Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích chiến lược marketing – chiến lược phát triển ngân hàng công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.54 KB, 20 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bài làm:
I/ Giới thiệu về NHTMCP Công Thương Việt Nam


Sứ mệnh
Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp
sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.
Tầm nhìn
Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc
tế.
Giá trị cốt lõi
- Mọi họat động đều hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền
hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn
vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
Sologan: Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương
châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại"

Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương

1




Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh
cấp 2

Tổng tài sản đến 31/12/2009 đạt 243.785 tỷ đồng (tăng 25,9% so với năm 2008); nguồn
vốn huy động đạt 220.591 tỷ đồng ( tăng 26,1% so với năm 2008); dư nợ cho vay đạt

2


163.170 tỷ đồng, nợ xấu chỉ ở mức 0,61%; lợi nhuận năm 2009 đạt 3.373 tỷ đồng (tăng
38,4% so với năm 2008); ROA đạt 1,54%; ROE đạt 20,6%; Tỷ lệ trả cổ tức 6 tháng cuối
năm đạt 6,83%. Các mặt nghiệp vụ, dịch vụ đều có sự tăng trưởng và đạt kết quả tốt. Lợi
nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro đạt 3018 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông 16%.
Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2009, VietinBank đề ra kế hoạch kinh doanh năm
2010 với các chỉ tiêu cơ bản: Tổng tài sản 292.500 tỷ đồng; nguồn vốn huy động 265.000
tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay 204.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng; tỷ lệ
nợ xấu dưới 2,5%.
II/ Phân tích môi trường ngành:
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh:
VietinBank là một ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và là một trong hai ngân hàng
thương mại Nhà nước đã được cổ phần hóa có qui mô và chất lượng hoạt động kinh
doanh hàng đầu tại thị trường tài chính trong nước.
VietinBank trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử
thách, tích luỹ được rất nhiều bài học và kinh nghiệm, đến nay đã đạt được rất nhiều

thành tựu, kết quả nổi bật, xây dựng được một ngân hàng lớn mạnh đa năng với mạng
lưới kinh doanh phân bố rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước bao
gồm Trụ sở chính, 3 Sở giao dịch , 140 chi nhánh, 700 phòng giao dịch, điểm giao dịch.
VietinBank sở hữu 3 Công ty trực thuộc, kinh doanh các lĩnh vực: chứng khoán, thuê mua
tài chính và quản lý khai thác tài sản; liên doanh sáng lập ngân hàng INDOVINA và
Công ty Bảo hiểm Châu Á – Ngân Hàng TMCP Công Thương; góp vốn trong 7 Công ty
hoạt động trên các lĩnh vực khác. VietinBank thiết lập quan hệ đại lý với hơn 800 ngân
hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. đến thời
điểm cuối quí 3/2008, vốn điều lệ của VietinBank là 7.626 tỷ, tổng tài sản 187.534 tỷ.
- Là một ngân hàng chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam, trong nhiều năm qua,
VietinBank đã đầu tư cho vay hàng trăm ngàn tỷ đồng cho nhiều dự án lớn, vừa, nhỏ, xây
dựng nhiều nhà máy xí nghiệp, đầu tư các dây chuyền sản xuất thiết bị công nghệ, hiện
đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành kinh tế, các

3


Tập đoàn, các Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên. VietinBank có quan hệ hợp
tác chiến lược toàn diện với hầu hết các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty lớn. Đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, VietinBank được công nhận là ngân hàng mạnh
nhất trong cung cấp dịch vụ tài chính, được các tổ chức quốc tế lớn như UNDP, JIBIC,
EC, KFW, ADB tài trợ vốn để cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hầu hết các tỉnh,
thành phố, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp người lao động.
- Trong hệ thống ngân hàng, VietinBank luôn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực ứng
dụng công nghệ thanh toán hiện đại. Ngân Hàng Công Thương là NHTM đầu tiên ở Việt
Nam đưa vào hoạt động Trung tâm xử lý tập trung thanh toán xuất nhập khẩu theo tiêu
chuẩn quốc tế, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất về dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong cả nước. VietinBank đang triển khai mạnh mẽ
các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, đã có các sản phẩm dịch vụ mới mang
tiện ích cao và hiện đại như: Dịch vụ thanh toán cước phí viễn thông, vận tải qua mạng,

dịch vụ SMS Banking, VnTopup, …
- Đội ngũ cán bộ nhân viên VietinBank được thử thách trong cơ chế thị trường, đã liên
tục được bổ sung, đào tạo, sắp xếp lại theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh hệ
thống. Các cơ chế, qui định, quy trình nghiệp vụ của VietinBank mang tính thống nhất,
đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới, có thể kể đến Bộ cẩm
nang sổ tay tín dụng; 61 quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn khoa học được cấp chứng
nhận ISO.
- Trong 20 năm qua, Ngân Hàng TMCP Công Thương đã dành nguồn lực tài chính đầu tư
cho trang thiết bị cơ sở vật chất và công nghệ. Đến nay, toàn bộ hệ thống mạng lưới từ
Trụ sở chính, các trụ sở giao dịch kiêm kho của chi nhánh, các phòng giao dịch, điểm
giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu
VietinBank. Có 88 công trình trụ sở ngân hàng lớn, hiện đại đã, đang và tiếp tục xây dựng
mới, tiêu biểu như: Trụ sở chính 25 Lý Thường Kiệt; Trung tâm Đào tạo cán bộ tại Huế
và Đồng Nai (mỗi nơi trên 5 ha); Trường Đào tạo cán bộ tại Vân Canh 10,2 ha; Chi nhánh
1 Tp.HCM 26 tầng; tòa nhà Văn phòng đại diện miền Trung 24 tầng; Chi nhánh Hoàng
Mai trên diện tích 5.200m2, dự kiến xây 30 tầng; Trụ sở VietinBank đặt tại khu đô thị
Ciputra – Quận Tây Hồ, Hà Nội với diện tích 30.000 m2, dự kiến xây dựng tổ hợp văn
phòng, khách sạn, căn hộ, thương mại dịch vụ với 2 tháp cao 50 tầng; Trung tâm dự

4


phòng dữ liệu trên diện tích 2.200m2…
Tính từ năm thành lập (1988) đến nay Ngân Hàng TMCP Công Thương đã được tặng
thưởng: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 03 tập thể
được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” và rất nhiều Huân,
Huy chương các loại do Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trao tặng …
Đặc biệt năm 2008, VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận “Giải
thưởng chất lượng quốc tế” tại Thụy Sỹ, dành cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
và có uy tín thương hiệu cao được bình chọn trên toàn thế giới.

- Vietinbank là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới,
bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
- Thị phần của VietinBank chiếm 11-12% toàn ngành ngân hàng. Là một tỉ lệ cũng khá
lớn
- Thương hiệu Vietinbank được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao
- Vietinbank đã thay đổi tên, logo và đăng ký bản quyền quốc tế thể hiện quyết tâm đổi
mới.
Điểm yếu:
- Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
- Tỉ lệ nợ xấu còn cao.
Cơ hội:
- Năm 2010 và những năm tiếp theo, VietinBank sẽ mở rộng mạng lưới chi nhánh của
mình tại một số nước như: Đức, Mỹ, Nga, Trung Quốc... đặc biệt là mong muốn mở Chi
nhánh tại Canada – nơi có nhiều việt kiều sinh sống nhằm đáp ứng được nhu cầu chuyển
tiền về nước của Việt Kiều, góp phần đẩy mạnh thanh toán thương mại hai chiều giữa
Việt Nam và Canada. Vietinbank có cơ hội tạo ra danh tiếng của mình trên thế giới.
- Ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển với thị trường bán lẻ phù hợp với mục đích
của ngân hàng..

5


- Ngân hàng luôn là ngành có được sự ưu ái đặc biệt của nền kinh tế do đây là ngành liên
quan trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh tế.
- Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày càng nhiều nhưng với số vồn
điều lệ không cao, trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, sẽ tạo cơ hội
cho ngân hàng lớn như Vietinbank mở rộng qui mô với việc liên kết với các ngân hàng
khác...
Thách thức:

-Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng tăng khi từ năm 2008, các ngân
hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại VN theo cam kết WTO.
- Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các NH sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, chi
phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN.

Chiến lược phát triển của Vietinbank:
Là một trong các NHTM cổ phần hàng đầu và được quản lý tốt nhất tại Việt Nam, trong
những năm qua, VietinBank đã đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Tình hình
tài chính lành mạnh, kinh doanh an toàn, hiệu quả, hiện đại, phát triển bền vững, hội nhập
tích cực với quốc tế. Trong những năm tới, VietinBank tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến
lược phát triển:
1. Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường
năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế
thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy
mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng
trọng điểm trên cơ sở an toàn và sinh lời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ
tầng sẵn có để phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh
mục đầu tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh
vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt
động, phát triển bền vững của VietinBank như: Tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận

6


(ROE, ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các tỷ lệ về khả năng thanh toán,… đạt mức cao,
tỷ lệ nợ xấu thấp ở thị trường Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Chiến lược về chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh bạch hóa tài
chính

Chuẩn hoá mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù hợp với xu hướng
phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Thực hiện cổ phần hoá VietinBank để
huy động các nguồn lực cho phát triển và cải thiện chất lượng, quản trị hoạt động ngân
hàng; Nhà nước sẽ sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối; lựa chọn cổ
đông chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư vốn, quản trị, điều hành, phát triển công
nghệ, sản phẩm; niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế. Phát
triển VietinBank thành tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh, hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - con, đa sở hữu; kinh doanh đa ngành, trong đó cốt lõi là hoạt động ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu tư và các dịch vụ tài chính. Lựa chọn và áp dụng các thông lệ
quốc tế tốt nhất vào mô hình tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý và kiểm soát rủi ro.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản trị, điều hành kinh doanh, quản lý và
kiểm soát rủi ro, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ
quản trị hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới.
3. Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Cải thiện căn bản chất lượng
nguồn nhân lực.
Từ năm 2009 đến 2015 sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, không
tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có
trình độ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của
ngân hàng quốc tế, ngoại ngữ, tin học; Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên
môn cao ở các nghiệp vụ, có khả năng tạo doanh số, lợi nhuận nhiều cho VietinBank.
Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc
gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân
viên VietinBank. Thực hiện chương trình tính đầy đủ chi phí, hiệu quả đến từng đơn vị
sản phẩm, cá nhân.
4. Chiến lược về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

7


Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ

thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản
phẩm dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để
phát triển, hội nhập tích cực với khu vực, quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất
lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank.

III/ Chiến lược Marketing của Vietinbank và 2 đối thủ cạnh tranh.
Đối với ngân hàng, tiền gửi là nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn có lãi suất thấp
và có vai trò quan trọng. Nguồn tiền gửi này thường là số dư trên các tài khỏan thanh
toán, tài khỏan vãng lai, tài khoản thu hộ, chi hộ, tiền ký quỹ… Đặc điểm nguồn vốn của
doanh nghiệp là nguồn vốn có thời hạn ngắn và thường xuyên biến động nên càng thu hút
được tiền gửi của nhiều doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngưng đọng vốn càng lớn và hạn
chế được sự bất ổn định.
Huy động vốn giúp ngân hàng thương mại thiết lập và tăng cường mối quan hệ gắn bó
mật thiết với khách hàng, đảm bảo cùng tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và khách hàng trên thị trường giúp các doanh nghiệp nhận được nhiều loại sản
phẩn ngân hàng trong huy động vốn từ đó tạo thói quen giao dịch với ngân hàng thương
mại. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng càng cao đòi hỏi ngân hàng
phải tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích.
1. Tình hình thực hiện huy động vốn của VIETINBANK trong thời gian qua.
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của VIETINBANK khi so
sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng
khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện
ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng
năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao.
Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, VIETINBANK vẫn đạt
mức tăng trưởng tốt. Thị phần tiền gửi của VIETINBANK trong năm 2008 là 10,58%,

8



đứng thứ 4 sau VBARD (26,09%), BIDV (14,21%) và VCB (13,66%). Năm 2009 tổng
nguồn vốn huy động của Vietinbank tăng 26% so với năm 2008 .
Đối với huy động tiền gửi doanh nghiệp, số dư tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn tiếp tục
khẳng định được tầm quan trọng và tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2009 số
dư tiền gửi từ khách hàng Doanh Nghiệp Lớn tăng 33% so với năm 2008. Nhìn chung dư
tiền gửi của những đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.
Có kết quả này là do VIETINBANK đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát
triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến
của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh
toán quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh
hoạt; đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…, đặc biệt
đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang
thương hiệu mới.
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh
2.1. Chính sách marketing
Việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý
nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lược kinh doanh để liên kết, phối hợp những người có
kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ưu và công nghệ hiện đại, nhằm cân bằng được 2 lợi
ích: lợi nhuận thu được của ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Để làm tốt
công tác marketing với các khách hàng doanh nghiệp lớn, nên thực hiện một số biện pháp
sau:


Tại mỗi Chi nhánh VIETINBANK cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng,
luôn tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ
phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin,
trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân
hàng cho khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch của ngân hàng công thương. Nét

văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên
bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng riêng có của thương hiệu
Viettinbank.

9




Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu
các tiện ích của sản phẩm dịch vụ VIETINBANK hiện có đến đông đảo khách hàng
để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các
dịch vụ của VIETINBANK. Mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp, không
phân biệt quy mô, thành phần kinh tế. Các chi nhánh một mặt cần giữ vững quan hệ
tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng cần đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp
thị mọi khách hàng, bao gồm cả những Công ty cổ phần, TNHH thuộc sở hữu tư nhân
kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đối tượng khách hàng.

2.2. Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả
Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển,
không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập
một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung chính của chính sách cạnh
tranh gồm:


Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (các NHTM quốc doanh, NHTMCP, Ngân
hàng nước ngoài). Đây là công việc quan trọng để chiến lược cạnh tranh có hiệu quả
của các NHTM. Việc nghiên cứu đòi hỏi các Chi nhánh định kỳ hàng quý phải có các
báo cáo so sánh sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân
hàng… của Vietinbank với các ngân hàng cùng địa bàn, sau đó nộp về Trụ sở chính.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, Trụ sở chính phân tích, xác định những điểm mạnh,
điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện,
phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn trên toàn hệ thống VIETINBANK.



Phải tạo được lòng tin cao độ đối với doanh nghiệp: Lòng tin được tạo bởi hình
ảnh bên trong, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ
và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có
và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi…và hình ảnh bên trong
của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng của VIETINBANK. Khi đã có lòng
tin với Ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới quan hệ với Ngân hàng thì
doanh nghiệp sẽ trung thành với các sản phẩm, dịch vụ của VIETINBANK dù giá cả
có thể cao hơn các ngân hàng khác.

10




Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới
hàng chục ngân hàng khác nhau trên một địa bàn (quận, huyện) nhỏ hẹp. Mỗi một
Chi nhánh VIETINBANK phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh riêng biệt với
các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn phải thống nhất về các chính sách,
hình ảnh chung của VIETINBANK. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của
VIETINBANK cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo
khuyếch trương, giao tiếp…




Đổi mới phong cách giao dịch: Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hoá kinh
doanh là yêu cầu cấp bách đối với với toàn thể cán bộ công nhân viên của
VIETINBANK hiện nay. Các nhân viên giao dịch của VIETINBANK phải luôn giữ
được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin cho khách hàng
gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh
hưởng đến uy tín và thương hiệu của VIETINBANK. Xây dựng chính sách động
viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên có các thành tích trong việc thu hút khách
hàng và tăng số dư tiền gửi.

2.3. Chính sách khách hàng
Xây dựng một chính sách huy động vốn của khách hàng doanh nghiệp thống nhất trên
toàn hệ thống VIETINBANK là vô cùng cấp thiết. Chính sách khách hàng cần bao gồm
cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ (phí dịch vụ chuyển tiển, phí mua bán ngoại tệ,
lãi suất tiền vay….) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm
huy động vốn của VIETINBANK.
Trụ sở chính cần thành lập một phòng chuyên trách về huy động vốn của khách hách
doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ). Phòng này có nhiệm vụ như báo
cáo, phân tích, tập hợp hệ thống thông tin về tình hình huy động vốn của khách hàng
doanh nghiệp, xây dựng và triển khai trên toàn hệ thống các chính sách khách hàng…
Với một chính sách khách hàng rõ ràng và cụ thể của Trụ sở thình thì các Chi nhánh theo
đó có thể triển khai áp dụng ngay theo từng đối tượng khách hàng mà không cần mất thời
gian trình duyệt cho từng trường hợp cụ thể.

11


Trên cơ sở phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, chính sách khách hàng của
VIETINBANK có thể được phân đoạn như sau:
Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi nhưng khi




VIETINBANK tiếp thị và quan hệ được thì đây sẽ là những khách hàng mang lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng được phục vụ theo chính sách khách hàng chiến lược.
Khách hàng hiện hữu được chia làm 3 loại: (i) Khách hàng có số dư tiền gửi lớn



đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng được hưởng chính sách khách hàng VIP (khách
hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và
hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); (ii) Khách hàng có số dư tiền gửi trung
bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho VIETINBANK sẽ được phục vụ
theo chính sách khách hàng ưu đãi về lãi suất tiền gửi và có thể kèm theo cả lãi suất
tiền vay (nếu cần thiết), giảm phí dịch vụ chuyển tiền…(iii) Khách hàng đang có dấu
hiệu tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không phát triển, ngân hàng bỏ qua
không chăm sóc.
2.4. Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng một cách đồng
bộ
Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của VIETINBANK có thể dần đáp ứng được các
yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng được cải tiến, hiện đại
và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân
hàng.
Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh
ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các hoạt động dịch vụ, tăng cường
quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư.
Tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để được cung cấp hoặc mua bản quyền công nghệ
nghệ cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại có nhiều tiện ích trong lĩnh vực thanh
toán, nhận và chuyển tiền…
Chính sách phát triển của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

12


* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và
vượt chuẩn quốc tế.
BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc triển khai các
thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nước. BIDV đã
và đang ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ
cho lực lượng “chủ công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương
hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên cạnh
tăng cường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã
chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn
cả về loại hình sở hữu và ngành nghề.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ tín dụng
trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín
dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các
khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là
ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên
tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006,
BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện

định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư
vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai
thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực
quốc tế và được NHNN công nhận. .

13


* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện
đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị
trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị
và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin
như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám
sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy
trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS,
CRM
Năm 2009, BIDV đứng đầu danh sách ICT Việt Nam Index (chỉ số sẵn sàng cho
ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong Top 10 CIO tiêu biểu của khu vực Đông
Dương
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo
tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ
chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc,
khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án
cổ phần hoá.
Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài
trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV
đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân

hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở
chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được
phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và
mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài
chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ
khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực
thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới
trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

14


Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã
liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển
mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể
chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng
bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với
tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào
sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi,
Hoàn Kiếm, Hà nội.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ
sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay
BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63
tỉnh thành trên toàn quốc.
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo

lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp
ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động
tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân
đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng
tạo của các thành viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do
UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có
quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân
hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC,
NIB….

15


Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường,
BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt
Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc
BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và
đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa Kỳ.v.v. Với việc đầu tư vào
thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã
cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và
đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển.
Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những
thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chính
phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư
tại thị trường Campuchia. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động
đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia,

Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia
(BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI).
* Doanh nghiệp Vì cộng đồng
BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển tiến bộ chung của
cộng đồng. Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ động tổ chức triển khai có
hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo
tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Chỉ tính
riêng trong 5 năm (từ 2004 -2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng
nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ Y tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ
đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An
sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với
tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất
cả nước là Thường Xuân (Thanh Hoá), Sốp Cốp (Sơn La), Kỳ Sơn (Nghệ An), An Lão
(Bình Định) và Điện Biên Đông (Điện Biên) và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác

16


trên toàn quốc tập trung vào các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo,
khắc phục hậu quả thiên tai…
* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân
viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử
là kim chỉ nam cho hoạt động:
Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tin
cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất.
Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách
nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng
đồng.
Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh

tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và
phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó
trong mỗi người lao động.
* Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:
BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được Chính phủ chấp
thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu
tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết
quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do
Moody’s đánh giá;…
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn:
Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn
Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính trình
Thủ tướng xem xét và quyết định..

17


Chính sách phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
nam
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng
thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối
với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường;
đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước,
sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư
vốn cho nền kinh tế.
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài
sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2009,
Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn
434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 35.135 người;
2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia

và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là
các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan
phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank hiện là Chủ tịch
Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA). Trong
những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng
đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.
Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối
mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân
hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo
hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh
hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ
vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền

18


kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì
bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải
pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở
mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực
này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản
phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách
hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới,
phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2010, Agribank
phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2009, nguồn vốn

tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới
5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR)
theo chuẩn quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các
giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều
nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng
cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các
yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập
trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các
chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo
đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược
10 năm (2001-2010), xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến
2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển mạnh công nghệ
ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm
dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế
cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên
giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá. Không ngừng hoàn thiện
các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân

19


hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và
chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương
hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa
hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển
bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Nguồn tham khảo:

Giáo trình marketing
/> /> />
20



×