Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Com bo may nha nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.05 KB, 13 trang )

5 - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.

1

I. KHÁI NIỆM VỀ BMNN :
1. Cơ quan nhà nước:
a. Định nghĩa:
Cơ quan nhà nước :
 Là bộ phận cấu thành BMNN
 là 1 tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định.
 Có cơ cấu,tổ chức nhất định
 được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các VBPL để thực hiện 1
phần nhiệm vụ,quyền hạn của nhà nước.
b. Đặc trưng của CQNN (giúp phân biệt với các cơ quan khác):
 Được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định,qui định trong pháp luật.
đây là cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và hoạt động của các văn bản pháp luật. ví dụ; quốc hội có cơ
sở pháp lí là hiến pháp, luật tổ chức quốc hội
 Về nguyên tắc: lấy chi phí hoạt động từ ngân sách nhà nước (thuế là chủ yếu).
 Cán bộ công chức làm trong các cơ quan nhà nước phải là công dân việt nam với lí do để đảm
bảo an ninh quốc gia
 Được giao 1 phần nhiệm vụ,quyền hạn của NN ( có quyền lực NN nhất định )
đây là điểm quan trọng nhất ko chỉ để phân biệt giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội
khác mà còn để phân biệt giữa cơ quan nhà nước với các bộ phận nội tại bên trong của cơ quan
nhà nước.
cơ quan mang quyền lực và được nhân danh nhà nước thì phải được:
 Pháp luật qui định những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định
 Có quyền đơn phương ra các quyết định có khả năng bắt buộc đối với các chủ thể khác
 Đối với các chủ thể không chịu thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng chính sức mạnh của
nhà nước.
 Ví dụ UBTVQH do QH lập ra để giải quyết những công việc khi quốc hội không họp (CQNN);
TTHĐND là cơ quan thường trực của hội đồng nhân dân thành phố (bộ phận nội tại). UBTVQH


có thể đình chỉ văn bản sai trái của thủ tướng và trình QH bãi bỏ, còn TTHĐND thì không
 Hội LHPN (thuộc cơ quan tổ chức CTXH) có thể kết hợp với bộ LĐ (cơ quan nhà nước ở TW)
để ban hành thông tư liên tịch về chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ nhưng HLHPN không có
quyền đơn phương ra các quyết định.
2. BMNN CHXHCN Việt Nam:
a. KN :
 BMNN CHXHCN Việt Nam là 1 hệ thống bao gồm nhiều cơ quan ( loại cơ quan ) nhà nước
 có tính chất,vị trí,chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau
 nhưng có quan hệ mật thiết với nhau,
 tạo thành 1 thể thống nhất vì được tổ chức và họat động theo những nguyên tắc chung nhất.
b. Phân loại :
 Việc phân loại các cơ quan trong BMNN chỉ mang tính chất tương đối.

Căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất,vị trí,chức năng của các CQNN,(
cách phân loại phổ biến nhất ) thì có thể phân lọai các CQNN thành :
1. Hệ thống các cơ quan đại diện : ( cơ quan quyền lực nhà nước )
 gồm QH,UBTVQH,HĐND các cấp
 được nhân dân trực tiếo bầu ra,trực tíêp trao cho quyền lực nhà nước để thay mặt nhân dân
thực hiện quyền lực đó.
 Trong họat động của mình,các CQNN khác đều đặt dưới sự giám sát của QH.
2. Hệ thống các cơ quan chấp hành (cơ quan quản lý nhà nước )
 Gồm : CP,các Bộ,các UBNN,các cơ quan khác thuộc CP,UBND các cấp,các sở,hpòng ban
thuộc UBND.
 được hình thành băng con đường bầu cử,do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu ra và
bãi miễn.
 QLHCNN là hoạt động chủ yếu được coi là chức năng của các cơ quan này.
 Đây là hệ thống cơ quan có bộ máy lớn nhất.
3. Hệ thống các cơ quan xét xử
 Gồm :TAND các cấp và TA quân sự các cấp.
 QH còn quyết định thành lập thêm các TA khác như Tòa kinh tế,tòa HC ,Tòa lao động.



2

 được hình thành bằng con đường bầu cử (Chánh án TAND tối cao do QH bầu và bãi miễn) và
con đường bổ nhiệm ( Phó Chánh án TANDTC do CTN bổ nhiệm
 nhận quyền lực nhà nước từ CQ đại diện của nhân dân và đặt dưới sự giám sát của CQ đó
 Xét xử là chức năng duy nhất
4. Hệ thống các cơ quan kiểm sát
 Gồm : VKSND các cấp,VKS quân sự các cấp,
 Hình thành bằng con đường bổ nhiệm .Viện trưởng VKSND tối cao do QH bầu và bãi
miễn;phó VT ,KSV VKSNDTC do CTN bổ nhiệm,miễn nhiệm,cách chức.VT,PVT,KSV cử VKSND
địa phương,VKS quân sự các cấp do VT VKSNDTC bổ nhiệm,miễn nhiệm,cách chức.
 Chức năng công tố và giám sát hoạt động tư pháp.
Ngoài ra trong hệ thống còn có CTN ,là cá nhân,do QH bầu ra từ các ĐBQH và đặt dưới sự giám sát
của QH.CTN là nguyên thủ QG,thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Tất cá các cơ quan trên,trong hoạt động của mình,khi thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn
nhất định theo quy dịnh của PL đều mang tính quyền lực NN

Căn cứ vào cấu trúc hành chính - lãnh thổ và phạm vi th ẩm quyền thì có thể
phân lọai các CQNN thành :
1. Các CQNN trung ương;
 gồm: Quốc hội,UBTV QH,Chủ tịch nước,Chính phủ(gồm các Bộ,cơ quan ngang Bộ),CQ khác
thuộc CP, TANDTC và VKSNDTC;
 hoạt động bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ
 VBPL do các cơ quan này ban hành có hiệu lực phạm vi cả nước,với tất cả các địa phương
2. Các CQNN ở địa phương
 Gồm : HĐND và UBND các cấp,các sở,phòng,ban thuộc UBND,TAND,VKSND tỉnh,tp trực
thuộc TƯ,quận,huyện và tương đương.
 Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi 1 địa phương,1 vùng lãnh thổ nhất định.

 VBPL do các CQ này ban hành chỉ có hiệu lực trong 1 địa phương nhất định,ko trái với VBPL
của các CQ TƯ.
YN : phân chia theo căn cứ này để xác định giới hạn thẩm quyền của các CQNN.
Mục đích của việc phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ là nhằm:
+ Tổ chức ra một hệ thống cơ quan Nhà nước để quản lý;
+ Để triển khai lãnh đạo công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội;
+ Phân phối hợp lý, công bằng tài sản quốc dân và thu nhập quốc dân;
+ Tổ chức kế hoạch hóa theo ngành và lãnh thổ;
+ Tổ chức đời sống dân cư, cung cấp dịch vụ và quản lý xã hội.

Căn cứ vào chế độ làm việc của các cơ quan nhà nước:
1. Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể,
 gồm: QH, UBTV QH, HĐND các cấp;

 thảo luận mọi vấn đề theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ người đứng đầu (áp
dụng từ Hiến pháp 1992), Gồm : Chính phủ, UBND các cấp, TANDTC;
3. Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng (người đứng đầu): Chủ tịch nước,
VKSND các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

II. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BMNN : ( 5 )
 NT là những tư tưởng chỉ đạo trong tổ chức và họat động hàng ngày của
CQNN,BMNN.Những NT này không chỉ có YN trong quá tình lập pháp mà cả trong tổ chức
thực hiện (hành pháp ) và trong quá trình xử lý vi phạm ( tư pháp )
 Có những NT mang tính chất Hiến định lại có những NT mang tính chất Luật định;có NT
chung,Nt riêng…
 Việc vận dụng những NT trong tổ chức và hoạt động của BMNN là hết sức quan tỏng.Việc
vận dụng những NT khác nhau sẽ cho ra những mô hình khác nhau.

1. NT Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp

giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp, lập pháp, tư
pháp;tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
a. Cơ sở lý luận
 BMNN phong kiến được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền chuyên chế (toàn bộ quyền lực nhà
nước tập trung vào nhà vua).


3

 BMNN tư sản tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực ("tam quyền phân lập"): Nghị viện lập pháp; Chính phủ - hành pháp; Toà án - tư pháp, trong đó các nhánh quyền lực độc lập, cân
bằng, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau.
 Nhà nước XHCN khác Nhà nước kiểu cũ về bản chất, mục đích, về cơ sở kinh tế-xã hội nên tổ
chức BMNN không theo nguyên tắc tập quyền chuyên chế như NNPK, cũng không theo nguyên
tắc "tam quyền phân lập" như BMNNTS, mà chỉ tiếp thu hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân
quyền.
b. CSPL :
 Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của NN ta là NN của dân,do dân,vì dân nên NT này được quy
định rất sớm trong các bản HP của nước ta
 Đ1 HP 1946, Đ4 HP 1959, Đ6 HP 1980
 Đ2 HP 1992 sửa đổi,bổ sung năm 2001
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
c. ND NT :
 Đây là nguyên tắc quan trọng nhất vì nó phác thảo một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ
giữa các cơ quan nhà nước then chốt nhất ở TW (QH-CP-CT nước-TATC-VKSTC).
 NT này có bản chất xuất phát từ nguyên tắc tập quyền XHCN, là sự nhận thức lại nguyên tắc
tập quyền XHCN đã từng tồn tại ở nước ta trước năm 1992. Đồng thời có sự tiếp thu những hạt

nhân hợp lí của học thuyết phân quyền tư sản trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế của việt nam
hiện nay.
 Hp 1946: chế độ tập quyền được thực hiện từ 1946, đ 22 qui định: “nghị viên nhân dân là cơ
quan quyền lực cao nhất của nước việt nam dân chủ cộng hòa”
 Hp 1959: chế độ tập quyền được củng cố và qui định rõ ràng hơn: “tất cả quyền lực trong
nước việt nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của
mình thông qua QH và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”
(đ 4)
 Hp 1980 và hp 1992 chế độ tập quyền được củng cố hơn nữa trong tổ chức cơ cấu của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, nhất là qui định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước
 Tập quyền là sự tập trung quyền lực nhà nước vào ai đó ( cá nhân,cơ quan )
 Nội dung của nguyên tắc tập quyền XHCN thể hiện ở chỗ :
1. Mọi quyền lực nhà nước là của nhân dân,thuộc về nhân dân, được nhân dân trao(ủy
quyền ) cho cơ quan đại diện của nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân, đó là
Quốc hội (Trung Quốc,Việt Nam).
 Nhân dân bầu ra quốc hội và HĐND là những cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân trao
quyền trực tiếp thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực này. quốc hội mang toàn bộ quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
 Để sử dụng quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả,QH và HĐND thành lập ra các CQNN khác
để thực hiện những quyền lực NN nhất định đồng thời giám sát việc thực hiện đó,cụ thể :
Do 1 năm họp 2 lần nên QH trao quyền hành pháp cho chính phủ và tư pháp cho tòa án
CP và TA là hai cơ quan phát sinh từ QH, do quốc hội lập ra, trao quyền và phải chịu sự giám
sát của QH
trong tập quyền, QH là cơ quan quyền lực cao nhất. hiến pháp 1980 cũng tuyêt đối hóa vai
trò của QH, lập ra hội đồng bộ trưởng để hành pháp nhưng quốc hội lại kiểm soát hầu hết
 Hiến pháp 1992 nhận thức lại nguyên tắc tập quyền XHCN (QH là cơ quan quyền lực cao nhất)
nhưng có sự tiếp thu hạt nhân hợp lí của học thuyết phân quyền (phân công quản lí cho
CP)nhà nước thống nhất quản lí, có sự phân công và phối hợp.
lưu ý: mặc dù có sự nhận thức và quán triệt từ năm 1992 nhưng mãi 10 năm sau (NQ51 2001)

mới có sự ghi nhận nguyên tắc này ở điều 2 hp
2. Trong điều kiện hiện tại,CQ đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân ( QH ),do phương thức
hoạt động theo kỳ họp và các ĐBQH phần đông là kiêm nhiệm nên chưa thể thực hiện tất cả
các quyền thuộc nội dung quyền lực nhà nước,QH tự mình thành lập các CQNN khác và giao
cho chúng thực hiện các chức năng,nhiệm vụ nhất định.
 Điểm mấu chôt là các CQ này phải chịu sự giám sát của QH ( thông qua báo cáo công tác )
và chịu trách nhiệm trước CQ quyền lực nhà nước.Quyền lực tối cao cũng như hoạt động
giám sát tối cao của QH đối với toàn bộ hoạt động của BMNN là cơ sở để đảm bảo tính thống


4

nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho hoạt động của BMNN phục vụ cho lợi ích của
nhân dân,phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
 NT này chỉ có ý nghĩa thực sự khi QH vàHĐND các cấp có “thực chất” và “thực quyền”
e. Ý nghĩa của việc thực hiện NT này :
Bảo đảm quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội.NN CHXHCN VN là
NN của dân,do dân,vì dânlại được tổ chức để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của
mình.Thực hiện NT này thực chất là bảo đảm quyền lực của nhân dân trong QLNN và xã hội,nhân
dân là chủ thể tối cao.
f. Liên hệ thực tế: những hạn chế của cơ chế phân công,phối hợp và giám sát của các CQNN
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và biện pháp khắc phục.

2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước
a. Cơ sở lí luận: Thực tế xã hội việt nam cho thấy nhờ có sự lãnh đạo của đảng mà cách mạng
tháng 8 mới thành công và nước việt nam dân chủ cộng hòa ra đời. từ đó đến nay nhà nước ta
luôn đặt dưới sự lãnh đạo của đảng- đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động của cả dân tộc
b. Cơ sở pháp lí:

 HP 1946: không có điều khoản nào ghi nhận sự lãnh đạo của đảng (do tình hình thực tế
của xã hội việt nam thời đó chưa cho phép qui định công khai) nhưng sự lãnh đạo của
đảng vẫn được đảm bảo thông qua vai trò rất lớn của đạo chủ tịch nước.
 HP 1959: sự lãnh đạo của đảng được đề cập trong lời nói đầu
 HP 1980: chính phủ qui định sự lãnh đạo của đảng trong điều 4 nhưng lại diễn đạt hơi
quá mức về sự lãnh đạo của đảng với những lời hết sức hùng hồn như: bộ tham mưu
chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam; lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh
đạo xã hội; nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi
 HP 1992: khắc phục những sai lầm ở HP 1980, tại điều 4 bỏ đi những cụm từ diễm đạt
hơi quá mức sự lãnh đạo của đảng, đồng thời lấy chủ nghĩa mác lê-nin và tư tưởng hồ chí
minh làm nền tảng.
c. Nội dung:
 Đảng lãnh đạo nhà nước bằng các nghị quyết (tập trung vào đường lối, chủ trương,
chính sách của đảng). nghị quyết này có tính chất bắc buộc đối với pháp luật. khi một nghị
quyết ra đời các cơ quan nhà nước phải ra VBPL để cụ thể hóa nghị quyết, áp dụng vào đời
sống nghị quyết của đảng là linh hồn của pháp luật
 Công tác lãnh đạo: Đảng thực hiện công tác cán bộ : các cuộc tìm kiếm, phát hiện, bồi
dưỡng, giới thiệu vào cơ quan nhà nước để giữ những chức vụ quan trọng .ĐH đảng chính là sự
kiện quan trọng nhất ở việt nam vì trong ĐH đảng sẽ đề ra nghị quyết (là đường lối kt, ct, vh
cho đất nước 5 năm tới, sẽ được các cơ quan nhà nước cụ thể sau) và bầu BCH TW đảng BCT.
Trong này sẽ gồm những người giữ chức vụ quan trọng sau này trong nhà nước như tổng bí
thư, thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng… sau đại hội đảng 1 năm sẽ bầu cử quốc hội.
 Đảng thực hiện sự lãnh đạo thông qua Đảng viên và tổ chức Đảng : bằng cách giáo
dục Đảng viên,nâng cao vai trò tiên phong,gương mẫu của những Đảng viên quần chúng tham
qua vào quản lý nhà nước và xã hội,tích cực thực hiện đường lối cảu Đảng,tôn trọng và thực
hiện nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước.
 Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra. Đảng phát hiện và uốn nắn kịp thời
những hành vi sai lầm, lệch lạc, thoái hóa, biến chất của các đảng viên, tổ chức đảngtổng
kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện đường lối lãnh đạo của đảng
 Phương pháp lãnh đạo:

 Dân chủ, giáo dục, thuyết phục. tuy nhiên xử lí đảng rất nặng nề, vì nó dọn đường cho
xử lí nhà nước
 Phương pháp nêu gương: lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của các đảng
viên và tổ chức đảng. chẳng hạn đảng đề ra chủ trương để thực hiện thì các đảng viên phải
gương mẫu để người dân noi theo
KL: sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước là sự lãnh đạo mang tính chính trị và định hướng ở
tầm vĩ mô: nghĩa là đảng đề ra chủ trương, còn tìm biện pháp thực hiện là của nhà nước. đảng
lãnh đạo không có nghĩa là cầm tay chỉ việc, bao biện.
d. Thực tế hiện nay: còn nhều sai lầm
 Bao biện, cầm tay chỉ việc. ví dụ như vụ đất đai ở đồ sơn (Hải Phòng). Việc này do tòa án Hải
Phòng thụ lí. Nhưng trước ngày xử án, bí thư đảng ủy thành phố ahir phòng yêu cầu tòa án
đình chỉ vụ án.
 Tham nhũng quá nhiều


 Đường lối chủ trương rất hay nhưng thực tế triển khai rất kém

5

Nguyên tắc tập trung dân chủ:
a. Cơ sở lí luận: nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu quản lí xã hội của nhà nước và bản chất
3.

giai cấp của nhà nước. có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội và thiết lập được trật
tự xã hội. đối với xã hội bóc lột như phong kiến, tư sản thì sự tập trung này có ưu điểm là dễ
quản lí, thống nhất từ trên xuông, nhưng lại có điểm hạn chế là bmnn xơ cứng, hống hách,
chuyên quyền. trong CNXH thì nguyên tắc này có những điểm mới theo nguyên tắc tập trung
dân chủ
b. Cơ sở pháp lí: đ 4 hp 1959, đ 6 hp 1980, đ 6 hp 1992
"QH, HĐND các cấp và các CQNN khác tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân

chủ".
c. Nội dung:
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN thể
hiện ở chổ: tổ chức bộ máy NN nói chung đều phải dựa trên sự tập trung vốn là đặc trưng chung
của mọi tổ chức NN. Nhưng đây không phải là sự tập trung quan liêu mà là tập trung theo lối mới:
tập trung mang tính dân chủ. Tập trung dân chủ vẫn lấy nền tảng là sự tập trung thống nhất,
xuyên suốt giữa các cơ quan NN cấp cao ở trung ương cũng như giữa trung ương và địa phương,
tránh sự phân quyền và sự chia cắt vô chính phủ. Nhưng trong chế độ XH chủ nghĩa của ta, quyền
lực NN là bắt nguồn từ nhân dân, phục vụ nhân dân, phải chịu sự kiểm soát của nhân dân hay của
các cơ quan đại diện. Trên tinh thần đó tập trung phải mang tính dân chủ.
d. yêu cầu
 Trong tổ chức và hoạt động của bmnn cần đảm bảo sự quản lí thống nhất từ trên xuống
(trên nói dưới nghe)
 Tuy nhiên tập trung ko có nghĩa là chuyên quyền mà phải biết dựa trên nguyên tắc dân
chủ,những vấn đề quan trọng phải được bàn bạc công khai. TW, cấp trên, thủ trưởng không
được áp đặt mệnh lệnh mà phải biết lắng nghe ý kiến, phát huy năng động sáng tạo của cấp
dưới. có đảm bảo như thế mới có thể gọi là tập trung dân chủ.
 đối với những cơ quan làm việc theo chế độ tập thể như quốc hội, hội đồng nhân dân, tòa
án nhân dân thì dân chủ cần hơn tập trung. Tuy nhiên khi có quyết định thì thiểu số phải
phục tùng đa số (tập trung)
 Đối với những cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng như bộ, viện kiểm sát thì tập trung
hơn dân chủ. Tuy nhiên khi ra quyết định thủ trưởng phải lấy ý kiến của nhân dân (dân chủ).
 Cần mở rộng theo hướng dân chủ trực tiếp của nhân dân. tổ chức và hoạt động của bmnn
phải do nhân dân xây dựng, thông qua bầu cử để lựa chọn những đại biểu xứng đáng, thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực, chịu trách nhiệm và phục vụ cho lợi ích nhân dân. đối với
nhứng vấn đề quan trọng do quốc TW quyết định phải đưa ra trưng cầu dân ý (như luật, hiến
pháp…) để hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. ở địa phương khi quyết định những
vấn đề quan trọng có liên quan đến nhân dân như huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ
tầng, công trình phúc lợi, cần đưa ra các phương án và hình thức phù hợp để nhân dân thào
luận và lựa chọn

e. Thực tế thực hiện: làm được nguyên tắc tập trung nhưng dân chủ chưa được triển khai và
mở rộng. việc mở rộng theo hương dân chủ trực tiếp của nhân dân chưa có ,Hiện tượng tập
trung quan liêu,Hiện tượng tự do, tuỳ tiện, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
4. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMNN
a. Cơ sở lý luận: Tổ chức và hoạt động của các CQNN đòi hỏi phải quán triệt thực hiện nguyên
tắc pháp chế XHCN?
b. Cơ sở hiến định: Điều 12 HP quy định: "Nhà nứơc quản lý XH bằng PL, không ngừng tăng
cường pháp chế XHCN".
c. ND NT :
 Pháp chế ? Pháp chế là yêu cầu đặt ra đối với mọi NN hiện đại. Hiến pháp nước ta quy định “
NN quản lý XH bằng PL, không ngừng tăng cường pháp chế XH chủ nghĩa”( Điều 12). Nội dung
chủ yếu của pháp chế là các hoạt động của NN và XH đều dựa trên cơ sở PL và nghiêm chỉnh
chấp hành PL.
 Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, nguyên tắc pháp chế XH chủ nghĩa thể hiện:
 Mọi cơ quan NN phải được xác định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm, được thành lập theo đúng quy định của PL. Các chức danh cũng như nhiệm vụ NN có
chương trình rõ ràng, được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng theo đúng quy định.


6

 Các cơ quan NN, người có chức vụ và nhân viên NN phải tuân thủ nghiêm chỉnh PL trong thi
hành nhiệm vụ của mình, giải quyết các công việc hành chính, xét xử, xử phạt, tránh sự lạm
quyền và lộng quyền. Những vi phạm đều bị xử lý theo PL và xử lý bình đẳng đối với mọi sự vi
phạm không kể người đó có vị thế như thế nào.
 NT này đòi hỏi :
Như vậy, thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMNN có
nghĩa là mọi tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN, cán bộ, nhân viên NN đều phải nghiêm
chỉnh và triệt để tuân thủ PL, đồng thời BMNN phải thực hiện được việc quản lý XH bằng PL, bảo
đảm cho PL được tôn trọng và thi hành nghiêm minh.

d. ND nguyên tắc này đòi hỏi :
1. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước,Đảng phải xác định các hình thức và
phương pháp lãnh đạo đối với NN cho phù hợp để ko bao biện,làm thay,ko vô hiệu hóa các
CQNN,ko lấy NQ của Đảng thay cho việc ban hành các văn bản của NN.Đảng phải có chủ
trương chính sách đúng đắn để trên cơ sở đó NN cụ thể hóa thành VBPL và tổ chức chỉ đạo
thực hiện.
2. NN phải ban hành các VBPL 1 cách kịp thời để điều chỉnh các QHXH đang và sẽ xảu ra nhằm
thiết lập 1 trật tự xã hội nhất định phù hợp ý chí của NN.Các VB do các CQNN khác ban hành
phải đúng với thẩm quyền,kịp thời và mang tính đồng bộ trên cơ sở lấy HP làm gốc,mang
tính thực thi,bắt nguồn từ đòi hỏi thực tế .VB cấp dưới ban hành ko trái với VB cấp trên.
3. Tất cả các CQ,viên chức NN cũng như các TCXH,TCKT, ĐVVT và công dân phải tuân thủ HP và
PL 1 cách nghiêm túc,viên chức NN phải gương mẫu trong việc thực hiện HP và PL, đặc biệt
các CQNN phải được tổ chức và hoạt động theo quy định của PL.
4. Phải tăng cường công tác kiểm tra,giám sát việc thực hiện HP và PL,việc xử lý vi phạm phải
kịp thời,nghiêm chỉnh có tác dụng rất lớn đến công tác phòng ngừa tội phạm và giáo dục
PL.Cần tăng cường các CQ chuyên trách BV PL như Công an,Tòa án…làm nòng cốt cho việc
BV pháp chế XHCN
5. Các CQ,CB,CC NN trong phạm vi thẩm quyền của mình phải có các biện pháp phù hợp trong
việc tổ chức và thực hiện PL, điều này đòi hỏi CQ,CB,CC phải thường xuyên học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tế.
6. phải tuyên truyền,phổ biến,giáo dục PL để nâng cao ý thức PL, đây là trách nhiệm của tất cả
các CQNN.
e. Ý nghĩa của vệc thực hiện nguyên tắc này:
 Thực hiện đúng nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMNN nghĩa là bảo
đảm sự thống nhất về kỷ cương, trật tự, hiệu lực quản lý trong hoạt động của bộ máy NN, bảo
đảm dân chủ và công bằng XH;
 Tránh được khuynh hướng cục bộ, tùy tiện, vô chính phủ, đấu tranh có hiệu quả để ngăn chặn
tệ quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác.
- Để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải có một hệ thống PL hoàn chỉnh
(ở đây là PL về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, nhân viên NN). Đồng thời bảo đảm tuân thủ

nghiêm chỉnh PL bằng việc tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý kịp và công bằng các vi
phạm PL.
5.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

 CSPL : Trong một NN nhiều dân tộc, việc bảo đảm bình đẳng dân tộc là hết sức cần thiết. Điều
5 Hiến pháp 1992 quy định : “NN Cộng hòa XH chủ nghĩa Việt Nam là NN thống nhất của các
dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”.
 Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, nguyên tắc bình đẳng dân tộc được quán
triệt và vận dụng thể hiện trong các điểm sau:
 Bảo đảm để trong các cơ quan đại diện quyền lực NN (Quốc hội và HĐND) các thành phần
dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng (điều 10 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội); các đại diện
dân tộc được chú ý lựa chọn để bầu giữ chức vụ trong chính quyền điạ phương.
 Có các hình thức tổ chức trong các cơ quan quyền lực NN để thể hiện lợi ích dân tộc và tham
gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc trong Quốc hội và các ban dân tộc
trong HĐND…Các cơ quan này, đặc biệt là Hội đồng dân tộc không chỉ được quyền thẩm tra,
giám sát, kiến nghị về các vấn đề dân tộc mà còn được quyền tham dự các phiên họp của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, các phiên họp của Chính phủ bàn về chính sách dân tộc, được Chính
phủ tham khảo ý kiến khi quyết định các chính sách dân tộc (điều 94 Hiến pháp 1992).
 NN thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẻ dân tộc; thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.


7

Đòan kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no
hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất qn
của Đảng và NN ta. Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo nên sự đòan kết, nhất trí, tin

tưởng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng XH mới. Đồng thời thực hiện tốt ngun tắc này sẽ có điều
kiện ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu chia rẽ, gây mất ổn định trong quan hệ dân tộc của các
thế lực thù địch. Tóm lại, thực hiện ngun tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tổ chức và họat
động của BMNN chính là việc bảo đảm cho các dân tộc có quyền bình đẳng trong xây dựng NN,
tham gia quản lý NN, được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Đồng thời, trong hoạt động của
mình, NN có chính sách hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số chậm phát triển tiến kịp các dân tộc khác
về mọi mặt, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc.

III. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam qua các bản
Hiến pháp.
1. Hiến pháp năm 1946.
-Khái quát về cấu trúc lãnh thổ quốc gia theo Hiến pháp 1946: Khi nghiên cứu
về BMNN thì cần lưu ý cấu trúc lãnh thổ của quốc gia bởi vì các cơ quan Nhà nước
được thiết lập theo đơn vò hành chính lãnh thổ.
Theo Hiến pháp 1946, nước ta được chia thành 3 Bộ (Kỳ), mỗi Bộ được chia
thành các Tỉnh, mỗi Tỉnh chia thành các huyện, mỗi huyện chia thành các xã.
Ngoài ra, còn có các thành phố và thò xã.
Như vậy, ngoài chính quyền ở TW, chính quyền đòa phương ở nước ta thời kỳ
này được thành lập ở 4 cấp theo 4 đơn vò hành chính lãnh thổ. Tuy nhiên, trong 4 cấp
chính quyền này thì Hiến pháp 1946 có sự phân biệt giữa cấp chính quyền cơ bản
và không cơ bản, từ đó dẫn đến việc xác lập cấp chính quyền hoàn chỉnh và
không hoàn chỉnh. Cụ thể là cấp bộ và cấp huyện chỉ được xem là cấp trung gian
dùng để chuyển tải quyền lực, cấp tỉnh được xem là cửa ngõ để chuyển tải
quyền lực về đòa phương còn cấp xã là cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Vì
vậy, theo Hiến pháp 1946, HĐND chỉ được thành lập ở 2 cấp là cấp tỉnh và cấp
xã.
- BMNN theo Hiến pháp 1946 gồm có 3 hệ thống cơ quan:
(a ) Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (cơ quan dân cử) bao gồm Nghò
viện nhân dân và HĐND các cấp. Đây là cơ sở để thiết lập ra các cơ quan
Nhà nước khác.

- Nghò viện nhân dân được quy đònh tại Chương III gồm 21 điều.
Nghò viện nhân dân được xác đònh là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, do công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp và kín, nhiệm kỳ 3 năm.
Tuy Hiến pháp năm 1946 chưa dùng khái niệm cơ quan quyền lực nhưng Nghò viện
là cơ quan đứng ở đỉnh cao nhất của quyền lực nhà nước, trong cơ cấu của quyền
lực thì nghò viện luôn có tính trội hơn hẳn. Do đó, HP năm 1946 mang dáng dấp tổ
chức bộ máy theo chế độ đại nghò.
Nghò viện có những nhiệm vụ quyền hạn quan trọng như: giải quyết mọi vấn đề
chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, bầu ra Ban thường vụ
Nghò viện, bầu Chủ tòch nước, biểu quyết chức danh Thủ tướng và danh sách các
Bộ trưởng…
- HĐND (quy đònh ở Chương V) được thành lập ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã,
còn cấp bộ và cấp huyện không có HĐND mà chỉ có UBHC (đây là 2 cấp chính
quyền không hoàn chỉnh).
(b ) Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm Chính phủ và UBHC các cấp:
- Chính phủ được quy đònh tại Chương IV gồm 14 điều.
Chính Phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc gồm Chủ tòch nước,
Phó Chủ tòch nước và Nội các (Thuật ngữ dùng để nói chính phủ, thể hiện bản
chất, chức năng của cơ quan này rất chuẩn. Ngoài ra, chỉ có Hiến pháp năm 1946
mới dùng thuật ngữ nội các).
Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có thể có Phó chủ
tòch nước. Các cuộc họp của nội các chỉ nang tính tham vấn, không mang tính quyền
lực. Quyền quyết đònh thuộc về thủ tướng, thủ tướng chòu trách nhiệm trước chủ
tòch nước.
Chế đònh Chủ tòch nước theo Hiến pháp 1946 có vò trí đặc biệt quan trọng trong
bộ máy nhà nước, vừa là Nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ
(cơ quan hành pháp cao nhất ), là nghò viên của Nghò viện nhân dân, được Nghò
viện bầu nhưng lại có quyền ban hành sắc lệnh có giá trò gần như luật, có quyền
yêu cầu Nghò viện thảo luận và biểu quyết lại dự luật của Nghò viện đã thông



8

qua ( giống tổng thống Mỹ có quyền phủ quyết luật, còn CTN Việt Nam thì không
có quyền này do điều kiện chiến tranh. ).
Chủ tòch nước còn là tổng chỉ huy quân đội…. Chủ tòch nước có quyền hạn
rất lớn nhưng không phải chòu trách nhiệm nào, trừ tội phản quốc (Điều 50 Hiến
pháp 1946). Khi xét xử chủ tòch nước, NVND phải thành lập một toà án đặc biệt
để xét xử. Những quy đònh này của Hiến pháp năm 1946 mang dáng dấp của
Hiến pháp tư sản, đặc biệt là quy đònh về thủ tục xét xử người đứng đầu nhà
nước gần giống với thủ tục “đàn hạch” đối với Tổng thống Mỹ. Và trong chừng
mực nhất đònh cũng chòu ảnh hưởng bởi mô hình tổ chưcù của nhà nước Pháp, theo
chế độ “hành pháp hai đầu”: Một bên là Tổng thống, một bên là Thủ tướng
(lưỡng đầu chế ).
- UBHC (quy đònh ở Chương V) được thành lập ở cả 4 cấp chính quyền.
Như vậy, cơ quan hành chính ở đòa phương theo Hiến pháp 1946 được gọi là UBHC
chứ không phải là UBND như hiện nay. UBHC cấp nào là do HĐND cấp đó bầu ra.
Riêng UBHC cấp huyện (hoặc cấp bộ) là do HĐND các xã (hoặc các tỉnh) trong đòa
hạt của huyện (hoặc của tỉnh) bầu ra.
(c) Hệ thống cơ quan tư pháp .
- Quy đònh ở chương VI gồm 7 điều.
Cơ quan tư pháp theo Hiến pháp 1946 gồm có: Toà án tối cao, các Toà án phúc
thẩm, các Toà án đệ nhò cấp và các Toà án sơ cấp.
Theo Hiến pháp 1946, Tòa án không thiết lập theo đơn vò hành chính - lãnh thổ
mà thiết lập theo cấp xét xử, theo khu vực (theo cách này thì sẽ làm tăng tính độc
lập của Tòa án vì Tòa án sẽ không chòu áp lực của cấp chính quyền. Mặt khác,
nó khắc phục tình trạng cào bằng, bình quân chủ nghóa của việc thành lập tòa án
theo đơn vò hành chính lãnh thổ – đòa phương nào cũng thiết lập các tòa án như nhau
mà không căn cứ vào số lượng án của từng đòa phương

Hiến pháp 1946 thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán. “Các viên Thẩm
phán đều do Chính phủ bổ nhiệm” (Điều 64 ).
Trong chừng mực nhất đònh, có thể nói rằng Hiến pháp năm 1946 đã tiếp thu
những nguyên lý cơ bản của thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước. Thể hiện:
- Một là: Về mặt tổ chức, có một cơ quan đứng ở ví trí cao nhất của nhánh
quyền lực hành pháp;
- Hai là: Toà án - cơ quan tư pháp thực hiện chức năng xét xử được thành lập
theo cấp xét xử, tránh được sự tác động từ phía chính quyền đòa phương;
Như vậy, có thể nhận thấy rằng Hiến pháp năm 1946 là cơ sở để xây dựng
một nhà nước hiện đại. Hiến pháp đã thể hiện cơ chế phân công lao động quyền
lực rõ ràng giữa1ập pháp,hành pháp, và tư pháp, tất cả quyền lực nhà nước
không phải là tập trung vào nghò viện mà nó thể hiện trách nhiệm cá nhân của
người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất (Chủ tòch nước, Thủ tướng), trách
nhiệm tập thể không được đề cao.
2. Hiến pháp năm 195
- Khái quát về cấu trúc lãnh thổ quốc gia theo Hiến pháp 1959:
Nước ta chia ra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các khu tự trò. Tỉnh chia ra
thành các huyện, thành phố thuộc tỉnh, thò xã. Huyện chia ra xã, thò trấn. TP trực
thuộc TW có thể chia thành các khu phố theo quyết đònh của HĐCP.
Khu tự trò là đơn vò hành chính được lập ra ở các vùng có nhiều dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc. Lúc đầu (năm 1957) gồm 3 khu là Việt Bắc, Thái Mèo và
Lào Hà Yên, trong số đó có 2 khu là Việt Bắc và Lào Hà Yên là có các tỉnh, khu
Thái Mèo không có đơn vò tỉnh mà được chia trực tiếp ra các huyện. Từ năm 1959
bỏ khu Lào Hà Yên, còn lại 2 khu Việt Bắc và Tây Bắc (Thái Mèo cũ) và đều có
các tỉnh hợp thành. Tuy khu tự trò có đơn vò cấp tỉnh nhưng về vò trí pháp lý thì
chúng tương đương đơn vò tỉnh. Hiến pháp 1959 đã xóa bỏ cấp bộ, xóa bỏ quan
điểm về việc thành lập chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh, đồng thời
thành lập thêm một hệ thống cơ quan mới là cơ quan kiểm sát ( Viện kiểm sát
nhân dân)

- BMNN theo Hiến pháp 1959 gồm có 4 hệ thống cơ quan:
(a) Hệ thống cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước bao gồm Quốc hội
và HĐND 3 cấp.
Quốc hội: Được quy đònh ở Chương IV bao gồm 18 điều.
Quy đònh các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.


9

So với nhiệm kỳ của Nghò viện theo Hiến pháp 1946 thì nhiệm kỳ của Quốc hội
dài hơn (04 năm so với Hiến pháp 1946 là 03 năm).
Hiến pháp 1959 thì quy đònh quyền hạn của Quốc hội cụ thể hơn (Điều 50). Quốc
hội có cơ quan thường trực là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, Quốc hội còn
thành lập các Uỷ ban chuyên trách (Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và
ngân sách, Uỷ ban thẩm tra tư cách của các đại biểu và các Uỷ ban khác mà
Quốc hội thấy cần thiết)….
Cách thức tổ chức bộ máy nàh nước theo nguyên tắc tập quyền thể hiện rõ
nét, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
- HĐND:
So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 bãi bỏ cấp bộ. Các đơn vò hành chính
đều thành lập Hội đồng nhân dân.
(b) Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm HĐCP và UBHC 3 cấp .
HĐCP: Theo quy đònh của Điều 71 thì Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành
của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cũng là cơ quan hành chính cao nhất.
Chính phủ theo hiến pháp năm 1959 đã được đổi tên thành hội đồng chính phủ.
Việc đổi tên này cho thấy chế độ tập thể và trách nhiệm tập thể đã tăng lên,
thể hiện rõ trong tổ chức bộ máy nhà nước. trách nhiệm cá nhân của người
đứng đầu cơ quan hành chính giảm xuống, - Quy đònh này chứng tỏ Hội đồng Chính
phủ theo Hiến pháp 1959 được tổ chức hoàn toàn theo mô hình Chính phủ của các

nước xã hội chủ nghóa. Về thành phần của Hội đồng chính phủ (Điều 72) không
có Chủ tòch nước, Phó chủ tòch nước và các Thứ trưởng.
- Đứng đầu và lãnh đạo HĐCP là Thủ tướng Chính phủ. Số lượng các Bộ và
thành viên của HĐCP tăng lên đáng kể (18 Bộ).
UBHC : Được thành lập ở 3 cấp. UBHC cấp trên chỉ có quyền đình chỉ các NQ
của HĐND cấp dưới trực tiếp mà không có quyền hủy bỏ như trước đây.
(c) Hệ thống cơ quan xét xử:
- Sắc lệnh 85 ngày 22 -5 -1950 của Chủ tòch Hồ Chí Minh ban hành là văn bản có
nghóa trong việc cải cách bộ máy tư pháp và hoạt động tố tụng, trong đó có quy
đònh về việc thay đổi tên gọi của Tòa án: “Tòa án sơ cấp nay gọi là Tòa án nhân
dân huyện, Tòa án đệ nhò cấp nay gọi là Tòa án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc
án nay gọi là Tòa phúc thẩm, Phúc thẩm nhân dân nay gọi là Hội thẩm nhân
dân” (Điều 1);
Tuy nhiên, Hiến pháp 1959 - văn bản pháp lý có giá trò cao nhất, đã chính thức
thừa nhận và đưa vào sử dụng thuật ngữ “Tòa án nhân dân” như một chế đònh
pháp lý riêng với tư cách là một cơ quan tư pháp trong bộ máy Nhà nước.
Theo đó toàn án nhân dân đươcï thành lập tương ứng với các cấp chính quyền
đòa phương từ cấp huyện trở lên.
Thẩm phán do cơ quan dân cử cùng cấp bầu “Các Toà án nhân dân thực hành
chế độ Thẩm phán bầu theo quy đònh của pháp luật” (Điều 98 ) . Cụ thể: Hội đồng
nhân dân đòa phương sẽ bầu Thẩm phán Toà án nhân dân điạ phương,Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao sẽ do UBTVQH cử;
Chế độ Phụ thẩm nhân dân theo quy đònh tại Điều 65 Hiến pháp 1946 được thay
bằng chế độ Hội thẩm nhân dân theo quy đònh tại Điều 99 Hiến pháp 1959;
Ngoài ra còn có một số quy đònh có liên quan đến thủ tục tố tụng và những
quy đònh mang tính nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân.
Như vậy, theo Hiến pháp 1959 thì tòa án được đổi tên thành TAND bao gồm TAND
tối cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện và hệ thống tòa án quân sự các cấp.
Các TAND đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp .
(d) Hệ thống cơ quan kiểm sát:

Là một hệ thống mới trong BMNN.
Căn cứ NQ 29//4/1958/ của Quốc hội khoá 1 ( kỳ 8) và NghỊ đònh 156 ngày
1/7/1959, NĐ 321 ngaỳ 2/7/1989 của Chính phủ thì Viện công tố với tư cách là một
hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập được thành lập, tổ chức từ Trung ương đến đòa
phương, hệ thống cơ quan công tố tách khỏi Bộ Tư pháp với chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể:
- Điều tra và truy tố trước Toà án những kẻ phạm pháp về hình sự;
- Giám sát việc chấp hành phapù luật của cơ quan điều tra, của toà an, thi hành
án, giam giữ và cải tạo;
- Khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan
đến lợi ích Nhà nước và nhân dân.
Từ nhiệm vụ công tố trước đây, các cơ quan này được giao thêm nhiều nhiệm
vụ mới trong hoạt động kiểm sát như kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kiểm sát


10

điều tra, kiểm sát xét xử,…). Do đó, công tác kiểm sát trở thành nhiệm vụ chủ
yếu được coi là chức năng quan trọng nhất. Vì vậy, tên gọi cũng phải thay đổi cho
phù hợp. Viện công tố được đổi tên thành viện kiểm sát nhân dân, bao gồm
VKSNDTC, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện và VKSQS các cấp. Hệ thống Viện
kiểm sát hoạt động độc lập, theo nguyên tắc tập trung thống nhất để thực hiện
chức năng giám sát và thực hành quyền công tố….
- Ngoài 4 hệ thống trên, Hiến pháp 1959 còn quy đònh về chế đònh Chủ tòch
nước.
Theo Hiến pháp 1959 thì Chủ tòch nước và phó Chủ tòch nước không nằm trong
thành phần Chính phủ.
So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy đònh Chủ tòch nước từ 35 tuổi trở
lên, là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và không nhất thiết phải
là đại biểu Quốc hội. Quyền hạn của Chủ tòch nước theo Hiến pháp 1959 hẹp hơn so

với Hiến pháp1946. Chủ tòch nước không còn là người đứng đầu nhánh quyền lực
hành pháp mà chỉ còn một số quyền mang tính biểu tượng, tượng trưng cho quốc
gia, dân tộc, mang tính thủ tục, lễ nghi giống người đứng đầu nhà nước của các
quốc gia khác. Chủ tòch nước chỉ là người đứng đầu nhà nước về mặt đối nội
cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế đònh Chủ tòch nước được quy đònh thành một chương
riêng. Chủ tòch nước không còn là người điều hành đất nước, điều hành bộ máy
hành chính. Song, Chủ tòch nước vẫn có một số quyền hạn rất lớn, chẳng hạn chủ
tòch nước có quyền triệu tập hội nghò chính trò đặc biệt.
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1959 cho thấy xu hướng quyền lực thay đổi theo
hướng tập trung quyền lực vào tay Quốc hội ( Khi cần thiết QH có thể giao cho HĐCP
những quyền hạn mới; HĐCP là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất), điều này cho thấy việc phân công quyền lực trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bắt đầu không rõ ràng 1.
3. Hiến pháp năm 1980.
- Khái quát về cấu trúc lãnh thổ quốc gia theo Hiến pháp 1980:
Nước ta chia thành các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và đơn vò hành chính
tương đương. Lúc này không còn đơn vò hành chính khu tự trò nữa (đã bỏ từ năm
1975). Đơn vò hành chính tương đương với cấp tỉnh theo Hiến pháp 1980 là đặc khu (ví
dụ, đặc khu Vũng tàu – Côn Đảo). Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và
thò xã; thành phố trực thuộc TW chia thành quận, huyện và thò xã. Huyện chia
thành xã và thò trấn; thành phố thuộc tỉnh, thò xã chia thành phường và xã;
quận chia thành phường.
- BMNN theo Hiến pháp 1980 gồm có 4 hệ thống cơ quan:
(a) Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước bao gồm Quốc hội và HĐND 3
cấp.
- Quốc hội: So với Hiến pháp 1959 thì về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Quốc hội theo Hiến pháp 1980 là không thay đổi.
Về cơ cấu tổ chức Quốc hội: Có sự thay đổi lớn.

Theo Hiến pháp 1980, cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng nhà

nước, đây cũng là Chủ tòch tập thể của nhà nước CHXHCNVN 2 .

Quốc hội bầu ra Chủ tòch và Phó chủ tòch Quốc hội. Đây là những chức
danh mới theo Hiến pháp 1980.

Hiến pháp đề cao quá mức quyền hạn của Quốc hội bằng quy đònh:”Quốc
hội có quyền tự đònh cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét
thấy cần thiết”.
- HĐND : Được thành lập ở cả 3 cấp đó là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở đòa phương 3.
1

PGS.TS Phạm Hồng Thái – Bài giảng chuyên ngành CHL khoá 6.
Hiến pháp 1959 quy đònh khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tòch đoàn để điều khiển
cuộc họp.
3
Gọi như thế thì cơ quan nào cũng có quyền lực , vì vậy dùng “quyền lực” ở đây là
không chuẩn xác mà thực chất là cơ quan đại biểu, cơ quan đại diện của quyền lực (
dòch từ Nga: Xô viết đại biểu nhân dân). Ngay trong bản thân các quy đònh đó cũng
đã có mâu thuẫn nội tại “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở đòa phương” vậy
phải chăng nó là thiết chế, cơ cấu BMNN đóng ở đòa phương, không phải là đại
diện cho nhân dân.Và ngược lại, nếu là cơ đại biểu của dân thì phải là một thiết
chế tổ chưcù của nó, nếu là thiết chế của nó thì không phải là cơ quan quyền lực
nhà nước. Bên cạnh đó, UBND vừa là cơ quan chấp hành (1) tức là phải chấp
2


11

(b) Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm HĐBT và UBND 3 cấp

- Hội đồng Bộ trưởng : là Chính phủ của nùc CHXHCNVN là “ø cơ quan chấp
hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”.
Với quy đònh này, chúng ta thấy tính độc lập của Chính phủ trong quan hệ với
Quốc hội bò hạn chế. So với Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 quy đònh cho Hội đồng
Bộ trưởng một số quyền hạn mới cho phù hợp với nhu cầu xã hội như tổ chức và
lãnh đạo công tác trọng tài nhà nước về kinh tế, tổ chức và lãnh đạo công tác
bảo hiểm nhà nước…. Trong giai đọan này, số lượng thành viên HĐBT tăng lên rất
nhiều do sự gia tăng của số lượng phó chủ tòch HĐBT (9 PCT) và sự gia tăng của các
Bộ (28 Bộ). Hiến pháp 1980 qui đònh trách nhiệm tập thể của các thành viên Hội
đồng Bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước.
- UBND : Được thành lập ở cả 3 cấp đó là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Như
vậy, theo Hiến pháp 1980, UBHC được đổi tên thành UBND.
(c) Hệ thống cơ quan xét xử: Về cơ bản giống với Hiến pháp 1959 nhưng bắt
đầu có sự chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn từ các cơ quan tòa án sang
các cơ quan hành pháp. Việc đào tạo cán bộ cho ngành tòa án cũng như việc
quản lý các tòa án đòa phương trong giai đoạn này được giao cho Bộ tư pháp 4.
(d) Hệ thống cơ quan kiểm sát: Về cơ bản giống với Hiến pháp 1959.
Nhìn chung, BMNN theo Hiến pháp 1980 về cơ bản giống với Hiến pháp 1959
nhưng có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức bên trong (đặc biệt là Quốc hội, HĐBT)
cũng như tính tập thể được đề cao trong họat động của BMNN.
Nhận xét:
Hiền pháp năm 1980 thể hiện rất rõ nét tổ chức và hoạt d8ộng của bộ
máy nhà nước theo nguyên tắc tập tập quyền .
Về lý thuyết, về nhận thức lý luận có hai xu hướng:
- Quyền lực tập trung vào tay nhân dân.
- Quyền lực NN tập trung vào tay QH ( Trần Ngọc Đường, Đỗ Mười). Quan niệm
này không khoa học vì nhân dân là người thiết lập nên quyền lực bằng phương
thức bầu cử - quyền lực là quyền lực nhân dân. quyền lực QH là quyền lực phái
sinh chứ không phải là quyền lực chính thức , bắt nguồn từ nhân dân. “ Nếu Tổng
bí thư mà làm luôn Chủ tòch nước, quyền lực tập trung vào tay một người đứng

đầu thì dễ mất nước” 5. Mà chỉ có thể nói rằng quyền lực cao nhất tập trung vào
cơ quan QH6.
Hiền pháp năm 1980 là đỉnh cao của chủ nghóa tập quyền, ảnh hưởng bởi
lý thuyết làm chủ tập thể. Phân công lao động quyền lực không rõ ràng. Đi cùng
với nó là đề cao trách nhiệm tập thể, coi nhẹ TN cá nhân.
4. Hiến pháp năm 1992:
hành HĐND; vừa là cơ quan hành chính NN ở đòa phương (2).Hai mặt này có xung đột
với nhau.
=> Về nhận thức nếu phân tích là có xung đột: (1) Nếu chấp hành là chấp hành
nghò quyết của HĐND. Vậy khi HĐND có NQ trái với HP, luật thì có chấp hành không?
Theo lý thuyết thông thương, văn bản nào có giá trò cao hơn thì phải chấp hành theo
văn bản đo. Vậy là cơ quan chấp hành mà không chấp hành có được không ? Đụng
chạm đến lợi ích cụ thể.
(2) HCNN ở đòa phương: Vì vậy, nếu quan niệm nó là cơ quan của đòa phương thì là
của đòa phương ( tự quản, hành chính hay là thường trực ) của nhà nươc ở đòa
phương. Ngày xưa,gọi UBHC là cơ quan thường trực của HĐND, cơ quan chấp hành =>
hợp lý ( Luật 58 -63) - Luật 86,94,2003=> HĐND cần gì thường trực? Cơ quan đại diện,
đại biểu là cơ quan hợp thức hoá những gì do anh hành chính đặt ra.
4

1960 giải thể Bộ Tư Pháp, đến năm 1981, căn cứ Nghò đònh 143 ngày của CP, Bộ
Tư Pháp được chính thức thành lập lại và theo đó có nhiệm vụ quản lý toà án về
tổ chức.
5
Lê Đức Anh .
6

Vấn đề chiến tranh, thời Bác Hồ => toàn dân phúc quyết. Chứ nếu không nhiều
khi 1 cơ quan, một thiết chế tự quyết đònh -> nguy hiểm.



12

- Khái quát về cấu trúc lãnh thổ quốc gia theo Hiến pháp 1992: về cơ bản, Hiến
pháp 1992 vẫn giữ nguyên cách phân chia đơn vò hành chính như Hiến pháp 1980
chỉ bỏ đơn vò hành chính đặc khu. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1992 có xu hướng tách
các đơn vò hành chính lớn thành các đơn vò hành chính nhỏ hơn cho phù hợp với trình
độ quản lý và điều kiện quản lý.
- BMNN theo Hiến pháp 1992 gồm có 4 hệ thống cơ quan:
(a) Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước bao gồm Quốc hội và HĐND
các cấp.
- Quốc hội:
Hiến pháp 1992 có bổ sung thêm về quyền hạn của Quốc hội như:
 Quyết đònh xây dựng chương trình Luật, Pháp lệnh;

Quyết đònh chính sách dân tộc của nhà nước;

Quyết đònh trưng cầu dân ý (Điều 48).
Về cơ cấu tổ chức Quốc hội: Hiến pháp 1992 có một số thay đổi nhất đònh:

Bỏ thiết chế Hội đồng nhà nước, khôi phục lại chế đònh Uỷ ban thường vụ
Quốc hội và chế đònh Chủ tòch nước như Hiến pháp 1959.

Hiến pháp 1992 qui đònh Chủ tòch, các Phó chủ tòch Quốc hội đồng thời là
Chủ tòch, các Phó chủ tòch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Một số thành viên của các Hội đồng, các Uỷ ban của Quốc hội làm việc
chuyên trách (Điều 94, 95).

Đề cao vai trò của Đại biểu Quốc hội,…

- HĐND: Được thành lập ở 3 cấp.
Hiến pháp 1992 nhấn mạnh tính đại diện của Hội đồng nhân dân thông qua điều
119. Hiến pháp 1992 duy trì các quy đònh của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân 1989 về thành lập Thường trực Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh
(thành phố thuộc trung ương) và cấp huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh), thành
lập các ban của Hội đồng nhân dân.
(b) Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm Chính phủ và UBND 3 cấp.
- Chính phủ:
Hiến pháp 1992 kế thừa Hiến pháp 1959 xây dựng chế đònh Chính phủ theo quan
điểm tập quyền ”mềm”, nghóa là quyền lực nhà nước vẫn tập trung thống nhất
nhưng cần phải có sự phân biệt chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Vì vậy, Hiến pháp 1992 quy đònh” Chính Phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước CHXHCN VN”.
Hiến pháp 1992 đề cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập
Chính phủ. Ngoài ra, Hiến pháp 1992 còn tăng thêm nhiều quyền hạn khác cho Thủ
tướng trong các khoản 2,4,5 điều 114.
- UBND: Được thành lập ở 3 cấp: Tỉnh, Huyện và Xã. Theo Hiến pháp 1992,
quyền hạn của Chủ tòch Ủy ban nhân dân được tăng cường.
(c ) Hệ thống cơ quan xét xử:
Trước năm 1992 trong hệ thống Toà án nhân dân ở nước ta chỉ có Toà án hình
sự và Toà án dân sự. Đến nay trong hệ thống tổ chức Toà án cấp trung ương và
cấp tỉnh còn có thêm Toà kinh tế, Toà lao động và Toà hành chính.
Hiến pháp 1992 thực hiện chế độ Thẩm phán bổ nhiệm. Đối với Hội thẩm
nhân dân thì kết hợp giữa chế độ cử và chế độ bầu.
(d) Hệ thống cơ quan kiểm sát:
Theo Hiến pháp 1992, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh (thành phố thuộc trung ương) thành lập Uỷ ban kiểm sát. Hiến pháp
1992 còn có quy đònh mới về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân đòa phương chòu

trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành luật ở đòa
phương và trả lời chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 140).
Ngoài ra trong Hiến pháp 1992, chế đònh Chủ tòch nước cá nhân được quy đònh
thành một chế đònh riêng biệt như Hiến pháp 1959. Chủ tòch nước theo Hiến pháp
1992 quyền hạn không rộng như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1992
quy đònh Chủ tòch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCN VN về
đối nội và đối ngoại.
5. Những sửa đổi, bổ sung của NQ 51/ NQ - QH10 ngày 25/12/2001 liên quan
đến Bộ máy nhà nước.
NQ51/2001/NQ- QH ngày 25/12/2001 sửa đổi, bổ sung vào 8 điều (gồm Điều 84,
91, 103, 112, 144, 146, 136 và 140), trong đó có những nội dung quan trọng liên quan
đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương như:


13

- Đối với Quốc hội (theo sửa đổi, bổ sung Điều 84):
 Quyết đònh phân bổ ngân sách trung ương chứ không phân bổ ngân sách
nhà nước nói chung như trước đây.

Có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn….
- Đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (theo sửa đổi, bổ sung Điều 91).

Không còn quyền phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ khi Quốc hội
không họp như Hiến pháp năm 1992 trước đây.

Chỉ trong trường hợp “Quốc hội không thể họp được”, Uỷ ban Thường vụ
mới có quyền quyết đònh việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà

bò xâm lược nhưng phải báo cáo lại với QH trong kỳ họp gần nhất.
- Đối với Chủ tòch nước (theo sửa đổi, bổ sung Điều 103):

Bổ sung quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng đòa
phương trong tình trạng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được.

Đề nghò Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại Pháp lệnh (chứ không
phải cả Nghò quyết như Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 1992 trước đây) …
- Đối với Chính Phủ :

Sửa đổi quan trọng nhất liên quan đến các cơ quan thuộc Chính phủ là: Thủ
trưởng các cơ quan khác thuộc Chính phủ không còn quyền ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật (Quyết đònh, Chỉ thò, Thông tư,) như trước đây.
- Đối với Viện Kiểm sát nhân dân (theo sửa đổi, bổ sung Điều 137 Hiến pháp
1992).

Bỏ quy đònh về chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân
các cấp (tức là Viện kiểm sát không còn thực hiện kiểm sát vòêc tuân
theo pháp luật đối với các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác
thuộc Chính phủ , các cơ quan chính quyền đòa phương, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vò vũ trang và công dân,…như điều 137 Hiến pháp 1992
quy đònh).

Quy đònh Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hành quyền công tố và kiểm
sát các hoạt động tư pháp (bao gồm kiểm sát các hoạt động điều tra, hoạt
động truy tố, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án, hoạt động giam giữ,
cải tạo) đảm bảo pháp luật đïc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Ý nghóa của những sửa đổi, bổ sung liên quan đến bộ máy nhà
nước:


Phân đònh hợp lý thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.

Tập trung và tăng cường quyền hạn của Quốc hội đồng thời đề cao trách
nhiệm của những người giữ các chức vụ chủ chốt của các cơ quan nhà
nước ở trung ương trước cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của
nhân.
 Quan trọng nhất là sửa đổi Điều 137 HP năm 1992.
Tóm lại, việc tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước ta từ trước đến
nay theo nguyên tắc tập quyền XHCN chứ không phân chia theo nguyên tắc “tam
quyền phân lập” như các nhà nước tư sản. Quyền lực nhà nước tập trung vào
Quốc hội nhưng vẫn có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan tạo
thành hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước. Việc tổ chức quyền lực nhà
nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – Đảng của liên minh giai
cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức được tổ chức dựa trên nền
tảng của chủ nghóa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành và
phát triển của BMNN ta là một quá trình liên tục, gắn liền với từng giai đọan của
cách mạng Việt Nam. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế hoạt động
của BMNN ta cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước, phải từng bước hoàn
thiện các cơ quan Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu
tổ chức và hình thức hoạt động,… để BMNN gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả
và ngày càng thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×