Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tình hình triển khai các mô hình dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.9 KB, 42 trang )

MỤC LỤC


Lý do chọn chủ đề:
“Những người con, người cháu do sự vất vả mưu sinh, do những hoàn
cảnh khó nói ra được vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mà đã có hay
đang có những suy nghĩ , những lời nói,những hành động làm ông bà, cha mẹ
phải phiền lòng, buồn khổ hãy có một phút tĩnh tâm lại để giật mình, để sửa
mình, để bù đắp lại. Và cũng đến một ngày nào đó, họ sẽ trở thành bố, thành
mẹ, thành ông, thành bà và sẽ mong muốn cháu mình, con mình như bây giờ
ông bà, cha mẹ mình đang mong muốn.”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có một câu nói thật hay và ý nghĩa để
thức tỉnh nhận thức, suy nghĩ trong mỗi chúng ta.
“ Yêu già già để tuổi cho
Bất nhân bất hiếu rồi bò như sâu”
Xã hội ngày càng có những thay đổi và phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thay vì mỗi người chúng ta chạy theo xu hướng tích
cực thì việc sai lệch về các giá trị đạo đức lại đang trở thành một vấn đề đáng
quan tâm. Người cao tuổi giống như một kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho
thế hệ trẻ có một bến đỗ bình yên và hạnh phúc. Cuộc đời con người ai rồi
cũng sẽ già đi, nếu may mắn thì được cả sức khỏe và tinh thần minh mẫn, còn
nếu ngược lại thì chúng ta nên chấp nhận và sống theo quan điểm riêng, theo
mong muốn riêng của bản thân mỗi người. Đảng và Nhà nước đã và đang tạo
điều kiện hỗ trợ người cao tuổi khi về hưu hoặc không còn khả năng lao động.
Xã hội quan tâm, Chính phủ quan tâm, vậy nên chẳng có lý do gì để những
gia đình có người cao tuổi không làm tròn bổn phận của một người con, người
cháu. Khi học môn công tác xã hội với người cao tuổi, bản thân tôi nhận ra có
những điều thực sự đến tận bây giờ tôi mới có thể hiểu được, cảm nhận được
và mong muốn thực hiện được nó. Tôi muốn dành thời gian của mình nhiều
hơn với người cao tuổi, tâm sự, chia sẻ và trò chuyện để thấu hiểu những vất
vả, lo toan, những kinh nghiệm sống từng trải của thế hệ các ông, các bà. Một


thực tế là người cao tuổi chiếm một phần dân số khá đông nên việc có các
chính sách, mô hình dịch vụ hỗ trợ cũng còn gặp rất nhiều khó khăn đối với
Chính phủ. Đời sống hàng ngày của người cao tuổi sẽ thay đổi như thế nào
nếu có sự xuất hiện của các mô hình dịch vụ dành cho người cao tuổi. Tôi
luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người cao tuổi, không


chỉ dừng lại ở việc các mô hình mà có thể phát triển và trở thành các dịch vụ
sẵn có và chuyên nghiệp. Từ những lý do trên, “Tình hình triển khai các mô
hình dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” sẽ là đề tài mà tôi
lựa chọn để tìm hiểu và có những đóng góp nhất định. Hiểu và thực hiện được
sẽ là một tương lai mới dành cho những người cao tuổi. Họ sống cả cuộc đời
chỉ mong đến lúc về già được yêu thương, chăm sóc, được sum vầy bên con
cháu, gia đình. Và tôi hi vọng rằng những ước muốn đó sẽ được thực hiện để
phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam!



I Cơ sở lý luận công tác xã hội với người cao tuổi
1.
Khái quát chung về người cao tuổi
1.1 Khái niệm người cao tuổi
Theo Luật Người cao tuổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII thì :
“ Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”
1.2. Vấn đề già hóa dân số trên thế giới
- Theo các chuyên gia dân số và kinh tế, già hóa dân số là một trong
những xu hướng có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21, có tác động đến toàn bộ các
khía cạnh của đời sống xã hội của thế giới và từng quốc gia. Dân số già, điều
đó có nghĩa là tuổi thọ dân cư tăng lên và đó là hệ quả tích cực của phát triển

kinh tế, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội. Theo thống kê, hiện nay trên thế
giới có gần 7 tỷ người và 1/9 trong số này là người từ 60 tuổi trở lên. Theo dự
báo, đến năm 2050 dân số thế giới đạt 9,2 tỷ người và tỷ lệ người từ 60 tuổi
trở lên sẽ là 1/5, nghĩa là cứ 5 người thì có một người cao tuổi. Vậy, thế nào là
dân số già và già hóa dân số?
- Khái niệm già hóa dân số chỉ quá trình già của dân số, khi trong cơ
cấu dân số số người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ
người cao tuổi trong tổng dân số đến “ngưỡng” nào thì dân số được coi là già
hóa, hiện vẫn có sự khác biệt. Theo một số tác giả, khi trong tổng dân số, số
người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% thì dân số đó được coi là bước
vào quá trình “già hóa” (theo Cowgill và Holmes, 1970). Một số tác giả và tổ
chức quốc tế lại cho rằng khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% trong
tổng dân số thì dân số đó được coi là “già hóa” (Dương Quốc Trọng, 2011).
Còn khái niệm dân số già là khi trong quy mô dân số, tỷ lệ người từ 65 tuổi
trở lên chiếm từ 10%-19,9% (Cowgill) hoặc 14% (Dương Quốc Trọng).
Ngoài ra, còn có khái niệm dân số “rất già” và “siêu già”… Để chỉ mức độ già
của dân số, còn có khái niệm tuổi thọ trung bình của dân số. Hiện nay có
khoảng 33 nước có tuổi thọ trung bình của dân số trên 80 tuổi (trong khi 5
năm trước đó, chỉ có 19 nước đạt được tuổi thọ này).
- Như vậy, có thể thấy rõ dù tỷ lệ có khác nhau, nhưng “già hóa” là chỉ “quá
trình”, còn “dân số già” là chỉ “thời điểm”. Quá trình chuyển từ già hóa dân
số sang dân số già ở các nước khá khác nhau; chẳng hạn ở Pháp kéo dài 115

1


năm, ở Thụy Điển quá trình này dài 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26
năm… Mặt khác, tuổi để tính dân số già hóa hoặc già thường là 60 hoặc 65
tuổi trở lên. Ở Hàn Quốc, năm 2010 tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 11%
dân số. Theo dự báo, đến năm 2016 tỷ lệ này là 18,1%, nhưng đến năm 2030

đã tăng lên 24,3%, 2040 tăng lên 32,5%. Như vậy, đến năm 2016 Hàn Quốc
sẽ bắt đầu trở thành quốc gia “già”.
- Theo Liên hợp quốc, già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các Châu lục
và các quốc gia trên toàn thế giới với tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang
tăng nhanh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Chẳng hạn để
tỷ lệ người già trong tổng số dân của Hàn Quốc tăng từ 7% lên 14% chỉ mất
có 18 năm, ở Nhật Bản mất 24 năm, thì ở Thụy Điển mất 85 năm, ở Hoa kỳ
mất 73 năm… Tương tự như vậy, để tỷ lệ người già tăng từ 14%- 20% Hàn
Quốc chỉ mất có 8 năm, Nhật Bản là 12 năm, thì ở Thụy Điển mất 39 năm và
Hoa Kỳ mất 21 năm.

2


1.3 Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam
- Dân số Việt Nam đã già chưa? Chúng ta đã vào giai đoạn già hóa
chưa? Đây là câu hỏi rất đáng quan tâm, vì liên quan đến rất nhiều chính sách
kinh tế-xã hội trong đó có chính sách an sinh xã hội. Theo tổng điều tra dân số
1/4/2009, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên trong dân số Việt nam là 8,67%, còn tỷ
lệ người từ 65 tuổi trở lên là 6,4%. “Chiếu” theo các quy ước Quốc tế nên trên
thì nước ta vẫn thuộc nhóm nước dân số trẻ hay chưa “già hóa”. Tuy nhiên,
theo thống kê tại thời điểm 1/4/2010, số người từ 60 tuổi trở lên trong dân số
nước ta đã chiếm 9,4%. Như vậy, chỉ qua 1 năm, tỷ lệ người cao tuổi Việt
Nam đã tăng 0,7 điểm phần trăm/năm, trong khi ba thập kỷ trước đó (19792009) chỉ tăng có 0,06 điểm phần trăm/năm. Tức là một năm vừa qua tỷ lệ
tăng đã hơn gấp 10 lần so với giai đoạn trước đây (theo Dương Quốc Trọng,
2011). Với tốc độ này, dân số Việt Nam sớm bước vào giai đoạn già hóa
nhanh hơn so với dự báo. Theo dự báo của Tổng cục Dân số, nước ta sẽ bước
vào giai đoạn “già hoá dân số” vào năm 2017. Tuy nhiên, nếu với tốc độ gia
tăng tương tự như năm 2010 thì đến 1/4/2011, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã
là 10,1%, người từ 65 tuổi trở lên đã là 7,2% và như vậy, dù theo tiêu chí nào,

chúng ta cũng đã bước vào giai đoạn “già hoá dân số” ngay từ năm 2011 rồi,
sớm hơn 6 năm so với dự báo trước đây. Hơn nữa, quá trình chuyển từ già hóa
dân số sang dân số già ở nước ta cũng diễn ra nhanh hơn nhiều so với các
nước trong khu vực. Theo dự báo của Tổng cục Dân số, để chuyển từ già hóa
dân số sang dân số già ở nước ta chỉ mất khoảng 20 năm, thậm chí theo
Dương Quốc Trọng, chỉ khoảng 17 đến 18 năm (trong khi đó Philippin mất
khoảng 40 năm, Malaysia khoảng 26 năm). Theo dự báo, đến năm 2035 trong
cơ cấu dân số nước ta, tỷ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) và người già (từ 60 tuổi trở
lên) là 1/1, nghĩa là cứ có 1 trẻ em thì có 1 người già và đến năm 2049, tỷ lệ
này là 1/1,41, nghĩa là cứ có 1 trẻ em thì có 1,41 người già.
- Bên cạnh việc được coi là thành tựu của quá trình phát triển, già hóa dân số
cũng tạo ra thách thức về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa ở các cấp độ cá nhân,
gia đình, cộng đồng và xã hội trên toàn thế giới. Thách thức lớn nhất là thay
đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ người ở độ tuổi cao (từ 45-60 tuổi) sẽ tăng lên và tỷ
lệ gia nhập thị trường lao động sẽ có xu hướng giảm đi và như vậy, để đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, các nước phải sử dụng lao động già

3


hơn (đồng nghĩa với việc tăng tuổi nghỉ hưu để có thêm nhân lực cho nền
kinh tế). Về mặt kinh tế, già hóa dân số và dân số già có ảnh hưởng kép đến
nền kinh tế. Một mặt, năng suất lao động của nhóm tuổi cao sẽ kém hơn so
với các nhóm tuổi trẻ khác trong lực lượng lao động, dẫn đến thu nhập của
nền kinh tế nói chung và của từng gia đình nói riêng bị ảnh hưởng. Điều này
dẫn đến hệ lụy là những người trẻ tuổi phải làm việc nhiều hơn để bù đắp
thiếu hụt thu nhập của gia đình. Mặt khác, chi phí chăm sóc y tế và các phúc
lợi khác cho người cao tuổi tăng lên, ảnh hưởng đến đầu tư cho phát triển. Về
mặt xã hội, trong một xã hội dân số già, các vấn đề xã hội sẽ phát sinh như
quan hệ giữa các thế hệ, sự chăm sóc cho người già của từng gia đình và xã

hội… sẽ là những vấn đề các quốc gia phải quan tâm. Như cảnh báo của Tổng
thư ký Liên hợp quốc “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa
dân số có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao
tuổi và gia đình họ mà còn tác động lan tỏa tới toàn xã hội và cộng đồng toàn
cầu theo những cách thức chưa từng được biết đến” (UNFPA, 2012).
- Các nhà khoa học trong và ngoài nước dự báo Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Các nước trên thế
giới phải trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ, nhưng Việt Nam chỉ mất
khoảng 15 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già.
Dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số “siêu già”.
- Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DSKHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết: Già hóa dân số nhanh sẽ tác động tới nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, như hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hệ thống
an sinh xã hội, việc làm, tuổi nghỉ hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, làm
thay đổi cơ cấu chi tiêu của mỗi gia đình và cơ cấu chi của toàn xã hội.
- Theo ông Nguyễn Văn Tân, hiện nay, khoảng 70% NCT Việt Nam
sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% NCT không có
tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ
cấp xã hội. Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng một xã hội thích ứng với
giai đoạn già hóa dân số của đất nước.
- Chia sẻ về vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT tại các cơ sở y tế, GS.TS
Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: Một NCT
trung bình mắc 6,9 bệnh, trong đó chủ yếu là bệnh mạn tính như: đái tháo

4


đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian
điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời. Mặt khác, NCT sử dụng đến 50%
tổng lượng thuốc, do đó, chi phí y tế cho người già cao gấp 7 - 10 lần so với
người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho NCT còn nhiều

hạn chế, như thiếu các cơ sở y tế (bệnh viện, nhà dưỡng lão, trạm y tế…) và
nguồn nhân lực chăm sóc NCT (bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa lão khoa). Hiện
nay, NCT vẫn chủ yếu dựa vào người nhà chăm sóc, thế nhưng nguồn nhân
lực này đang ngày có xu hướng giảm đi trong tương lai. Vì vậy, việc tăng
cường mô hình Chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng là hết sức cần thiết.

5


1.4. Đặc điểm của người cao tuổi
1.4.1 Đặc điểm sinh lý
a. Nhận thức của người cao tuổi
- Ở giai đoạn đầu(60-70 tuổi) khả năng nghe nhìn của người cao tuổi
vẫn còn tốt, nhưng từ 70 tuổi trở đi thì khả năng này suy giảm mạnh. Các cụ
nhìn sự vật, hiện tượng không rõ, nhiều cụ không nhìn thấy gì, nghe âm thanh
không rõ. Do đó, khi giao tiếp khả năng thu nhận thông tin có sự sai lệch. Độ
nhạy cảm của các giác quan suy giảm mạnh( khứu giác, thị giác, mạc giác).
- Trong giai đoạn đầu tuổi già, người cao tuổi vẫn còn sức làm việc, còn
năng lực sáng tạo, thậm chí ở mức độ cao nhờ tích lũy kinh nghiệm, vốn sống.
Đồng thời tính ham hiểu biết vẫn còn, thể hiện ở chỗ họ hứng thú theo dõi
những tin tức thời sự, khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội.
Hoạt động ngôn ngữ tích cực hay nói, hay bình luận, nhận xét.
- Trí nhớ thay đổi rõ rệt, trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở
mức cao. Tuy nhiên, người cao tuổi hay quên, chính vì thế mà họ hay nói đi
nói lại. Do đó họ sống nặng về nội tâm.
- Tư duy của người cao tuổi kém năng động, kém linh hoạt, hoạt động
tư duy để ra quyết định chậm hơn so với lớp trẻ. Nhưng do có nhiều kinh
nghiệm và sự trải nghiệm nên các quyết định của họ thường chín chắn hơn.
Mặt khác do sự từng trải và tuổi đã cao nên người cao tuổi thường khó chấp
nhận cái mới, không thích thay đổi thói quen, cách tư duy cũ, mà đôi khi lớp

trẻ cho rằng người cao tuổi bảo thủ và cứng nhắc trong giải quyết vấn đề.
b.Các thay đổi về hình dáng bên ngoài
- Thay đổi về tóc:
+ Bạc tóc: Đây là dấu hiệu sớm của tuổi già, vì sắc tố trên tóc giảm đi
làm tóc không có màu. Tuy nhiên, có người mới ở tuổi trung niên tóc đã bạc.
Do đó, tóc bạc thường chỉ xảy ra ở khoảng 65% người cao tuổi, 35% còn lại
chỉ tóc bạc khi ở tuổi rất cao. Vì vậy, tóc bạc không hẳn luên quan đến sự lão
hóa toàn diện của cơ thể hay với tuổi thọ.
+ Rụng tóc: Hàng ngày tóc đều rụng nhưng tuổi cao tóc rụng nhiều hơn
khiến tóc thưa, có thể dẫn đến hói đầu.
Thay đổi về da:
+ Da có tác dụng góp phần chống vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Da là
bộ phận có diện tích bề mặt lớn nhất trong cơ thể, nó có tính chất đàn hồi, dẻo
dai và nhạy cảm nhưng nó cũng là bộ phận sớm lão hóa.

6


+ Sự thay đổi về da thể hiện rõ nhất trên mặt như vầng trán nhăn nheo
với các vết rạn ở đuôi mắt, da mặt mỏng. Nhăn nheo, mềm xệ hoặc nổi những
nốt đồi mồi, xương mặt nhô, mạch máu lộ trên da, mí mắt xệ, quầng mắt thâm
sậm đen, vành tai chảy xuống.
+ Khi bị lão hóa, lớp mỡ dưới da giảm làm người gia chịu lạnh kém, sự
nhạy cảm trên da cũng giảm sút nên khi bị chấn thương, các vết thương lâu
lành do máu nuôi dưỡng da bị giảm bớt.
Thay đổi về chiều cao:
+ Càng nhiều tuổi chiều cao càng thu lại. Trung bình về già đàn ông
thấp đi 2cm, đàn bà 1,5cm. Đó là do ảnh hưởng của một số yếu tố như: nước
cơ thể giảm, các bắp thịt giảm sút, xương sống biến dang.
Thay đổi sức nặng:

+ Thường sức nặng cơ thể tăng lên ở thời trung niên và giảm đi khi già,
do tế bào mỡ tăng thay thế vào chỗ tế bào cơ giảm đi, mỡ nhiều ở cùng bụng
và mông.
1.4.2 Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi
a. Tình cảm
- Người cao tuổi là người đã từng trải về cuộc đời, họ đã cống hiến cho
xã hội, nay về già là lúc họ được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già. Tuy nhiên
không phải ai về già cũng có được một cuộc sống êm đẹp, đủ đầy, bình yên.
Một số người cao tuổi còn gặp khó khăn trong cuộc sống và điều đó ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống tình cảm của người cao tuổi.
- Người cao tuổi có phản ứng xúc cảm nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễ
hờn dỗi, bởi người cao tuổi sống thiên về tình cảm hơn là vật chất nên họ dễ
có cảm xúc khi gặp tình huống lạ. Tâm lý tiêu cực của người cao tuổi thể hiện
ở 1 số khía cạnh như:

7


+ Tính tự ti:
. Mặc cảm tuổi già, sức yếu, lực bất tòng tâm, các cụ có tâm lý bi quan,
chán nản, hay giận dỗi, tự cái, cảm giác sống nhờ vào con cái, cảm giác là
người thừa, không có ích trong gia đình, rồi từ đó cảm thấy lạnh lùng, trống
rỗng và trầm lắng xâm nhập vào cõi lòng.
. Gắn liền với tinh thần tiêu cực đó là đa nghi, hay nghĩ ngợi, nhạy cảm
với mọi việc, hoài nghi người khác. Cảm giác u uất, tự ti cũng từ đó mà nảy
sinh. Do đó dễ dẫn tới xung đột giữa tuổi già và lớp trẻ, nếu bị hắt hủi người
cao tuổi có thể bỏ nhà ra đi.
+ Cảm giác mất mát, cô độc:
. Sự xao xuyến, lo âu là tâm trạng thường xuyên của người cao tuổi.
Người cao tuổi ý thức rằng cuộc đời đã xế chiều nên người cao tuổi sợ ốm, sợ

đau, sợ không có người chăm sóc, không đủ kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau, sợ
báo hại con cháu, làm khổ người xung quanh, sợ chuỗi ngày còn lại cô đơn vô
dụng,...Chính vì những trăn trở đó mà người cao tuổi giàu tình cảm, sống
thiên về tình cảm nhiều hơn. Họ rất nặng tình cảm, hàm ơn người khác nếu
được ai giúp đỡ dù là việc nhỏ.
. Khi cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh,
dòng họ, gia đình và con cháu. Nhiều người thường đi thăm viếng, lễ bái ở
các đền, chùa, di tích, tham gia các lễ hội của làng, xã. Những hoạt đông này
vừa mang tính chất thư giãn, giải trí cao, vừa thỏa mãn tâm lý trở về cội
nguồn của người cao tuổi. Các cụ thường quan tâm tới lịch sử, gia phả của
dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những công
việc mà trước đây do bận chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, niềm tự
hào cho chính họ.
b. Giao tiếp
- Do đặc điểm sinh lý của người cao tuổi có nhiều thay đổi, chức năng
hoạt động của các cơ quan giảm sút, có nhiều bệnh tật về hô hấp, tim mạch,
các cơ quan cảm giác suy giảm.Vì thế khả năng giao tiếp của người cao tuổi
cũng suy giảm không còn linh hoạt như trước. Mặc dù vậy, nhu cầu giao tiếp
của người cao tuổi lại rất cao, bởi đặc điểm của người cao tuổi là người trên
tuổi lao động, độ tuổi đã nghỉ hưu, dó đó thời gian rảnh rỗi nhiều,hơn nữa
thông qua giao tiếp người cao tuổi sẽ tăng thêm sức khỏe và thấy mình có lợi

8


ích cho xã hội.
- Trong quá trình giao tiếp do tư duy của người cao tuổi kém năng động,
kém linh hoạt nên tốc độ nói của họ thường chậm. Do thính giác suy giảm nên
khi giao tiếp với mọi người đôi khi người cao tuổi không nghe rõ thông tin,
dẫn đến tiếp thu thông tin có sự sai lệch. Đồng thời, với sự thay đổi của trí

nhớ, trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao nên người
cao tuổi hay quên những gì mình vừa nói và hay nói đi nói lại, làm cho người
khác ấn tượng “cây già lắm rễ, người già lắm lời”.
- Người cao tuổi hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những
chuyện đã qua. Chính vì thế chủ đề giao tiếp của người cao tuổi thường xoay
quanh những chuyện quá khứ như: những khó khăn, vất vả mà họ đã trải qua,
những thành công mà mình đã đạt được.
- Đối tượng giao tiếp của người cao tuổi cũng thể hiện đặc trưng riêng:
người cao tuổi thích giao tiếp với con cháu trong gia đình, muốn quây quần
bên con cháu. Qua đó nói lên tình cảm cũng như sự quan tâm của người cao
tuổi tới gia đình. Họ gắn bó với đời sống tâm linh, đồng thời thích tham gia
các hội như: Hội Người cao tuổi, Hội Phụ lão, Hội Cây cảnh,....
- Người cao tuổi thích yên tĩnh, ghét sự ồn ào bởi đặc điểm sinh lý của
họ đã suy giảm nên rất nhạy cảm với tiếng động, âm thanh. Người cao tuổi
không thích tiếp chuyện vào buổi tối, thích nghỉ ngơi vào buổi trưa.

9


2.
Công tác xã hội với người cao tuổi
2.1 Công tác xã hội với người cao tuổi trên thế giới
- Người cao tuổi trên thế giới Theo thống kê, thế giới hiện có 497 triệu,
chiếm gần 2/3 NCT sống ở các nước nghèo và khoảng hơn 180 triệu người
sống trong cảnh nghèo khó. Theo dự báo, đến năm 2045, số người trên 60 tuổi
trên thế giới sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Ở các nước trung bình và
kém phát triển, hơn 50% người trên 60 tuổi vẫn làm việc, chủ yếu ở các thành
phần phi chính thức. Thế giới cũng đang chứng kiến ¾ người cao tuổi sống
trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; 2/3 số NCT
bị bệnh kinh niên sống ở các nước tủng binh và kém phát triển.

- Ở nhiều nước Châu Phi, NCT là người chăm sóc chủ yếu đối với 40%
người bị HIV/AIDS hoặc trẻ em bị mồ côi do AIDS. Trong những thế kỷ qua,
sự gia tăng người cao tuổi trong tổng số dân số toàn cầu là vấn đề đáng quan
tâm. Trong thế kỷ này, nó đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng không ít cơ
hội. Hàng triệu người cao tuổi ở các nước phát triển trung bình và thu nhập
thấp đang đối mặt với những vấn đề về nghèo đói và bệnh tật.
- Tuy vậy, các chính sách phát triển quốc tế và các hoạt động thường
không bao gồm người cao tuổi. Chương trình phát triển Thiên niên kỷ không
trực tiếp liên quan đến tuổi già. Trong khi cam kết giảm tỷ lệ người cực nghèo
xuống 50% vào năm 2015, người cao tuổi hầu như dùng lại ở nửa còn lại của
người nghèo. Khi nói về chăm sóc sức khoẻ, người cao tuổi vừa là người tự
chăm sóc mình, lại vừa là những người chăm sóc người khác. Sự gia tăng
“người cao tuổi già” là thách thức lớn, đặc biệt đối với gia đình và cộng đồng.
Đồng thời, nhiều người cao tuổi phải chăm sóc cháu do bố mẹ các em ra
thành thị làm việc kiếm tiền hoăc bệnh tật-chết do HIV/AIDS hay các bệnh
liên quan.
- Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, hàng triệu người cao tuổi
sống dưới mức nghèo đói, phần lớn họ không có nghỉ hưu. Họ không có cả
lương hưu tối thiểu, phải làm việc để đảm bảo cuộc sống và thường làm
những công việc không an toàn, được trả công thấp đến khi họ không thể làm
việc được nữa hoặc bệnh tật, ốm đau. Những người không làm việc được phải
sống trong cảnh bần cùng. Khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến sự tăng giá
cả sinh hoạt, thức ăn, giao thông và nhà ở…làm tồi tệ thêm cuộc sống của họ.

10


Các hộ gia đình nghèo ảnh hưởng nhiều nhất đến người già và trẻ em trong
gia đình. Những người cao tuổi trong gia đình phải chăm sóc trẻ em mà cha
mẹ các em di cư ra thành thị kiếm tiền. Những người cao tuổi ở các nước có

thu nhập trung bình và thấp không có cơ hội cải thiện cuộc sống. Vai trò của
họ đối với gia đình và cộng đồng thường không được biết đến và đánh giá
đúng mức. Đặc biệt, đối với những người sống ở các địa phương nghèo hoặc
bị tác động xấu của môi trường thường có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của
các cuộc xung đột hoặc các nguyên nhân khác về chính trị, môi trường không
ổn định tạo ra sự thiếu an toàn cho họ.
- Tuy vậy, người cao tuổi toàn cầu vẫn đang thể hiện các cơ hội về tiềm
năng,kinh nghiệm, khả năng sâu rộng của họ. Thu nhập và sức khoẻ ở tuổi già
là mục tiêu, kể cả đối với các nước nghèo, để đảm bảo cho sự tham gia của
người cao tuổi đối với xã hội. Đây cũng là một trong những lý do mà HAI đặt
chủ đề cho chiến lược hành động đến năm 2015 là: “Khi người cao tuổi nói,
chúng ta lắng nghe”. Đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự gia tăng tỷ
lệ người cao tuổi, đại dịch HIV/AIDS, sự kỳ thị và bạo lực đối với người cao
tuổi, Tổ chức Người cao tuổi quốc tế sẽ đáp ứng với những nhu cầu và khả
năng của người cao tuổi cũng như nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ
chức cũng như của toàn xã hội về những vấn đề sau:
1. Nâng cao năng lực người cao tuổi trong đảm bảo an sinh thu nhập.
2. Nâng cao khả năng người cao tuổi và những người trợ giúp họ trong
chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ hỗ trợ.
3. Nâng cao khả năng để người cao tuổi tham gia tích cực vào giải
quyết các trường hợp khẩn cấp và hồi phục.
4. Tạo ra các phong trào mang tính quốc tế và quốc gia trợ giúp NCT
vượt qua sự kỳ thị và bảo đảm các quyền của họ.
5. Hỗ trợ mạng lưới toàn cầu của các tổ chức để các tổ chức của NCT
và làm việc cho NCT có hiệu quả.
- Để làm được điều này, trong thời gian tới, Tổ chức NCT quốc tế dự
kiến sẽ tăng 2/3 các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ NCT và gia đình họ. Đồng thời
tăng cường các hoạt động thúc đẩy cải thiện cách nhìn nhận về chế độ lương
hưu, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tăng thêm sự đáp ứng phù hợp trong những
trường hợp khẩn cấp để đem lại lợi ích cho nhiều triệu người cao tuổi và tăng


11


cường mở rộng chính sách, công tác vận động cùng với các hoạt động hỗ trợ
trong các trường hợp khẩn cấp. HAI cũng đã đặt ra 15 chỉ tiêu cụ thể trong
những năm tới là:
- Trợ giúp để 20% NCT ở 30 nước có thu nhập trung bình và thấp được
nhận trợ cấp của Chính phủ.
- Các hộ gia đình có NCT ở 25 nước cải thiện được thu nhập và an ninh
lương thực.
- Người cao tuổi ở 15 nước có khả năng có khả năng phòng ngừa và
quản lý bệnh mãn tính.
- Người cao tuổi ở 20 nước có khả năng đảm bảo tiếp cận miễn phí các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thân thiện.
- Các dịch vụ phù hợp phòng chống HIV/AIDS được cấp cho NCT ở 12
nước.
- Người cao tuổi ở 25 nước được nhận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
ban đầu phù hợp.
- Người cao tuổi được nhận các dịch vụ trực tiếp của HAI và các tổ
chức đối tác để phòng ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp.
- Sẽ có 10 tổ chức nhân đạo được công nhận và đáp ứng nhu cầu trong
phòng ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp của NCT. Người cao tuổi tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền nhận dịch vụ, được
trợ giúp ở 25 nước.
- Người cao tuổi ở 15 nước được trợ giúp để ngăn chặn và giảm thiểu
sự kỳ thị liên quan đến tuổi già.
- Các tổ chức chủ chốt của HAI sẽ phát triển liên minh toàn cầu gồm
hàng triệu các tổ chức, cá nhân trợ giúp NCT.
- 120 tổ chức, công nhận giá trị và tiêu chuẩn của HAI, hình thành
mạng lưới toàn cầu chia sẻ và thừa nhận chương trình, các sáng kiến mang

tính quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Hoạt động ở 50 nước thể hiện sự thay đổi về luật pháp, chính sách
đáp ứng quyền của NCT.
- Nhận thức của Anh và 5 nước OECD về Chương trình quốc tế về NCT
sẽ được truyền thông qua các cuọc vận động và chương trình đào tạo.
- Tập huấn, chia sẻ thông tin và cơ hội hợp tác là những dịch vụ cơ bản

12


của mạng lưới hỗ trợ NCT quốc tế do Ban thư ký quốc tế cung cấp.
/>2.2 Công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam
- Mặc dù là quốc gia có dân số trẻ, cả trong khu vực và trên phạm vi
toàn thế giới, đến nay gần 10% dân số của Việt Nam đã ở độ tuổi 60 và trên
60. Sau năm 2010, Việt Nam đã không còn là nước có dân số trẻ khi có người
cao tuổi chiếm trên 10% dân số và theo dự báo, năm 2025 khoảng 18% và
năm 2050 chiếm gần 30% dân số cả nước.
Dân số Việt Nam theo độ tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
60 tuổi trở lên

2008
24.7
65.6
9.7

2025
22.3
60.9

16.8

2050
19.8
56.7
23.5

Dân số Việt Nam (triệu người)
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
60 tuổi trở lên
Tổng số

2008
21.6
57.4
8.5
87.5

2025
25.0
68.1
18.8
111.9

2050
24.5
70.2
29.1

123.8

Người cao tuổi có những ưu thế về những đóng góp của họ với
gia đình, xã hội, về kinh nghiệm sống và khả năng tiếp tục đóng góp vào quá
trình phát triển. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng có nhiều vấn đề cần được
quan tâm như: vấn đề sức khỏe, đời sống vật chất, tham gia giao thông, nuôi
cháu thay cha mẹ trẻ do các nguyên nhân khác nhau...Vì vậy, để trợ giúp
người cao tuổi cần có cán bộ xã hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp qua
trường, lớp.

Hướng phát triển Công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam:
Để Nghề Công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam
được phát triển và phổ biến rộng rãi về lâu dài cần nằm trong tiến trình chung
phát triển công tác xã hội và được coi như một nghề ở Việt Nam, theo các
13


bước đi của đề án đã được Chính phủ phê duyệt
Bước đi đầu tiên có thể là các hoạt động nâng cao năng lực cho
những người đang làm việc với người cao tuổi, cung cấp cho họ một số kiến
thức, kỹ năng cơ bản trong làm việc với người cao tuổi
Bên cạnh đó, có thể xem xét, kết hợp đào tạo cán bộ xã hội trong
lĩnh vực y tế với công tác xã hội với người cao tuổi. Chú trọng công tác quản
lý ca và tham vấn trong làm việc với người cao tuổi. Đa dạng hóa các loại
dịch vụ trợ giúp người cao tuổi. Đồng thời thiết kế các chương trình đào tạo
chuyên sâu về công tác xã hội với người cao tuổi.
Trong điều kiện già hóa dân số, nhiều vấn đề đặt ra đối với người
cao tuổi trong điều kiện kinh tế- xã hội đặc thù ở Việt Nam, cần sớm nhận
thức về sự cần thiết phát triển Công tác xã hội với người cao tuổi và tạo các
điều kiện cần thiết cho sự phát triển này.

II Cơ sở thực tiễn
1. Quan điểm và định hướng của Chính phủ về vấn đề Người cao
tuổi
Sau khi Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập
(10/5/1995), Ban Bí thư TW đã ban hành Chỉ thị 59/CT-TW “Về chăm sóc
người cao tuổi”, quy định: “ Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của
người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội. Hội người
cao tuổi Việt Nam mới được thành lập, cần được nhanh chóng ổn định về tổ
chức và mở rộng hoạt động ở cơ sở. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các ban
đảng, các đoàn thể nhân dân cần giúp đỡ Hội hoạt động có hiệu quả thiết
thực, phối hợp với Hội trong việc vận động gia đình và xã hội chăm sóc, bồi
dưỡng, phát huy người cao tuổi phục vụ công cuộc đổi mới. Đảng đoàn Quốc
hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban của Đảng, các ban cán sự
đảng Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp
phối hợp với Hội nghiên cứu, soát xét các chính sách luật pháp hiện hành, đề
xuất những văn bản pháp quy của nhà nước nhằm bảo vệ, chăm sóc và phát
huy người cao tuổi. Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã
hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Trước hết cần quan tâm
chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật
và bất hạnh, nhanh chóng xoá bỏ tình trạng người già lang thang trên đường

14


phố, ngõ xóm. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ Hội người cao tuổi Việt Nam về
kinh phí và điều kiện hoạt động”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các
lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu,
những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức
khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng

nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước
và các hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống
cách mạng cho thanh niên, thiếu niên…”.
Thông báo số 12-TB/TW ngày 13 tháng 6 năm 2001 đã khẳng
định Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có các
nhiệm vụ đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh người cao tuổi; Hội có Ban
đại diện ở cấp tỉnh và cấp huyện; Cấp tỉnh có từ 2 đến 3, cấp huyện có từ 1
đến 2 cán bộ chuyên trách đồng thời khẳng định: “ Nhà nước tiếp tục trợ cấp
kinh phí họat động cho Hội. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước tạo
thuận lợi, bảo đảm cấp kinh phí kịp thời cho Hội”.
Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT
(01.10.2002) do TW Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: “…Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổi
nước ta lại đông đảo như hiện nay. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào về
lớp người cao tuổi nước ta. Với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính
trị, đạo đức và lối sống cùng với vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động
và nghiệp vụ phong phú, đa dạng của mình, người cao tuổi thực sự là một bộ
phận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tộc. Chúng ta tôn trọng,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực ấy”…
Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn
dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với
lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách
xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những
người già cô đơn, không nơi nương tựa…”.
- Như vậy, từ Chỉ thị 59, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo số
12 của Ban bí thư TW Đảng đều khẳng định: Người cao tuổi là nền tảng của
gia đình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội, vì

15



thế, Chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản chất tốt
đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
2. Luật pháp, chính sách, chương trình, dịch vụ với Người cao tuổi
của Việt Nam đang hiện hành
2.1 . Luật pháp
- Quan điểm trên của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp
năm 1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm
được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ
người già, người đau yếu và tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức
khoẻ và cứu trợ xã hội…”. Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ
có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm
sóc ông bà, cha mẹ… ”. Và Điều 87 Hiến pháp ghi rõ: “Người già, người tàn
tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
- Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có
nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau,
già yếu, tàn tật…Và khoản 2 Điều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn
phận… chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”.
- Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng:
Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi … trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật này
quy định:“người cao tuổi … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo
điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”.
- Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có
trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không
được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh
hưởng sức khoẻ”.
- Điều 151 của Bộ luật hình sự quy định: “Tội ngược đãi hoặc hành hạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và

Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên
cạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là
người già”.
2.2 .Chính sách

16


- Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP “Về chăm
sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam”.
Chỉ thị khẳng định: “Kính lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân
ta, Đảng và nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh
thần của người cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của
toàn đảng, toàn dân. Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện
sự quan tâm đó.
- Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính
sách của đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi, Thủ tướng đã chỉ
thị:
1. Về chăm sóc người cao tuổi
- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị
thuộc quyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc người cao
tuổi. Công tác này cần được thể hiện trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội ngắn hạn và dài hạn của địa phương. Trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn
hoá, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư: chỉ đạo các cơ quan văn hoá,
thông tin, giáo dục và đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên tryền, giáo dục nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ về ý thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ kính
trọng người cao tuổi.
- Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trong khi hoạch
định các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình quốc gia, cần
chú ý bồi dưỡng và phát huy nguồn lực người cao tuổi. Hàng năm cần dành

một tỷ lệ thích đáng ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc, bồi
dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ Hội người cao tuổi.
2. Đối với Hội người cao tuổi
- Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp với Hiến
pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của đảng và sự hỗ trợ của Chính phủ về
kinh phí và điều kiện hoạt động.
3. Đối với các Bộ, ngành
* Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý về mặt nhà nước đối
với Hội người cao tuổi có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động
theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước…
* Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ

17


về cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội người cao
tuổi ở Trung ương, xã, phường và thị trấn.
* Các Bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản pháp luật có liên quan đến
chính sách đối với người cao tuổi cần tham khảo ý kiến của Hội người cao
tuổi Việt Nam trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
* Chỉ thị cũng đã đề cập đến Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tổng cục thể dục thể thao, Mặt trận tổ
quốc Việt Nam… tạo điều kiện và phối hợp…chăm sóc và phát huy vai trò
người cao tuổi.
* Pháp lệnh Người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban
hành năm 2000. Pháp lệnh người cao tuổi ra đời là bước đi thích hợp để chăm
sóc người cao tuổi.
Pháp lệnh người cao tuổi đã dành chương 2: Phụng dưỡng, chăm
sóc người cao tuổi (14 Điều) tập trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà
nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi

trong đó chính sách chăm sóc sức khoẻ được quan tâm khá toàn diện. Điều
này đựơc minh chứng ở khoản 2 Điều 10; (khoản 2 Điều 12); (Điều 13);
(khoản 1, 2 Điều 14); (Điều 15); (Điều 16).
* Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi”. Điều 9 nêu rõ:
người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức
khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; Người cao tuổi được hưởng dịch
vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về
Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Người cao tuổi từ 100 tuổi
trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.
* Căn cứ Nghị định số 30, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban
hành Thông tư số 16/TT năm 2002 “hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 30/CP của Chính phủ”.
* Nghị định số120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị
định số 30/CP năm 2002.
* Nghị định của Chính phủ số 121/CP “Về chế độ, chính sách đối với

18


cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn” năm 2003 ghi rõ chế độ đối với Chủ
tịch Hội người cao tuổi cấp xã.
* Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT
hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó quy
định: người cao tuổi được …chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi
ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa
bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế
độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu
trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao

tuổi… Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi tại nhà. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và
thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương.
Trường hợp người cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau
nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp
xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi hoặc báo
cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám,
chữa bệnh…thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (Sau
trường hợp cấp cứu), phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.
Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo
hiểm y tế theo quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/11/2003 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số
120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ. Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ
BHYT cho người cao tuổi.
Có thể nói, thông tư 02/2004 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài
trong việc thể chế hoá chính sách y tế cho người cao tuổi Việt Nam, tạo tiền
đề quan trọng cho việc xây dựng chính sách y tế mới cho người cao tuổi khi
Luật người cao tuổi được Quốc hội thông qua.
* Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 “Về việc
thành lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam”.
* Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc

19


ban hành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi”.
* Nghị định 67/CP, năm 2007 của Chính phủ “Về chính sách trợ giúp
các đối tượng bảo trợ xã hội”, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở

lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000
đ/tháng.
2.3 .Chương trình, dịch vụ với người cao tuổi của Việt Nam đang
hiện hành
1.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà Vina Healthycare- Dịch vụ chăm sóc
người già tại nhà tiên phong tại TPHCM
Vina Healthcare có sở trường chăm sóc người già, người bệnh, mẹ và
bé với đội ngũ Bác Sĩ, Chuyên Gia hàng đầu về trị liệu tại Việt Nam cùng với
lực lượng Điều Dưỡng chuyên nghiệp đã tốt nghiệp các trường lớp chính quy,
giàu kinh nghiệm làm việc và có nhiều kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Do đó, việc chăm sóc bằng thái độ thật sự tận tâm, chuyên nghiệp và chất
lượng là cam kết bảo đảm. Chúng tôi quan niệm sức khỏe của người bệnh là
trên hết, luôn luôn lắng nghe và phục vụ chu đáo tất cả mọi nhu cầu bằng chữ
TÂM, chữ TÀI và chữ TÍN.
Địa chỉ: 149/23 Ba Vân, P14, Tân Bình
2. Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Thanh niên xung phong
Trường Sơn
Dịch vụ Chăm sóc người già và người bệnh TSS sẽ thay bạn
chăm sóc, phụng dưỡng khi ông, bà, cha, mẹ khi già yếu hoặc bệnh tật. Nhân
viên chăm sóc tại nhà hay bệnh viện là những nhân viên hay cộng tác viên
chăm sóc người già và người bệnh giàu kinh nghiệm. Sức khỏe tốt, không
bệnh truyền nhiễm, lý lịch rõ ràng; không tiền án, tiền sự. Họ hiểu tính cách,
tâm lý của người lớn tuổi và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc giao tiếp với
người lớn tuổi. Hiện nay, chúng tôi đề xuất nhiều gói dịch vụ đa dạng và giá
cả linh hoạt để bạn lựa chọn đúng đắn, đầy ý nghĩa dành tặng cho những
người thân yêu của mình.
Địa chỉ: 62 Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí
Minh
3. Công Ty TNHH Nhân Ái- Chăm sóc người già tại nhà hay bệnh viện


20


Khi tìm hiểu về dịch vụ nuôi bệnh và chăm sóc người cao tuổi tại
TPHCM, chúng tôi có xu hướng tìm kiếm những địa chỉ đáng tin cậy, có tấm
lòng chăm sóc, yêu mến người lớn tuổi khó tính. Vì người bệnh hay người
cao tuổi thường khó ở trong người, tính tình cáu gắt. Nhưng đội ngũ nhân
viên của công ty Nhân Ái đáp ứng các tiêu chí trên, họ như là thân nhân nuôi
người nhà bệnh chứ không phải là nhân viên y tế. Ngoài ra, chúng tôi còn
đảm nhận các trường hợp đặc biệt như sanh nở, nằm tại chỗ, đời sống thực vật
được tính là ca nặng. Ưu tiên khách hàng cần người chăm sóc ở ngoại ô
TP.Hồ Chí Minh hay chăm sóc tại bệnh viện với giá cả phù hợp.
Địa chỉ: 89 Hưng Phú, P.8, Q.8, TP.HCM
4. Công Ty TKT- Giải pháp toàn diện chăm sóc gia đình
Chúng tôi đề cao phẩm chất nhân viên chăm sóc người già – chăm sóc
người cao tuổi. Ngoài cách thẩm định nguồn gốc, sức khỏe, tính cách và nhất
là khả năng giao tiếp với người lớn tuổi. Kỹ năng đặc biết khác như chăm sóc
người già tại nhà hay chăm sóc người bệnh nơi bệnh viện như một người thân
thật sự. Cách thức TKT kiểm soát nhân viên giúp việc chăm sóc người già,
người cao tuổi bằng bảng đánh giá của khách hàng sau mỗi hợp đồng theo nội
quy công ty TKT đề ra.
Địa chỉ: 178/11 đường D1, phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
5. Công ty TNHH Phát Triển Đầu Tư Tâm Đức- Giúp việc là một nghề,
đã là nghế thì phải chuyên nghiệp
Công ty Tâm Đức là công ty giúp việc hàng đầu tại Việt nam, chúng tôi
đã và đang dần khẳng định rằng nghề giúp việc xứng đáng được mọi người và
xã hội coi trọng. Cho nên, là nhân viên của công ty, bạn phải tôn trọng bản
thân, tôn trọng công ty và tôn trọng khách hàng. Tuân thủ nội quy nghiêm
ngặt của công ty là không trễ hẹn, không ăn cắp, lười biếng, thật thà, thân

thiện để luôn làm khách hàng hài lòng bằng kĩ năng giao tiếp và chuyên môn
cao.
Địa chỉ: 94/12 Cống Lỡ, P.15, Q.Tân Bình
6. Dịch vụ giúp việc Bảo Việt- Hãy để chúng tôi chăm sóc gia đình bạn
Phương châm hoạt động của chúng tôi trong dịch vụ chăm sóc người

21


×