Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỆNH BẠC” CỦA TỨ ĐẠI MĨ NHÂN TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 9 trang )

“MỆNH BẠC” CỦA TỨ ĐẠI MĨ
NHÂN TRUNG QUỐC

C

ái câu: “Hồng nhan bạc
mệnh” không chỉ ứng
riêng với cuộc đời của
những người phụ nữ mà đối với
những mĩ nhân có sắc đẹp làm
khuynh nước, khuynh thành, đảo
lộn một quốc gia dân tộc như “tứ
đại mĩ nhân” Trung Quốc cũng
được áp một cách vừa vặn và cuộc
đời của họ.

người phụ nữ xưa đặc biệt là các mĩ
nhân thời Trung Quốc. Họ đích thị là
những giai nhân, người đẹp trong
lịch sử Trung Quốc đến mức “chim
sa cá lặn” nhưng lại sống trong cảnh
hẩm hiu, bẻ bàng. Được vua sủng ái,
yêu thương, cưng chiều hết mực
nhưng lại mang kiếp sống tủi nhục,
tủi hờn. Đây là vấn đề được độc giả
rất quan tâm. Tôi đã chọn tìm hiểu
đề tài “ “mệnh bạc” của tứ đại mĩ
nhân Trung Quốc” với mong muốn
nghiên cứu một cách tổng thể để
góp phần đánh giá khách quan và
chân thực làm rõ thêm vấn đề trên.



1.
Đặt vấn đề
“Hồng nhan bạc mệnh” 1 là
vấn đề nóng bỏng, được đề cập
nhiều và trở thành ngẫu hứng cho rất
nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch
và điện ảnh,... của mọi thời đại. Một
vấn đề được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác và từ thế kỷ này
sang thế kỷ khác. Ngày nay, khi các
quốc gia từng nước được hòa bình
và phát triển họ ngày càng thích thú
và tò mò về thân phận của những
1 “Hồng nhan bạc mệnh” : có sắc đẹp thì số

xấu.

Khái quát

Trong suốt chiều dài lịch sử
Trung Quốc có bốn người con gái
được mệnh danh là “Tứ đại mĩ
nhân” có sắc đẹp làm khuynh đảo cả
một đất nước, thay đổi cả một lịch
sử dân tộc, nhan sắc của họ lần lượt
được ca ngợi là “trầm ngư” (cá chìm
sâu dưới nước), “lạc nhạn” (chim
nhạn sa xuống đất) , “bế nguyệt”
(mặt trăng phải giấu mình) và “tu

hoa” (khiến hoa phải xấu hổ). Người
dân Trung Quốc từ lâu đã coi “tứ đại
mĩ nhân” là biểu tượng của sắc đẹp
và rất tôn thờ họ. Cổ nhân có câu


“phụng nhân bạc mệnh”2, “hồng
nhan bạc mệnh” quả không sai. Như
“tứ đại mĩ nhân” Trung Quốc xưa ai
không xinh đẹp, ai không khiến
người khác phải siêu lòng. Nhưng
đằng sau ánh hào quang đó là những
câu chuyện buồn trời không thấu,
một cuộc đời bi thảm đến nao lòng.
“Tứ đại mĩ nhân”3 nổi tiếng Trung
Quốc đó là: Tây Thi, Điêu Thuyền,
Vương Chiêu Quân, Dương Quý
Phi. Nhan sắc của họ có thể nói là
tuyệt thế, khiến “chim sa cá lặn, hoa
nhường nguyệt thẹn” nhưng cũng vì
sắc đẹp tuyệt thế ấy họ được tuyển
chọn để dâng lên vua mua vui,
hưởng lạc. Có người được vua sủng
ái, cưng chiều hết mực đến nỗi
không màn đến việc nước làm sụp
đổ cả một triều đại, có người không
được vua ngó ngàng gì tới, sống
trong cung với cảnh đời u ám, buồn
rầu. Nhưng chung quy lại dù được
vua sủng ái hay không thì họ đều có

một điểm chung là cuộc đời họ vô
cùng chông chênh, đau khổ, họ
không tìm thấy tình yêu đích thực
của đời mình, không được sống với
người mình yêu thương và không
được tôn trọng, họ chỉ được sử dụng
như một công cụ để dâng lên vua.
Sự thật là họ chỉ là những món đồ
chơi trong tay đàn ông, là quân cờ
người ta không tiếc hi sinh vì giang
2 “Phụng nhân bạc mệnh”: phục vụ và cống

hiến hết sức cho dân nhưng kết cục khổ.
3 “Tứ đại mĩ nhân”: Bốn người đẹp trong
hoàng cung.

sơn xã tắc. Chỉ cần bảo vệ được chủ
quyền cùng với sự bình yên cho đất
nước họ không ngại đem tặng những
người đẹp này làm món quà trao đổi.
Nhưng phải nói rằng cả bốn người
đẹp này đều đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của lịch sử Trung
Quốc.

2. Nhan sắc tuyệt thế và
cuộc đời “bạc mệnh” của
tứ đại mĩ nhân Trung
Quốc
2.1 Tây Thi (sắc đẹp trầm

ngư) - Món hàng hối lộ
hòng thoát thân
Tây Thi, tên là Thi Di Quang,
là con một người kiếm củi. Nàng dệt
vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt
thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn:
thôn Đông và thôn Tây, nàng Thi là
người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây
Thi.
Người ta truyền tai nhau, Tây Thi
đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn
mặt cũng khiến người ta mê hồn.
Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần
làng, những con chim ưng bay trên
trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả
vỗ cánh nên rơi xuống đất. Khi nàng
giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi
trên mặt nước sông trong suốt làm
nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy
nàng, say mê đến quên bơi, dần lặn
xuống đáy sông.Từ đó, người trong
vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi
Trầm Ngư". Mắt nàng trong suốt,


mày nàng phương phi, miệng chúm
chím.

khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới
có cơ hội phục thù.


Đời Xuân Thu (722-479 trước
D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh
nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê,
vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần
sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin
hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu
Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có
quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo
hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục
đá.

Phù Sai cứ ở luôn trên Cô Tô
đài, bốn mùa vui chơi, rượu chè đàn
địch, chẳng thiết đến việc gì cả. Tây
Thi, con người kiều diễm ấy, tuy có
một thân hình mảnh mai như cành
liễu yếu nhưng tiềm tàng một sức
mạnh phi thường là quyết lật đổ cả
một triều Ngô để đem lại sự chiến
thắng vinh quang cho đất Việt. Hai
bàn tay ngà ngọc xinh xắn của nàng,
xưa kia là để quay tơ giặt lụa nhưng
nay lại để bóp nát dần cả một nước
Ngô có binh hùng tướng mạnh cho
đến ngày tàn. Mắt nàng cau một cái
là một cái đầu của viên thượng
tướng bị rơi. Môi nàng cười một nét
là kho nhà Ngô vơi đi bạc vàng,
châu báu... Ngũ Viên, một vị Tướng

quốc kiên trung, đa mưu, túc trí, đầy
tài dũng lược của triều Ngô vì nàng
mà chết dưới thanh kiếm Trúc Lâu
của Ngô vương. Nước Ngô ngày
càng suy yếu. Nước Việt thừa thế tấn
công. Ngô bại trận. Ngô vương Phù
Sai tự tử. Tây Thi làm tròn sứ mạng
của một người nhi nữ đối với tổ
quốc, nàng mong được trở lại quê
nhà thăm cha ở Trữ La thôn, nhưng
vương phi Câu Tiễn sợ rằng chồng
sẽ say đắm sắc đẹp của nàng, nên
mật sai người bắt Tây Thi neo đá
quăng xuống dòng nước Tam Giang.

Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn
và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân
ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng
ngựa, kiếm củi nấu cơm,...Trước khi
Câu Tiễn bị làm nô lệ cho nước Ngô,
Văn Chủng đã hiến kế cho ông dùng
‘mỹ nhân kế’ – hiến người đẹp cho
Phù Sai để làm gian tế. Trong đó có
hai sắc đẹp nghiêng nước nghiêng
thành đó là Tây Thi và Trịnh Đán .
Phù Sai yêu Tây Thi, sai Vương
Tôn Hùng lập ra cung Quán Khuê ở
núi Linh Nham, trang sức toàn bằng
châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi
ra chơi. Ở đấy có lập ra Hưởng Điệp

lang . Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao
Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là
giếng Ngô Vương, nước trong suốt,
Tây Thi thường đứng ở trên mà soi
mặt, Phù Sai đứng ở bên cạnh, sẽ lấy
tay vuốt tóc cho Tây Thi,... Phù Sai
là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi
Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng
việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi
theo kế của Văn Chủng ra sức mê
hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng
nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng
lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ

Câu Tiễn dùng cơ ứng biến,”
biết co, biết duỗi”, dùng cách “gá
tình” để mở đường cho đại nghiệp
của mình, còn nàng Tây Thi đáng
thương, mềm yếu gánh trên vai
trọng trách “phá Ngô phục Việt”, hi
sinh thân mình, ngã vào lòng một


người đàn ông mà mình không yêu.
Tây Thi có yêu nước đến đâu, có
trung thành đến đâu cũng chỉ là quân
cờ trong tay Câu Tiễn, bị hắn lợi
dụng để hoàn thành bá nghiệp diệt
Ngô của hắn.


2.2 Vương Chiêu Quân ( sắc
đẹp “lạc nhạn”) - Món hàng
đổi lấy hòa bình
Vương Chiêu Quân có sắc
đẹp được ví là Lạc Nhạn, tức là vẻ
đẹp khiến chim Nhạn khi thấy nàng
phải thẹn thùng mà sa xuống.
Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu
Quân đi ngang một hoang mạc lớn,
lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận
mệnh cũng như lìa xa quê hương.
Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất,
liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con
ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u
oán cảm thương trong khúc điệu liền
ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất.
Nàng được tuyển vào cung vào đời
Hán Nguyên Đế. Nhưng chưa một
lần được nhìn mặt vua.Vì số phi tần
trong hậu cung của Hán Nguyên Đế
quá đông, nên hoàng đế ra lệnh cho
họa sĩ Mao Diên Thọ phải vẽ hình
các cung phi để hoàng đế chọn. Vì
Chiêu Quân không có quà cho Mao
Diên Thọ nên đã bị ông vẽ xấu,
thêm một nốt ruồi vào khiến hoàng
đế không ngó ngàng.
Năm 33 trước công nguyên,
vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà cử
người sang Hán xin làm thông gia.

Đồng thời tỏ ý muốn kết hôn với
công chúa nhà Hán để tăng tình hòa
hiếu hai nước giống như Tần Tấn
năm xưa. Nhà Hán cũng sợ bị Hung

Nô đánh nên chấp thuận ban hôn,
tức là gả công chúa. Không có công
chúa nào đồng ý xuất cung đến nơi
thảo mạc nên Hán Nguyên đế dùng
kế nhận một cung nữ làm con gái rồi
phong cho chức công chúa để gả cho
Hô Hàn Tà. Hán Nguyên Đế ra lệnh
trong các cung nữ: Ai tình nguyện
lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi
như công chúa. Các cung nữ đều
ngần ngại sang Hung Nô. Chỉ có
Chiêu Quân chán cảnh thâm cung
lạnh lẽo nên tình nguyện lấy Hô Hàn
Tà. Đến ngày ban hôn, Hán Nguyên
đế thấy Chiêu Quân thật quá xinh
đẹp thì lấy làm tiếc nhưng hối không
kịp. Đem so ảnh thì thấy họ Mao vẽ
không giống người thật nên xử tội
cho đỡ bực.
Hô Hàn Tà qua đời theo lệ của
Hung Nô thì vua mới lên ngôi nạp
luôn thiếp của cha và Chiêu Quân lại
làm vợ của Phục Chu Luy Nhược
Đề. Sự hy sinh của Chiêu Quân giúp
nhà Hán được yên ổn ở phía Bắc,

khỏi bị Hung Nô đánh trong 60 năm.
Như vậy, suốt cả cuộc đời
mình, hạnh phúc chưa một lần mỉm
cười với mỹ nhân Vương Chiêu
Quân. Khi còn trẻ đẹp, nàng không
được vua sủng hạnh chỉ vì bị gã họa
sĩ hèn hạ chơi xấu, rồi nàng phải rời
xa quê hương, hy sinh hạnh phúc
riêng để quan hệ giữa hai quốc gia
được tốt đẹp. Chiêu Quân cũng sinh
được 2 người con với người vua mới
của Hung Nô. Nàng chẳng bao giờ
cười, cứ thế sống lặng lẽ cho đến
cuối đời ở nơi đất khách.


2.3 Điêu Thuyền (sắc đẹp “bế
nguyệt”) - Vâng mệnh quyến
rũ hai cha con Đổng Trác
Người xưa kể lại, sau khi
Điêu Thuyền được sinh ra, hoa đào
hoa hạnh nơi đó trong vòng ba năm
đua nở. Có lần khi Điêu Thuyền
đang bái nguyệt, Hằng Nga trên
cung trăng vì tự thấy mình không
đẹp được bằng Điêu Thuyền nên đã
lặng lẽ giấu mình sau đám mây.
Điêu Thuyền là con nuôi của
Tư đồ Vương Doãn và được ông hết
sức yêu chiều. Trong thời gian này,

Đổng Trác với sự giúp đỡ của Lã Bố
đã thâu tóm hết quyền binh, ám hại
công thần và ăn chơi sa đọa. Đứng
trước tình cảnh này, Vương Doãn và
Điêu Thuyền đã bày kế ly gián liên
hoàn nhằm lật đổ Đổng Trác.
Ông hứa gả nàng cho con nuôi
Đổng Trác là Lã Bố, nhưng sau đó
lại hiến nàng cho Đổng Trác. Điêu
Thuyền một mặt khóc lóc với Lã Bố
là mình bị Đổng Trác cướp đi và
cưỡng bức, mặt khác lại nỉ non với
Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ.
Hai bố con nghi kỵ nhau, cuối cùng
Lã Bố giết Đổng Trác. Người con
gái bé nhỏ đã làm được điều mà cả
vạn đấng mày râu vũ dũng bó tay đó
là dùng trí thông minh ưu việt của
mình để ly gián Đổng Trác và Lã
Bố, khiến cho Lã Bố phải nổi cơn
ghen, say máu vác kích đuổi theo
Đổng Trác để giết, làm náo loạn
Phụng Nghi Đình, từ đó mở ra thời
đại Tam Quốc phân tranh.
Sau đó, Điêu Thuyền trở
thành thiếp của Lã Bố, khi Lã Bố bị

bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi
đánh bại, Điêu Thuyền đã theo Lã
Bố về Từ Châu. Sau khi Lã Bố bị

Tào Tháo giết, Điêu Thuyền theo
người nhà Lã Bố tới Hứa Xương. Từ
đó, Điêu Thuyền “bặt vô âm tín”. Sự
biến mất của Điêu Thuyền đã trở
thành một dấu hỏi lớn từ thời anh
hùng tranh bá cho tới khi thống nhất
đất nước mà chưa có lời giải đáp.

2.4 Dương Qúi Phi ( sắc đẹp
“tu hoa”) - Chết cho một gã
đàn ông được sống
Dương Quý Phi tên là Dương
Ngọc Hoàn, có thể hình khỏe đẹp,
diện mạo tựa như tiên nữ. Vì có
tiếng là xinh đẹp nên Dương Ngọc
Hoàn được thọ vương Lý Mạo là
con trai thứ 18 của Đường Huyền
Tông cưới làm vợ. Đường Huyền
Tông lúc đầu sủng ái bà Võ Huệ Phi,
sau đó bà ta mất, trong cung mặc dù
còn hơn 3000 mỹ nữ nhưng Đường
Huyền Tông không ưng ý một người
nào, suốt ngày buồn rầu. Lúc đó có
người nói với Đường Huyền Tông
rằng Dương Ngọc Hoàn là một tuyệt
thế giai nhân, một tiên nữ giáng trần.
Vì vậy, Đường Huyền Tông liền cho
triệu Dương Ngọc Hoàn vào cung.
Vừa thấy Dương Ngọc Hoàn,
Đường Huyền Tông đã mê ngay.

Thế là Đường Huyền Tông ép
Dương Ngọc Hoàn phải ngủ lại với
mình ở trong cung. Sau đó, để khỏi
mang tiếng là cướp vợ của con,
Đường Huyền Tông cho Dương
Ngọc Hoàn đi tu, hiệu là Thái Trân,


sau đó Dương Ngọc Hoàn li dị với
Thọ vương rồi được đưa vào cung.
Sau khi vào cung, Dương
Ngọc Hoàn được vua vô cùng sủng
ái, Đường Huyền Tông phong cho
nàng là Quý Phi, nay họ Dương nên
thường được gọi là Dương Quý Phi,
đó là năm 746. Khi Dương Ngọc
Hoàn được 27 tuổi, mặc dù được
Đường Huyền Tông rất yêu quý
nhưng nàng vẫn thường buồn bã.
Một hôm nàng đến hoa viên để giải
sầu, vô tình chạm phải cây trinh nữ,
lá cây liền khép lại. Đường Huyền
Tông muốn cho nàng được vui liền
tán tụng nàng có vẻ đẹp làm cho hoa
phải xấu hổ, gọi nàng là tuyệt thế
giai nhân. Vì vậy mà Dương Quý
Phi có thêm mỹ danh là “tu hoa”.
Dương Quý Phi được Đường
Huyền Tông sủng ái đặc biệt. Tất cả
những yêu cầu của Dương Quý Phi,

Đường Huyền Tông không bao giờ
từ chối.
Đường Huyền Tông cho rằng
quốc khố đã giàu có nên coi tiền như
cỏ rác, thích xa hoa hưởng lạc. Ông
cho sửa lại cung điện Ôn Tuyền
thành cung Hoa Thanh. Đường
Huyền Tông cho Dương Quý Phi
đến đó và cùng với mình ngày đêm
hưởng lạc ở đó. Cũng từ đó mà
Đường Huyền Tông ăn chơi xa xỉ và
dẫn đến việc bỏ bê triều chính cho
bọn nịnh thần Dương Quốc Trung.
Về sau này có An Lộc Sơn vốn là
người nhà Hồ, nhờ giỏi nịnh bợ và
đút lót tiền của cho những người

xung quanh hoàng đế nên được triệu
vào triều, sau đó Dương Quý Phi
còn nhận y là con nuôi, y được tự do
ra vào trong cung, và có người còn
cho rằng có nhiều hôm y ngủ luôn
với cả mẹ nuôi của mình là Dương
Quý Phi. Lúc đó Đường Huyền
Tông cũng đã già, nên An Lộc Sơn
lợi dụng được nhà vua yêu mến, bí
mật tập hợp binh mã chờ Đường
Huyền Tông chết sẽ làm loạn.
Nhưng Đường Huyền Tông chưa
chết thì kế hoạch bị bại lộ. Năm 755

An Lộc Sơn quyết định làm loạn,
các tướng sĩ cho rằng cái họa ngày
hôm nay xảy ra là do anh em nhà
Dương Quốc Trung và Dương Quý
Phi cho nên trước tiên quân lính giết
chết Dương Quốc Trung. Sau đó họ
đã cho Đường Huyền Tông phải giết
chết Dương Quý Phi. Đường Huyền
Tông buộc phải ra lệnh cho các lực
sĩ dẫn Dương Quý Phi vào một ngôi
chùa gần đấy thắt cổ cho chết.
Dương Quý Phi lúc đó mới có 37
tuổi.
Dương Quý Phi- một quốc sắc
thiên hương, vẻ đẹp hoa nhường
nhưng cuối cùng bị chính người
sủng ái mình sát hại, âu đó cũng là
một bi kịch, một cái giá quá đắt mà
Dương Quý Phi phải chịu. Đúng ra
mà nói, Dương quý phi tìm cách mê
hoặc, quyến rũ vua cũng chỉ vì bà
muốn giữ được Đường Huyền Tông
mãi mãi, dùng dung mạo xinh đẹp
của mình để được thiên tử sủng ái,
được hưởng vinh hoa phú quý.


Đường Huyền Tông mới là người
phải chịu trách nhiệm trực tiếp về
loạn An Sử, tội tình đúng ra không

phải do bà gánh chịu. Đường Huyền
Tông vì muốn được sống sót mà vứt
bỏ người phụ nữ mình yêu, một vị
hoàng đế không thể bảo vệ nổi cho
người phụ nữ của mình thì làm sao
trị vì cả một giang sơn được.
3. Kết luận
Bốn mĩ nhân là bốn sắc nước
hương trời, ở bốn thời đại và xuất
thân khác nhau nhưng họ hội tụ
được những điểm chung từ cuộc đời
cho đến kết cục giống nhau đến kinh
ngạc. Cuộc sống của họ chưa bao
giờ có được một niềm vui trọn vẹn,
chưa bao giờ được hạnh phúc được
tôn trọng và bình yên họ là những
công cụ chính trị để nhà vua lợi
dụng trong lúc lâm nguy, họ là
những món đồ chơi rẻ tiền trong lúc
nhà vua buồn bã, và là một “vật
phẩm” đổi chác để lấy lại sự yên
bình cho giang sơn mình. Chung quy
lại họ những người phụ nữ anh hùng
lấy tấm thân nhỏ bé, yếu mềm của
mình để đổi lấy sự bình yên cho đất
nước, góp phần làm thay đổi sự phát
triển của lịch sử Trung Quốc lúc bấy
giờ. Lẻ ra cuộc sống của họ phải
được ấm êm, hạnh phúc thay vì kiếp
sống vô cùng bi thảm khiến ai cũng


phải chua sót, đau lòng cho một kíp
người. “Hồng nhan bạc mệnh” là
một vấn đề muôn thuở kéo dài cho
đến tận ngày nay.


Tài liệu tham khảo
1.

Bùi Hữu Hồng (2003), “Bí mật hoàng hậu cung phi Trung Quốc”, NXB
trẻ, Thanh Hóa

2.

Giao Hòa ( 2005), “Lịch sử, Dã sử và Kỳ truyện”, NXB Văn hóa thông
tin, Hải Phòng

3.

Https://newvietart.com/index4.779.html




×