổ, triết học kinh
viện, triết học cận đại, hiện đại và đặc biệt trong phần từ điển, tác giả đã cắt
nghĩa rất nhiều danh từ triết học Đông phƣơng (Tam giáo: Phật, Lão và Khổng).


17
Trong cuốn sách này, có các khái niệm quan trọng đối với luận án nhƣ khái niệm
về triết lý, nhân sinh và nhân sinh quan.
Cuốn Từ điển triết học [170] của Cung Kim Tiến đã đƣợc biên soạn công
phu và đồ sộ về triết học phƣơng Tây và phƣơng Đông. Vì vậy, ngồi phần giải
thích đúng nội hàm những khái niệm triết học thơng thƣờng nhƣ nhân sinh là gì,
nhân sinh quan là gì,… thì tác giả cịn đi sâu giải thích một số thuật ngữ của triết
học phƣơng Đơng nhƣ “Đạo”, “Đức”, “Vô vi”,… của trƣờng phái Đạo gia. Mặt
khác, cũng nhƣ cuốn từ điển của Trần Văn Hiến Minh, tác giả đã làm rõ nhiều
thuật ngữ triết học cổ, triết học kinh viện, triết học cận đại và hiện đại.

Dỗn Chính đã nghiên cứu và biên soạn cơng phu tác phẩm Từ điển triết
học Trung Quốc [21]. Trong cuốn sách này, tác giả đã không chỉ làm rõ nội hàm
những khái niệm triết học Trung Quốc mà còn đi sâu phân tích những tƣ tƣởng
của các triết gia, trƣờng phái triết học, tác phẩm và hệ thống hóa quan điểm tƣ
tƣởng thông qua các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù triết học Trung Quốc theo
chiều dài phát triển lịch sử triết học từ thời cổ đại đến hiện đại của Trung Quốc.
Trong tác phẩm này, khơng ít nội dung tác giả đã giải thích những khái niệm,
danh từ, phạm trù, tƣ tƣởng của Đạo gia nhƣ “Đạo”, “Đức”, “Đạo đức kinh”,
“Nam hoa kinh”, “Lão Tử”, “Dƣơng Chu”, “Trang Tử”,… Tóm lại, tác giả đã
giải thích nhiều khía cạnh tƣ tƣởng triết học Đạo gia. Cho nên, cuốn sách này
không chỉ đơn thuần là cuốn từ điển triết học mà còn là cuốn lịch sử triết học
Trung Quốc.
Trong bài viết Văn hóa, triết lý và triết học [58] của Lƣơng Đình Hải đã
làm rõ đƣợc nội hàm khái niệm về triết lý. Tác giả cho rằng, trong các triết lý đã
thể hiện những quan niệm khác nhau về các yếu tố cơ bản và các mặt hoạt động
sống của con ngƣời: vị trí con ngƣời, các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần và
các giá trị của cuộc sống con ngƣời. Những quan niệm ấy ẩn chứa bên trong các
nội dung, chƣơng trình phƣơng thức hoạt động chung của xã hội và đƣợc cụ thể
hóa bằng những quan niệm cụ thể hơn, định hƣớng cho hoạt động của các cá
nhân và cộng đồng.
Vũ Minh Tâm với bài viết Triết lý truyền thống ở Việt Nam về vũ trụ [133]
đã chỉ rõ vai trò của triết lý đối với đời sống của con ngƣời. Tác giả đã cho rằng,
đối với ngƣời xƣa, triết lý là phƣơng thức, công cụ hữu dụng, hiệu nghiệm để


18
nắm bắt thế giới hiện thực, đƣa dẫn nhận thức có tính bách khoa, tổng hợp, khái
qt, trừu tƣợng và dự báo vào đời sống thực tiễn và giáo dục con ngƣời.
Từ những tác phẩm và bài viết trên kết hợp với tƣ tƣởng triết lý nhân sinh
của Đạo gia nghiên cứu sinh sẽ làm rõ khái niệm triết lý nhân sinh.

1.3.2. Tài liệu nghiên cứu quan niệm về con người, đạo làm người
Trong thời đại ngày nay, khơng ít những cơng trình lớn của các học giả
trong và ngồi nƣớc khảo sát, nghiên cứu về nội dung triết học Đạo gia nhƣ Hồ
Thích (1891 - 1962) đã nghiên cứu biên soạn công phu tác phẩm Trung Quốc
triết học sử [147]. Trong đó, tác giả dành nhiều thiên để nghiên cứu về triết học
Đạo gia, nhƣ thiên III, Lão Tử thiên đạo; luận về vô; danh và vô danh; vô vi và
đặc biệt phần triết học nhân sinh của Lão Tử tác giả khẳng định rằng, triết học
nhân sinh của Lão Tử cũng giống nhƣ triết học chính trị của ông là chủ trƣơng
“vô tri vô dục”. Thiên VII, Dƣơng Chu, tác giả luận bàn về vị ngã, bi quan và
dƣỡng sinh. Thiên IX, Trang Tử, tác giả phân tích tƣ tƣởng triết học Trang Tử
trên hai nội dung. Thứ nhất, sinh vật tiến hóa luận của thời đại Trang Tử; thứ hai,
danh học và triết học nhân sinh của Trang Tử.
Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê đã biên soạn Đại cương triết học Trung Quốc,
2 tập [16, 17]. Trong đó, tác giả đã dành nhiều nội dung ở các thiên để bàn về
triết lý nhân sinh của Đạo gia. Nhƣ tập 2, phần thứ 4 - Nhân sinh luận, thiên I Bản chất con ngƣời, chƣơng I - Con ngƣời trong vũ trụ - Trời và ngƣời, ngƣời
với vạn vật, mục chủ trƣơng lạc quan; chƣơng IV - Tính, mục Tính siêu thiện ác;
chƣơng V - Tình, mục Thuyết vơ tình; chƣơng VI - Dục và Lý, Cùng lý, mục Vô
dục. Thiên II - Đạo làm ngƣời, chƣơng I - Ba thái độ đối với thiên nhiên, mục
Hoàn toàn theo thiên nhiên; chƣơng II - Vô vi, mục Trang Tử; chƣơng IV - Ích
và tổn, Động và tĩnh; chƣơng VII - Nghĩa và lợi, mục Nghĩa và lợi không thành
vấn đề, các tác giả trình bày tƣ tƣởng của Đạo gia về bản chất con ngƣời. Phần
thứ 5 - Chính trị luận, chƣơng VII - Vơ trị - Thịnh suy có thời, mục từ Lão qua
Trang rồi từ Trang qua Lão và Thịnh suy có thời; chƣơng VIII - Vô bị, mục Chủ
trƣơng của Lão; chƣơng XI - Quốc gia lý tƣởng, mục Lý tƣởng của Mặc, Lão và
Pháp các tác giả bàn về tƣ tƣởng chính trị, xã hội của Đạo gia.
Tác phẩm Lão Tử [172] của Ngô Tất Tố là một cơng trình chun sâu
nghiên cứu về hệ thống triết học của Lão Tử. Trong tác phẩm, ngoài phần phân



×