Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ra đề theo thông tư 22 tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.56 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH
TRƯỜNG TH QUẢNG THANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Thanh, ngày 10 tháng 08 năm 2016

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
I. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 7 giờ 00, ngày 10 tháng 8 năm 2016.
- Địa điểm: Phòng học lớp 2B trường Tiểu học Quảng Thanh.
II. Thành phần:
Chủ tọa: Nguyễn Thị Liễu – PHT
Thư ký: Nguyễn Thị Vân Anh
-

Giáo viên tham gia: 20 đồng chí.
Vắng: không.

III. Nội dung:
- Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về lý thuyết Công nghệ Giáo dục: Tổng quan về chương trình,
kiến thức ngữ âm Tiếng Việt, luật chính tả; nội dung chương trình, phương pháp, quy trình thực
hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD.
- Xem các băng hình tiết dạy minh họa, trao đổi về các nội dung trọng tâm tập huấn.
A. Giáo viên tự học: từ ngày 05/08/2016 đến ngày 09/08/2016
- Giáo viên tự nghiên cứu kỹ các nội dung (9files) và thực hành PP, kĩ thuật dạy(clip minh họa).
B. Tập huấn tập trung tại trường: ngày 10/08/2016
1. Đồng chí Liễu đánh giá lại hoạt động tự học của giáo viên, nêu nội dung của buổi tập huấn
tại trường:
- Xem băng hình tiết minh họa.
- Thảo luận, trao đổi các nội dung trọng tâm tập huấn Tiếng Việt 1 CGD.


2. Giáo viên xem băng hình tiết minh họa:
- Mẫu 0: 2 files
- Tách lời thành tiếng: 2 files
- Nguyên âm, phụ âm Mẫu 2: 2 files
- Nguyên âm đôi: 1 files
- Luật chính tả: 2 files
- Các kiểu vần: 1 files
- Luyện tập TH: 1 files


3. Thảo luận, chia sẻ sau khi xem băng hình tiết minh họa:
- Đồng chí Hoàng Thị Hoa: Tiếng Việt 1 CGD đòi hỏi người giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục
đích, yêu cầu của bài (đó là bài gì? Bài 1: Tiếng, Bài 2: Âm, Bài 3: Vần hay Bài 4: Nguyên âm
đôi), mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 1 CGD.
- Đồng chí Nguyễn Thị Lý: đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD là cấu trúc ngữ âm
của Tiếng Việt. Đồng thời nắm được dạy Tiếng Việt lớp 1- CGD là dạy theo thiết kế bài học
chuyển từ năm bước lên lớp truyền thống sang bốn việc. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên, học sinh tự giác học tập, chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện kỹ năng.
- Đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh: giáo viên cần phải nắm chắc hai phương pháp dạy chương
trình Tiếng Việt lớp 1- CGD, đó là:
* Phương pháp mẫu
a, Lập mẫu, sử dụng mẫu: Tiết lập mẫu rất quan trọng (vì lập mẫu là để dùng và dùng nhiều
lần) nó thể hiện sự thành công hay thất bại của cả bài, thể hiện cách làm giúp học sinh chiếm
lĩnh kiến thức mới. Vì vậy, phải làm đúng quy trình bốn việc. Thực thi chuẩn xác từng thao tác,
không bỏ qua thao tác, không bỏ qua việc làm nào. Dạy hết việc một sang việc hai, hết việc hai
sang việc ba, hết việc ba mới sang việc bốn. Dạy đâu chắc đó rồi mới chuyển sang công đoạn
dùng mẫu. Việc dùng mẫu củng cố vững chắc hơn chất liệu đã có.
b, Làm mẫu, tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có.
* Phương pháp việc làm: Tổ chức việc làm của học sinh thông qua những việc làm cụ thể và
những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.

CGD đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thực hiện các khâu, các bước không có xáo trộn.
Giáo viên không phải soạn bài, chỉ làm theo quy trình các khâu đã được thiết kế sẵn. Nhưng
hiện tại trên chỉ giao về cho trường bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 CGD, chứ không thấy có
sách Thiết kế dành cho giáo viên. Vậy giáo viên lấy gì để hướng dẫn học sinh đúng quy trình
CGD? Đề nghị cho giáo viên lớp 1 mượn bộ sách Thiết kế dành cho giáo viên dạy Tiếng Việt 1
CGD.
- Đồng chí Mai Thị Ngọc Hà: Dạy Tiếng Việt lớp 1 - CGD, nhận thấy giờ học nhẹ nhàng,
thoải mái, giáo viên nói ít hơn còn học sinh được làm việc nhiều hơn. Sau khi học xong
chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD, học sinh đọc thông, viết thạo, không tái mù, nắm chắc
luật chính tả và nắm chắc hệ thống ngữ âm Tiếng Việt.
- Đồng chí Mai Thị Thương: Điểm mới của chương trình là học sinh được học kiến thức từ
âm đến chữ và khắc sâu hoạt động ngữ âm, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, phương pháp học


này giúp học sinh khá giỏi xác định được vị trí các âm trong một tiếng, như: âm đầu, âm đệm,
âm chính và âm cuối. Kết quả, các em có thể đọc thông viết thạo, khi viết chính tả không nhìn
chép và ít viết sai chính tả vì khi dạy đều có đưa luật chính tả. Ví dụ: Âm "cờ" đứng trước âm e,
ê, i phải viết bằng con chữ "ca" (k), khi dạy bài: Nguyên âm đôi iê thì có luật chính tả "Khi vần
không có âm cuối thì viết là "ia", khi vần có âm cuối thì viết là "iê".
- Đồng chí Lê Thị Nhàn: Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải
viết chính tả. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được các mẫu bài, dạng bài, biết
tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối… Với những lớp có học sinh
đông và yếu, giáo viên rất vất vả và nguy cơ các em “mù chữ” luôn nếu chẳng may bị ốm phải
nghỉ một vài buổi học.
- Đồng chí Ngô Thị Thu Hoài: Sẽ rất khó khăn nếu ở lớp cô dạy đọc theo Tiếng Việt 1 CGD,
nhưng về nhà phụ huynh lại bày con theo chương trình cũ. Có nên tập huấn thêm cho phụ
huynh học sinh để dễ dàng phối hợp với giáo viên khi dạy học sinh lớp 1?
4. Đồng chí Liễu trả lời, giải đáp các câu hỏi thảo luận đưa ra:
- Đồng tình và thống nhất với ý kiến của giáo viên trong trường.
- Giải đáp ý kiến của giáo viên:

+ Bộ sách Thiết kế dạy học Tiếng Việt 1 CGD đã có ở trường Tiểu học Quảng Tùng. Nếu trên
chưa phân phối kịp, chúng ta có thể liên hệ trường bạn để mượn và photo để làm tài liệu dạy
học kịp thời lúc này.
+ Nếu được thì giáo viên lớp 1 có thể mở một cuộc họp phụ huynh lớp 1 để hướng dẫn lại cho
phụ huynh, tránh trường hợp phụ huynh bày theo chương trình cũ, gây khó khăn cho học sinh.
+ Vì Tiếng Việt 1 CGD đòi hỏi sự tập trung và nhuần nhuyễn các ký hiệu giữa cô và học sinh,
nên ngay trong 2 tuần 0 giáo viên phải làm tốt công tác nề nếp đối với lớp mình.
+ Dạy Tiếng Việt 1 CGD thông qua các mẫu, sau đó học sinh dựa vào mẫu sẵn để thay thế. Nên
đòi hỏi khi dạy các tiết mẫu, giáo viên cần dạy kỹ để học sinh nắm chắc mẫu và vận dụng.
- Giáo viên viết bài thu hoạch: Nêu khó khăn và thuận lợi khi triển khai dạy Tiếng Việt 1 CGD?
Đề xuất ý kiến của thầy/cô để triển khai dạy Tiếng Việt 1 CGD hiệu quả hơn?
Trên đây là những học tập, chia sẻ về học tập, thảo luận về Tập huấn Tiếng Việt 1 CGD./.
Biên bản kết thúc vào 16 giờ 50 phút cùng ngày.
Thư ký

Nguyễn Thị Vân Anh

Chủ tọa

Nguyễn Thị Liễu



×