Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại trung tâ phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật thụy an ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

DƢƠNG THỊ THANH NGA

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT THỤY AN- BA VÌ- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

DƢƠNG THỊ THANH NGA

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT THỤY AN- BA VÌ- HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Kham

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo
danh mục tài liệu tham khảo. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.
Tác giả

Dương Thị Thanh Nga


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực tiễn, tôi đã
hoàn thành Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội.
Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời
cảm ơn đến:TS. Trần Văn Kham, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ Công tác xã hội.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn cán bộ, nhân viên, các em học sinh Trung
tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật Thụy An- Ba Vì- Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ Công tác xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học thuộc
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt là
các thầy cô trong Bộ môn Công tác xã hội - những người đã cung cấp nền tảng kiến
thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2017
Học viên

Dương Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 6
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.................................. 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
5.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................. 14
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu................................................................ 15
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 16
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 19
1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...................................... 19
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái .................................................................. 19
1.1.2. Lý thuyết về nhu cầu (trong bài viết này tác giả sử dụng lý thuyết nhu
cầu của nhà tâm lý học Maslow để vận dụng) ................................................ 22
1.1.3. Lý thuyết lấ y thân chủ làm trọng tâm ................................................... 24
1.2. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 26
1.2.1. Khái niệm khuyết tật.............................................................................. 26
1.2.2.Trẻ em và trẻ em khuyết tật .................................................................... 29
1.2.3. Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyế t tật .................................. 30
1.2.3.1.Công tác xã hội ................................................................................... 30
1.2.3.2. Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật tại trung tâm ............... 33
1.3.Quan điểm luật pháp, chính sách trong trợ giúp trẻ em khuyế t tâ ̣t và
phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam ............................................... 36
1.3.1. Các luật pháp, chính sách trợ giúp trẻ khuyế t tật................................. 36

1.3.2.Các chương trình, hoạt động, dịch vụ trợ giúp vớiTKT tại Việt Nam........... 41
1.3.3. Quan điểm về phát triển công tác xã hội trợ giúp những người yếu thế
nói chung và trợ giúp trẻ khuyết tật nói riêng ................................................ 42
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................. 43

1


Chƣơng 2. THƢ̣C TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTXH TRỢ GIÚP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHƢ́C
NĂNG TRẺ
KHUYẾT TẬT THỤY AN............................................................................ 45
2.1 Thực trạng những khó khăn và nhu cầu của trẻ khuyết tật ............... 45
2.1.1 Thực trạng những khó khăn trong cuộc sống của trẻ khuyết tật ........... 45
2.1.2. Những nhu cầ u của trẻ khuyế t tật tại Trung tâm .................................. 49
2.2.Thực trạng các hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp trẻ khuyế t tâ ̣t theo hƣớng chuyên
nghiêp̣ của công tác xã hô ̣i............................................................................ 52
2.2.1. Mục tiêu, nhiê ̣m vụ của hoạt động công tác xã hộivới trẻ khuyế t tật........ 52
2.2.2. Cơ chế quản lý , tổ chức hoạt động tại Trung tâm phục hồ i chức năng
trẻ khuyết tật Thụy An ..................................................................................... 54
2.2.3. Các hình thức hoạt động công tác xãộihtrợ giúp trẻ khuyế t tậ.................
t
55
2.2.3.1. Các hoạt động trợ giúp theo phương pháp cá nhân.......................... 55
2.2.3.2. Các hoạt động trợ giúp theo phương pháp nhóm .............................. 66
2.2.3.3. Các hoạt động trợ giúp cộng đồng. ................................................... 76
2.3.Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động công tác xã hô ̣i đố i với trẻ khuyế t
tâ ̣t ta ̣i Trung tâm PHCN trẻ khuyế t tâ ̣t....................................................... 89
2.3.1. Yế u tố nguồ n nhân lực tại Trung tâm.................................................... 89
2.3.2. Yế u tố cơ sở vật chấ t, trang thiết bị tại Trung tâm ............................... 91

Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CTXH NH ẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ MÔ HÌNH TRỢ GIÚP CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHƢ́C NĂNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT .. 96
3.1. Giải pháp về đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác xã hội cho giáo
viên, cán bộ tại trung tâm ............................................................................. 96
3.2. Giải pháp về cơ chế tổ chức, phƣơng thức tổ chức hoạt động tại
trung tâm ........................................................................................................ 99
3.3. Giải pháp về dạy nghề và tạo việc làm cho Trẻ khuyết tật .............. 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UNESCO: Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
CRPD: Công ước Quốc tế về Quyền người Khuyết tật
BMF: Khung hành động thiên niên kỷ Biwako
NGOs: Tổ chức liên minh chính phủ
GNI: Tổ chức hỗ trợ giáo dục cho trẻ em nghèo
BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
IFSW: Liên đoàn nhân viên công tác xã hội Thế giới
IASSW: Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo về Công tác xã hội
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
CTXH: Công tác xã hội
PHCN: Phục hồi chức năng
NKT: Người khuyết tật
UNICEF: Quỹ Nhi đồng LHQ
TKT: Trẻ khuyết tật

TEKT: Trẻ em khuyết tật
HCĐB: Hoàn cảnh đặc biệt
NVCTXH: Nhân viên Công tác xã hội
ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế
UNFPA: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
QCXD: Quy chuẩn xây dựng
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mức độ khó khăn của trẻ về các vấn đề theo đánh giá của Cán bộ
Trung tâm. ....................................................................................................... 45
Bảng 2.2. Mức độ khó khăn của TKT đối với các vấn đề sau (đánh giá của
bản thân TKT) ................................................................................................. 46
Bảng 2.4: Hình thức công tác xã hội về quản lý ca ........................................ 59
Bảng 2.5. Mức độ tham gia các hoạt động tham vấn của trẻ qua các nhóm tuổi ...... 62
Bảng 2.6: Kết quả số sản phẩm TKT trong trung tâm làm ra (Báo cáo tổng kết
công tác năm 2015) ......................................................................................... 65
Bảng 2.7: Mức độ tổ chức các hoạt động nhóm cho TKT .............................. 66
Bảng 2.8: Mức độ tham gia các hoạt động của TKT ...................................... 69
Bảng 2.9: Mức độ quan trọng của các nội dung được triển khai trong hoạt
động nhóm theo đánh giá của TKT ................................................................. 75
Bảng 2.10: Mức độ tổ chức các hoạt động cộng đồng tại trung tâm .............. 76
Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động cộng đồng đối với trẻ
khuyết tật ......................................................................................................... 86
Bảng 2.12: Trình độ đào tạo, phân theo tỷ trọng những người cho là “được
đào tạo về công tác xã hội” tại Trung tâm [ Báo cáo]..................................... 90
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của phòng phục hồi chức năng đến hoạt động

trợ giúp TKT ................................................................................................... 91
Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng của nơi ở và điều kiện sinh hoạt vật chất đến
hoạt động trợ giúp TKT .................................................................................. 93
Bảng 3.1: Vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động theo mô
hình CTXH về đào tạo, tập huấn chuyên môn ................................................ 97

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống ngày nay, bên cạnh những đứa trẻ phát triển bình
thường, được sống hạnh phúc trong vòng tay cha mẹ thì còn có những đứa trẻ
sinh ra kém may mắn hơn mang trong mình chất độc da cam, bị khuyết tật
bẩm sinh, bị tai nạn giao thông dẫn đến khuyết tật , trẻ em mắc bệnh tự kỉ , hô ̣i
chứng down, châ ̣m phát triể n cả về thể chấ t và ngôn ng ữ…Nhiều trẻ em khi
sinh ra đã phải chiụ những thi ệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm
sinh vĩnh viễn không nghe được âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít
trò chuyện với nhưng đứa bạn cùng lứa, hay không thấ y đươ ̣c ánh sáng của
cuô ̣c đời…Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) tính đến
tháng 6 - 2015 Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật chiếm 7,8% dân
số, NKT đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% NKT là
nữ, 28,3% NKT là trẻ em,10,2% NKT là người cao tuổi, khoảng 10% NKT
thuộc hộ nghèo. Đồng thời, theo khảo sát của Liên hiệp Hội người khuyết tật
Việt Nam thực hiện cuối năm 2015 tại 11 cơ sở BTXH thuộc 5 tỉnh thành phố
là Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Kon Tum, Bến Tre… đã đưa ra đánh giá: Các
cơ sở BTXH đảm bảo thực hiện ở tỷ lệ khá cao ở một số tiêu chuẩn chăm sóc
cơ bản và thông thường. Ngoài ra các cơ sở BTXH đã biết sử dụng các nguồn
lực có sẵn có tại cộng đồng kết hợp với các nguồn tài trợ khác nhau, các tổ
chức liên ngành như y tế, giáo dục và những tổ chức liên quan tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn. Khảo sát cũng cho thấy tại các
cơ sở BTXH chưa thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về quyền của trẻ em. Theo
thông tư, có 9 tiêu chuẩn thực hiện quyền của các đối tượng trong các cơ sở
BTXH trong đó có trẻ em khuyết tật thì có 3/9 tiêu chuẩn thực hiện quyền
mới chỉ thực hiện ở mức 40%, 3 tiêu chuẩn khác thực hiện trên 50%, 1 tiêu
chuẩn đạt 60% và 1 tiêu chuẩn đạt 80%. Một số tiêu chuẩn có từ 10-20%

5


không thực hiện như quyền tiếp cận thông tin cá nhân, trang thiết bị cần thiết
cho trẻ khuyết tật, phổ cập giáo dục…
Viê ̣c bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn cần
sự quan tâm, góp sức của tòan thể xã hội. Nhằm thúc đẩy công cuộc hỗ trợ trẻ
tốt hơn, các mô hình mới được xây dựng, thử nghiệm. Trong mô hình về công
tác xã hội với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, mô
hình công tác xã hội với người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm đặc
biệt ở các quốc gia phát triển, nơi công tác xã hội có quá trình phát triển lâu
dài và có nền tảng phúc lợi vững chắc [57]. Chính bởi vậy, những trung tâm
phục hồi chức năng đã ra đời nhằm phục hồi chức năng và nâng cao kỹ năng
hoà nhập cho trẻ em khuyết tật thật sự là quan trọng và cần thiết, không
những giúp gia đình và trẻ em khuyết tật được chăm sóc tại chỗ, đỡ tốn kém
thời gian và kinh phí khi phải đưa trẻ vào các bệnh viện điều trị mà còn tạo
cho trẻ những cơ hội được học tập, vui chơi với bạn bè.
Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động công tác xã
hôị với trẻ em khuyết tật tại trung tâm phục hồ i chức năng cho trẻ khuyế t
tật Thụy An - Ba Vì - Hà Nội”. Đề tài nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi
chất lượng dịch vụ tại trung tâm sẽ giúp ích gì cho việc phát triển và cải tiến
mô hình công tác xã hội?Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội
đối với trẻ khuyết tật tại trung tâm?

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, trong những năm cuối của thập kỷ 90, tổ chức UNICEF đã
cùng với UNHCR nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em khuyết tật
thông qua các hoạt động thống kê lưu trữ số liệu về NKT như: Dữ liệu thống
kê cơ bản về người khuyết tật quốc tế (1988), Kỷ yếu về số liệu khuyết tật
(1990), Sổ tay phát triển thông tin thống kê các chương trình và chính sách về

6


người khuyết tật (1996)… Ngoài những chương trình nghị sự của Liên hợp
quốc và các tổ chức của Liên hợp quốc có liên quan đến trợ giúp, hỗ trợ trẻ
em, xu hướng nghiên cứu về trẻ em nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng
cũng đã được các nhà xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, công tác xã hội,
nhân học… và các tổ chức phi chính phủ (như Save Children, các tổ chức cứu
trợ xã hội…) nghiên cứu và thực hiện các chương trình can thiệp.
Các nghiên cứu về đời sống NKT của Oliver (1996) về những hiểu biết
mang tính lý thuyết cũng như thực tiễn về NKT. Nghiên cứu của Baraddock,
Parish (2011) về hiểu biết nguồn gốc của khuyết tật. Một số nghiên cứu khác
của UNESCO đưa ra những thông tin về kiến thức hiểu biết và đáp ứng nhu
cầu của trẻ trong lớp học hòa nhập (UNESCO, 2001), hay nghiên cứ đưa ra
hướng dẫn thực hành đôi với quyền của trẻ khuyết tật ((UNESCO, 2001).
Nghiên cứu của Dale Borman (2000) về việc tạo ra vị trí vai trò cho trẻ
khuyết tật, hướng đến việc tạo dựng các môi trường cho trẻ khuyết tật trong
xã hội đương đại. Nghiên cứu của Ann Lewis (1995) về tăng cường sự hiểu
biết trẻ khuyết tật mà ở đó tác giả nhấn mạnh việc tìm hiểu sự trải nghiệm và
sự tự nhận thức của trẻ về vấn đề khuyết tật thông qua việc thực hiện các dự
án trên nước Mỹ…
Một số nghiên cứu liên quan về giáo dục và đào tạo về khuyết tật như

dạy cho NKT của Anderson (2006) đã chỉ ra cần có phương pháp dạy học cho
NKT. Ballan (1998) đã triển khai nghiên cứu chương trình đào tạo CTXH và
cán bộ chăm sóc sức khỏe tâm thần mang tính đa văn hóa và những khác biệt
trong làm việc với NKT. Nghiên cứu của Begab (1970) tìm hiểu về ảnh
hưởng của giáo dục về kiến thức và thái độ về thiểu năng trí tuệ
Nghiên cứu của Brenda Gannon và Brian Nolan đã xem xét NKT có
hoàn cảnh khó khăn khi hoà nhập xã hội thông qua các khía cạnh giáo dục,
hoạt động kinh tế và tham gia xã hội… [46]. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ

7


ra mặc cảm tự ti là một trong những yếu tố cản trở NKT tham gia hoà nhập xã
hội và cuộc sống hàng ngày. Báo cáo còn chỉ ra sự khác biệt giữa NKT và
người không khuyết tật trong việc tham gia hoà nhập cộng đồng. Thông qua
việc thống kê các số liệu thu thập được để đánh giá mức độ nghèo, sự tham
gia vào giáo dục, y tế, việc làm… của NKT. Nghiên cứu còn nhấn mạnh tới
yếu tố NKT ảnh hưởng tới đời sống của mình, thiết kế nơi làm việc không
phù hợp, sự kỳ thị của cộng đồng, sự tiếp cận các phương tiện đi lại gây khó
khăn cho NKT
Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (Save the Chilren Sweden/Radda
Banen) thành lập năm 1919, là một tổ chức phi chính phủ, không liên kết về
chính trị và tôn giáo với khoảng gần 90.000 hội viên tình nguyện người Thuỵ
Điển. Mục đích: Tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ em có quyền sống, phát triển tự
do và có sức khoẻ tốt hơn. Trẻ khuyết tật là một trong những đối tượng chính
mà tổ chức luôn quan tâm trợ giúp. Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật được
Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển chú trọng đến là giáo dục, dạy nghề và kết
nối các cơ hội việc làm. Trên cơ sở thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em là một
nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển, là nguyên tắc để
đảm bảo cho tất cả các quyền khác mà trẻ em đều có quyền được hưởng. Hoạt

động của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển dựa trên nguyên tắc sự tham gia
của trẻ em góp phần xây dựng một xã hội, ở đó mọi trẻ em được xem như một
thành viên tích cực, có tiếng nói nhằm cải thiện cuộc sống của chính các
Đề án nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển về chương trình trị liệu và
giáo dục cho trẻ em khuyết tật phát triển ở vùng Đông Á” tại ba nước: Nhật
Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện trong giai
đoạn 2008 - 2010 dưới sự chủ trì của Giáo sư Araki Hozomi và được sự tài
trợ của Hiệp hội Nhật Bản vì sự phát triển khoa học [45]. Trong nghiên cứu
này chủ yếu xác định nhu cầu của trẻ khuyết tật phát triển và những khó khăn

8


mà trẻ khuyết tật phát triển và gia đình của trẻ gặp phải trong quá trình sống
nhằm tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt nhất từ phía xã hội.
2.2. Ở Việt Nam
Tại Vi ệt Nam, theo kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam
năm 2006 cho thấy, tỷ lệ khuyết tật của dân số từ 5 tuổi trở lên chiếm đến
15,3% trong tổng dân số, và mới đây nhất, kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi từ 5 tuổi
trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có
khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn [36].
So với các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng
thứ 7 về tỷ lệ cao về người khuyết tật [56]. Về đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm
cho NKT nói chung và TKT nói riêng.
Báo cáo khảo sát đào tạo nghề cũng chỉ ra rằng Về đào tạo nghề còn thiếu và
yếu về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo riêng cho NKT, thực tế đào tạo nghề
cho NKT chủ yếu tập trung ở các trung tâm, Trường dạy TKT. Trong các trung tâm
và Trường dạy TKT thì cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn hạn chế, đội ngũ
giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo được yêu cầu. Trong công tác tìm và tạo việc làm

cho NKT còn khó khăn vì không phải trung tâm dạy nghề nào cho NKT đều có thể
sắp xếp được công việc cho họ. Những chính sách về nhận NKT tại các doanh
nghiệp đã được đưa ra nhưng thực tế các doanh nghiệp lại không mặn mà với
những chính sách đó, các doanh nghiệp thường từ chối nhận NKT [38]. Một dự án
với tài trợ của Bộ Lao động Mỹ do Bộ Lao đông - Thương binh Xã hội và Chương
trình hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam giai đoạn 2000-2003 thực hiện đã giúp cải
tạo 10 trung tâm dịch vụ việc làm tại 8 tỉnh nhằm khuyến khích họ đưa NKT vào
các chương trình đào tạo nghề và dịch vụ bố trí việc làm, tuy nhiên việc làm này
không được ổn định và không được thực hiện một cách có hệ thống. Như vây, dù
điều kiện sống của xã hội có nhiều biến đổi mạnh mẽ, ngày càng có nhiều sự

9


đầu tư của xã hội đối với đời sống của người khuyết tật, nhưng người khuyết
tật vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống,
từ việc phải đối mặt với những thái độ kỳ thị, tới thiếu các cơ hội để tự phát
triển bản thân đến việc đối mặt với những rào cản về cơ sở hạ tầng, giao
thông, công trình công cộng, thông tin… cũng như các dịch vụ xã hội mang
tính chuyên môn trợ giúp cho người khuyết tật. Họ đang phải đối mặt với hai
thách thức lớn: Thực hiện chức năng về mặt sinh học và thực hiện chức năng
về mặt xã hội.
Một số công trình nghiên cứu gần đây liên quan tới các vấ n đề của NKT
nói chung và TEKT nói riêng : Nghiên cứu đề cập một cách khá toàn diện về
vấn đề trẻ khuyết tật của Viện Khoa học giáo dục, Tổ chức cứu trợ và phát
triển Mỹ ( 2002) tại ba huyện (Yên Khánh - Ninh Bình, Yên Hưng - Quảng
Ninh và Lương Sơn - Hòa Bình) và triển khai những hành động nhằm nâng
cao nhận thức và giúp đỡ trẻ khuyết tật, các thành viên của gia đình và cộng đồng
phối hợp chặt chẽ tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được đi học, hội nhập xã hội.
Trong cuốn “Giáo dục trẻ em có tật”[5] tập trung vào việc xem xét

“người có tật” là vấn đề cấp bách không chỉ bó hẹp trong các hoạt động nhân
đạo thông thường mà còn là vấn đề cần có sự quan tâm giải quyết của toàn xã
hội, nghiên cứu này cũng đề cập một số vấn đề mang tính khái quát chung về
tình hình trẻ khuyết tật trên thế giới và Việt Nam, qua đó đưa ra một số giải
pháp hữu hiệu đối với trẻ có tật về thị giác, thính giác, hướng đến phục hồi
chức năng nhanh chóng;
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về trẻ khuyết tật, cũng có nhiều
nghiên cứu liên quan đến những vấn đề khác của người khuyết tật như: Việc
làm, hướng nghiệp, dạy nghề, đời sống hôn nhân, cơ hội hòa nhập, dịch vụ
công cộng...

10


Một nghiên cứu gần đây nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(2011) điều tra về tình hình người khuyết tật tại 8 tỉnh thành phố cũng chỉ ra
thực trạng cuộc sống của người khuyết tật hiện nay rất khó khăn, nhưng nhu
cầu cơ bản của họ chưa được thực sự đáp ứng. Một nghiên cứu khác cùng
năm của Viện Quản lý châu Á thực hiện với sự ủy quyền của UNICEF (2011)
về thái độ, kiến thức hành vi đối với hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật ở An
Giang và Đồng Nai thông qua nghiên cứu định tính và phân tích công tác
truyền thông về trẻ khuyết tật tại hai tỉnh trên.
Ngoài ra còn có nhiều dự án với mục đích trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh
đă ̣c biê ̣t, 1 trong 6 dự án nằm trong “Dự thảo Chương trình quốc gia Bảo vệ
trẻ em giai đoạn 2011 - 2015” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ
trì xây dựng đó là dự án “4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
dựa vào cộng đồng” [6, tr.28]. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ
giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt d ựa vào cộng đồng sẽ dành cho những trợ
giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào HCĐB


, được thực

hiện ở 948 xã thuộc 311 huyện của 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước
[6, tr.29]. Trong đó, dự án ưu tiên cho các địa phương nghèo, địa phương có
nhiều đối tượng trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt . Mục tiêu của Dự án
là 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
chỉnh hình và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, giáo dục và các dịch vụ
cộng cộng; 100% số trẻ em bị bỏ rơi, bị mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS được
chăm sóc bởi gia đình thay thế hoặc cộng đồng; Giảm 10% trẻ em lang thang
so với đầu kỳ; Giảm 30% trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ; Hàng năm
giảm 10% trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; Giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm
pháp luật xuống dưới 7/10.000 tại vùng dự án [6, tr.28].
Tác giả Nguyễn Thu Trang đã nêu ra “ Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã - Nền tảng triết lý và những bài

11


học rút ra” nhằm thúc đẩy công cuộc hỗ trợ trẻ tốt hơn, mô hình nhà xã hội dựa
vào cộng đồng là một mô hình mới và đang qua thời gian thử nghiệm [27].
Tác giả Trịnh Đức Duy (1990) với nghiên cứu và những đề xuất cho Xây
dựng mô hình giáo dục trẻ có tật với ba mô hình giáo dục trẻ em khuyết tật:
(1) mô hình giáo dục trẻ điếc 9 năm, (2) mô hình giáo dục trẻ mù 6 năm, (3)
mô hình giáo dục trẻ tật trí nhớ 9 năm. Nghiên cứu Phân tích tình hình trẻ
khuyết tật ở Việt Nam (Bộ LĐTBXH và tổ chức UNICEF Việt Nam, 2011)
cũng đề xuẩt hai hình thức giáo dục trẻ có tật cũng được đề cập là giáo dục
chuyên biệt và giáo dục hòa nhập [9].
Mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc: Định hướng về hòa
nhập xã hội được TS Trầ n Văn Kham có nêu , qua việc tìm hiểu mô hình và
tiến trình về công tác với trẻ khuyết tật ở Úc, xem xét một vài trường hợp can

thiệp trực tiếp (công tác xã hội cá nhân), từ đó có đề cập một số vấn đề đặt ra
đối với công tác xã hội với người khuyết tật ở Việt Nam ở trên các góc độ:
xây dựng mô hình lý luận, quy điều thực hành, hệ thống dịch vụ, cũng như
công tác đào tạo và tạo nguồn nhân lực công tác xã hội trong lĩnh vực khuyết
tật [39].
Trong số các nghiên cứu, duy chỉ có một nghiên cứu gần đây nhất của
Hội người khuyết tật Việt nam được tiến hành trong năm 2012 đề cập tới vấn đề
đào tạo CTXH với NKT trên thế giới, nhưng chưa đề cập tới của Việt Nam.
Như vậy, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây có rất nhiều
nghiên cứu khác nhau của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và của các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học liên quan đến NKT. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này chủ yếu đi vào phản ánh thực trạng đời sống của NKT hiện nay như môi
trường, y tế, phục hồi chức năng, việc làm, sự tham gia và hòa nhập xã hội
của NKT bao gồm cả sự kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT...Hơn nữa,
những nghiên cứu này phần lớn đề cập đến những NKT đang sống tại cộng

12


đồng, có rất ít nghiên cứu đề cập đến NKT đang sống tại các trung tâm và rấ t
ít đề cập tới các mô hình CTXH tại trung tâm nói chung cũng như ở các trung
tâm ở Hà Nội, Thụy An nói riêng.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các vấn đề xã hội đang nảy sinh
ngày càng phức tạp, số lượng trẻ em khuyế t tâ ̣t c ần nhận sự chăm sóc bảo trơ ̣
ngày càng đông trong khi nguồn lực hỗ trợ sẵn và có tiń h chuyên nghiê ̣p có
vẫn rất hạn chế thì việc xây dựng mô hình chăm sóc trong các cơ sở tập trung,
các trung tâm v ẫn là một thách thức.Từ những vấn đề đặt ra như vậy, nghiên
cứu mô hin
̀ h CTXH với trẻ em khuyế t tâ ̣t ta ̣i trung tâm phu ̣c hồ i chức năng trẻ
khuyế t tâ ̣t Thu ̣y An là rất cần thiết.

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
3.1.Ý nghĩa lý luận
Đề tài sử dụng kiến thức tổng hợp của ngành công tác xã hô ̣i để ứng
dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: Hỗ trợ trẻ khuyết tật.
Đề tài sử dụng và góp phần kiểm chứng một số quan điểm lý thuyết nổi
bật trong công tác xã hô ̣i như: quan điểm về hệ thống sinh thái và quan điểm
về thang nhu cầu, lấ y thân chủ làm tro ̣ng tâm đ ể lý giải một số vấn đề thực
tiễn trong quá trình nghiên cứu.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với mô hình ho ạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật: Đánh
giá mô hình công tác xã hô ̣i trong viê ̣c hỗ trơ ̣ giải quyế t những vấ n đề khó
khăn cho trẻ em khuyế t tâ ̣t ta ̣i trung tâm theo hướng chuyên nghiê ̣p , là căn cứ
để phát triển mô hình công tác xã hô ̣i ở Việt Nam.
- Đối với ngành công tác xã hội : Đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn vai
trò cụ thể của nhân viên công tác xã hô ̣i trong quá trình trợ giúp một cách
hiệu quả nhất cho trẻ em khuyế t tâ ̣t .Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
góp phần giúp các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung và hoàn thiện mô hình

13


công tác xã hội cho TKT. Mặt khác, tác giả cũng hy vọng đề tài sẽ trở thành
tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành CTXH trong việc học tập, nghiên
cứu khoa học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt đô ̣ng tr ợ giúp trẻ em khuyế t tâ ̣t theo hướng
chuyên nghiê ̣p tić h cực của công tác xã hô ̣i tại trung tâm phục hồi chức năng
cho trẻ khuyế t tâ ̣t Th ụy An và những yếu tố ảnh hưởng để đưa ra những
khuyến nghị thúc đẩy hoa ̣t đô ̣ng có tính chuyên môn công tác xã hô ̣i có hiệu

quả hơn trong chăm sóc giúp đỡ trẻ khuyết tâ ̣t ta ̣i trung tâm.
4.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để thực hiê ̣n đươ ̣c mu ̣c đić h nghiên c ứu nói trên, quá trình nghiên cứu
tập trung giải quyết những nhiê ̣m vụ sau:
- Đánh giá thực trạng triể n khai mô hiǹ h công tác xã hô ̣i trơ ̣ giúp trẻ em
khuyế t tâ ̣t , cán bộ công nhân viên tại trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ
em khuyế t tâ ̣t Thu ̣y An.
- Đề xuất những kiến nghị về các giải pháp công tác xã hội có tính khả
thi cao trong việc nâng cao hiệu quả công tác điều trị, phục hồi và chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em khuyết tật.
5.Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hôvợi ́ i trẻ em khuyết tật tại trung tâm phu ̣c hồ i chức năng
.
5.2.Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em khuyết tật.
- Gia đình trẻ em khuyế t tâ ̣t.
- Các cán bộ làm việc trực tiếp với trẻ, cán bộ quản lý trung tâm.
5.3. Phạm vi nghiên cứu

14


Không gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu khảo sát tại Trung tâm phục
hồi chức năng cho trẻ khuyết tật Thụy An - Ba Vì - Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2016 đến tháng 7/2016.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung mô tả những khó khăn trẻ khuyết
tật gặp phải trong quá trình học tập, phục hồi chức năng tại trung tâm, mô
hình hoạt động CTXH tại trung tâm như thế nào đối với trẻ khuyết tật, đồng
thời chỉ ra sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến hoạt động

phục hồi chức năng của trẻ tại trung tâm. Ở đây, tác giả tập trung mô tả hoạt
động công tác xã hô ̣i với trẻ em khuyết tật tại trung tâm phu ̣c hồ i chức năng
cho trẻ khuyế t tâ ̣t ở 2 khía cạnh chính là khó khăn trong cuộc sống của trẻ
khuyết tật và các hình thức hoạt động đối với trẻ thông qua hoạt động CTXH.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1.Câu hỏi nghiên cứu
- Trẻ em khuyết tật có những khó khăn gì trong cuộc sống? Những khó
khăn nào của trẻ em khuyết tật gặp phải khi sống tại trung tâm Thu ̣y An?
- Hoạt động công tác xã hô ̣i với trẻ em khuyế t t ật tại trung tâm Th ụy An
được thực hiện qua những hoạt động cụ thể gì? Và đã đem lại những lợi ích gì
cho trẻ em khuyế t tâ ̣t?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hô ̣i với trẻ em
khuyế t tâ ̣t c ủa trung tâm phu ̣c hồ i chức năng cho trẻ khuyết tật Th ụy An. Và
nó mang lại những gì cho trẻ khuyết tật được chăm sóc, trợ giúp tại Thụy An?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Trẻ khuyế t tật gặp rất nhiề u khó khăn trong cu ộc sống, và
nếu đươ ̣c tr ợ giúp có tính chuyên nghiệp của công tác xã hô ̣i những nhu cầ u
của trẻ khuyế t tật sẽ được đáp ứng t ốt hơn (như các vấ n đề về hòa nhâ ̣p , học
tâ ̣p, dạy nghề…)
Giả thuyết 2:Hoạt động công tác xã hô ̣i với trẻ em khuyế t tâ ̣t ta ̣i trung
tâm chiụ nhiề u ảnh hưởng của cá c yế u tố chủ quan và khách quan , trong đó
15


yếu tố có tác động lớn đến trẻ khuyết tật là trình độ của đội ngũ cán bộ, và cơ
cấu tổ chức tại trung tâm.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin giúp cho chúng ta
một cách nhìn tổng quát chung nhất về sự sinh ra, tồn tại và biến đổi của các

sự kiện, các quá trình, các mối quan hệ xã hội mà là đối tượng của nghiên
cứu. Vì vậy trong nghiên cứu sử dụng hai phương pháp luận điển hình là
phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử .
Nghiên cứu theo phương pháp tiế p câ ̣n hê ̣ thố ng

( các mối quan hệ xung

quanh khách thể nghiên cứu , các hoạt động trợ giúp cho trẻ em khuyết tật… ).
Đây kim chỉ nam cho toàn bộ công trình nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Những tài liệu nội bộ trong trung tâm: Hồ sơ của đối tượng, các báo cáo
có liên quan đến công tác tổ chức, họat động của cán bộ và bệnh nhân.
Những tài liệu hàn lâm liên quan đến đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu
quả trong công tác điều trị, chăm sóc và phục hồi sức khỏe, nâng cao chất
lượng dịch vụ điều trị cho trẻ khuyết tật.
Những tài liệu khác thu thập được: Phân tích, tìm hiểu một số tạp chí về
kinh tế, các sách báo liên quan, phân tích số liệu thống kê từ cuộc nghiên cứu,
phân tích phỏng vấn sâu, phân tích số liệu từ cơ sở cung cấp.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấ n bằ ng bảng hỏi
Trong luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu từ đề tài trên, trừ những phần
sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn.Về mặt thống kê, cơ cấu mẫu như
trên không đủ lớn để có thể rút ra những kết luận trên bình diện vĩ mô. Tuy
nhiên, xét riêng tại địa bàn nghiên cứu, cơ cấu mẫu như vậy có thể được xem

16


là đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy cho những kết luận rút ra thuộc phạm vi
địa bàn.

Đề tài sử dụng dung lượng mẫu là 174 mẫu đại diện cho cán bộ trung
tâm và trẻ khuyết tật tại trung tâm, được chia thành 2 bảng hỏi dành riêng cho
cán bộ làm việc tại trung tâm và bảng hỏi dành riêng cho trẻ khuyết tật, cụ thể
như sau:
- Với bảng hỏi dành cho cán bộ trung tâm, do trung tâm có tất cả 80 cán
bộ, nhân viên, nên tác giả tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với tất cả 80
trường hợp để đảm bảo tính đại diện, độ tin cậy của kết quả phỏng vấn. Đặc
điểm mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn như sau: ( Đơn vị
tính: %)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Về giới tính ngƣời trả lời

Về trình độ học vấn ngƣời
trả lời

Về độ tuổi ngƣời trả lời

Số ngƣời

Tỷ lệ (%)

Nam

21

26,3

Nữ

59


73,7

Trung học phổ thông

11

13,8

Sơ cấp/TCKT

41

51,2

Cao đẳng

5

6,3

Đại học

19

23,7

Sau đại học

4


5

Dưới 30 tuổi

11

13,7

Từ 30 - 40 tuổi

36

45

Từ 40 - 50 tuổi

25

31,3

Trên 50 tuổi

8

10

- Với bảng hỏi dành cho trẻ khuyết tật tại trung tâm: Tổng số TKT là 200
trẻ, tuy nhiên để trẻ có thể tham gia trả lời được, tác giả chỉ lựa chọn 94
17



trường hợp khuyết tật nhẹ, khuyết tật vận động , khuyết tật khiếm thính để
phỏng vấn. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, loại khuyết tật như
sau: ( Đơn vị tính: %)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Về giới tính ngƣời trả lời

Về độ tuổi ngƣời trả lời

Số ngƣời

Tỷ lệ (%)

Nam

37

39,4

Nữ

57

60,6

Dưới 10 tuổi

10


10,6

Từ 10 đến 15 tuổi

55

56,5

Trên 15 tuổi

29

30,9

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả lựa chọn phỏng vấn sâu 18 đối tượng để thu thập những thông tin
sâu sắc và cụ thể hơn xoay quanh nội dung nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn sâu
sẽ tập trung vào các khách thể liên quan trực tiếp tới vấn đề đang nghiên :cứu
+ Phỏng vấn sâu 7 trẻ khuyết tật tại trung tâm
+ Phỏng vấn sâu 3 gia đình của trẻ khuyết tật gồm bố, mẹ và anh, chị em
+ Phỏng vấn sâu 4 cán bộ quản lý và 4 nhân viên tại trung tâm
7.2.4.Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát: phương pháp này được sử dụng để quan sát, đánh
giá hoạt động công tác xã hô ̣i với trẻ em khuyết tật tại trung tâm phu ̣c hồ i
chức năng cho trẻ khuyế t tâ ̣t.

18


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Theo từ điển tiếng việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại,
hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm
thành một hệ thống thống nhất”.Theo Talcott Parsons nhà xã hội học người
mỹ thì “Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp
theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tục trao
đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh” [12, tr.228]
Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là tập
hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động
thống nhất”[36, tr.5].
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi
tiếng Ludwig von Bertalanffy (1901-1972), theo ông “hệ thống là phức hợp
các phần tử có quan hệ với nhau và với môi trường”[36, tr.5]. Để phản đối
chủ nghĩa đơn giản hóa và việc cô lập hóa các đối tượng của khoa học, ông
đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm những hệ
thống nhỏ hơn và là phần tử của hệ thống lớn hơn. Sau này lý thuyết hệ y
được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson, ông cho
rằng “Lý thuyết hệ thống hướng đến giải quyết vấn đề về tổng thể nhiều hơn
là những bộ phận của hành vi hoặc cá nhân”[36, tr.5].
Lý thuyết hệ thống cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được
tạo thành từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần tử của hệ thống
lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên
từ những phần tử nhỏ hơn. Các hệ thống có mối liên hệ mật thiết, tác động
qua lại lẫn nhau. Khi một hệ thống thay đổi kéo theo sự thay đổi của hệ thống

19



khác và ngược lại khi muốn thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống
nhỏ tạo nên nó và thay đổi cả hệ thống lớn bao trùm nó. Lý thuyết hệ thống sử
dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm
trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử.
Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống (cá nhân) đó bao
gồm nhiều tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống
tình cảm, hê ̣ thố ng hành động và các hệ thống phản ứng… Nghiên cứu này sẽ
tìm hiểu các đặc điểm về sinh lý, nhận thức, tình cảm, các cơ chế, chính sách
tác động cũng như tâm tư nguyện vọng của các cá nhân.
Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân. Có thể đó là sự tác
động tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi người đều có
khả năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại
xung quanh. Như vậy, mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ
thống mà họ tồn tại.
Trong lý thuyết hệ thống của Pincus và Minahan chỉ rõ các cá nhân phụ
thuộc vào hệ thống nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng. Trong đó tác giả
nhấn mạnh đến các hình thức hệ thống: Phi chính thức hoặc tự nhiên, chính
thức, các hệ thống xã hội. Hình thức phi chính thức như gia đình, bạn bè,
hàng xóm, lời khuyên bảo, thông tin hoặc các nguồn lực trợ giúp cụ thể; Hình
thức hệ thống chính thức bắt nguồn từ các tổ chức xã hội, hiệp đoàn xã hội
mà cá nhân là thành viên trong đó; Hình thức xã hội đó là các hoạt động xã
hội, các chương trình tình nguyện, các phong trào xã hội, các trường học, các
trung tâm chăm sóc, tổ chức hỗ trợ nhân nuôi [36, tr.20]. Từ lý thuyết hệ
thống sinh thái, mô hình hệ thống sinh thái với 3 yếu tố cơ bản cấu thành, tác
giả xây dựng sơ đồ hệ thống sinh thái đối với trẻ khuyết tật như sau:

20


Hình 1: Sơ đồ hệ thống sinh thái đối với TKT


Dịch
XH

Tổ chức XH

vụ

Xã hội
Gia đình

Bạn


Trẻ em
khuyết tật

Chính
quyền

Luật
phát

Kinh tế

Trẻ em khuyết
Thiết
chế

Đoàn

thể

Trung tâm
PHCN

Tôn giáo

Trường học
Cộng đồng
Văn hoá

Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong CTXH vì thuyết này giúp
cho NVCTXH hiểu được mỗi cá nhân như một hệ thống của các yếu tố tương
tác với nhau, mang tính liên kết chặt chẽ thông qua các hoạt động, các dịch vụ xã
hội, các luật pháp chính sách xoay quanh NTK nói chung và TKT nói riêng.
Vận dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu: Đối với người khuyết tật
nói chung cũng như TKT nói riêng thì họ không thể tách ra khỏi các mối quan
hệ: quan hệ gia đình, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ với cộng
đồng…Và đặc biệt là với các TKT sống trong trung tâm thì các em càng cần
hơn nữa những sự quan tâm giúp đỡ, những chính sách, những hỗ trợ về cả
vật chất lẫn tinh thần từ phía gia đình TKT, từ trung tâm phục hồi chức năng,
từ môi trường cộng đồng trong xã hội (trường học, khu vui chơi). Sự tham gia
của gia đình, cộng đồng xã hội ngoài những vấn đề về đóng góp tài chính, hỗ
trợ, tài trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, giáo dục cho TKT tại trung

21


×