Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 1: Sức hút từ “sân nhà” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.38 KB, 4 trang )

Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 1: Sức hút từ
“sân nhà”- phần 1
Với mức tăng trưởng trên 20% và quy mô từ 20-54 tỉ USD/năm, thị trường VN
đang được nhiều công ty khảo sát có uy tín trên thế giới đánh giá là một trong
những thị trường có sức hấp dẫn nhất.

Chính sự hấp dẫn trên đã thu hút không chỉ các tập đoàn bán lẻ tầm cỡ nước ngoài
nhảy vào, mà nhiều DN nhỏ, nông dân… từ các nước cũng đang tìm cách đưa hàng
hóa của họ thâm nhập VN.
Từ hấp dẫn “người ngoài”...
Những ngày giáp Tết Kỷ Sửu có năm nông dân từ Đài Trung, Đài Loan lần đầu tiên
sang TP.HCM tìm cơ hội bán cam và nhiều loại nông sản khác do chính họ trồng ở
vùng bán sơn địa Phong Nguyên. “Trước khi sang đây, tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận
thấy nhiều loại trái cây tươi của Trung Quốc đang chiếm lĩnh khá lớn tại thị trường VN,
vì vậy chúng tôi đang quyết tâm để đưa cam và nhiều loại trái cây khác từ Đài Loan vào
VN” - ông Yang Ping Hsin, chủ tịch Hội Nông dân TP Phong Nguyên, cho biết. Theo
những nông dân này, nhiều tài liệu đánh giá thị trường VN của thương vụ Đài Loan tại
VN cho thấy những ưu điểm về dân số, tăng trưởng về thu nhập, sức mua... thị trường
này đang khá hấp dẫn và đây chính là cơ hội đối với họ.
Cách đó không lâu, phó giám đốc Trung tâm xúc tiến
thương mại Hàn Quốc tại Singapore đã dẫn đầu một số
doanh nhân nhỏ của Hàn Quốc sang TP.HCM tổ chức một
cuộc triển lãm nhỏ giới thiệu những mặt hàng thực phẩm
chế biến của đất nước kim chi chuẩn bị xuất khẩu vào VN.
Bà Mi Jeong Song, phó giám đốc trung tâm, cho biết do đặc
điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực nên hầu hết sản
phẩm chế biến của nước này mang sang VN tiêu thụ đều có
mức tăng trưởng tốt. “Những doanh nhân Hàn Quốc từng
tiếp cận thị trường VN đều cho những nhận xét tốt dù cách
thức vào thị trường này không hẳn dễ hơn nơi khác. Nhưng
nói chung thị trường VN không thể bỏ qua” - bà Song chia


sẻ.
…Đến hấp dẫn “người trong nhà”
Kể về mùa bán hàng tết vừa qua, bà Tám - chủ một đại lý
nước giải khát trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10) - cho
hay mọi năm bà đều phải dành thêm diện tích phòng khách,
phòng ăn, thậm chí cả phòng ngủ để trữ các thùng bia,
nước ngọt có gas.
Tuy nhiên, tết vừa rồi những không gian đó được nhường
lại cho các thùng nước giải khát không gas của các thương
hiệu trong nước, trong đó chủ yếu là các nhãn hàng của
Tập đoàn Tân Hiệp Phát. “Chỉ riêng trong vài ngày tết đã
tăng lượng hàng nước giải khát không gas như trà xanh các loại, nước tăng lực, nước
trái cây… thêm 30% so với năm trước nhưng hàng vẫn hết vèo vèo” - bà Tám cho biết.
Giới kinh doanh ước tính hiện nay nước trái cây, nước uống không gas chiếm đến 40%
thị trường nước giải khát các loại. Nếu các mùa tết trước, thị trường nước giải khát là
cuộc đua tăng sản lượng của nước ngọt có gas thì Tết Nguyên đán 2009 mức tiêu thụ
Hấp dẫn từ sức mua
Theo kết quả nghiên cứu
của Công ty nghiên cứu
thị trường GfK, doanh số
bán lẻ trong nước tăng
20,5%, từ 45,2 tỉ USD
của năm 2007 lên 54,3 tỉ
USD trong năm 2008.
Trong đó doanh thu từ
thực phẩm chiếm 66%,
cao nhất trong cơ cấu
sản phẩm hàng hóa,
đóng góp 15% GDP.
Theo khảo sát của

Nielsen, cửa hàng bán lẻ
tại VN trong năm 2007
đạt khoảng 500.000, đến
năm 2008 đã tăng thêm
13%. Doanh thu từ sáu
thành phố lớn chiếm
40% tổng doanh thu cả
nước và có tốc độ tăng
trưởng đến 21%.
nước giải khát không gas, nhất là các loại nước được quảng cáo là chiết xuất từ trái
cây, trà xanh thanh lọc, giàu vitamin… tăng 100-300%, trong khi tiêu thụ nước ngọt có
gas chỉ tăng 20-30%.
Thực tế, bằng những sản phẩm mang tính đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm
khác trên thị trường, Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu thị trường nước giải khát VN chứ
không phải bất kỳ một công ty đa quốc gia nào khác. Theo kết quả khảo sát của Công
ty nghiên cứu thị trường TNS, nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Tân Hiệp Phát đứng đầu
danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng (17%) cao nhất VN trong năm 2007. Năm
2008, nhãn hiệu này nằm trong danh sách 10 nhãn hiệu hàng hóa VN có tốc độ tăng
trưởng cao nhất và có mặt trong danh sách này trong 36 tháng liên tục.
Còn theo thống kê của Tân Hiệp Phát, sản lượng của loại thức uống này đã đạt mức kỷ
lục 2 triệu chai/ngày.
Vượt Ấn Độ
Theo kết quả khảo sát về
chỉ số phát triển bán lẻ
toàn cầu của AT
Kearney, năm 2008 VN
đã giành vị trí thứ nhất
về mức độ hấp dẫn nhờ
có tốc độ tăng trưởng
cao, mức độ cạnh tranh

của thị trường còn thấp,
dân số trẻ và mức chi
tiêu tăng ấn tượng…
Dựa vào các yếu tố như
độ rủi ro về kinh tế, chính
trị, thu nhập bình quân
Và câu chuyện của X-men
Câu chuyện thành công của nhãn hiệu dầu gội X-men dành
cho nam giới (của Công ty cổ phần Sản xuất hàng gia dụng
quốc tế - ICP) cũng tương tự Tân Hiệp Phát. Thời điểm dầu
gội X-men xuất hiện (năm 2003), thị trường dầu gội trong
nước đang bị các “đại gia” nước ngoài từ Mỹ đến Hà Lan,
Hàn Quốc, Malaysia thống lĩnh.
Nhưng nhờ sản phẩm có chất lượng không thua kém hàng
ngoại, cách thức tiếp thị độc đáo với thông điệp thể hiện rõ
ràng về phân khúc thị trường: “Đã là đàn ông phải có thứ dầu gội riêng”..., X-men đã
chinh phục người tiêu dùng trong nước, được xếp vào top 5 nhãn hiệu dầu gội đứng
đầu thị trường. Nhưng thành công nhất của nhãn hiệu VN này là khi nhắc đến dầu gội
dành cho nam giới, nhiều người tiêu dùng nghĩ ngay đến X-men.
Thành công của Tân Hiệp Phát và ICP chứng minh một điều rằng dẫu thị trường đã ken
kín các nhãn hiệu lớn của những công ty đa quốc gia, cơ hội vẫn rất lớn cho các công
ty chịu khó tìm tòi sự khác biệt, chiếc bánh lớn vẫn có phần cho những DN không lắm
của nhiều tiền.
Ở “trận địa” hàng may mặc, theo ông Lê Quốc Ân - chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, ước
tổng mức bán lẻ hàng may mặc tại thị trường nội địa sẽ đạt 3,5 tỉ USD vào năm 2009
và lên đến 6 tỉ USD vào năm 2010, với mức tăng trưởng bình quân 18-20%/năm.
Không chỉ tốc độ tăng trưởng cao mà tỉ suất lợi nhuận cũng không kém phần hấp dẫn.
Theo tính toán của ông Ân, nếu một DN sản xuất hàng may mặc phục vụ thị trường nội
địa với dòng sản phẩm cấp thấp, giá bán lẻ khoảng 60.000 đồng/sản phẩm thì mức lãi
khoảng 5.000 đồng/sản phẩm. Còn ở dòng sản phẩm trung bình có thể lãi 30.000

đồng/sản phẩm. Với sản phẩm cao cấp (giá bán lẻ 550.000-1.000.000 đồng/sản phẩm),
lợi nhuận tăng gấp… 50 lần so với sản xuất hàng thấp cấp!

đầu người, mức độ hấp
dẫn và mức độ bão hòa
của thị trường… AT
Kearney đã xếp hạng VN
cao hơn Ấn Độ - thị
trường mà ba năm liên
tiếp trước đó đứng vị trí
số 1 thế giới về sức hấp
dẫn.

×