Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sức xuân di sản tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.77 KB, 3 trang )

Sức Xuân di sản Tây Nguyên
Thứ Ba, 31/01/2017, 08:25 [GMT+7]
(GLO)- Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa, như Jrai, Ê Đê, Mnông, Bahnar, Xê Đăng, Mạ, Kho, Stiêng… Trong
thời gian dài, khi văn hóa Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ thì vùng văn hóa Tây
Nguyên vẫn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa nguyên thủy. Nói đến Tây Nguyên là nói đến không gian văn hóa cồng chiêng, nhà dài,
nhà rông, tượng nhà mồ, sử thi cổ sơ, làn điệu dân ca trữ tình… Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO
công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; sử thi cổ sơ và một số loại hình văn hóa khác của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hội voi bên hồ Lak, tỉnh Đak Lak. Ảnh: T.V

Đến với xứ sở này là đến với vùng đất mới nhưng ẩn chứa những di sản xa xưa. Gần đây, với di chỉ khảo cổ học được khai quật, nghiên
cứu ở An Khê, các nhà khảo cổ đã chứng minh Tây Nguyên là vùng đất có sự cư trú lâu đời nhất của con người. Di chỉ khảo cổ học Lung
Leng thuộc thời kỳ đá mới, nhiều bộ đàn đá phát hiện ở Lâm Đồng, Đak Nông, Đak Lak… minh chứng nền văn hóa khảo cổ khá dày dưới
lòng đất Tây Nguyên. Sau thời kỳ nguyên thủy, các dân tộc Tây Nguyên tiếp tục sáng tạo nên nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
làm nên một bản sắc-vùng văn hóa Tây Nguyên. Hầu như 5 tỉnh ở Tây Nguyên, tỉnh nào cũng có bảo tàng quy mô, nằm ở vị trí lý tưởng
nhất, trong đó Bảo tàng Đak Lak là một bảo tàng hiện đại và đẹp nhất. Bảo tàng Kon Tum tuy nhỏ hơn nhưng được thiết kế khá hoàn hảo,
hiện vật dân tộc học phong phú, tái hiện khá sinh động nền văn hóa của các dân tộc Bắc Tây Nguyên. Các tỉnh đều có đoàn ca múa nhạc
dân tộc với nhiều diễn viên tài năng là người dân tộc thiểu số tại chỗ, một số người đã được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
Âm nhạc Tây Nguyên chẳng những đã đến với đồng bào cả nước mà còn được giới thiệu ở nước ngoài thông qua các chương trình giao
lưu, văn hóa đối ngoại. Cồng chiêng Tây Nguyên từng làm mê đắm du khách nhiều nước khi tham gia lễ hội văn hóa tiểu vùng sông Mê
Kông tại thủ đô của nước Mỹ. Cũng trong chuyến đi đó, người Bahnar đã đẽo chiếc thuyền độc mộc và mang tặng cho Bảo tàng Hàng hải
của Mỹ. Một số nghệ sĩ tài năng người dân tộc bản địa đã tận tâm với di sản nghệ thuật của dân tộc mình, cải tiến, chế tác nhạc cụ, kế thừa
các làn điệu dân ca, đưa âm nhạc Tây Nguyên vượt ra khỏi buôn làng nhỏ bé để đến với công chúng. Với tâm hồn và năng khiếu nghệ thuật
bẩm sinh, họ đã làm sống lại những âm điệu Tây Nguyên. Trong năm qua, nhiều nghệ nhân ở Tây Nguyên được Nhà nước phong tặng


Nghệ

nhân


Nhân

dân,

Nghệ

nhân

Ưu

tú.

Thế hệ nghệ nhân trẻ đang tiếp nối giữ gìn di sản Tây Nguyên. Ảnh: T.V

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đang phát huy tích cực kho báu của cha ông qua các lễ hội, liên hoan. Nếu tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ hội hoa Đà
Lạt, Gia Lai duy trì Liên hoan cồng chiêng thì Đak Lak có Festival Cà phê-một lễ hội có quy mô lớn nhất của thủ phủ Tây Nguyên. Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp và hỗ trợ để các tỉnh Tây Nguyên lần lượt định kỳ đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây
Nguyên. Năm 2016, tại TP. Kon Tum đã diễn ra cuộc hội ngộ quy mô lớn dành cho các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian toàn khu vực. Tại ngày
hội này, người xem được chứng kiến một Tây Nguyên hoành tráng, nên thơ và kỳ vĩ. Vẫn còn đó những nghệ nhân thẩm âm cồng chiêng,
chế tác nhạc cụ, điêu khắc gỗ; vẫn còn đó những điệu múa xoang, điệu múa trống và cồng chiêng sôi động xung quanh cây nêu, ánh lửa
rừng và ché rượu cần nồng đậm men say; vẫn còn đó những bộ trang phục, như: khố, áo, váy, tấm choàng mang nét giản dị của con người
gắn bó với núi rừng… Những lễ hội như thế chẳng những góp phần quảng bá hình ảnh Tây Nguyên mà còn là hoạt động thiết thực làm
thăng
hoa
di
sản
văn
hóa
vật
thể


phi
vật
thể
của
đồng
bào.


Nhà rông Tây Nguyên.

Ảnh: Huy Tịnh

Tuy nhiên, nền văn hóa nguyên sơ này cũng rất nhạy cảm, dễ bị mất mát, mai một theo thời gian và biến đổi của cuộc sống hôm nay. Văn
hóa Tây Nguyên cần tiếp thêm nguồn sữa mới để những người con ở buôn làng tiếp tục bồi đắp, trau chuốt những báu vật của cha ông.
Tấn Vịnh



×