Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Com cac yeu cau co ban va tieu chi xay dung mo hinh co quan qlct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.61 KB, 3 trang )

Cơ quan cạnh tranh là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Lịch sử cạnh
tranh thế giới đã chứng mình rằng, Luật Cạnh tranh được thực thi đến đâu là phụ thuộc vào
hoạt động của cơ quan này. Tuy nó là một cơ quan NN nhưng lại có những yêu cầu riêng rất
khác biệt. Bài viết sau đây mình sẽ phân tích những yêu cầu cơ bản và tiêu chỉ xây dựng mô
hình này [phục vụ cho môn học chuyên ngành: Luật cạnh tranh chống độc quyền]
Dù có những tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản, những thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh
đều cần có những yếu tố sau :
- Phải được trao đầy đủ quyền hạn;
- Hoạt động phải đảm bảo tính tin cậy cao;
- Phải đảm bảo việc hoạt động và ra quyết định một cách độc lập;
- Phải đảm bảo tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ .
♦ Tính độc lập
Dù được tổ chức theo mô hình cụ thể như thế nào thì nguyên tắc quan trọng hàng đầu đối
với cơ quan này là bảo đảm tính độc lập cho nó, chính điều này đã gợi mở ra một tư duy mới,
một cách tiếp cận mới vượt ra khỏi cách tiếp cận truyền thống về phương pháp tổ chức bộ
máy nhà nước phải được chia theo lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan hành chính độc
lập, cụm từ này không chỉ thể hiện tính chất "lưỡng tính" như vừa đề cập tới ở trên, mà nó
gợi ra một vấn đề lớn hơn, đó là tổ chức, hoạt động của thiết chế này phải được thiết kế làm
sao để bảo đảm không để can thiệp hoặc bị chi phối từ các cơ quan khác (lập pháp, hành
pháp, tư pháp). Độc lập là yếu tố tiên quyết để có sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc,
điều mà các bên đương sự luôn chờ đợi ở cơ quan này.
Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là mục tiêu
hàng đầu mà các nước này hướng tới xây dựng. Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo cho
những cơ quan này có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh, vì mục tiêu bảo vệ
trật tự công cộng – cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Để đạt được việc này, Luật Cạnh tranh của các nước đều quy định nguyên tắc tối cao là các
cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà không bị chi phối
hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ quan cạnh tranh được thành lập theo
Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho. Họ cũng có thể sử dụng những
quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác.
Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước như Italia đã thành lập cơ


quan cạnh tranh của mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp và chính phủ. Một số cơ
quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như một Bộ hay ngang Bộ, độc lập với các bộ ngành
khác. Một số trường hợp khác mặc dù đặt trong một bộ ngành nào đó nhưng lại duy trì một
chế độ độc lập rất cao trong hoạt động. Các cơ quan này chỉ bị phụ thuộc về mặt hành
chính. Việc độc lập này còn đạt được thông qua bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quan
cạnh tranh này. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh các nước còn quy định rõ ngân sách hoạt động
cũng như chế độ đãi ngộ cho các cơ quan cạnh tranh và thành viên cơ quan này.
♦ Tính minh bạch
Minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước kể cả cơ quan cạnh tranh đang là một
đòi hỏi hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với các cơ quan cạnh tranh thì đây lại là yêu cầu
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát chính từ vai trò trong việc duy trì trật tự
cạnh tranh rõ ràng, lành mạnh. Thông tin trong thị trường phải được thông suốt. Tính minh
bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này.
Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nói trên đều quy định rất chặt chẽ về những yêu cầu
phải công bố công khai các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Ngoài ra, các bên liên quan
có quyền yêu cầu các cơ quan cạnh tranh cho phép tiếp cận thông tin liên quan tới vụ việc.


Trên thực tế, các cơ quan cạnh tranh cũng luôn đề cao tiêu chí minh bạch (Transparency)
trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc công khai các chính sách, pháp luật cũng như
các quy trình xử lý công việc… cho đến nội dung các quyết định cụ thể trên các website của
mình. Tuy nhiên, cơ quản cạnh tranh phải có trách nhiệm bảo mật các thông tin thu thập
được trong quá trình điều tra liên qua đến bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp là đối
tương bị điều tra.
♦ Về nguồn lực hoạt động
Kinh phí hoạt động cho cơ quan cạnh tranh của tất cả các nước này đều lấy từ Ngân sách
nhà nước. Ở một số nước khoản ngân sách này được quy định trong pháp luật cạnh tranh.
Chẳng hạn, Luật chống độc quyền của Italia quy định: cơ quan chống độc quyền được cấp
ngân sách từ Chính phủ Trung ương thông qua việc phân bổ ngân sách hàng năm. Trong
phạm vi ngân sách này, cơ quan có trách nhiệm quản lý chi phí điều hành và hoạt động của

bản thân. Cơ quan chống độc quyền kết thúc năm tài khoá của mình vào ngày 30/04 của
năm tiếp theo, và phải đệ trình báo cáo lên Cơ quan kiểm toán.
Luật Cạnh tranh của Nam Phi đã quy định rất rõ về vấn đề ngân sách. Theo quy định, ngân
sách hoạt động bao gồm ngân sách hàng năm mà Quốc Hội (Parliament) dành cho Uỷ
ban/Toà án Cạnh tranh; các khoản phí có thể trả cho Uỷ ban theo quy định của Luật Cạnh
tranh; thu nhập có được từ việc đầu tư hoặc ký gửi khoản tiền dư thừa (Luật cho phép Uỷ
ban có thể đầu tư hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng khoản tiền này khi Uỷ ban không có nhu cầu
cho các khoản chi tiêu bất ngờ hoặc trước mắt); khoản tiền nhận được từ bất kỳ nguồn nào
khác. Hàng năm, Cao Uỷ (đối với Uỷ Ban)/Chánh toà (đối với Toà án) phải đệ trình bản báo
cáo khoản thu chi dự tính của Uỷ ban/Toà án cho Bộ trưởng và khoản ngân sách mà Quốc hội
dành cho năm tài chính tiếp theo. Năm tài chính được tính từ 01/04 đến 31/03 năm tiếp
theo. Hơn nữa Luật cũng quy định rõ cách thức trả công cho những cán bộ được tuyển dụng.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công thương phải tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính để
quyết định tiền thù lao, trợ cấp, các lợi ích và bất kỳ điều kiện nào khác cho việc tuyển
dụng/bổ nhiệm. Cao Uỷ có thể bổ nhiệm bất kỳ người nào thuộc Uỷ ban Cạnh tranh làm điều
tra viên (Inspector) nếu những người này có đầy đủ phẩm chất theo yêu cầu. Bộ trưởng có
thể tham vấn ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định tiền công cho những người
được bổ nhiệm làm điều tra viên nhưng không làm full-time cho Uỷ ban Cạnh tranh. Điều tra
viên phải được cấp giấy chứng nhận điều tra viên của Uỷ viên trưởng tuân theo quy định của
Luật. Uỷ viên trưởng có thể tuyển dụng nhân viên, hoặc ký hợp đồng với bất kỳ người nào để
hỗ trợ cho hoạt động của Uỷ ban Cạnh tranh. Uỷ ban cần tham vấn ý kiến của Bộ trưởng Bộ
Công thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính cho việc trả công và các điều kiện tuyển dụng.
Ngân sách dành cho cơ quan cạnh tranh của các nước đang ngày càng được tăng lên do tính
chất của công việc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thị trường cũng ngày càng
được mở rộng, hành vi vi phạm của các chủ thể kinh doanh ngày càng trở nên tinh vi và
phức tạp hơn. Lượng công việc cho các cơ quan cạnh tranh cũng đang ngày càng tăng dần
lên. Hầu hết các nước đều ý thức được điều này và đã có sự ưu tiên nhiều hơn đối với công
tác quản lý cạnh tranh.
Một điểm đáng lưu ý là việc bổ nhiệm thành viên cho cơ quan cạnh tranh. Các thành viên
thường được bổ nhiệm bởi những người đứng đầu Chính phủ hoặc Quốc hội. Điều này đã làm

tăng tính chất quan trọng cũng như tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong quá trình hoạt
động. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là thành viên của cơ quan cạnh tranh cũng là điểm cần
được nhắc đến. Các thành viên này thường được yêu cầu đạt được một trình độ chuyên môn
nhất định, có học vấn cao, có kinh nghiệm và kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cơ quan chống độc quyền Italia có một Chủ tịch và bốn thành viên được chỉ định bởi Chủ tịch
Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch được chọn trong số những người nổi tiếng về tính


độc lập, những người giữ vị trí cao trong bộ máy công quyền; bốn thành viên là những người
nổi tiếng trên những vị trí độc lập, là thẩm phán của Toà hành chính tối cao, Toà Kiểm toán,
Toà Phúc thẩm Tối cao, giáo sư đại học, hay đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, những
người đã được công nhận về tiêu chuẩn nghiệp vụ. Mỗi thành viên của cơ quan này có nhiệm
kỳ 7 năm và không được tái bổ nhiệm. Cơ quan chống độc quyền có thể thuê tới 220 người,
cả nhân viên trong biên chế và hợp đồng có thời hạn.
Ủy ban Thương mại lành mạnh Hoa kỳ hoạt động dưới sự chỉ đạo của 5 Ủy viên có nhiệm kỳ
7 năm, được bổ nhiệm bởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng nghị viện. Tổng thống
chỉ định một Ủy viên đảm trách chức vụ Chủ tịch. Không quá 3 Ủy viên là thành viên của một
Đảng.
Trên thực tế, các nguồn lực hoạt động của các cơ quan cạnh tranh ngày càng tăng lên nhanh
chóng. Điều này càng cho thấy được vai trò quan trọng và sự ưu tiên của các nước trong việc
tăng cường phát triển cơ quan cạnh tranh.
♦ Về chức năng, nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là bảo đảm thực thi Luật cạnh tranh. Có thể
nói, luật cạnh tranh được thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động của chính cơ quan này. Qua nghiên cứu mô hình cơ quan cạnh tranh của một số nước,
chúng ta có thể rút ra một số chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh như sau:
- Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường;
- Chống độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Kiểm soát quá trình sát nhập hợp nhất doanh nghiệp;
- Điều tra, xử lý các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

- Thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, do chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng có quan hệ mật thiết với
nhau nên theo mô hình của nhiều nước trên thế giới như Úc, Colombia, Phần Lan, Pháp,
Hungary, New Zealand, Na Uy, Peru, Ba Lan, Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và
Italia… cơ quan cạnh tranh vừa có thẩm quyền thực thi chính sách cạnh tranh vừa có thẩm
quyền thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, hầu hết các cơ quan cạnh tranh đều có hai thẩm quyền
cơ bản:
- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ các chính sách làm cản trở đến môi
trường cạnh tranH;
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình
điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của hơn 50 nước ta
thấy không có một cơ quan cạnh tranh nào thực hiện thêm chức năng thực thi các pháp luật
về biện pháp bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế.



×