Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

SKKN Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học phân môn Khoa học (môn Tự nhiên và Xã hội) ở bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.53 KB, 74 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học diễn ra một
cách sôi động trên bình diện cả về lý luận cũng như về thực tiễn. Định hướng
đổi mới phương pháp dạy học được nghị quyết TW lần 2 Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII khẳng định : "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các phương tiện dạy học
hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của
học sinh" [32, Tr 41].
Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện tại trên
thế giới như "phương pháp tự phát hiện tri thức", "phương pháp dạy học tích
cực", "phương pháp cùng tham gia", "phương pháp tương tác" và gần đây là
"phương pháp bàn tay nặn bột" từng bước được vận dụng vào quá trình dạy
học ở tiểu học - bậc học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân
[1, 3, 4].
Khoa học là phân môn chiếm vị trí quan trọng trong môn Tự nhiên - Xã
hội. Đây là phân môn tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực
nghiệm như : Vật lý, hoá học, sinh học. Vì vậy, phân môn này có nhiều thuận
lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy
học để bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập mang tính chất
tìm tòi nghiên cứu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho họ.
Thực tiễn dạy phân môn Khoa học ở trường tiểu học cho thấy, giáo viên
còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học. Các phương
pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ động.
Các thí nghiệm khoa học trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên
còn tự mình trình bày, biểu diễn các thí nghiệm thực hành để minh hoạ cho
kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này để các

1




em chiếm tri thức khoa học một cách chủ động, thoả mãn được nhu cầu tìm tòi
hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh tiểu học. Vì vậy các giờ học còn
mang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao,
học sinh ít được tham gia vào quá trình dạy học.
Việc tìm kiếm vận dụng những phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy
học ở tiểu học nói chung phân môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng để
hình thành cho học sinh những phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó
để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu
điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy học
phân môn Khoa học ở tiểu học là phương pháp "Bàn tay nặn bột". Trong
những năm gần đây, phương pháp "Bàn tay nặn bột" bước đầu được thử
nghiệm vào quá trình dạy học phân môn Khoa học ở một số trường tiểu học
Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ ở mức độ hạn hẹp, mang tính chất
thử nghiệm ở một số bài học thuộc chủ đề về không khí trong chương trình
khoa học lớp 4. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy
học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam là
vấn đề hết sức cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như
vậy mới hình thành được cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp họ
thực sự trở thành "chủ thể" tìm kiếm tri thức. Vì những lý do trên chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn
bột" trong quá trình dạy học phân môn Khoa học (môn Tự nhiên và Xã hội)
ở bậc tiểu học".
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Phương pháp "Bàn tay nặn bột" được đưa vào giảng dạy ở trường tiểu học
ở Mỹ từ những năm 90, là ý tưởng sáng tạo của nhà vật lý người Mỹ từng nhận
giải Nobel năm 1988 Leon Ledeman. Tiếp đó Georges Charpak - nhà vật lý có
tên tuổi người Pháp đã kế tục và triển khai phương pháp này tại một số trường

học ở Paris và đã đạt được những thành công nhất định. Họ chủ trương cho học
sinh tiểu học tiếp xúc với khoa học và cách nghiên cứu một vấn đề khoa học

2


bằng việc để chính các em tự tiến hành thí nghiệm dưới sự định hướng, giúp
đỡ của thầy cô giáo, tránh được tình trạng thầy cô giáo dạy học bằng cách
thông báo cho học sinh một cách đơn giản "chân lý là thế đấy" và bắt các em
phải chấp nhận. Một số nước Châu Á, gần đây nhất là Trung Quốc cũng đã đưa
phương pháp này vào các trường mẫu giáo và tiểu học. Ở Việt Nam, nhóm
giảng viên ngành vật lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội gồm: PGS-TS.
Nguyễn Thị Thanh Hương, PGS - TS. Lê Trọng Tường, PGS - TS. Đỗ Hương
Trà và cùng với nhóm sinh viên Khoa Vật lý của trường đã đưa phương pháp
"Bàn tay nặn bột" vào thử nghiệm ở một số trường tiểu học ở Hà Nội như:
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, trường cho làng trẻ SOS và bước đầu tổ
chức các chuyên đề sinh viên khoa giáo dục tiểu học ở Đại học sư phạm Hà
Nội. Tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ ở mức độ thử nghiệm ở một số bài thuộc
chủ đề không khí trong chương trình khoa học lớp 4 mà chưa đưa ra được quy
trình sử dụng phương pháp này phù hợp với trường tiểu học Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Khoa học ở nhà trường tiểu học.
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1. Khách thể nghiên cứu : Phương pháp dạy học phân môn Khoa học ở
bậc tiểu học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu : Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"

trong quá trình dạy học phân môn Khoa học ở nhà trường tiểu học.
5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC : Nếu trong quá trình dạy học phân môn Khoa

học giáo viên biết sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo một quy trình
hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường tiểu học Việt Nam thì sẽ phát
huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Qua đó, góp phân nâng
cao chất lượng dạy học phân môn này ở bậc tiểu học.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

3


6.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2. Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp dạy học phân môn Khoa
học của giáo viên ở một số trường tiểu học.
6.3. Đề xuất và thực nghiệm quy trình sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột".
7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Trên loại bày trình bày tài liệu mới, với hình thức dạy học trên lớp phân
môn Khoa học lớp 4, 5.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Tổng kết các tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
8.2. Phương pháp thực tiễn :
* Tổng kết kinh nghiệm dạy và học ở giáo viên và học sinh.
* Phương pháp quan sát việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở
trường thực nghiệm.
* Phương pháp điều tra Ankét trên các đối tượng của giáo viên và học

sinh.
* Phương pháp trò chuyện phỏng vấn giáo viên và học sinh.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
* Phương pháp thống kê toán học để chứng minh độ tin cậy của các kết
quả nghiên cứu.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài của chúng tôi có những đóng góp sau : Đã làm sáng tỏ một số vấn
đề lý luận về phương pháp "Bàn tay nặn bột". Đã xây dựng quy trình sử dụng
phương pháp "Bàn tay nặn bột" và tiến hành thử nghiệm ở một số bài học.
Đồng thời đã biên soạn một số giáo án mẫu sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn
bột" vào quá trình dạy phân môn Khoa học.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý luận về phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong quá trình dạy
học phân môn Khoa học ở tiểu học
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tiểu học
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định
đối với mọi hoạt động. Phương pháp tồn tại gắn bó với mọi hoạt động của con
người. A.N Krưlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp: "Đối với
con tàu khoa học, phương pháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh lái nó chỉ
phương hướng và cách thức hoạt động" [28]. Về phương diện triết học, phương
pháp được hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt được mục đích

nhất định.
Trên cơ sở các khái niệm về phương pháp nói chung, người ta đã xây
dựng các khái niệm về phương pháp dạy học. Cho đến nay vẫn còn tồn tại
nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm phương pháp dạy học.
Iu.K. Babanxki cho rằng : "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác
giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát
triển trong quá trình dạy học". Nhưng một số tác giả lại quan niệm khác.
Theo Dverep . I.D "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy
và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được sử dụng trong
các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các hoạt động độc lập của học sinh
và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo. [16]
I.I Lecne "Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có mục
đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học
sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội học vấn. [30]

5


Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang : "Phương pháp dạy học là cách thức
thực hiện của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và lĩnh hội của thầy
nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học. [28]
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy
học nhưng chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Khi định nghĩa, các tác giả
đã xét trên nhiều mặt khác nhau của quá trình dạy học, có tác giả chú trọng tới
nhận thức của học sinh, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học. Tuy chưa có
định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học nhưng các tác giả đều thừa
nhận rằng : phương pháp dạy học có những đặc trưng sau :
* Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh, nhằm đạt
được mục đích đề ra.
* Phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường quy

định.
* Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.
* Phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích và xây dựng động
cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra đánh giá kết quả.
Từ sự phân tích các quan điểm trên, chúng tôi hiểu về phương pháp dạy
học như sau : Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác giữa
giáo viên và học sinh, trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn trong
phương pháp dạy, học sinh là "người thợ chính" trong phương pháp học,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học :
Trong lý luận dạy học, có nhiều cách phân loại các phương pháp dạy học,
mỗi cách phân loại có một cơ sở riêng.
S.I.Petrốp-xki, E.I' Goloc phân loại phương pháp dạy học theo nguồn tri
thức và đặc điểm tri giác thông tin. Skalin, I.I. Lecne phân loại theo hoạt động
nhận thức của học sinh.
Iu.K.Babanxki đề xuất một hệ thống phương pháp dạy học gồm : Các
phương pháp tổ chức và hoạt động nhận thức, các phương pháp kích thích và

6


xây dựng động cơ học tập, các phương pháp kiểm tra, các phương pháp này
bao gồm các phương pháp dạy học cụ thể.
N.V Savin đã đưa ra các phương pháp dạy học ở tiểu học, hệ thống đó
gồm các phương pháp :
* Phương pháp dùng lời nói : kể chuyện, giải thích, đàm thoại, làm việc
với sách giáo khoa.
* Phương pháp trực quan : quan sát, trình bày tài liệu trực quan, phim
đèn chiếu.
* Phương pháp thực hành luyện tập : miệng, viết, làm thí nghiệm.

Các tác giả ở Việt Nam : Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Phó Đức Hoà đã
đưa ra hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học bao gồm :
* Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời : Thuyết trình, đàm thoại,
làm việc với sách giáo khoa.
* Nhóm các phương pháp dạy học thực hành : Luyện tập, ôn tập, làm
thí nghiệm.
* Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
của học sinh:
Trên cơ sở các phương pháp dạy ở tiểu học, căn cứ vào đặc điểm nhận
thức, đặc điểm phân môn Khoa học Bùi Phương Nga và một số tác giả đã đưa
ra hệ thống các phương pháp dạy học phân môn Khoa học là : quan sát, hỏi
đáp, thí nghiệm, kể chuyển, điều tra, thảo luận và trò chơi.
Đối với phân môn Khoa học, các phương pháp như : Thí nghiệm, quan
sát, thảo luận là những phương pháp chiếm ưu thế, được sử dụng nhiều nhất.
Tuy đây là những phương pháp dạy học tích cực, nhưng trong quá trình sử
dụng chỉ dừng lại ở mức độ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của từng bài. Nhìn
chung vẫn chưa phát huy hết tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
Việc hình thành cho học sinh phương pháp học, lối tư duy, lập luận khoa học
chưa được quan tâm. Điều này cho chúng ta thấy giữa lý luận và thực tiễn áp
dụng phương pháp dạy học mới còn là một khoảng cách khá xa. Làm thế nào

7


để đưa phương pháp dạy học mới vào trường tiểu học một cách sâu rộng, để có
kết quả cao trong giảng dạy phân môn Khoa học là cả một vấn đề, mà giải
quyết vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc nghiên cứu sử
dụng các phương pháp dạy học mới vào các môn học. Vì vậy, chúng tôi khẳng
định rằng : Việc nghiên cứu vấn đề sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"
vào dạy học phân môn Khoa học, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học

phân môn này và góp phần tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường tiểu học.
1.1.2. Khái niệm phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" (Tiếng Anh gọi là "Hands on", tiếng Pháp
là La Main à la Pâte, dịch sang tiếng Việt Nam là "Bàn tay nặn bột") là cách
thức tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm ra cách lý giải thuyết phục cho
những kiến thức trong chương trình học, thông qua các hình thức thảo luận, đề
xuất và thực hiện phương án thí nghiệm [31].
Ta cũng có thể hình dung phương pháp "Bàn tay nặn bột" cũng giống như
cách người ta làm bánh, phải tự tay nặn bột làm ra cái bánh. Nhưng khác ở
chỗ, người làm bánh chỉ làm ra những cái bánh theo một khuôn mẫu. Còn ở
phương pháp này, người học sinh phải tự làm ra cái bánh theo ý nghĩa của
riêng mình. Nghĩa là cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng học tập,
học sinh tiến hành vạch kế hoạch thực nghiệm để đi tìm tri thức, chân lý khoa
học. Như vậy, phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà khoa học,
các em có thể tự mình tìm tòi, khám phá ra kiến thức bài học thông qua việc
độc lập tiến hành các thí nghiệm khoa học - dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Vì
vậy, việc tiên đoán hiện tượng và thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra tiên
đoán được coi trọng và được lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống. Đó là cách để
các em bộc lộ quan điểm của mình. Vì vậy, trong giờ học cần tạo những cơ hội để
các em đưa ra tiên đoán và bộc lộ các lỗi của mình để sửa chữa. Đó là sự vận
động trí tuệ thường xuyên cho phép trẻ đưa ra các quan niệm từ kinh nghiệm
hàng ngày.

8


1.1.3. Đặc điểm của phương pháp "Bàn tay nặn bột".
* Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một trong những con đường nhằm
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

* Là phương pháp hoàn toàn mới, có mục đích làm tăng cường khả năng
độc lập tự khám phá, tìm tòi, tự nghiên cứu trong quá trình lĩnh hội tri thức và
đồng thời nâng cao khả năng tự học, phương pháp học đúng đắn cho học sinh.
* Phương pháp này phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động học
và hoạt động dạy. Thể hiện tính đúng đắn của lý luận về đặc điểm tâm sinh lý
của lứa tuổi học sinh tiểu học.
* Thể hiện sự hoạt động độc lập và hợp tác trong quá trình lĩnh hội tri
thức của người học.
* Phương pháp này góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay ở trường tiểu học.
1.1.4. Ý nghĩa của phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp có nhiều ưu điểm, đóng
vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mở ra
nhiều triển vọng tốt đẹp nếu thực hiện lâu dài và có hệ thống đối với phương
pháp này. Cụ thể :
a) Phát triển tri giác cho học sinh.
Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học là khi tri giác sự vật, hiện tượng
thường chỉ chú ý đến các đặc tính bên ngoài như : kích thước, hình dáng, màu
sắc và quan tâm đến các chi tiết riêng lẻ, chưa phát triển khả năng tư duy tổng
hợp. Khi sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" học sinh sẽ quan sát sự vật,
hiện tượng một cách tỉ mỉ chính xác hơn, cùng lúc quan sát nhiều chi tiết và
bắt đầu xuất hiện nhu cầu giải thích hiện tượng. Qua sự độc lập, quan sát học
sinh tự ghi chép những gì mình quan sát được. Trình độ nhận thức của các em
được nâng cao, các em phát huy khả năng tư duy sáng tạo trong học tập. Mỗi
thí nghiệm, mỗi vấn đề khoa học các em suy nghĩ ra nhiều phương án mới,

9


đồng thời có khả năng làm ra các dụng cụ thí nghiệm khác để chứng minh cho

một chân lý.
b) Phát triển trí tưởng tượng.
Trí tưởng tượng có vai trò rất quan trọng của mỗi một con người. Trong
hoạt động khoa học, trí tưởng tượng lại càng quan trọng hơn. Đối với các nhà
khoa học trí tưởng tượng góp phần to lớn trong việc khám phá, sáng chế
phương tiện, dụng cụ, … phục vụ cho cuộc sống của con người.
Tưởng tượng bắt nguồn từ hiện thực khách quan. Trong dạy học giáo viên
cần chú ý đến việc phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. Dạy học theo
phương pháp "Bàn tay nặn bột" đáp ứng được yêu cầu trên qua việc tập cho
học sinh tưởng tượng dựa trên sự mô tả của ngôn ngữ, xây dựng nên biểu
tượng mà không cần phải có sự vật thật đặt trước mắt, nâng tưởng tượng của
học sinh từ chỗ dựa vào trực quan cụ thể lên tưởng tượng dựa vào ngôn ngữ,
thông qua ngôn ngữ.
Trong quá trình học sinh thao tác với dụng cụ thí nghiệm, hình ảnh sự vật
hiện tượng được thể hiện có tính chất đầy đủ hơn và trọn vẹn hơn. Sự sắp xếp
các hiện tượng khá chặt chẽ, đồng thời các em có khả năng gọt dũa những biểu
tượng cũ và sử dụng chúng để tạo biểu tượng mới. Trí tưởng tượng dựa trên
ngôn ngữ của học sinh đã được phát triển.
c) Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thói quen tự tìm tòi và phát triển
ngôn ngữ khoa học cho học sinh :
Ở bậc học tiểu học, việc rèn luyện tốt kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng khéo léo
những dụng cụ thí nghiệm đơn giản là một nhiệm vụ quan trọng. Điều này
cũng có nghĩa, đi đôi với việc cung cấp kiến thức, cần phải hình thành cho học
sinh phương pháp học. Chẳng hạn, việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm khéo
léo chính xác, hiệu quả là điều không thể thiểu được trong việc học tập các
môn khoa học thực nghiệm như : Vật lý, hoá học, sinh học … Trong dạy học,
để rèn luyện cho học sinh những kỹ năng này, tránh tình trạng đưa các em vào
thế bị động, máy móc cần phải để các em chủ động nhận thức thế giới xung

10



quanh. Sự tích cực sẽ làm cho tư duy của các em phát triển nhanh hơn. Khi học
tập theo phương pháp này, những thao tác vụng về, bỡ ngỡ, thiếu linh hoạt,
chưa có thói quen ghi các hiện tượng, các quá trình làm thí nghiệm vào vở của
mình sẽ được học sinh nhanh chóng khắc phục bằng sự nhiệt tình tham gia
công việc, thích thú sáng tạo và phát hiện ra các bài thí nghiệm mới.
Học sinh tiểu học tiếp cận với các hiện tượng, sự kiện khoa học qua sự
biến đổi các đặc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và ngay cả các hoạt
động hằng ngày của các em như : khi học, khi ăn, khi vui chơi giải trí, …. Vì
vậy, các em tiếp thu các hiện tượng khoa học theo cách nhìn đơn giản và giải
thích các hiện tượng đó bằng ngôn ngữ đời thường. Chẳng hạn, khi các em
quan sát, nghiên cứu một sự vật hay một hiện tượng, nếu phát hiện ra một điều
mới lạ thì các em sẽ xuất hiện nhu cầu giải thích hiện tượng. Để giải thích
được hiện tượng đó cho người khác nghe, buộc các em phải sử dụng ngôn ngữ
để biểu đạt, các em phải viết, phải có sự lập luận thuyết phục bằng ngôn ngữ
khoa học, Đồng thời phải biết trao đổi và lắng nghe ý kiến của người khác và
biết bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, .…
Ví dụ : Quan sát các hạt vừng trên mặt trống lúc gõ trống, có em nói bằng
ngôn ngữ rất đời thường : "Hạt vừng nhảy lên, nhảy xuống", em khác lại nói
"Hạt vừng rung rinh" … Khi giải thích về sức cản không khí lên các vật rơi
như dù, tờ giấy mỏng, học sinh đã nói : "Không khí đập vào dù không chui ra
được nên cản không cho dù rơi", "vải có nhiều lỗ thủng thì không khí chui ra
làm dù rơi nhanh hơn". Đó là cách mà các em nói về các hiện tượng vật lý
bằng ngôn ngữ mà các em đã có và hiểu rõ. Các em cũng đã sử dụng các thuật
ngữ, các khái niệm khoa học đã được nghe, được nói đến để diễn tả các hiện
tượng khoa học theo cách mà các em cho là đúng, các em dùng khái niệm "nửa
vòng tròn" để mô tả hình bán cầu là hình dáng của chiếc dù khi đang rơi, còn
khi làm thí nghiệm với cái chai bịt cắt đáy, trên miệng chai lồng một quả bóng
bay chưa bơm hơi, khi chai được nhấn từ từ vào bình, nước làm ra lực cản, làm

cho quả bóng phình to lên".

11


Học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", học sinh là người chủ động
đề xuất các phương án, tìm cách giải quyết các phương án và giải thích kết quả
đã thu được. Điều này có nghĩa là, học sinh phải tự tìm cách trình bày ý tưởng,
phương án tiến hành thật rõ ràng, cụ thể để thuyết phục người nghe. Trước
nhiệm vụ đó học sinh phải vận dụng ngôn ngữ và khả năng sử dụng sắp xếp từ
ngữ để diễn đạt.
Những lúc "bí", các em biết nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo.
Trước khi nhờ giúp đỡ về một khái niệm hay một hiện tượng nào đó mà các em
không đủ vốn từ để diễn đạt, các em đã hiểu rất kỹ về sự vật, hiện tượng đó. Vì
vậy, khi tiếp nhận thuật ngữ, do người khác truyền đạt lại, các em đã có sẵn
hình ảnh về sự vật, hiện tượng nên nhanh chóng xây dựng mối quan hệ sâu sắc
giữa thuật ngữ khoa học và nội hàm của nó. Thông qua những hoạt động do
mình tiến hành, các em nhận ra trước đây nhiều khái niệm còn hiểu lơ mơ hay
thậm chí hiểu sai.
Ví dụ về sự rơi trong không khí, các em cho rằng "Vật có dù thì sức rơi
nhẹ, vật không có dù thì sức gió đẩy xuống nên vật rơi nhanh hơn". Sau khi đã
làm thí nghiệm chế tạo dù, rồi tự quan sát khi thả, các em nhận thấy dù phồng
lên, hay với tờ giấy mỏng được thả thì mặt giấy cong lên các em đã phát biểu
lại "không khí làm phồng cái dù, tờ giấy cản không cho rơi nhanh".
Như vậy : Qua phương pháp "Bàn tay nặn bột" ngôn ngữ của học sinh
được phát triển nhanh.
Cụ thể : Trong quá trình học tập bằng phương pháp này đã khuyến khích
học sinh trao đổi về ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết, những
thí nghiệm và những giải thích. Một số trẻ khó khăn về ngôn ngữ trong một số
lĩnh vực nào đó đã phát biểu ý kiến một cách tự giác hơn. Các thao tác trong

hoạt động khoa học bắt buộc chúng phải làm việc tập thể mà phải đối mặt với
các hiện tượng tự nhiên.
Việc học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn hình thành cho trẻ
tính độc lập, biết phê phán trước những quan điểm phi khoa học. Trẻ học cách

12


bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ
sở của lý lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định.
Trong quá trình học tập phương pháp này, học sinh có một quyển vở thực
hành, lối viết, cách trình bày của học sinh rõ ràng hơn, chính xác hơn khi ta sử
dụng phương pháp này. Nhìn vào quyền vở thực hành ta sẽ thấy rõ sự tiến bộ
của học sinh trong cách viết như thế nào. Ban đầu có một số em chưa biết cách
ghi chép những gì mình thấy, quan sát được. Sau đó, khi được học vài ba buổi
các em đã biết cách ghi, lập luận rất có khoa học.
d) Việc giảng dạy khoa học bằng phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ hình
thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực.
Như chúng ta đã biết, tình trạng việc giảng dạy hiện nay ở nhà trường tiểu
học, người ta chỉ chờ đợi, chú ý đến việc nhồi nhét kiến thức cho học sinh.
Những kiến thức bùng nổ trong thế kỷ XX phải được nhồi nhét trong suốt ngần
ấy năm học. Chẳng hạn, chúng tôi chỉ đơn cử trong việc củng cố bài học cho
học sinh, những câu hỏi củng cố thường là những câu hỏi nhắc lại kiến thức,
kiểm tra kiến thức, ít khi người ta chú ý đến việc hỏi các câu hỏi như: Làm thế
nào để em biết được điều đó ? Làm cách nào để em biết được điều đó ?
Khi học bài về "Nước" giáo viên củng cố bài chỉ hỏi nước sôi ở nhiệt độ
bao nhiêu. Nhưng giáo viên rất ít khi hỏi làm thế nào để em biết được nước sôi
ở 1000C. Hoặc khi học bài không khí cần cho sự cháy, củng cố bài giáo viên
chỉ hỏi không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy, nhưng giáo viên ít khi
hỏi làm thế nào mà em khẳng định được "Không khí cần cho sự cháy". Rồi bao

nhiêu kiến thức khác buộc học sinh phải công nhận, không hiểu rõ được bản
chất hoặc không giải thích được : Rằng cây nến cần đến nước, rằng vật chất có
thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng, từ thể lỏng sang thể khí; rằng cá voi là
loài có vú, rằng trái đất tròn và quay quanh Mặt trời,… Như vậy, chỉ chú trọng
đến việc truyền thụ kiến thức mà quên đi một yếu tố hết sức quan trọng đó là :
Bậc học tiểu học là bậc học phương pháp, trong quá trình dạy học phải hình
thành cho học sinh một phương pháp học là điều quan trọng. Phải xác định

13


rằng "Một cái đầu khôn ngoan còn hơn là một cái đầu nhồi nhét cho đầy". Việc
"học giỏi" còn hơn là "giỏi học". Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ
khắc phục được tình trạng trên. Phương pháp này sẽ giúp học sinh cách học,
khả năng tự học, tự nghiên cứu để thu thập thông tin trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, có khả năng ứng xử mọi tình huống, độc lập suy nghĩ, giải
thích hiện tượng ở mọi góc cạnh mà không cần sự đỡ đầu của người khác,
nghĩa là các em khám phá thế giới xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi. Khi trình
bày một vấn đề nào đó sẽ có sự lập luận rõ ràng, chặt chẽ, … Có như vậy mới
tạo được nền sư phạm lành mạnh.
e) Phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ hình thành cho học sinh thế giới
quan khoa học đúng đắn.
Khi học tập theo phương pháp, này học sinh có được vốn tri thức khoa
học phong phú và đa dạng, giúp học sinh giải thích được các hiện tượng tự
nhiên, có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng tự nhiên. Nghĩa là nhìn thế giới tự
nhiên một cách duy vật biện chứng.
Ngoài ra, việc học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ rèn luyện
cho học sinh đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, lòng kiên nhẫn, tính cẩn thận.
Như vậy, qua phân tích trên, chúng ta thấy phương pháp "Bàn tay nặn
bột" có nhiều ưu điểm đối với việc dạy phân môn Khoa học cho trẻ. Khi ở vai

trò người chủ động thiết kế và thực hiện công việc, học sinh có điều kiện nâng
cao tri giác, học được cách quan sát sự vật hiện tượng một cách hoàn thiện,
phát triển trí tưởng tượng, lối tư duy sáng tạo, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo,
hoàn thiện ngôn ngữ cũng như có cách nhìn đúng đắn về thế giới quan khoa
học, khả năng lập luận và trình bày ý tưởng, suy nghĩ của mình,...
1.1.5. Các nguyên tắc của phương pháp "Bàn tay nặn bột"
1. Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại,
phải gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.

14


2. Trong quá trình học tập, phải để cho học sinh độc lập suy nghĩ, trao
đổi, tìm tòi để xây dựng kiến thức cho mình, là một hoạt động chỉ dựa trên
sách vở là không đủ.
3. Các hoạt động của giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các
giờ học nhằm đưa đến một sự tiến bộ trong học tập, các hoạt động này gắn với
chương trình và ngành phần lớn là quyền tự chủ của học sinh.
4. Dành thời gian thích hợp cho việc nghiên cứu một vấn đề khoa học,
phải đảm bảo tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm
trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.
5. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và họ trình bày trong đó
bằng ngôn ngữ riêng của mình.
6. Mục đích hàng đầu, đó là làm cho học sinh tiếp cận dần dần với các
khái niệm khoa học và kỹ thuật, kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói
và viết, hình thành cách học.
7. Gia đình, khu phố, phường xã ủng hộ các hoạt động này của nhà
trường.
8. Các nhà khoa học (ở các trường đại học, viện nghiên cứu) tham gia các
công việc ở lớp học bằng khả năng của mình.

9. Có viện đào tạo giáo viên, giúp giáo viên về kinh nghiệm sư phạm để
dạy học.
10. Giáo viên có thể trao đổi, học hỏi về các đề tài khoa học, vấn đề khoa
học những câu trả lời cho các câu hỏi, với các đồng nghiệp, các giảng viên và
các nhà khoa học.
1.1.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng phương
pháp "Bàn tay nặn bột".
a. Vai trò của giáo viên
Người giáo viên ở đây không phải là truyền thụ những kiến thức dưới
dạng thuyết trình, trình bày mà là giúp học sinh xây dựng kiến thức bằng cách
cùng hành động với họ.

15


Vì vậy, giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, lãnh đạo, tổ chức cho học
sinh hoạt động, làm việc để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Giáo viên phải đưa ra
những tình huống, các hoạt động, quyết định hành động đi liền với những chẩn
đoán về sự tiến bộ của học sinh, thu hẹp những cái có thể và chỉ ra các thông
tin nếu thấy cần thiết. Làm cho học sinh học tập một cách tích cực trong giờ
học,… Giáo viên là người trung gian giữa khoa học và học sinh, là người đàm
phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan đến những câu hỏi được
xử lý, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lý,
phải đảm bảo sự đón trước và giải quyết các xung đột nhận thức hành động với
mỗi cá nhân học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp. Khi làm việc
với học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi, gợi ý nhưng không được phép áp đặt
học sinh làm theo, hiểu theo ý chủ quan của mình, câu hỏi phải là câu hỏi mở.
Tuy nhiên, thế giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ, sự tò mò ham hiểu biết
của học sinh, những thắc mắc, chúng sẽ đặt ra cho giáo viên những câu hỏi bất
ngờ, khó giải thích nổi, thì ở một mức độ nào đó không phải yêu cầu giáo viên

phải biết tất cả. Họ có thể nói "Tôi không biết, chúng ta hãy quan sát và cũng
thử tìm xem".
b. Vai trò của học sinh.
Phương pháp dạy học này đặt học sinh vào vị trí của nhà nghiên cứu, tích
cực, chủ động, tự khám phá, phát hiện ra tri thức, chân lý khoa học.
Học sinh sẽ học cách trả lời và tổ chức hành động của họ để có thể đưa ra
câu trả lời thích đáng. Công việc này đòi hỏi học sinh phải mày mò việc nghiên
cứu thông tin. Nghiên cứu những phương tiện có sẵn để trả lời, chính nó đã đề
cập đến việc tập làm khoa học.
Trước một vấn đề khoa học được nêu ra, dưới sự gợi ý tuỳ theo mức độ
của giáo viên, học sinh sẽ chia nhóm, đề xuất quan điểm riêng trong nhóm,
thảo luận, đưa ra quan điểm, phương án thí nghiệm nhằm lý giải tiên đoán của
mình. Mỗi học sinh, mỗi nhóm có một quyển vở để tự phác hoạ, thiết kế thí
nghiệm của mình và tự rút ra kết luận, có thể diễn đạt bằng những sơ đồ, hình

16


vẽ hay lời văn diễn giải. Quyển vở này sẽ được học sinh lưu lại và học sinh sẽ
tự điều chỉnh quan điểm, phương án thực hiện khi tìm được câu trả lời có lý
hơn. Thiết bị để làm thí nghiệm cũng có thể do học sinh tự lựa chọn theo ý đồ
của riêng mình, của nhóm. Có thể chọn một vài thứ trong số đồ dùng thí
nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm, hoặc va li đồ dùng thí nghiệm nhưng
học sinh cũng có thể tự sưu tầm, tự tạo thiết bị thí nghiệm từ các nguyên vật
liệu có sẵn trong đời sống. Với cách này, không nhất thiết học sinh chỉ có một
phương án thống nhất mà có thể bằng phương án để tìm ra kết luận.
Như vậy, việc học tập theo phương pháp này đã phát huy tối đa sự hoạt
động độc lập nhận thức của học sinh tiểu học.
1.1.7. Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở phương pháp "Bàn tay nặn
bột".

Dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" không đòi hỏi phải sử dụng
đến những đồ dùng thí nghiệm phức tạp, hiện đại, đắt tiền mà đồ dùng ở đây
không quá tốn kém, đa số là các vật dụng rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng : vài
loại hoa của cây cam, cây bưởi, cây hồng … và một con dao mỏng, các em có
thể xác định được các cơ quan sinh sản và sự thụ phấn của cây như thế nào;
một ngọn nến, một cốc thuỷ tinh và một chậu nước các em xác định được các
thành phần của không khí; một miếng đất trồng, một ống bơ, một tấm thuỷ
tinh, một ngọn lửa các em có thể xác định được các thành phần của đất; một
song nước, một bếp lửa các em có thể hình dung vòng tuần hoàn của nước
trong thiên nhiên; một loài cây nào đó được đặt trong phòng kín có lỗ để ánh
sáng lọt vào, quan sát các em có thể thấy được tính hướng dương của thực vật,
rồi que diêm, hạt vừng, con chuột, tấm ni lông, con ếch … Miễn là giáo viên
biết tận dụng và huy động mọi người cùng làm, cùng kiếm. Đặc biệt là huy
động học sinh tìm kiếm, tự làm đồ dùng thí nghiệm.
Chúng ta có thể thấy : Một cái chuồng của một gia đình nào đó bỏ đi có
thể dùng để nuôi chuột nhắt, chuột hang, chuột bạch hay chim. Một bể kính
trong ấy người ta lót một lớp sỏi nhỏ rồi một lớp đất, đóng lại bằng một tấm

17


ván, một tấm kệ cũ, có thể trở thành nơi để nuôi sâu bọ, giun đất, ốc sên mà
học sinh tìm thấy ở góc sân trường, sân vận động, trên đường đi đến trường
hay một buổi đi chơi.…
Ta cũng có thể cho các em nuôi sâu trong những đáy chai bằng nhựa bịt
bằng một miếng vải hay chất dẻo. Các em sẽ thú vị tạo ra môi trường thiên
nhiên cho những con vật mà mình nuôi và tìm cách cho chúng ăn một cách
đúng đắn.
Những dụng cụ thí nghiệm dễ kiếm, dễ làm đồng nghĩa với việc tiến hành
thao tác thí nghiệm cũng hết sức đơn giản không cần phải có sự hiểu biết kỹ

thuật gì đặc biệt.
Việc chăn nuôi cho phép trả lời rất nhiều câu hỏi. Con vật di chuyển như
thế nào? Làm sao nó nhảy được? Chân nó gập lại như thế nào? Các em có thể
so sánh cách đi lại với chính bản thân mình có chỗ nào giống nhau. Con vật ăn
như thế nào? Bộ răng của nó giống với bộ răng của các con vật khác không?
Nó có thể thực hiện một số thí nghiệm đơn giản mổ đùi của một con ếch
có thể cho nó thấy các bắp thịt, các gân, vai trò của các dây chằng. Mô hình
của cánh tay và cẳng chân, có thể giúp nó thấy vai trò đối kháng của bắp thịt và
chỉ rõ những điểm mới chính xác của gân và dây chằng. Trong các bể kính và
chuồng thú, trẻ có thể quan sát được sự đẻ trứng, sinh con và các hành vi khác
của con vật (ăn mồi, chạy trốn, chăn sóc con,…). Các em có thể thử nghiệm
nhu cầu của cây bằng cách làm thay đổi các thông số: đất, nước, ánh sáng,
nhiệt độ, không khí, bằng cách so sánh và phân tích kết quả thực nghiệm. Các
em sẽ phát hiện ra rằng: chỉ cần thay đổi mỗi lần một thông số là có thể kết
luận khác nhau. Và trong quá trình ấy, học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi thắc mắc.
Tại sao vẫn có những loại cây sống bám trên cây khác mà không cần đến yếu
tố đất? Tại sao sự nảy mầm không chỉ xẩy ra trong đất mà còn cả trên chất
nhựa, từ giấy? Như vậy trong hạt có gì? Cây trồng có ăn đất không? Tại sao lại
phải bón phân cho cây?

18


Ở đây chỉ cần vài thao tác là ta có thể chứng minh hiện tượng hướng đất
bằng cách cho hạt nẩy mầm ở những vị trí khác nhau. Quan sát một đám lá
mục trong rừng, cho phép trẻ phát hiện sự phân huỷ và biết chu trình biến đổi
của các chất. Trong quá trình thực nghiệm, thầy giáo không định hướng các giả
thuyết mà để cho các em tự nghĩ ra các giả thuyết, các thí nghiệm làm sao để
các em tự thực hiện được cái mà mình đi tìm. Sau đấy, bằng cuộc tranh luận
đầy lý lẽ, các em đi đến kết luận chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn,…

1.2. Đặc điểm của phân môn Khoa học và việc sử dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn học này.
Từ năm học 1995 - 1996, môn Tự nhiên - Xã hội nói chung và phân môn
Khoa học nói riêng được đưa vào dạy đại trà ở các trường tiểu học trong toàn
quốc. Đây là phân môn có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học. Mục tiêu của phân
môn là cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu về thế giới tự nhiên, gần gũi
với đời sống hằng ngày của các em. Bao gồm các lĩnh vực: Vật lý, hoá học,
sinh học,…Một số ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh tiếp cận với các môn
khoa học tương ứng với các lớp trên và có vốn kiến thức để vào đời. Trên cơ
sở cung cấp hệ thống những kiến thức về khoa học tự nhiên, sẽ hình thành cho
các em phương pháp học tập các môn khoa học thực nghiệm, khám phá những
dấu hiệu của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hình thành cho các em
kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, làm thí nghiệm, thực hành kỹ năng phán
đoán rút ra những kết luận khoa học. Qua đó, giáo dục cho các em tình yêu
thiên nhiên, đất nước và con người. Khơi dậy ở học sinh lòng say mê, ham
hiểu biết khoa học, bước đầu hình thành cho các em thế giới quan khoa học.
Biết vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày, giúp học
sinh nhận thức được rằng mình cũng chính là một thực thể, một bộ phận của
thế giới tự nhiên và ý thức được với chính bản thân mình.
Mục tiêu của phân môn Khoa học như vậy là phù hợp với thực tiễn dạy
học ở bậc tiểu học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay. Đồng
thời cũng góp phần đáp ứng mục tiêu đào tạo kép của giáo dục tiểu học (vừa

19


có thể học lên lớp trên, vừa có thể ra đời hoà mình vào đời sống cộng đồng xã
hội).
Để đáp ứng mục tiêu trên, nội dung kiến thức khoa học được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường tiểu học thuộc về các lĩnh vực chủ yếu như vật lý,

hoá học, sinh học, … Tuy nội dung kiến thức được đưa vào chương trình rất cơ
bản, ban đầu, nhưng chương trình khoa học đã đề cập đến những vấn đề mà
các cấp học khác cũng đã đặt ra như : nghiên cứu về chất, nghiên cứu về những
quá trình mà trong đó những trạng thái của chất bị biến đổi (tính chất lý học,
nghiên cứu về những quá trình mà trong đó có sự biến đổi từ chất này sang
chất khác). Mặc dù đơn giản, nhưng kiến thức khoa học vẫn là những kiến thức
được lựa chọn thuộc các khoa học khác nhau trong cùng một ngành khoa học
như : cơ học, âm học, nhiệt học, điện học, quang học, … thuộc ngành khoa học
vật lý; ngành khoa học hoá học như cả hoá hữu cơ và hoá vô cơ.
Do đặc điểm nhận thức của học sinh, kiến thức khoa học chỉ dừng lại ở
mức độ vĩ mô mà chưa đi sâu vào cấu trúc vi mô của các chất, các mối quan hệ
có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, chỉ nghiên cứu về mặt
định tính mà chưa đi sâu về mặt định lượng. Trọng tâm kiến thức được tập
trung chủ yếu vào những vấn đề chủ yếu sau : Cấu tạo chất, tính chất lý học
của các vật thể; tính chất hoá học của các chất. Một số chất cơ bản gần gũi với
học sinh như : Than mỏ, dầu mỏ, kim loại hợp kim, sành sứ, thuỷ tinh, vôi, xi
măng; về thế giới hữu sinh như : động thực vật và con người; ảnh hưởng của
các nhân tố vô sinh đối với sự sinh sản và phát triển ở động thực vật. Quá trình
trao đổi chất của con người với môi trường bên ngoài; sự sinh sản và phát triển
của con người; mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và môi trường.
Từ những phân tích đặc điểm trên, chúng tôi nhận thấy, đây là một phân
môn mà giáo viên có cơ hội để đổi mới phương pháp dạy học, đưa phương
pháp dạy học mới, tích cực vào giảng dạy, đặc biệt là phương pháp "Bàn tay
nặn bột". Việc vận dụng phương pháp này vào quá trình dạy học phân môn
Khoa học ở nhà trường tiểu học Việt Nam là hoàn toàn hợp lý, là một trong

20


những phương hướng đổi mới phù hợp. Hướng đổi mới này không những phát

huy được vốn sống, vốn kinh nghiệm, phát triển cá tính, trí thông minh, óc phê
phán, tạo nên mối quan hệ với thế giới mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay.
Khi sử dụng phương pháp dạy học này sẽ khắc phục được tình trạng giáo viên
truyền thụ kiến thức một chiều, theo lối áp đặt, bắt buộc học sinh phải nhớ,
phải thuộc; sử dụng phương pháp dạy học này giáo viên trở thành người tổ
chức, lãnh đạo, định hướng, tạo điều kiện tốt ta cho các em tiếp cận với đối
tượng học tập, được tham gia, trao đổi, bàn bạc, sửa chữa để rút ra tri thức; học
sinh đóng vai trò là một chủ thể nhận thức, các em tiếp nhận nhiệm vụ học tập
thông qua việc tích cực hoạt động.
Tóm lại : Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào dạy học phân môn
Khoa học thực chất là giáo viên chuyển nội dung kiến thức khoa học thành
nhiệm vụ học tập cho học sinh, tổ chức cho các em vạch kế hoạch, tự tìm tòi
khám phá huy động vốn kiến thức của bản thân, của tập thể để tìm kiếm tri
thức bằng chính việc độc lập tiến hành các thí nghiệm, thực hành khoa học,
qua đó để rút ra những kiến thức của bài học.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học có nhiều đặc điểm. Nhưng ở
đây chúng tôi chỉ phân tích một số đặc điểm mà đề tài chúng tôi quan tâm.
* Đặc điểm về tri giác : Tri giác của học sinh tiểu học có đặc điểm là tươi
sáng, sắc bén, "tò mò, ham hiểu biết và có tính chất trực quan" [2], [15] và
trong hoạt động của hệ thần kinh cấp cao, hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu
thế. Tri giác của học sinh trong những năm đầu của bậc tiểu học thường gắn
với hành động, với hoạt động thực tiễn . Tri giác sự vật có nghĩa là làm một cái
gì đó với sự vật, cầm nắm, sờ mó vật ấy.
Tri giác của trẻ (đặc biệt là ở đầu bậc tiểu học) thường đượm màu sắc cảm
xúc. Trẻ quan sát trước hết những sự vật, hiện tượng rực rỡ, sinh động. Số
lượng chi tiết quan sát được còn ít, tri giác còn chung chung, mang tính chất

21



đại thể, không chủ định. Học sinh cũng thường dễ quên mục đích quan sát. Ở
giai đoạn 2 có phát triển hơn.
Từ những đặc điểm tri giác trên cho thấy khi tổ chức cho học sinh quan
sát trong quá trình dạy học phân môn Khoa học, giáo viên cần phải tạo điều
kiện cho học sinh được tiếp xúc trực tiếp các sự vật, hiện tượng, được quan sát
chúng bằng các giác quan của mình.
Mặt khác, cần phải dạy cho trẻ biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính
bản chất của sự vật và hiện tượng, từ đó, phát triển óc quan sát và năng lực
quan sát cho các em.
* Đặc điểm tư duy: Tư duy của trẻ mới đến trường chủ yếu là tư duy cụ
thể mang tính hình thức, dựa vào những bề ngoài của sự vật và hiện tượng.
Theo Peopiagie "Tư duy của trẻ đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những
thao tác cụ thể, dựa trên cơ sở có thể diễn ra quá trình hệ thống hoá các thuộc
tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan" [7].
Trong hoạt động phân tích tổng hợp : Hoạt động phân tích của học sinh
đầu bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) về hình thức cũng như nội dung rất đơn giản nên
khi tiến hành phân tích tổng hợp các em thường căn cứ vào những đặc điểm
bên ngoài mang tính cụ thể. Lên lớp 4, 5 phân tích tổng hợp trong óc phát triển
mạnh, với khái niệm dễ hiểu các em phân tích trong óc một cách tương đối tốt.
Trong hoạt động trừu tượng khái quát hoá : Học sinh lớp 1, 2, 3 chủ yếu
dựa trên dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, dễ xúc động, lên lớp 4, 5 mới có thể
dựa vào những dấu hiệu bên trong (bản chất).
Trong phán đoán suy luận : Học sinh ở những lớp đầu bậc tiểu học
thường phán đoán vào những dấu hiệu duy nhất, nên hay phán đoán khẳng
định mà chưa suy nghĩ xem khả năng nào là hiện thực, nguyên nhân nào là
đúng hơn cả, còn với học sinh lớp 4, 5 đã có thể chứng minh lập luận, phán
đoán cho mình về trình độ suy luận có thể dựa trên các tài liệu trừu tượng hơn.
Song, để học sinh suy luận có thể dựa trên các tài liệu trừu tượng hơn và vẫn

cần có tài liệu trực quan.

22


Chính từ đặc điểm tư duy nêu trên, khi thiết kế bài học có sử dụng
phương pháp "Bàn tay nặn bột" cần chú ý đến việc gắn điều trông thấy với
hoạt động thực tiễn và nội dung của bài học.
* Đặc điểm tưởng tượng : Tưởng tượng là một trong những quá trình
nhận thức quan trọng, tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và
phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Theo các
công trình nghiên cứu về tâm lý học, ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh của
tưởng tượng còn đơn giản chưa bền vững. Nhưng càng về các lớp cuối cấp,
hình ảnh tưởng tượng của các em càng bền vững và gần thực tế hơn, đặc biệt
lúc này các em đã bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã
có từ trước và dựa trên ngôn ngữ [2, 15].
Đối với học sinh tiểu học, tình cảm chiếm vị trí đặc biệt, vì nó là khâu
trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của các em. Đối tượng gây xúc
cảm cho học sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, những
câu chuyện sinh động. Do đó, những bài giảng khô khan, khó hiểu, nặng nề về
lý luận không gây cho học sinh những cảm xúc tích cực, thậm chí làm cho các
em mệt mỏi, chán chường. Nói chung hoạt động trí tuệ của các em đượm màu
sắc xúc cảm, các em suy nghĩ bằng "hình thức", "xúc cảm", "âm thanh", các
quá trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của
cảm xúc, và đều đượm màu cảm xúc [2, 15, 19]. Từ đặc điểm này ta thấy,
trong quá trình dạy học, có thể khơi dậy ở trẻ xúc cảm qua việc tổ chức các
hoạt động cho học sinh để các em tích cực chủ động tìm hiểu khám phá tri
thức, nâng cao hiệu quả học tập.
* Sự tò mò, hứng thú và lòng khát khao khám phá thế giới, ham hiểu
biết khoa học : Thế giới tự nhiên mang đến cho các em bao điều bí ẩn. Sự tác

động trực tiếp của thế giới hàng ngày qua mắt trẻ làm cho trẻ nhìn dưới con
mắt của sự lạ lẫm mà các em cần phải học, cần phải biết về chúng. Các em
không chỉ bằng lòng với việc quan sát mà còn thao tác để hiểu biết, khám phá
thế giới tự nhiên. Các em sẽ sung sướng đến cuồng nhiệt khi mình phát hiện ra

23


một điều gì mới lạ liên quan đến thực tế và thể hiện trên vẻ mặt vui tươi khi
tìm người thân để chia sẻ niềm vui của mình. Thậm chí có những em hứng thú
đến mức cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một thí nghiệm.
Ở nhà trường tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Do đó,
nhu cầu học tập của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với sự
phát triển trí tuệ. Chính nhu cầu học tập, lòng ham hiểu biết khoa học đã trở
thành động cơ thúc đẩy các em tự giác tích cực học tập. Theo các nhà tâm lý
học "ở bậc tiểu học phần lớn học sinh chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn
học, các em cũng chưa chú ý đi sâu với môn học. Việc các em học sinh tiểu
học thích môn nào, bài nào phụ thuộc vào khả năng sư phạm của người giáo
viên"

[12]. Các nhà nghiên cứu còn cho thấy "Động cơ học tập không có sẵn,

cũng không thể áp đặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần trong quá trình học
sinh ngày càng đi sâu và chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn của
giáo viên. Nếu trong tiết học, giáo viên tổ chức tiết học cho học sinh phát hiện
ra những điều mới lạ thì dần dần quan hệ thân thiết giữa các em với tri thức
khoa học sẽ được hình thành, học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được của các em và sẽ thúc đẩy các em vươn tới dành lấy tri thức.
Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh theo phương pháp "Bàn tay
nặn bột", giáo viên phải biết được nhu cầu, khêu gợi óc tò mò và hình thành

động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Tóm lại : Từ việc phân tích những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học,
chúng tôi có thể rút ra kết luận rằng, việc tổ chức cho học sinh học tập theo
phương pháp "Bàn tay nặn bột" là biện pháp quan trọng nhằm tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy
phân môn Khoa học ở nhà trường tiểu học.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp đại học, chúng tôi tiến hành
điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trong
quá trình dạy phân môn Khoa học ở trường tiểu học, và điều tra về kết quả học
tập của học sinh.

24


- Mục đích điều tra : Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp dạy
học của giáo viên từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" trong dạy học phân môn Khoa học.
- Đối tượng điều tra :
* Ban giám hiệu trường tiểu học Lê Lợi, trường tiểu học Hồng Sơn,
trường tiểu học Kỳ Lâm (Kỳ Anh) : gồm 7 người.
* Giáo viên tiểu học gồm có 50 người, ở Trường tiểu học Lê Lợi, Trường
tiểu học Hồng Sơn, Trường tiểu học Kỳ Lâm.
Học sinh tiểu học : 100 người, ở Trường tiểu học Lê Lợi, Trường tiểu học
Kỳ Lâm.
- Nội dung điều tra :
Chúng tôi tiến hành điều tra trên một số vấn đề sau :
* Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trong dạy học
phân môn Khoa học (phân tích, đánh giá việc sử dụng phương pháp của giáo

viên, đã sử dụng những phương pháp dạy học mới nào, mức độ).
* Hiểu biết của giáo viên về phương pháp "Bàn tay nặn bột"
* Kết quả học tập của học sinh tiểu học
2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trong
phân môn Khoa học
Bảng 1 : Các phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong dạy học phân
môn Khoa học
TT
1
2
3
4
5
6
7

Các phương pháp dạy học
Phương pháp quan sát
Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp giảng giải
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Tổng hợp

Số ý kiến
30
6
2

6
48
50
0
50

25

Tỷ lệ (%)
60
12
4
12
96
100
0
100


×