Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tieu luan triet ly phat trien triết lý nhân sinh và triết lý hành động hồ chí minh tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.8 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng_anh hùng giải phóng
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, cuộc đời va sự nghiệp cách mạng của
Người phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn đươc nhân dân ta
và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ kính yêu. Có thể tiếp cận cuộc đời và tư
tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ. Người đã để lại cho chúng ta một di
sản tinh thần vô cùng quý giá, và ở phương diện nào Bác cũng để lại những
bài học lớn, giản dị mà sâu sắc.
Trong tâm khảm và trái tim của mọi người dân Việt Nam cùng như những
người có tư tưởng tiến bộ trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà tư tưởng lớn, một danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã để lại một dấu ấn không thể
phai mờ trong quá trình phát triển của nhân loại, góp phần vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và toàn bộ xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thông quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả cảu sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại”.
Trải qua bao thăng trầm và biến cố, từ thời kì kháng chiến chống giặc
ngoại xâm đến con đường chủ nghĩa xã hội, những bài học và tư tưởng vĩ
đại đó cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn luôn được Đảng ta lấy làm nền
tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam, làm ngọn đuốc soi đường cho mọi hành
động. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam có ghi : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân
tộc ta “, từ đây chúng ta có thể thấy giá trị to lớn, ý nghĩa sâu sắc, sức sống
lâu bền của tư tưởng mà Người để lại. Một trong những tư tưởng to lớn và
có ý nghĩa sâu sắc nhất trong hệ thống quan điểm ấy là triết lý nhân sinh và
triết lý hành động Hồ Chí Minh.



1


NỘI DUNG
I. Phân biệt triết học và triết lý Hồ Chí Minh
1. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, Người có triết học, triết lý của
mình.
Thứ nhất: Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng Mác – xít sáng tạo bậc
nhất của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Tư tưởng của Người là một hệ
thống lớn thể hiện quan điểm, nguyên tắc và phương pháp về những vấn đề
chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Đồng thời còn có tác
dụng và ảnh hưởng lên toàn thế giới, tạo nên hiệu ứng xã hội. Thế giới thừa
nhận Người là danh nhân văn hóa, nhà tư tưởng. Giản dị là sự sâu sắc sự
phong phú trải nghiệm cuộc sống nhiều khía cạnh, mà ko cần chứng minh
bằng thực tiễn nữa. Giản dị khác với giản đơn. Hồ Chí Minh là một vĩ nhân
càng giản dị, càng hiện đại
Thứ hai: Hồ Chí Minh là một nhà triết gia, có tư duy triết học, có tư
tưởng triết học nhưng Người không nói theo tư duy cổ điển duy vật, duy
tâm, siêu hình….không bao giờ người sư dụng các thuật ngữ triết học, bởi
Người đã làm chủ các khái niệm triết học. Thực chất của vĩ nhân là xem
người đó có một sự nghiệp như thế nào mà sự ngiệp đó là vì ai: cả đời tôi
chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc…Không chỉ mong muốn như vậy,
mà Người nói đi với hành động: Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi, là động
cơ, mục đích khát vọng sống là cái vĩ đại của Hồ Chí Minh.
Thứ ba: Đặc sắc trong tư duy triết học Hồ Chí Minh là một tư duy
triết học biện chứng duy vật là vận động phát triển và biến đổi, thâu hái
mọi tinh hoa của nhân loại, tiếp biến và phát triển.
Đặc sắc hơn Người còn là nhà biện chứng thực hành, chú trọng thực
hành. Ăngghen viết phép biện chứng siêu hình, Mác viết về ….và các ông

cải tạo phép biện chứng của Hêghen, siêu hình của Phobach… Lênin viết
Bút ký triết học trong đó đề ra lý thuyết của phép biện chứng. Nhưng Hồ
2


Chí Minh lại dựa trên điểm mà Mác-Lênin phát hiện ra để đưa vào cuộc
sống, để chứng minh sự biện chứng.
- Một là: Coi sự thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc tối cao,
là bản chất của …
- Hai là: điểm xuất phát của Hồ Chí Minh là thực tiễn là thực hành
chân lý và mục đích chỗ trở về cũng là thực tiễn. Đây là cả một năng lực tư
duy biện chứng của Hồ Chí Minh. “Thực hành sinh ra hiểu biết. Hiểu biết
tiến lên Lý luận. Lý luận lãnh đạo thực hành”- cả một hệ thống triết học Hồ
Chí Minh. Điểm xuất phát là thực hành tiến lên lý luận và quay trở lại chỉ
đạo thực tiễn
Người còn chỉ ra vai trò của lý luận và thực tiễn. lý luận sinh ra từ
chính cuộc sống, thực tiễn cuộc sống để rồi dẫn dắt hành động con người
một cách tự giác. Lý luận mà ko áp dụng vào cuộc sống là lý luận suông,
vô ích, không được lý luận suống và thực hành mù quáng.
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh chống bệnh coi khinh lý luận, đồng thời
chống cả bệnh chủ nghĩa kinh nghiệm, phải rất coi trọng kinh nghiệm
nhưng không biến kinh nghiệm thành một thứ chủ nghĩa, chống bệnh giáo
điều, sách vở. Hai căn bệnh này đi liền nhau. Muốn chống bệnh sách vở
phải rất chú trọng đọc sách vở.
Hồ Chí Minh là Người tư duy theo các lớp quan hệ, Người có quan
điểm toàn diện, tương tác nhau. Nếu làm cách thống kê từ các tác phẩm Hồ
Chí Minh cả cuộc đời của Người thấm đều trong các mối quan hệ. Hồ Chí
Minh nhìn quan hệ theo các mặt của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, môi trường….từ các mặt của đời sống, các lĩnh vực của đời
sống…..văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Văn

hóa thấm vào trong kinh tế, thấm vào trong chính trị, ko đặc quyền độc tài.
Quan hệ trong nhân cách mà Người dung khái niệm tính cách gồm:
quan hệ giữa đức và tài, giữa hồng và chuyên, chính trị và chuyên môn.

3


Chính trị là linh hồn, chuyên môn là thể xác. Đức là gốc, tài là quan trọng.
Tài to dùng vào việc to, tài nhỏ dùng vào việc nhỏ…..
Quan hệ ở trong hoạt động. – Với tự mình là một kiểu quan hệ, với
người khác, với công việc (gắn với tổ chức). Ở đời ai cũng có thể khác
nhau về trình độ, cương vị công tác….nhưng ai ai cũng phải trải qua 3 mối
quan hệ trên.
Quan hệ trong quản lý, trong lãnh đạo. Quan hệ giữa Đảng với Nhà
nước, mặt trận và các đoàn thể….Trong đó đặc biệt chú trọng quan hệ giữa
Đảng với dân. Trong quan hệ quản lý lãnh đạo có quan hệ giữa tổ chức bộ
máy với thiết chế, thể chế, với con người. Ngay trong Đảng có quan hệ
giữa tập trung với dân chủ, Bác nói thảo luận cho đến tận cùng của chân lý
là dân chủ. Lãnh đạo tập thể cũng là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập
trung, kết hợp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung,
chống đượ bè phái phe cánh….
Quan hệ giữa các giai cấp với dân tộc với tôn giáo. Trong xã hội có
công nông là gốc của cách mạng, trí thức là tài sản của quốc gia. Giải quyết
mối quan hệ này bằng chiến lược đại đoàn kết, vì mục tiêu cách mạng, là
chiến lược lâu dài. Ngay trong khẩu hiệu hành động: Lê nin: vô sản giai
cấp đoàn kết lại, Lênin: các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại…Hồ Chí Minh
tất cả các dân tộc trên thế giới đoàn kết lại.
Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, phải đưa truyền thống vào
trong hiện đại. Thế giới coi Hồ Chí Minh là sứ giả của hòa bình và hữu
nghị, là gạch nối giữa Đông và Tây. Trong đôi mắt đó tỏa ra cả một nền văn

hóa của tương lai.
Quan hệ giữa dân tộc với nhân loại. Bác đặt dân tộc Việt Nam vào
trong thế giới nhân loại. Ngay trong chữ người mà Hồ Chí Minh định nghĩa
đã bao hàm quan hệ này. Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
một cách tiếp biến chọn lọc mà ko phê phán hay phân biệt. Người đặt

4


Khổng Tử, Giêsu, Đức Phật, Mác Lênin, Tôn Trung Sơn ngang hàng
nhau….
* Đặc điểm của triết học Hồ Chí Minh: trước hết là triết học về
chính trị, vì chính trị là đặc điểm nổi bật nhất trong cuộc đời của Người
Một là Người chú trọng Độc lập dân tộc và CNXH. Hai là chú trọng
tt giải phóng dân tộc, giai cấp, xã hội, tiến đến giải phóng con người.
Người chú trọng xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền
làm chủ của nhân dân. Lãnh đạo dân là học dân và làm đày tớ dân. Lãnh
đạo dân là làm cho dân quý….Vì vậy, hành động thực tiễn để thực hành
chính trị Hồ Chí Minh là chống quan liêu, tham nhũng, làm cho Đảng trong
sạch, vững mạnh. Đảng là đọa đức văn minh.
Triết học Hồ Chí Minh còn là triết học xã hội. Người rất chú trọng
chính sách xh vì con người. Bác phát động 10 ngày nhịn ăn một bữa, chính
sách tang gia sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt….Chú trọng đi vào quản lý xã
hội một cách dân chủ, coi trọng cơ sở. Người nói Xã là nền tảng của hành
chính quốc gia. Người gọi là Ủy ban hành chính xã…sau này là Uỷ ban
nhân dân. Đặc biệt trong quản lý xã hội Người chú trọng lợi ích đi liền với
quyền của công dân, đưa ra mệnh đề: dân đã có quyền làm chủ thì dân cũng
phải có nghĩa vụ của Người chủ (chủ động). trong triết học xã hội Hồ Chí
Minh chú trọng đến bình đẳng, công bằng, tự do, dân chủ. Bình đẳng về
chính trị, Công bằng không phải là chia đều, công bằng là chia theo năng

lực, theo cống hiến, “Không sợ thiếu chỉ sợ ko công bằng, ko sợ nghèo, chỉ
sợ lòng dân không yên”.
* Triết học Hồ Chí Minh còn là triết học con người và văn hóa, là
triết học nhân văn.
Một là quan niệm về con người theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Hai là rất chú trọng giáo dục về đạo đức, nhân cách, không chỉ
trong lý luận mà ngay cả trong thơ văn của con người. Trong giáo dục đào
tạo Người chú trọng đến môn….Bác nói dạy mâm non cốt nhất giữ mãi
5


tuổi hồn nhiên cho các cháu, dạy tiểu học cốt nhất là dạy các đức tính làm
người, dạy trung học dạy kiến thức cơ bản học xong đi làm việc ngay.
Ngày 1/6/1969: Bác gửi thư cho Thầy và Trò trường tiểu học Vĩnh Niệm –
Hải Phòng trở căn dặn dạy tốt học tốt. Hồ Chí Minh đặt vấn đề Người thầy
giáo, cô giáo…kỹ sư về tâm hồn, đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ là một việc
làm quan trọng cho đời sau.
Ba là Người rất chú trọng xây dựng nên văn hóa dân tộc vừa truyền
thống vừa hiện đại. Chủ trương hội nhập quốc tế từ rất sớm, trong hội nhập
đó có hội nhập văn hóa (tiếp biến, giao lưu trao đổi, đối thoại….là tiếp biến
văn hóa dẫn đến sự phát triển). phải xây dựng đời sống mới đưa dân tộc
Việt Nam thành một dân tộc thông thái, 1 xã hội văn hóa cao.
2. Triết lý Hồ Chí Minh
Triết lý Hồ Chí Minh là một hình thái cụ thể của triết học Hồ Chí
Minh, là hình thức biểu hiện của triết học Hồ Chí Minh.
Thứ nhất: Nói nhiều về nhân sinh quan, quan niệm về lẽ sống ở
đời….nhất là đạo đức và lối sống.
Triết lý Hồ Chí Minh là kế thừa sâu sắc những giá trị của truyền
thống của quá khứ, đặc biệt là từ ngôn ngữ từ văn học, từ văn hóa dân gian.
Hồ Chí Minh hiểu thấu dân tình, dân sinh(sinh sống, cuộc sống), dân ý(ý

nguyện của dân) để lo cho dân quyền, lo cho dân chủ.
Về hình thức biểu hiện thành những câu châm ngôn mang tính chất
đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống. Đặc biệt triết lý Hồ Chí Minh thể hiện
rất nổi bật tính hài hòa đi vào ứng xử con người, hài hòa giữa lý và tình,
tình và nghĩa. Thấu lý đạt tình,
Thứ hai: Hồ Chí Minh đã xây dựng triết lý của mình thành triết lý
nhân sinh và triết lý hành động.
Vấn đề con người bao gồm: sinh mệnh, số phận, hạnh phúc
Ở đời đã là người dù là xấu hay tốt dù là văn minh hay dã man
nhưng mà xét ra đều có tình cả, là nhân tính, tính người
6


Nước mắt nào cũng có vị mặn, đã là máu thì máu nào cũng đỏ, cho
nên đổ máu là bất đắc dĩ, không đổ máu vẫn tốt hơn. Khi tình thế bắt buộc
phải cầm sung, phải làm sao tiết kiệm xương máu của chiến sĩ đồng bào.
Người có đạo đức tiếp thu chân lý dễ hơn. Từ đó chúng ta có thể rút
ra được điểm: triết lý nhân sinh, triết lý phát triển Hồ Chí Minh được viết:
Mọi việc lớn nhỏ đều quy vào hai chữ: ở đời và làm người. Ở đời thì phải
thân dân, làm người thì phải chính tâm. Đây là sự kế thừa tư tưởng Phương
Đông nhất là Khổng Tử, nhưng cái mới của Hồ Chí Minh là Người đã nâng
cái thân dân lên thành dân chủ. Các nhà hiền triết, vua tôi đều có tư tưởng thân
dân nhưng là sự ban phát, ban ơn. Nhưng ở Hồ Chí Minh thân dân ở trình độ
dân chủ, là quý trọng dân do đó trọng pháp, tôn trọng pháp luật.
Chính tâm là đạo đức phong kiến, Người phát triển thành đạo đức
cách mạng, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, tận trung với nước, tận
hiếu với dân. Bác là Người cộng sản hiện đại mà thực hành xuất sắc triệt lý
của phật giáo là vô ngã vị tha.
II. Thực hành triết lý Hồ Chí Minh trong cuộc sống
Bản thân Bác thực hành, Người nêu ra triết lý này đồng thời Người

thực hành triết lý đó. Ngày nay trong công cuộc đổi mới chúng ta vận hành
cái triết lý đó thực hành như thế nào.
1. Hồ Chí Minh thực hành triết lý
Thứ nhất: Hồ Chí Minh luôn luôn nhất quán với mục đích, với động
cơ để hành động, biểu hiện thành tư tưởng của Người, Người nêu lên
những tư tưởng đó và suốt đời thực hành điều đó: “Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc, nước nhà được độc lập, dân ta được tự do và
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ham muốn
trở thành khát vọng.
Trong Thư gửi Quốc dân đồng bào về việc đồng bào tín nhiệm việc
bỏ phiếu, Bác nói không thể như thế được, tôi đã ứng cử ở Hà Nội thì
không thể ứng cử nơi khác….Tôi thành thật cám ơn đồng bào giao cho tôi
7


trọng trách thì tôi vâng lệnh quốc dân đồng bào ra trận thì tôi hết lòng, hết
sức vì đồng bào. Khi đồng bào bảo tôi thôi thì tôi sẵn sàng lui, tôi sẽ làm
ngôi nhà nhỏ…Tôi tuyệt đối ở ngoài vòng danh lợi….Như một lời tuyên
thệ của Hồ Chí Minh. Một người như vậy, suốt đời chống được chủ nghĩa
cá nhân, chống giặc nội xâm mà Người coi đó là kẻ thù nguy hiểm nhất. Do
đó, khó khăn nhất, vất vả nhất, đau đớn nhất là chống giặc nội xâm.
Người đưa ra là tận trung với nước, tận hiếu với dân. Bác cụ thể
trong từng đối tượng một như với quân đội, công an nhân dân, thanh niên
“thanh niên ko bao giờ đòi hỏi tổ quốc đem lại cho mình những gì mà phải
hỏi mình đã làm gì cho tổ quốc”. Do đó toàn bộ các thực hành triết lý đó là
đạo làm người của người cách mạng. Phải thực hành triết lý đó mới có thể
thành công trọn vẹn được. Lời Người trả lời nhà báo cộng sản CuBa: tôi tự
nguyện hiến dâng đời tôi cho nhân dân tôi cho dân tộc tôi và cho cả nhân
loại. Ở trên đời này hiếm có vĩ nhân này cống hiến hy sinh vì một động cơ,
lý tưởng cao đẹp cho dân.

Thứ hai: suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng. Vì đây là sức mạnh
tinh thần lớn nhất giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách. Suốt
đời rèn luyện đạo đức cách mạng mới thực hiện được triết lý sống của mình
Đạo đức này với 4 chuẩn mực: cần kiệm liêm chính và 2 nguyên tắc
ứng xử: chí công vô tư…(đặt việc công, việc của xã hội lên trên nhất, quên
mình vì việc chung, nó đòi hỏi cả sự hy sinh, so sánh với vô ngã vị tha…là
sự hy sinh, ko từ chối…)là lý thuyết đạo đức Hồ Chí Minh.
Yêu cầu cao của Hồ Chí Minh là phải đủ cả bốn đức thì mới là
Người hoàn toàn xứng đáng với Người cách mạng, thiếu một đức không
thành người. Muốn thực hành tư tưởng triết lý thì việc đầu tiên phải rèn
luyện đạo đức, phải chuyên cần nhẫn nại…. Ba việc lớn mà Bác làm từ
1968-1969: Một là Bài nói chuyện với công nhân ngành than…; Bác đích
thân sửa chữa từng câu trong Bản điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp – lo cho

8


nông dân…; Bác chỉ thị cho Ban Tuyên huấn TW phát động phong trào
người tốt việc tốt, tiếp tục chỉ thị phong trào này trong kháng chiến.
Nguyên tắc muốn rèn luyện đạo đức các mạng phải kiên quyết quét
sạch chủ nghĩa cá nhân, kết hợp xây và chống, chống và xây.
Thứ ba: Ra sức thực hành dân chủ. Hồ Chí Minh không chỉ là Người
thiết kế lý luận mà còn nêu gương thực hành dân chủ, nó là điều trực tiếp
nhất để thực hành triết lý thân dân. Thân dân là gần gũi với dân, chăm sóc
cuộc sống của dân, nâng thân dân lên trình độ dân chủ, từ vị thế nông dân
lên người là chủ người làm chủ. Thực hành dân chủ ở Hồ Chí Minh là rất
toàn diện. Đầu tiên là trong kinh tế, sản xuất là để lo cái ăn cái mặc cho
dân, làm cho nền kinh tế phồn vinh, giàu có “phú cường”;
Về chính trị phải dân chủ, tức là cải cách chế độ dân chủ để dân thực
sự có quyền cầm lá phiếu đi chọn người đại biểu xứng đáng cho dân, Bầu

cử Quốc Hội ở Ba Đình, Bác đến sớm thực hiện quyền công dân, nhưng
được mọi người nhường Bác nói: ai đến trước bỏ phiếu trước, ai đến sau,
bỏ sau; Phải tăng cường luật pháp cả soạn thảo văn bản và cả thực hành
luật pháp, nhất là trong xét xử. Xây dựng một thể chế dân chủ, một nhà
nước Pháp quyền của dân do dân và vì dân. Thực hành dân chủ trong chính
trị không chỉ ở Nhà nước mà còn chú trọng trong Đảng, mặt trận và trong
các tổ chức đoàn thể. Đảng ko thể lãnh đạo mặt trận bằng áp đảo ra mặt mà
phải thương lượng với mặt trận – thể hiện tính dân chủ. Thực hành chính trị
dân chủ HCM rất chú trọng chống cho được căn bệnh quan liêu tham
nhũng, sách nhiễu, nhũng nhiễu, ăn hối lộ.
Ngoài ra thực hành trong chính trị chưa đủ cần thực hành dân chủ
trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng và tinh thần, và nhất là một đối tượng đặc
biệt nhảy cảm là trí thức, văn nghệ sĩ. Bác rất chú trọng dân chủ cho trí
thức và cho dân nghệ sĩ. Không áp đặt, ko mệnh lệnh mà rất trí tuệ. Bác
nói: Nước ta là nước dân chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ, ai ai cũng có
quyền tự do thảo luận tranh luận để cùng nhau tìm tòi chân lý. Khi chân lý
9


đã tìm thấy rồi, thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng
chân lý (tức là người ta tự nguyện tự giác, không áp đặt, tự do là tất yếu, tự
nhận thức. Nếu chống tất yếu đó là phiêu lưu, mù quáng…)Bác chăm lo
cho các đối tượng này rất tinh tế mà ngọn nguồn của nó là từ dân chủ.
Thứ tư: Ra sức trao dồi văn hóa để có cả năng lực, phẩm chất mà thực hành
triết lý đó.
Nền tảng văn hóa bắt đầu từ học vấn, nó không phải là tất cả của văn
hóa nhưng là tiền đề của văn hóa. Phải học, học suốt đời theo tấm gương
của Bác. Bác huấn luyện cán bộ về nói và viết sao cho dân hiểu, dân tin.
Điều mà các chú gọi là kinh nghiệm Bác mách nhỏ như sau: trước khi nói
và viết cái gì phải trả lời bốn câu hỏi: 1 là nói và viết về cái gì? Tức là đề

tài
Hai là nói và viết để làm gì? Tức là mục đích gì?
Ba là nói và viết cho ai? Đối tượng
Bốn là Nói và viết như thế nào? Là phương pháp.
Đây là bốn tổng kết lớn của Hồ Chí Minh, đề tài, đối tượng mục đích
và phương pháp. Bác nói ngắn gọn súc tích dễ hiểu là vì dân…..Thơ chúc
tết của Bác là thế, là thơ tuyên truyền chính trị, đạt đến trình độ cao vì nghệ
thuật.
Văn hóa Hồ Chí Minh chính là văn hóa chính trị, là văn hóa đạo đức,
là văn hóa ứng xử. trau dồi văn hóa suốt đời Hồ Chí Minh là vừa trau dồi
văn hóa đạo đức, ứng xử sao cho được lòng nhau “phê bình phải đúng
người, phải đúng và phải khéo, phải làm sao cho không chạm vào lòng tự ái
của người ta; đúng là khoa học, khéo là nghệ thuật”.Văn hóa HCM là sự tự
nhiên hài hòa, trung thực và khiêm nhường, không có tự cao tự đại, dù là
lãnh tụ nhưng ko bao giờ có đầu óc lãnh tụ…ứng xử là cả một bài tập văn
hóa….
Thứ năm: Phải gắn thực hành triết lý nhân sinh, hành động vào trong
đời sống thực tiễn với những thực hành khác. Đời bác là cả một tấm gương
10


với bao nhiêu thực hành lớn gồm 5 thực hành lớn cùng với thực hành triết
lý này
Thực hành lý luận gắn thực tiễn, thực hành dân chủ, thực hành dân
vận, thực hàn đoàn kết và đại đoàn kết, và thực hành đạo đức cách mạng.
Bác tự làm thực hành này suốt cả cuộc đời
* Hồ Chí Minh thực hành triêt lý nhân sinh
Triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh hàm chứa những tư tưởng sáng tạo
về giải phóng con người. Đó là triết lý nhân sinh hành động dựa trên chủ
nghĩa nhân đạo và nhân văn cao cả vừa kế thừa truyền thống nhân ái, khoan

dung tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cộng sản hiện
thực. Triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh là triết lý nhân sinh vì con người,
phấn đấu cho tự do, hạnh phúc của con người. Triết lý nhân sinh Hồ Chí
Minh lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con
người làm mục tiêu, luôn luôn coi con người là sức mạnh đầu tiên và là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng, coi con người là vốn quý nhất, coi hòa
bình trong độc lập tự do là nguyện vọng thiêng liêng nhất của con người.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định rõ, Đảng và
nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Và, lần đầu tiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chính
thức khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”
Khẳng định giá trị và ý nghĩa lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã cho rằng, sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh là “linh
hồn”, là “ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, là “lương tâm của thời
11


đại”, có sức sống trường tồn, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm
của nhân dân Việt Nam và của nhân dân nhiều dân tộc trên thế giới, cả
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính là vì tư tưởng của Người đã kế
thừa những giá trị tư tưởng, văn hóa “vĩnh cửu” của nhân loại, thấm đượm
chủ nghĩa nhân văn cao cả và đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy
bỏng và sâu xa của dân tộc và nhân loại. Rằng, không chỉ thế, cả cuộc đời
hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người còn là một tấm gương

sáng ngời, một biểu hiện tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong
tham luận Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - đặc điểm và cội nguồn, Giáo
sư Trần Văn Giầu đã nói: “Cho phép tôi hiểu rằng tầm cỡ của một hiền triết
chưa chắc chắn ở chỗ giải đáp mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, ở
chỗ xác định thế giới là thực tại hay là ảo ảnh, khả tri hay bất khả tri, ở chỗ
lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là ở mức
quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và
chắc chắn còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của
mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết
đó…”(3).
Thật vậy, cái làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa cải tạo
thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm vì con người và
giải phóng con người, quan điểm dân sinh thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo
cao cả, tư tưởng nhân văn sâu sắc và triết lý nhân sinh mà Người đã dày
công vun đắp. Hồ Chí Minh chưa một lần dành riêng một tác phẩm, một
bài viết hay một bài phát biểu để trình bày quan điểm dân sinh, triết lý nhân
sinh của Người. Quan điểm đó, triết lý đó ở Hồ Chí Minh được toát ra,
được thể hiện sinh động từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh cách mạng không
mệt mỏi và từ cuộc sống hàng ngày rất đỗi người thường của Người. Quan
điểm đó, triết lý đó là sự kết tinh cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn

12


cao đẹp của một vĩ nhân, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới.
Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự thể hiện
tập trung quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người - suốt đời cống
hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng

giai cấp và giải phóng nhân loại; đấu tranh không mệt mỏi để xóa bỏ mọi
áp bức, bóc lột, mọi bất công, phi lý; giành độc lập, tự do vì quyền được
phát triển bình đẳng cho dân tộc, cho nhân loại; đem lại cho mỗi con người,
cho dân tộc và cho cả cộng đồng nhân loại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc.
Quan điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó lấy thực tiễn cuộc sống
làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu.
Đó là quan điểm hành động, vì cuộc sống con người mà hành động, là triết
lý cuộc sống, là đạo lý làm người, đạo lý làm việc. Ở Hồ Chí Minh, quan
điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó đã trở thành phương châm hành
động và, như Người đã xác định rõ, “đầu tiên là công việc đối với con
người”, mọi công việc đều liên quan tới con người, hướng vào phục vụ con
người, làm cho con người được phát triển toàn diện với mọi năng lực vốn
có của nó, để con người được làm chủ, có tự do, có cuộc sống ấm no và
hạnh phúc. Hơn nữa, Người còn coi đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu
khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm.
Ở Hồ Chí Minh, quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh là sự gắn kết
giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn
của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là truyền thống nhân ái,
“thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam kết hợp với
truyền thống nhân ái trong các nền văn minh phương Đông và phương Tây.
Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là lòng
thương yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, yêu dân nồng nàn.
Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là giải
13


phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người
và phát triển con người toàn diện. Phương thức thực hiện chủ nghĩa nhân
đạo và tư tưởng nhân văn ấy là hành động, hoạt động thực tiễn cách mạng.

Thật vậy, được sinh ra và nuôi dưỡng bởi một đất nước, một dân tộc
có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, có nền văn hóa
nhân bản, mang giá trị truyền thống và đượm bản sắc dân tộc, có khát vọng
cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp, song lại phải hứng chịu nỗi bất công,
vô nhân đạo do sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, với một
tình cảm yêu thương, gắn bó máu thịt với gia đình, quê hương, đất nước và
một tâm hồn cao đẹp, nhạy cảm, một trí tuệ anh minh, Hồ Chí Minh đã
sớm nhận ra nỗi đau của người dân mất nước, nỗi nhục của kiếp đời nô lệ.
Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc từ nỗi đau đời, thương
người, không cam chịu áp bức, bất công, từ những suy nghĩ mang tính nhân
đạo, nhân văn coi con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền bình
đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Mục tiêu không bao giờ
thay đổi ở Người là giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại cho
dân tộc quyền tự do, bình đẳng trong phát triển, làm cho đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống trong niềm vui hạnh
phúc. Người nhiều lần khẳng định, ở Người chỉ có một mục đích duy nhất
– đó là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, bản thân Hồ
Chí Minh cũng đã từng theo học đạo Nho từ nhỏ, tư tưởng nhân nghĩa của
đạo Nho đã in đậm dấu ấn trong tâm khảm của Người, trở thành một bộ
phận cấu thành quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân đạo
và tư tưởng nhân văn ở Người. Song, khác với nhiều nhà Nho đương thời,
với thực tiễn cuộc sống đầy biến động mà Người từng trải qua trong những
năm tháng tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, bằng thực
tiễn hoạt động cách mạng, với một trí tuệ anh minh và tầm nhìn xa, trông
rộng, Người đã sớm khắc phục, chế ngự tính hẹp hòi, thiển cận của cái nhìn
14


dân tộc để đi đến một quan niệm mới về tình hữu ái giai cấp, hướng tới

những giá trị nhân văn phổ quát.
Thấu hiểu hơn ai hết những giáo lý của đạo Phật, những chủ trương
“từ bi, hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn”, “cứu nhân độ thế”, song với Hồ Chí Minh,
những giáo lý đó, những chủ trương ấy chỉ được coi là hữu ích khi chúng
được sử dụng vào mục đích dân sinh, an sinh xã hội, “cứu chúng sinh ra khỏi
khổ nạn” và nhất là vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ
quốc, “đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ”.
Hồ Chí Minh cũng biết đến những ước mơ, khát vọng vươn tới một
xã hội cao đẹp mà ở đó, con người được phát triển toàn diện và ngày một
trở nên hoàn thiện với cuộc sống ấm no, hạnh phúc ở đạo Thiên Chúa, biết
đến chủ trương cứu vớt chúng sinh của Chúa Giêsu. Song, với Người, khát
vọng đó, chủ trương ấy trước hết phải vì những người bị áp bức, vì những
dân tộc bị đè nén, vì hòa bình và công lý, phải nhằm mục đích cứu loài
người khỏi ách nô lệ, đưa loài người đến hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự
do và nhất là, đem lại an ninh cho cuộc sống của mỗi con người, an sinh
cho đời sống cả cộng đồng xã hội.
Hồ Chí Minh còn biết đến Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) và tỏ lòng
ngưỡng mộ nhà dân chủ cách mạng Trung Quốc nổi tiếng này bởi ý tưởng
độc lập, tự do, hạnh phúc của ông, bởi chủ nghĩa “tam dân” - dân tộc, dân
quyền và dân sinh - mà ông đã đưa ra với tư cách cương lĩnh chính trị nhằm
mục tiêu độc lập dân tộc, thành lập nền cộng hòa và thủ tiêu tình trạng bất
bình đẳng xã hội. Người đã tìm thấy nhiều điểm tương đồng về tư tưởng,
tìm ra “những điều thích hợp với nước ta” trong chủ nghĩa “tam dân” của
Tôn Dật Tiên để thực hiện quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người
trong những điều kiện lịch sử - cụ thể ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh cũng đã biết đến những giá trị đích thực trong tư tưởng
nhân văn phương Tây - đó là tự do, dân chủ, tiến bộ. Lấy những nội dung
cốt lõi trong tư tưởng nhân văn phương Tây, chắt lọc những giá trị đích
15



thực của nó, khi trịnh trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Người đã đưa vào các nội dung tinh túy trong Tuyên ngôn Độc
lập năm 1776 của nước Mỹ, trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng Dân chủ tư sản Pháp 1789 - 1794 để khẳng định: “tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”; rằng “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”(5). Cũng ở đây,
cùng với khẳng định này, Người còn nhấn mạnh “quyền được sống, quyền
được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” với tư cách “những quyền không
ai có thể xâm phạm được” của mỗi người và của mọi người. Điều khẳng
định này, sự nhấn mạnh này, có thể nói, đã thể hiện rõ quan điểm dân sinh,
triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh.
Nhận thức rõ những giá trị đích thực trong tư tưởng nhân văn
phương Tây, Hồ Chí Minh cũng sớm nhận ra những hạn chế ở nền tự do,
dân chủ của nó, thấy rõ mặt trái của quyền con người trong chế độ tư bản
chủ nghĩa. Với nhận thức đó, Người cho rằng, con đường đến với tự do,
dân chủ thực sự, đến với sự thực hiện an ninh cho cuộc sống của mỗi con
người, an sinh cho đời sống của cả cộng đồng xã hội chỉ có thể là con
đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng – giải phóng con người,
giải phóng xã hội. Bởi lẽ, chỉ khi con người và xã hội thực sự được giải
phóng thì an ninh cho cuộc sống của mỗi con người mới được đảm bảo, an
sinh cho đời sống của cả cộng đồng xã hội mới được thực hiện và thực hiện
một cách bền vững.
Từ những nhận thức sâu sắc ấy về tư tưởng nhân văn trong các nền
văn hóa Đông - Tây, từ đạo lý truyền thống của người Việt Nam, cộng với
một trí tuệ anh minh, tầm nhìn xa, trông rộng, lòng yêu nước, thương dân,
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy ở đây cái “cẩm
nang thần kỳ” cho con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người và

16


xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội vì cuộc sống đích thực của con
người, vì an ninh con người và an sinh xã hội. Người tiếp thu ở chủ nghĩa
Mác - Lênin tư tưởng nhân đạo nhất về CON NGƯỜI với chữ viết hoa - tư
tưởng vì cuộc sống hiện thực của con người, cuộc sống mà ở đó, an ninh
con người của con người được đảm bảo và do vậy, an sinh xã hội của cả
cộng đồng xã hội được thực hiện bền vững; tư tưởng vì tự do, dân chủ,
hạnh phúc và tiến bộ thực sự cho mỗi con người và cho tất cả mọi người.
Hồ Chí Minh đón nhận ở chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng nhân văn
sâu sắc nhất, chủ nghĩa nhân đạo cao cả nhất không phải theo lối “tầm
chương trích cú”, áp dụng nguyên xi, rập khuôn giáo điều. Người lấy ở đó
cái nội dung cốt yếu nhất trong thế giới quan duy vật, phương pháp luận
biện chứng, khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và coi đó là ánh
sáng kỳ diệu, “ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi”, cho chính tư tưởng
và hành động của mình nhằm thực hiện quan điểm dân sinh, triết lý nhân
sinh mà Người đã hình thành, thực thi chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân
văn để mang lại an ninh con người cho nhân dân mình, an sinh xã hội cho
đất nước mình, quê hương mình, Tổ quốc mình. Với tư tưởng hiện thực đó,
quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh ở Hồ Chí Minh đã trở thành quan
điểm, triết lý vì cuộc sống ngày một cao đẹp cho mỗi con người và cho cả
cộng đồng xã hội mà hành động, vì an ninh con người, vì an sinh xã hội mà
hành động. Theo Người, con người không thể mưu cầu hạnh phúc bằng
cách ngồi yên trông đợi sự ban phát từ đâu đó ở bên ngoài, mà phải bắt tay
hành động, tiến hành hoạt động thực tiễn để tự mình giành lấy hạnh phúc
cho mình, cho mọi người. Chỉ có hành động, hoạt động thực tiễn, con
người mới có thể cải tạo được thế giới, cải tạo và thực hiện tiến bộ xã hội,
cải tạo, phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình, thực hiện được mục
đích, ước mơ và lý tưởng của mình. Với Người, chủ nghĩa nhân đạo, tư

tưởng nhân văn phải được thể hiện thành hành động thiết thực, thành hoạt
động thực tiễn cách mạng theo quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh hành
17


động. Bởi lẽ, theo Người, thực hành là nền tảng của lý luận và lý luận lại
phụng sự thực hành. Chỉ có thực hành mới là tiêu chuẩn của sự thật. “Chỉ
có thực hành mới là mực thước đúng nhất cho sự hiểu biết của người về thế
giới. Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai cấp đấu
tranh, khoa học thực nghiệm), người ta mới đạt được kết quả đã dự tính
trong tư tưởng, và lúc đó sự hiểu biết mới được chứng thực”(6).
Biến quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh thành hành động, thành
thực tiễn cách mạng, trong suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình,
Hồ Chí Minh đã tiến hành đấu tranh không mệt mỏi, cống hiến không tiếc
sức mình cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Ngay cả khi
phải từ biệt thế giới này theo quy luật sinh tồn, Người vẫn lấy làm tiếc vì
không còn được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Suốt đời
phục vụ, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, nhưng với bản thân Người,
Người không hề đòi hỏi bất cứ điều gì cho riêng mình. Không chỉ thế, với
quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh đã trở thành phương châm sống
“sống ở đời và làm người” theo nghĩa yêu nước, thương dân, thương nhân
loại bị đau khổ, áp bức, trước khi qua đời, Người vẫn không quên căn dặn
Đảng và Chính phủ phải lấy “công việc đối với con người” làm công việc
hàng đầu, coi đó là công việc “đầu tiên” cần phải làm, nhất thiết phải làm,
ra sức mà làm.
Theo lời căn dặn đó, đối với những người đã dũng cảm hy sinh một
phần xương máu của họ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho
dân tộc, Đảng và Chính phủ phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn
ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ để họ có được
hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh. Đối với

những người đã anh dũng hy sinh, mỗi địa phương cần xây dựng vườn
hoặc bia kỷ niệm để mãi mãi ghi nhớ công lao của họ, để đời đời giáo dục
tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Khi gia đình, người thân của họ thiếu
sức lao động, gặp khó khăn, chính quyền địa phương cần phải giúp đỡ họ
18


có công ăn việc làm thích hợp, “quyết không để họ bị đói rét”. Đối với
những người còn trẻ, có nhiều cống hiến trong các lực lượng vũ trang và
thanh niên xung phong, Đảng và Chính phủ cần chọn một số người ưu tú
nhất để đào tạo họ thành những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật giỏi, có tư tưởng, lập trường cách mạng vững vàng và lấy đó làm đội
quân chủ lực trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Đối với phụ nữ, Đảng
và Chính phủ cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, cất nhắc, giúp họ tiến bộ, trở
thành những người lãnh đạo và đem lại quyền bình đẳng thực sự cho họ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Đảng và Chính phủ cần kết
hợp giáo dục với sử dụng luật pháp để cải tạo, giúp đỡ họ trở thành những
người lao động lương thiện. Đối với nông dân, Đảng và Chính phủ cần có
kế hoạch thực hiện miễn thuế nông nghiệp một năm cho họ để “đồng bào hỉ
hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”,
Có thể nói, đó là một chính sách xã hội chu đáo, toàn diện đối với
con người mà trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã đề xuất và yêu cầu Đảng,
Chính phủ “cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa
vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”mà thực hiện nhằm mang lại an ninh cho
cuộc sống của mỗi con người, an sinh cho đời sống của cả cộng đồng xã
hội. Nếu không xuất phát từ quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh sâu sắc,
thấm đượm tư tưởng nhân đạo và tính nhân văn, Người đã không thể đề
xuất được một chính sách xã hội chu đáo, toàn diện đến như vậy đối với
con người. Chính sách xã hội này càng cho thấy tư tưởng vì con người của
Người quả là xưa nay hiếm.

Với Hồ Chí Minh, cái quý giá nhất không chỉ là con người - “Trong
bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, mà còn là độc lập và tự do - “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với Người, độc lập và tự do không chỉ là cái
quý giá nhất, mà còn là chân lý - cái chân lý mà cả nhân loại đều hướng tới.
Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là khát vọng suốt đời
của Người. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
19


làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính tư
tưởng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân này đã cấu thành
quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh, tạo nên bản chất cao quý trong chủ
nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn của Người; trở thành ngọn cờ đấu tranh,
mục tiêu suốt đời hy sinh cống hiến, lý tưởng suốt đời phấn đấu của Người.
Và, với Người, để dân tộc được độc lập, mọi người dân được tự do, hạnh
phúc, không có con đường nào khác ngoài con đường giải phóng dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi đó là cái tiên quyết đem đến cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, dân chủ và tiến bộ cho dân tộc và nhân dân Việt Nam. Xuất
phát từ quan niệm đó, Người cho rằng, mục tiêu số một khi đất nước đang
chìm đắm trong ách nô lệ là giải phóng dân tộc; còn khi đất nước đã được
độc lập, nhân dân đã được tự do thì mục tiêu hàng đầu, nhiệm vụ trung tâm
là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội, với Hồ Chí Minh, không chỉ gắn liền với
độc lập dân tộc, là con đường, cách thức để giữ vững độc lập dân tộc, mà
còn là con đường, cách thức để thực hiện dân sinh, an sinh xã hội. Bởi lẽ,
chủ nghĩa xã hội, trong quan niệm của Người, là chế độ xã hội trước hết
làm cho nhân dân lao động có công ăn việc làm ổn định, “Làm cho người
nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm”,
nghĩa là mọi người ai cũng có được cuộc sống ngày một đầy đủ, ấm no và

hạnh phúc. Và, đó là một xã hội mới, công bằng, nhân đạo và tốt đẹp, có
mục tiêu cụ thể là dân giầu, nước mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh
phúc. Mục tiêu nhân văn đó được Người nói một cách đơn giản và dễ hiểu
là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước
hết là cho quần chúng nhân dân lao động. Với quan niệm như vậy về chủ
nghĩa xã hội, Người đã khẳng định: “Điều quan trọng bậc nhất trong kế
hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện đời sống của nhân

20


dân”; và “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Khẳng định đó càng cho thấy rõ, trong quan niệm của Hồ Chí Minh,
chủ nghĩa xã hội trước hết phải là xã hội vì con người, đem lại cho con
người bản chất Người đích thực; và ở đó, không chỉ dân sinh, mà cả an sinh
xã hội được thực hiện và đảm bảo bền vững. Chỉ với một quan điểm dân
sinh, một triết lý nhân sinh hành động, thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao
cả và tư tưởng nhân văn sâu sắc, Người mới có được quan niệm như vậy về
chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu nhân đạo, nhân văn của chủ nghĩa xã hội. Và,
chính quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh đó đã tạo nên ở Người niềm tin
tất thắng vào thắng lợi cuối cùng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên đất nước Việt Nam chúng ta. Với quan điểm dân sinh và triết lý nhân
sinh đó, trước khi trở về cõi vĩnh hằng, Người vẫn tin rằng, chỉ cần còn
non, còn nước, còn người thì công cuộc xây dựng xã hội mới - một “cuộc
chiến đấu khổng lồ” chống lại “những gì đã cũ kỹ, hư hỏng” để tạo ra
“những cái mới mẻ, tốt tươi”, dù “rất to lớn, nặng nề, và phức tạp”, song
thắng lợi là điều chắc chắn.
Niềm tin vững chắc đó ở Hồ Chí Minh, chắc chắn là đã được hình
thành từ quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh thấm đượm chủ nghĩa nhân

đạo và tư tưởng nhân văn mà Người đã dày công vun đắp trong suốt cuộc
đời hoạt động và đấu tranh cách mạng - quan điểm dân sinh, triết lý nhân
sinh hành động: động viên, tổ chức và giáo dục toàn dân hành động, dựa
vào dân mà hành động và vì dân mà hành động.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước trên nền tảng lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những thành công rất
đáng tự hào, nhất là trước những biến động khó lường của cuộc khủng
hoảng tài chính, năng lượng, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an toàn
thực phẩm đang có xu hướng lan rộng và những thách thức nghiêm trọng
cho ổn định và phát triển kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới và khi
21


vấn đề giữ vững ổn định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề dân sinh,
an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho người lao động đang trở thành mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, việc chúng ta cùng nhau nhắc
lại quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh, thiết nghĩ, có ý
nghĩa thiết thực và bổ ích. Hơn nữa, giờ đây, việc chúng ta cùng nhau nhắc
lại quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh với tư cách quan
điểm, triết lý gắn kết chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư tưởng nhân văn sâu
sắc, gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, lấy thực tiễn làm điểm
xuất phát, lấy việc quan tâm đến đời sống con người, giải phóng và phát
triển con người làm mục tiêu không chỉ có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, mà
còn là cần thiết để góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và
mãi mãi là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta trên con đường
đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giầu,
nước mạnh, xã hội văn minh, con người được giải phóng, được phát triển,
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc bền vững.
Triết lý nhân sinh của Hồ Chí Minh dựa trên tấm lòng “luôn luôn
hướng về nhân dân các dân tộc, các tầng lớp cần lao bị áp bức đọa đầy đau

khổ. Người thiết tha mong mỏi thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và
bình đẳng, con người được sống hạnh phúc và tốt đẹp” . Triết lý nhân sinh
Hồ Chí Minh là triết lý gắn kết chủ nghĩa nhân đạo cao cả với chủ nghĩa
nhân văn sâu sắc, triết lý gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đó
là triết lý lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con
người làm mục tiêu, luôn luôn hành động vì con người, dựa vào con người
mà hành động. Triết lý nhân sinh đó càng làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí
Minh – ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam và là tài sản tinh thần
vô giá của Đảng ta và dân tộc ta.
* Hồ Chí Minh thực hành triết lý hành động
Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa
của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của
22


triết học Mác- Lênin và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó
triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau,
tạo nên một khối thống nhất. Điều này thể hiện rõ khi Người cho rằng lý
luận phải liên hệ với thực tế, học phải đi đôi với hành. Thực tiễn không có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng bởi lẽ khi đó thực tiễn
không biết đi theo hướng nào, không biết đi về đâu giống như con tàu giữa
biển khơi mù mịt nhưng lại không có la bàn. Còn lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông, tức lý luận để mà lý luận, lý luận trở thành
trò chơi của lý tính và lý trí. Người còn ví không có lý luận thì lúng túng
như nhắm mắt mà đi, lý luận và kinh nghiệm như hai con mắt của con
người, có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một
mắt mờ. Bơm to, thổi phồng kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa, ngược lại, bơm to, thổi phồng lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều kinh
viện. Đó là hai loại bệnh tương đối phổ biến ở nước ta trước kia và hiện
nay vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Phương châm của Người là độc thư bất vong cứu quốc, cứu quốc bất
vong độc thư, nghĩa là đọc sách không quên cứu nước, đọc sách không chỉ
nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện trí tuệ mà phải hướng đến cứu nước cứu
người, cứu nước không quên đọc sách, tức cứu nước không quên nâng cao
trí tuệ. Qua đây ta thấy người cách mạng và người trí thức hòa quyện vào
nhau, trong người cách mạng có người trí thức, trong người trí thức có
người cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ, còn người trí thức phải
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người trí thức của nhân dân.
Triết lý Hồ Chí Minh là triết lý hành động, triết lý hành động thể
hiện rõ nhất trong tư tưởng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Như chúng ta đã
biết, mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái
thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất và cái đa… là vấn đề
trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Dĩ bất
biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với
23


cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Nhưng chữ “Dĩ” ở đây làm cho triết lý gắn
liền với hành động. Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật, thay đổi
khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó, cái mà Trang Tử gọi là
“Chết của đạo”, còn trong triết học gọi là bản thể. Trong mối quan hệ đó thì
bản thể là bất biến, không sinh không diệt, còn các hiện tượng biến chuyển
không ngừng, nay còn mai mất. Trong mỗi nền triết học, cái bất biến – bản
thể không thêm không bớt được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng
hạn như Brahman trong triết học Ấn Độ, Đạo trong học thuyết Lão Trang,
Thái cực trong Kinh dịch, vật chất trong chủ nghĩa duy vật…
Ý nghĩa nhân sinh sâu xa của triết lý này là ở chỗ trong cuộc sống
nên nắm giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái lặt vặt nhất thời, nên
đứng ở chết (cái bất biến) mà quan sát, từ đó dung hòa, quân bình vạn vật.
Những bậc thánh nhân luôn đứng ở cái bất biến mà quan sát cái vạn biến,

dùng bất biến ứng phó với vạn biến, do đó mà thánh nhân trường cửu (bất
biến). Không nắm được cái bất biến mà suốt đời cứ chạy theo cái vạn biến
thì cả đời mỏi mệt. Nói cụ thể, trong cuộc đời mỗi người nên nhìn ra cái
lớn, chứ đừng nên sa vào những cái vụn vặt, tầm thường, nói theo Vedanta,
phải nhận ra đâu là bản thể trong cái hiện tượng, đâu là cái vĩnh hằng trong
cái tạm thời, đâu là cái không thay đổi trong cái thay đổi, đâu là cái toàn
thể trong cái cục bộ, đâu là cái bất biến trong cái vạn biến…
Vậy, cái bất biến ở Hồ Chí Minh là gì? Cái bất biến ở Hồ Chí Minh,
theo tôi, tập trung ở bốn cái liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau,
đó là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ. Không có độc lập, tức bị vong
quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô lệ lầm than thì làm gì có tự do, lấy
đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Chính vì vậy, nước bị mất độc lập thì việc
đầu tiên là phải giành cho bằng được độc lập, và trong hoàn cảnh như vậy,
độc lập cho đất nước là cái bất biến số một hàng đầu. Có độc lập rồi thì mới
nói đến tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới
được tự do. Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho
24


kỳ được độc lập, tất cả cho độc lập, không có gì qúy hơn độc lập tự do. Mặt
khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến
chuyện dân làm chủ, còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân
chủ. Ở đây cần lưu ý rằng điều kiện tiên quyết để có tự do, dân chủ là nước
phải độc lập, nhưng không phải cứ có độc lập là có ngay tự do, dân chủ. Do
đó khi đã có độc lập rồi thì tự do, hạnh phúc, dân chủ lại nổi lên. Như vậy,
mặc dù bốn yếu tố này nằm trong mối liên hệ mật thiết, không tách rời
nhau, nhưng nhìn chung chúng lại chia ra làm hai cấp độ’ một bên là độc
lập, còn bên kia là tự do, hạnh phúc, dân chủ. Hai cấp độ này không tách
rời nhau vì nếu có cái thứ nhất mà không có cái thứ hai thì cái thứ nhất
cũng trở nên vô nghĩa. Theo Người, có độc lập mà dân không được hưởng

tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì. Ngược lại, muốn có cái
thứ hai thì đầu tiên, trước hết phải có cái thứ nhất. Cái thứ nhất là tiền đề
không thể thiếu được, nhưng cái thứ hai mới là mục đích cuối cùng. Từ
logic đó, Người đã gắn giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội – tư tưởng
trung tâm, cốt lõi của Người.
Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” có nghĩa là lấy cái bất biến (cái
không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến, ứng phó với cái vạn biến nhưng
không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc
sống cũng như sự nghiệp cách mạng luôn phát triển, bởi vậy, sách lược
trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phải mền dẻo, uyển chuyển (cái vạn biến).
Nhưng dù có mền dẻo, uyển chuyển như thế nào đi chăng nữa cũng không
được quyên mục đích cuối cùng (cái bất biến), bởi nếu không sẽ dễ bị lạc
vào cái mê cung, rừng rậm của vạn biến, cái vụn vặt mà không thấy đường
ra.
Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đồng thời cũng là triết lý hành
động, gắn với hành động bởi lẽ vì cái bất biến đó mà Người rời bỏ quê
hương ra đi tìm đường cứu nước lúc Người mới 21 tuổi, và cũng chính vì
cái bất biến đó mà Người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc, đặt lợi
25


×