Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Mi nhan Trung QUoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.4 KB, 24 trang )

Trung Quốc thời xưa nổi tiếng với rất nhiều mỹ nhân. Họ ko chỉ đẹp mà còn rất giỏi cầm,
kì, thi, họa .
1.Tây Thi
Tây Thi (chữ Hán: 西西, bính âm: xi shi) là một người con gái đẹp thời Xuân Thu và là một
trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có sắc đẹp được coi làm cá lặn (trầm ngư), là
người đã có công trong việc giúp Phạm Lãi, Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.
Theo tương truyền, thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt
cổ có một người con gái giặt áo (có tài liệu thì ghi là kiếm củi) họ Thi, ngũ quan đoan
chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Vì tại Trữ La có hai thôn: thôn Đông và
thôn Tây, vậy nên người ta vẫn thường gọi nàng là Tây Thi (trong Việt Nữ Kiếm của Kim
Dung, nàng tên là Di Quang :confused. Truyền thuyết kể rằng Tây Thi đẹp đến nỗi ngay cả
khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn . Có tích còn viết, mỗi khi nàng giặt áo bên
bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn
thấy ảnh nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong
vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.
Ngoài vẻ đẹp, Tây Thi còn nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa với những sự tích về mối tình
Tây Thi - Phạm Lãi, Tây Thi - Phù Sai. Cả hai nhân vật vừa nói đến đều có thể coi là hai
anh hùng thời đó. Trích một đoạn trong Đông Chu liệt quốc:
Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai, mỗi khi đi chơi đâu thì nghi vệ chẳng khác gì phi
hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung, ghen với Tây Thi, uất ức không nói ra được, hơn một năm thì
chết. Phù Sai thương lắm, đem chôn ở núi Hoàng Mao và lập đền thờ cúng. Chuyện này
sau sẽ kể tiếp, bây giờ hãy nói Phù Sai yêu Tây Thi, sai Vương Tôn Hùng lập ra cung Quán
Khuê ở núi Linh Nham, trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi. Ở
đấy có lập ra Hưởng Điệp lang. Tại sao lại gọi là Hưởng Điệp? Điệp là chiếc guốc.
Nguyên là người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang, đặt ở đấy rất nhiều chum, bên trên
lát ván, để cho Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở đấy, tiếng kêu leng keng, cho nên gọi
là hưởng điệp. Trên núi có hồ Ngoạn Hoa, ao Ngoạn Nguyệt. Lại có giếng gọi là giếng
Ngô Vương, nước trong suốt, Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt, Phù Sai đứng ở bên
cạnh, sẽ lấy tay vuốt tóc cho Tây Thi. Lại có động gọi là động Tây Thi, Phù Sai và Tây Thi
cùng ngồi ở đấy, đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt, nay người ta gọi là vết chân Tây
Thi. Trên núi lại có Cầm Đài, Phù Sai thường cùng với Tây Thi gẩy đàn ở đấy. Phù Sai lại


sai người trồng hoa ở Hương Sơn, để Tây Thi và cung nhân chở thuyền đi hái hoa. Nay
vẫn còn một dãi nước ở phía nam núi Linh Nham, đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa.
Lại có Thái Liên hình ở phía đông nam thành đô, đó là chỗ Phù Sai cùng Tây Thi hái sen.
Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ ở trong thành, từ nam sang bắc, rồi làm cái buồm
gấm để đi chơi thuyền, gọi là Cẩm Phàm hình. Phía nam đô thành có Trường Châu uyển,
để làm nơi săn bắn. Lại có Ngư Thành để nuôi cá, Áp Thành để nuôi vịt, Kê Bi để nuôi gà,
Tửu Thành để nấu rượu. Lại thường cùng với Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam Loan ở Tây
động đình, đó là một cái vịnh độ hơn mười dặm, ba mặt đều là núi, chỉ có mặt nam trông
như cửa khuyết. Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa hè được, mới đặt tên là Tiên
hạ loan.
2.Điêu Thuyền
Điêu Thuyền (chữ Hán: 西西, bính âm: diào chán) cũng được xếp trong một người đẹp của
tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền là
con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã
Bố để ly gián, dẫn đến kết cục Lã Bố giết Đổng Trác.
Rất tiếc là chưa tìm thấy tài liệu nào ghi rõ về xuất xứ của Điều Thuyền, chỉ biết nàng bị
loạn Đổng Trác, gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết chết mất cả, nàng phải phiêu bạt lênh
đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn. Thấy nàng đẹp, có tài hát hay đàn
giỏi nên Vương Doãn nhận làm con nuôi. Sau để báo ơn nuôi dưỡng, Điêu Thuyền đồng ý
giúp Vương Doãn ly gián cha con Đổng Trác - Lã Bố.
Về sắc đẹp, tương truyền rằng, khi Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ
Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi
đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy.
Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người
rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì
vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.
Về việc làm của Điêu Thuyền, "Thánh Thán ngoại thư" có đoạn phê bình:
Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như
Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã
Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy

son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm sắc giáo nhọn, lấy mày ngài làm
cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu
cơ. Xem thế thì cái bản lĩnh của "Nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ lắm
thay!
Tây Thi với Điêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ,
việc làm của Điêu Thuyền khó hơn. Tây Thi chỉ phải đánh ngã một mình Ngô vương Phù
Sai. Điêu Thuyền phải đồng thời đánh ngã cả Lã Bố lẫn Đổng Trác. Phải luôn luôn nghĩ
mưu kế trong lòng, thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên. Ta nghĩ rằng cái công của
Điêu Thuyền đáng ghi vào sử xanh. Nếu như, khi Đổng Trác đã bị giết rồi, Vương Doãn
không vụng về mà gây ra cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ thì cơ đồ nhà Hán đã phục hưng
ngay từ đó. Và như thế thì một cô gái như Điêu Thuyền há lại không đáng ghi tên vào nơi
Phượng Các, không được tô tượng ở chỗ Lân Đài hay sao?
...
Cái tuyệt diệu của "Liên hoàn" không phải là làm cho Lã Bố giết Đổng Trác đâu! Nếu Trác
cầm kích lao trúng, giết chết Lã Bố lúc bấy giờ, tức là Trác tự chặt một cánh tay, và Trác
sẽ bị tiêu diệt dễ dàng ngay. Đó mới là chủ ý. Điều này đã nằm trong bụng Vương Doãn và
có lẽ Điêu Thuyền cũng muốn thế. Vương Doãn lẽ nào lại yêu Lã Bố? Mà Điêu Thuyền
cũng không yêu Lã Bố đâu?
Riêng ta, ta yêu nàng Tây Tử thật lòng trở về với Phạm Lãi; và yêu nàng Điêu Thuyền giả
vờ sống thác với Lã Bố. Bởi vì tuy thân đứng trước Lã Bố, nhưng lòng Điêu Thuyền bao
giờ cũng chỉ nghĩ đến một mình Vương Doãn mà thôi.
...
Sau khi thành Hạ Bì thất thủ, Lã Bố bị chết, đâu còn thấy bóng dáng nào ở chỗ nào? (*)
Nàng chính là con Rồng thiêng, chỉ lộ cái đầu, cái mình với đời, mà không cho đời sau biết
cái đuôi mình ẩn đi đâu hết! Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương.
Trong lịch sử, đây là nhân vật có nhiều rất tai tiếng khi dẫn đến cái chết của cả Lã Bố lẫn
Đổng Trác (mà ngày nay, nhiều người còn đem tên Điều Thuyền ra sử dụng như một tính
từ chỉ người con gái có tính cách lừa lọc!!!). Thực ra mà nói thì khen, chê là do mỗi con
người tự đánh giá. Riêng bản thân tôi thì cho rằng Điều Thuyền cũng chỉ là một người con
gái xinh đẹp nhưng mang nặng tự tưởng phong kiến. Kết cục thì nàng mất nhiều hơn là

được. Số phận của nàng đáng thương nhiều hơn là đáng trách!!!
3.Vương Chiêu Quân
Chiêu Quân (chữ Hán: 西西, bính âm: zhào jun) là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử
Trung Quốc. Với sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở
thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật.
Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân Cống Hồ trở thành một điển tích. Tồn tại
nhiều dị bản, trong đó có nhiều chi tiết còn mâu thuẫn. Nổi tiếng hơn cả là bản kể theo
những tài tiệu của nhà sử học Ngô Quân (469-520).
Chiêu Quân tên là Vương Tường (西西), nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân (西西西).
Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tuy Quỹ, được tuyển vào nội cung đời vua
Hán Nguyên Đế (49 TCN-33 TCN). Vì số cung phi trong hậu cung của vua Nguyên Đế
quá đông, nên nhà vua ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn.
Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong vua để ý tới. Chiêu
Quân từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng thật xấu xí,
nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.
Một hôm hoàng hậu tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm ly ai oán của nàng. Bà
đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng,
phong Chiêu Quân làm Tây Phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề.
Thời bấy giờ Hung Nô là nước lân bang thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu. Mao
Diên Thọ bị Hán Nguyên Đế quở trách, đem lòng oán hận Chiêu Quân, lấy chân dung
Chiêu Quân nạp cho vua Hung Nô Thiền Vụ Chỉ. Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng,
cất quân sang đánh, buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh. Hán
Nguyên Đế đành phải đem Chiêu Quân sang cho Hung Nô.
Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" (西西西西, "Đi đến biên cương") nói rằng, khi Chiêu
Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa
xa cố thổ. Nhân lúc ngồi trên xe ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc" bi tráng. Nhạn
bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ, nghe nỗi u oán cảm
thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn, quên cả vỗ cánh mà sa xuống đất. Từ "lạc
nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có.
Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài

thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích Hồ
Cầm.
Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là làng Chiêu Quân. Dòng suối, nơi
tương truyền nàng từng ra giặt vải trước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là
Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổ có hai địa điểm
được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh
ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).
4.Dương Quý Phi
Dương Quí Phi (chữ Hán:西西西, 719 - 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Nàng
được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.
Dương Quí Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (西西西), sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng
năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân.
Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (tức Thiểm Tây), là Hòa Âm
đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ
sử tại quận Kim.
Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa" (có tài liệu ghi "hoa nhượng"), nghĩa là khiến
hoa phải xấu hổ. Tương truyền nàng là một người khá mập mạp. Lý Bạch có ba bài Thanh
bình điệu ca tụng ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên:
Thanh bình điệu
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.
Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tứ Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các
cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái.
Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Vũ Huệ Phi. Nàng sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3
khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh
để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua
vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ
cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.

Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn
nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật
tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn
nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh
đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực sĩ lại chọn con gái của Vị
Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.
Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông say mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền
Tông lập nàng làm quí phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba
chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu
nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho
mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quí phi là Dương
Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
Huyền Tông say đắm Dương Quí Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối
của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người (?), nhà vua
cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quí Phi đã đẹp lại có tài gẩy tỳ bà, giỏi về âm
nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú
say sưa hơn.
Huyền Tông gặp Dương Quí Phi lúc tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những
thú vui sắc dục thái quá. Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa"
giúp có nhiều sức khỏe để được hòa hợp vui say cùng Dương Quí Phi.
Huyền Tông say đắm Dương Quí Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc
triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng Phiên, cho giữ phần chỉ huy
nửa lực lượng quân sự của triều đình. Có sách lại chép An Lộc Sơn được Dương Quí Phi
nhận làm con nuôi, được tự do ra vào cung cấm để cùng thông dâm với quí phi. Huyền
Tông mù quáng, không hiểu biết gì cả.
Bấy giờ, Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lên đến bực thượng thư
và hai con trai là Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa,
Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn
như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày
16 tháng 12 năm 755, An cử binh từ quận Ngư Dương (có tài liệu ghi là Phạm Dương)

đánh thẳng vào kinh đô Trường An. Binh triều đại bại.
Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến đến Trường An. Nhà vua (thực ra khi đó
Thái tử Lý Hanh tự lên ngôi, Đường Minh Hoàng trở thành Thái thượng hoàng) và Dương
Quí Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7
năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết,
quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ
nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng
căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quí Phi thì
họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng quí phi là mầm sinh đại loạn.
Nhà vua không còn cách này khác, đành phải hy sinh Dương Quí Phi. Khi đó nàng 38 tuổi.
An Lộc Sơn chiếm được Trường An, ra lệnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân
dân. Sử chép: "Có 36 triệu sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Rợ Phiên gặp ai cũng chém
cũng giết, thực là một cuộc đổ máu không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà
nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn".
Sau An Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng là Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự
mà hàng nhà Đường. Minh Hoàng khôi phục sự nghiệp, trở về Trường An.
Về sắc đẹp của nàng, còn có một điển tích, khi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung.
Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa
giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung,
uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi
năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã
tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải
là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ :lol . Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung
nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc
Hoàn là "hoa nhượng".
Năm 727, Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Huyền Tông đi tuần tiễu miền Tứ
Xuyên đến tiếp xúc với gia đình nàng. Chín năm sau, Ngọc Hoàn được tiến cung hầu Lý
Dục. Thọ vương Lý Dục tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ
Lý Dục được ba năm, nhưng chuyện chăn gối chẳng bao giờ có vì Lý Dục còn nhỏ. Khi ấy,
Ngọc Hoàn lại trong tuổi dậy thì.

5.Trác Văn Quân
Điển tích về Trác Văn Quân là câu chuyện tình với Trường Khanh, tức Tư mã Tương Như
có tiếng đàn tuyệt chiêu, đặc biệt là khi gảy khúc Phượng Cầu, trong lòng thiếu phụ, gái
thanh xuân bỗng như sóng trào.
Thời ấy, Trác Văn Quân thuộc hàng quốc sắc thiên hương, con của tri huyện Thiểm Tây
Trác Bá Lộc. Nàng được gã cho thư sinh Vương Hàm Tân, đỗ tú tài rồi nhưng vẫn tiếp tục
việc bút nghiên. Nửa năm hương lửa đang nồng, Hàm Tân bỗng lâm bạo bệnh từ trần. Nửa
đời hồng nhan dang dở. Trong suốt thời gian làm tuần, nàng ngồi rũ rượi bên bàn thờ
chồng. Bỗng một đêm, văng vẳng từ bên kia sông, tiếng đàn ai theo với lời ca não nùng:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×