ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THANH LƢƠNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ
VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THANH LƢƠNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ
VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 60 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. LẠI QUỐC KHÁNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lại Quốc Khánh . Các số
liê ̣u, kế t quả trong luận văn là trung thực , có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017.
Tác giả
Hoàng Thanh Lương
MụC LụC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Cơ sở lý luâ ̣n, thƣ̣c tiễn và phƣơng pháp nghiên cƣ́u ................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 8
7. Kế t cấ u luâ ̣n văn ............................................................................................ 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG
LÃNG PHÍ ............................................................................................. 9
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãng phí .................................................. 9
1.1.1. Quan niệm về lãng phí ............................................................................ 9
1.1.2. Nội dung lãng phí .................................................................................. 14
1.1.3. Nguyên nhân và tác hại của lãng phí.................................................... 19
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chố ng lañ g phí ......................... 27
1.2.1. Vai trò của viê ̣c phòng, chống lãng phí ................................................ 27
1.2.2. Lực lượng tham gia phòng, chống lãng phí .......................................... 32
1.2.3. Phương hướng và giải pháp phòng, chống lãng phí ............................ 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ................................................................................ 54
Chƣơng 2 VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÒNG ,
CHỐNG LÃNG PHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................... 55
2.1. Thực trạng phòng, chố ng lañ g phí ở Việt Nam hiện nay......................... 55
2.1.1. Thực trạng ............................................................................................. 55
2.1.2. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra .............................................................. 71
2.2. Giải pháp phòng, chố ng lañ g phí ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay theo tƣ tƣ ởng Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 78
2.2.1. Các giải pháp cơ bản ............................................................................ 78
2.2.2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................. 93
TIỂU KẾT CHƢƠNG II .................................................................................. 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề lañ g phí và phòng , chố ng lañ g phí là vấ n đề lớn , hê ̣ tro ̣ng hiê ̣n nay .
Lãng phí thƣờng đi liền với tham nhũng , là con đẻ của tệ tham nhũng. Đảng Cộng
sản Việt Nam nhâ ̣n đinh
̣ , nế u không có nhƣ̃ng giải pháp phòng ngƣ̀a và đấ u tranh
ngăn chă ̣n có hiê ̣u quả , lãng phí sẽ làm bệnh tham nhũng trở nên trầm trọng hơn , đe
dọa trực tiếp đến sự an nguy của quố c gia và sự tồn vong của chế độ.
Lãng phí là một trong những tệ điển hình làm tổn thất không nhỏ công sức và
tài sản của nhân dân. Hồ Chí Minh1 khẳng định: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan
liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” [55, tr.357]. Đối với Hồ
Chí Minh, “lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ ngƣời gây ra lãng phí không trực
tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhƣng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm
trọng cho Nhà nƣớc, cho nhân dân” [62, tr.141]. Ngƣời còn chỉ rõ: “Quan liêu, tham
ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm liêm, chính, để đẩy
mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đƣa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến
thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc. Đó là
nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta” [54, tr.534]. Có thể thấy, với Hồ Chí Minh,
nhận diện và phòng, chống lãng phí, cùng với tham ô, quan liêu và nhiều tật bệnh
khác, cũng là một sự nghiệp cách mạng.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tƣ tƣởng của Hồ Chí
Minh về phòng, chống lãng phí mang giá trị vô cùng to lớn, tính thời sự cấp thiết
đòi hỏi cần đi sâu nghiên cứu. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện đất nƣớc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế dƣới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về kinh
tế, văn hóa, xã hội… Nhƣng bên cạnh những thành tựu đó, nhƣ Đại hội XII của
Đảng đánh giá, “tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
chƣa bị đẩy lùi” [30, tr.15]; “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng
1
Trong luận văn này quy ƣớc sử dụng thống nhất danh xƣng “Hồ Chí Minh” thay vì “Chủ tịch Hồ Chí
Minh”, “Hồ Chủ tịch”, “Nguyễn Ái Quốc”, v.v..
1
với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dƣ luận, ảnh hƣởng
đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc” [30, tr.185]. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí, tổng kết thực tiễn để
đƣa ra giải pháp phù hợp là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện nay, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
phòng, chống lãng phí và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí
vào thực tiễn sự nghiệp đổi mới, nhƣng do tính thời sự, tầm quan trọng của vấn đề,
nhất là yêu cầu cấp bách của thực tiễn đặt ra, nên tác giả quyết định tiếp tục lựa
chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phòng, chống lãng phí và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, với mong muốn góp
thêm ý kiến từ góc tiếp cận Hồ Chí Minh học nhằm giải quyết vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp bách này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài về phòng, chống lãng phí nói chung và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
phòng, chống lãng phí nói riêng đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu dƣới nhiều
cách tiếp cận khác nhau, có thể phân loại nhƣ sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng,
chống lãng phí, bao gồm:
Một là, các công trình nghiên cứu về các nội dung khác nhau trong hệ thống tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó ít nhiều có đề cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng,
chống lãng phí. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ngƣời chiến sĩ cộng sản kiên cƣờng” của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, “Hồ Chí Minh
chân dung một tâm hồn và trí tuệ Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu, “Hồ Chí Minh –
Nhà tƣ tƣởng lỗi lạc” của tác giả Song Thành, “Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu
trời Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu, “Phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của
tác giả Đặng Xuân Kỳ, “Văn hóa và con ngƣời Việt Nam trong tiến trình công nghiệp
hoa, hiện đại hóa theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Chí Bảo, “Nhân cách
Hồ Chí Minh” của tác giả Mạch Quang Thắng, v.v..
2
Hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về phòng, chống lãng phí trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đƣợc tổng hợp trong cuốn sách “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác nội
chính và phòng, chống tham nhũng” của Ban Nội chính Trung ƣơng, xuất bản năm
2016, công trình “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiệm vụ và giải pháp phòng,
chống tham nhũng” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc và công trình “Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về phòng, chống tham nhũng” của tác giả Nguyễn Đại Nghĩa đều đi
sâu vào phân tích tƣ tƣởng, hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh về phòng,
chống tham nhũng, lãng phí. Từ đó rút ra những bài học đối với cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu đề tài tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí, tác giả
Vũ Thị Nhài đã có một công trình nghiên cứu kĩ lƣỡng qua công trình “Nghiên cứu
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” [67]. Trong phần
nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra khái niệm, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; những quan điểm của Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sự vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên,
công trình đƣợc nghiên cứu từ năm 2008, cho đến nay đã có rất nhiều vấn đề thực
tiễn đặt ra với những khó khăn, phức tạp trong phòng, chống lãng phí đòi hỏi cần
tiếp tục đi sâu nghiên cứu để có những giải pháp phòng, chống lãng phí phù hợp
hơn trong giai đoạn mới.
Đi sâu vào lĩnh vực chống lãng phí trong xây dựng, năm 2012, trong luận án
Tiến sĩ Luật học với đề tài “Đảm bảo pháp lý về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
trong đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam” của tác giả Vũ Viết Thiệu [80], quan niệm về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc tác giả tiếp cận dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, tác giả khẳng định: “Tiết kiệm là dành dụm, không hoang phí. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng: Tiết kiệm vốn là để giúp vào gia tăng sản xuất. Nói theo lối
khoa học thì tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực. Lãng phí là tiêu phí vô
ích. Nhƣ vậy, tiết kiệm là sử dụng hợp lý trong tổ chức cuộc sống, tổ chức công
việc còn lãng phí thể hiện sự bất hợp lý trong những hoạt động ấy” [80, tr.37].
3
Gắn với Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa XI) tác giả Trần Mai Ƣớc có bài
nghiên cứu “Từ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng đến
cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung
ƣơng 5 (khóa XI)”. Công trình đi sâu vào phần tích nội dung của tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về chống tham nhũng theo hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, muốn thức tỉnh
quần chúng nhân dân, tiến hành vận động cách mạng cần tập trung vào đấu tranh, tố
cáo tham nhũng. Thứ hai, tích cực phát huy dân chủ trong đấu tranh phòng chống
tham ô, tham nhũng – nét đặc sắc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Từ tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về phòng, chống tham nhũng, tác giả đƣa ra suy nghĩ đến cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa
XI từ đó đƣa ra giải pháp cần tập trung giải quyết.
Đề cập đến Đảng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, tác
giả Cao Văn Thông trong công trình “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4
khóa XI về chống tham nhũng, lãng phí theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” khẳng định:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu là những “thứ
giặc nội xâm” bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Vì vậy, muốn cho Đảng trong
sạch, vững mạnh, Ngƣời yêu cầu phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”. Công trình đề cập đến hai nội dung chính: phòng, chống “giặc nội
xâm” theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống
tham nhũng, lãng phí để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4
khóa XI.
Thứ hai, những công trình, bài viết phản ánh thực trạng lãng phí và phòng,
chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay.
Công trình “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống” do Bộ
phận Thƣờng trực Ban Chỉ đạo Trung ƣơng 6 (lần 2) và Ban Cán sự Đảng Viện
Khoa học và Xã hội Việt Nam với sự tham gia của cán bộ ở nhiều cơ quan Trung
ƣơng đƣợc xem là một công trình lớn bàn về tệ quan liêu, lãng phí. Công trình đi
sâu nghiên cứu, làm rõ các hình thức biểu hiện, bản chất, tác hại và nguồn gốc của tệ
4
quan liêu, lãng phí, thực trạng và nguyên nhân tệ quan liêu, lãng phí ở Việt Nam trên
cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp phòng, chống quan liêu, lãng phí.
Trong công trình “Trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí” [34], tác giả
Nguyễn Tuấn Khanh đã luận giải cặn kẽ về “lãng phí”, tác giả đƣa ra khái niệm
lãng phí dựa trên Điều 2 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013
và phân loại lãng phí theo các lĩnh vực chủ yếu nhƣ sau: Thứ nhất, lãng phí trong
quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc, vốn nhà nƣớc, tài sản nhà nƣớc, lao động và
thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nƣớc. Thứ hai, lãng phí trong quản lí, khai
thác và sử dụng tài nguyên. Thứ ba, lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Từ đó, tác giả đƣa ra trách nhiệm
của chính quyền cơ sở trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tác giả Trần Đại Quang đã đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí trong
lực lƣợng công an nhân dân với công trình “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân trong sạch,
vững mạnh” [72]. Tác giả đƣa ra tầm quan trọng của công tác phòng chống lãng phí
gắn liền với quan liêu tham nhũng trong bối cảnh suy thoái về tƣ tƣởng chính trị,
đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí chƣa đƣợc đẩy lùi, đang tác động làm xói mòn lòng tin của cán bộ,
nhân dân, ảnh hƣởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, đe dọa sự tồn vong
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí đặt ra cho lực lƣợng Công an nhân dân rất nặng nề. Từ đó, tác
giả đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí đáp ứng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Trong đó có
giải pháp cơ bản: trong chỉ đạo cũng nhƣ tổ chức thực hiện công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, công an các đơn vị, địa phƣơng đều phải quán triệt tinh thần
lấy kết quả của việc học tập, làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh và thực
hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.
5
Gắn liền lý luận với thực tiễn, tác giả Trƣơng Giang Long cho ra đời công
trình “Quán triệt sâu rộng kết luận của Hội nghị Trung ƣơng 5 (khóa XI) đẩy mạnh
cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí” [45]. Tác giả đã đƣa ra thực chất
nguyên nhân tệ tham nhũng, lãng phí hiện nay: thứ nhất, có một bộ phận cán bộ,
đảng viên hƣ hỏng, thoái hóa biến chất trƣớc áp lực và mặt trái của cơ chế thị
trƣờng. Thứ hai, cốt lõi của vấn đề tham nhũng, lãng phí vẫn là sự bất cập của cơ
chế, chính sách.Thứ ba, sự yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật.Thứ tƣ,
vai trò của các đoàn thể quần chúng chƣa đƣợc phát huy đúng mức. Từ đó, tác giả
gắn công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí với Kết luận số 21-KL/TW của Hội
nghị Trung ƣơng 5 (khóa XI) nhằm tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng về
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Công trình “Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn 30 năm đổi mới
(1986 – 2016) về tƣ pháp – nội chính phòng, chống tham nhũng, lãng phí” [8], Ban
Nội chính Trung ƣơng đã đề cập đến sự phát triển nhận thức của Đảng về phòng,
chống tham nhũng, lãng phí. Từ đó, đƣa ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
và bài học kinh nghiệm; một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ nhiều
vấn đề lý luận liên quan đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí và
việc vận dụng tƣ tƣởng này trong thực tiễn. Tuy nhiên, để đi sâu làm rõ tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về lãng phí nói chung và phòng, chống lãng phí nói riêng, phát hiện ra
những giá trị tƣ tƣởng có sức sống vƣợt thời gian, vận dụng vào thực tiễn cách
mạng hiện nay còn nhiều vấn đề cần đƣợc làm rõ, chẳng hạn:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh quan niệm nhƣ thế nào về lãng phí và vai trò của
việc phòng, chống lãng phí qua đó xác định đúng tầm quan trọng của phòng, chống
lãng phí trong xây dựng đất nƣớc, xây dựng đạo đức mới, con ngƣời mới.
Thứ hai, đi sâu phân tích nguyên nhân sâu xa của “căn bệnh” lãng phí theo tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh để đƣa ra phƣơng thuốc đúng và phù hợp.
Thứ ba, những biện pháp của Hồ Chí Minh trong phòng, chống lãng phí đáp
ứng yêu cầu của cách mạng và vận dụng hiện nay, v.v..
6
Lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng
phí và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, tôi mong muốn đƣợc tham gia giải quyết
một vài khía cạnh trong những vấn đề nói trên.
2.2. Những vấn đề luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu đi sâu
+ Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về
phòng, chống lãng phí, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng phòng, chống
lãng phí ở Việt Nam hiên nay, xác định những vấn đề đặt ra, cần giải quyết.
+ Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết
những vấn đề đặt ra trong phòng, chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chố ng lañ g phí trong việc phòng,
chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiê ̣m vụ
+ Nghiên cƣ́u, làm rõ nội dung cơ bản c ủa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lãng phí
và phòng, chố ng lañ g phí.
+ Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí để phân tích, đánh
giá thƣ̣c tra ̣ng, xác định nhƣ̃ng vấn đề đă ̣t ra trong phòng, chố ng lañ g phí ở Viê ̣t Nam
hiê ̣n nay.
+ Đề xuấ t m ột số giải pháp nh ằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong
phòng, chố ng lañ g phí ở Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chố ng lañ g phí và v ận dụng ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tôi xác định phạm vi nghiên cứu là tập
trung hệ thống hóa, khái quát hóa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí
trên cơ sở các quan điểm, luận điểm về phòng, chống lãng phí đƣợc Hồ Chí Minh
phát biểu trong các bài nói, bài viết của Ngƣời cũng nhƣ sự thể hiện tƣ tƣởng đó
7
trong thực tiễn Ngƣời tiến hành phòng, chống lãng phí. Đối với vấn đề vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, tôi cũng giới hạn phạm vi ở sự vận dụng của bản thân đối với
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong phòng, chống lãng phí ở Việt Nam
hiện nay.
5. Cơ sở lý luâ ̣n, thƣc̣ tiễn và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
+ Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin, Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam về lañ g phí và phòng, chố ng lañ g phí.
+ Cơ sở thƣ̣c tiễ n của luâ ̣n văn là th ực trạng quá trình phòng, chố ng lañ g phí
ở Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luâ ̣n văn đƣ ợc thực hiện dƣ̣a trên phƣơng pháp luâ ̣n của chủ nghiã duy vâ ̣t
biê ̣n chƣ́ng và chủ nghiã duy vâ ̣t lich
̣ sƣ̉ ; đă ̣c biê ̣t chú tro ̣ng phƣơng pháp lôgic , kết
hợp phƣơng pháp lôgic với phƣơng pháp lich
̣ sƣ̉ , kết hợp phƣơng pháp phân tić h,
tổ ng hơ ̣p với các phƣơng pháp thố ng kê, so sánh, tổ ng kế t thƣ̣c tiễn, v.v..
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
+ Luâ ̣n văn góp phầ n cung c ấp những nhận thức, kiến giải mới về tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về phòng, chố ng lañ g phi;́ góp phần phân tích, đánh giá đúng thực trạng và
đề xuất đƣợc một số giải pháp thiết thực theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong phòng, chố ng lañ g phí ở Việt Nam hiê ̣n nay.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng,
chống lãng phí và thực tiễn phòng, chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay.
7. Kế t cấ u luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chƣơng và 4 tiết
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãng phí
1.1.1. Quan niệm về lãng phí
Hồ Chí Minh không đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về lãng phí, nhƣng
Ngƣời tiếp cận vấn đề này một cách khá toàn diện, và qua đó, ta cũng có thể thấy
đƣợc quan niệm của Ngƣời về lãng phí.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề lãng phí từ hiện thực cuộc sống,
những biểu hiện trong xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, lãng phí là hiện tƣợng đang tồn tại khá phổ biến trong xã
hội. Sở dĩ là hiện tƣợng phổ biến vì mọi ngƣời đều có thể gây lãng phí ít hay nhiều,
trực tiếp hay gián tiếp. Nếu nhƣ tham ô gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của bộ
máy nhà nƣớc và quyền lực công, thì lãng phí lại hoàn toàn có thể xảy ra ngoài Nhà
nƣớc, tách khỏi bộ máy quản lý, cai trị, khỏi cơ quan quyền lực. Chính vì lẽ đó,
phạm vi gây ra lãng phí rộng lớn, không phân biệt chủ thể gây ra hành vi, trình độ
chính trị, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế
nhƣ thế nào; xảy ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó tồn tại và phát triển
thƣờng xuyên hàng ngày hàng giờ và đụng chạm đến lợi ích của hầu hết dân cƣ. Hồ
Chí Minh chỉ rõ “Không phải là không nắm tiền, nắm quyền trong tay thì không là
phí, là lạm. Nhƣng có tiền trong tay thì trực tiếp lãng phí và dễ thấy” [56, tr.7].
Có nhiều dạng lãng phí khác nhau nhƣng xét về mặt lợi ích, hành vi gây ra
lãng phí có hai dạng cơ bản đó là lãng phí tổn hại đến lợi ích riêng của cá nhân và
lãng phí tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Trong tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, Ngƣời đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh đến dạng lãng phí gây tổn hại đến lợi
ích chung, coi đó là căn bệnh nguy hiểm, gây ra hậu quả hết sức tai hại về mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội, cản trở sự phát triển đi lên của xã hội.
Trong nhiều bài nói chuyện, bài báo, bài viết Hồ Chí Minh đã đề cập cụ thể
đến những hành vi lãng phí: Chẳng hạn nhƣ ngƣời nấu ăn cho tập thể, chức và
9
quyền chỉ là nấu ăn, nhƣng có thể lãng phí. Không khéo bố trí, xếp đặt nấu nƣớng là
đi đến lãng phí. Hoặc nhƣ giao thông công chính sửa một con đƣờng tính cho đúng
nhu cầu mấy thƣớc, cần 100 dân công, 1 tấn gạo và trong 10 ngày. Nhƣng vì tính
không đúng nên phải dùng 200 dân công, 2 tấn gạo, 20 ngày. Đây cũng là lãng phí.
Lãng phí có thể xảy ra do sự chủ quan của con ngƣời khi không biết bảo vệ của cải,
vật dụng, sử dụng không cẩn thận, giữ gìn không sạch sẽ để chóng hỏng. Đây là
lãng phí nhỏ, nhƣng cộng lại cả một cơ quan, cả một ngành, mọi nơi sẽ thành lãng
phí rất to, dân gian thƣờng có câu “tích tiểu thành đại”. Từ những biểu hiện lãng
phí, Hồ Chí Minh kết luận rằng: “Lãng phí là mất đi, đáng lẽ tiền và sức đó đem vào
tăng gia sản xuất nay đem vào việc vô ích là lãng phí” [56, tr.7].
Thứ hai, lãng phí được Hồ Chí Minh tiếp cận trong quan hệ với mặt đối lập
của nó là tiết kiệm.
Lãng phí có nghĩa là trái với tiết kiệm. Thời của Hồ Chí Minh sống và hoạt
động, đất nƣớc Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ và thống nhất Tổ quốc. Đó là những năm tháng gạo châu củi quế, mọi
ngƣời phải thắt lƣng buộc bụng dồn sức tất cả vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.
Vì lẽ đó, tiết kiệm là một chủ trƣơng và biện pháp hữu hiệu trong mọi hành xử của
con ngƣời và tổ chức.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
dân, của nƣớc, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ
cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô
trƣơng hình thức, không liên hoan chè chén bù khú.
CẦN với KIỆM, phải đi đôi với nhau, nhƣ hai chân của con ngƣời. CẦN mà
không KIỆM, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cụ Khổng Tử nói: “Ngƣời sản
xuất nhiều, ngƣời tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn luôn đầy
đủ” [54, tr.112] - Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời của cổ nhân để nhắc nhở cán bộ.
Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh luôn thống nhất với hành động của Ngƣời. Trong
suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh đã cần cù lao động không bỏ phí một phút, một giây.
Ngƣời sắp xếp một cách khoa học mọi công việc của mình để tận dụng thì giờ cho
10
dân, cho nƣớc. Ngƣời tiết kiệm trong ăn, ở, mặc, chi tiêu hằng ngày. Ngƣời vẫn
thƣờng xuyên có sổ tiết kiệm từ dành dụm tiền lƣơng, tiền nhuận bút để mua quà
tặng mọi ngƣời, nhất là quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, các cụ già, những
ngƣời đau yếu, bệnh tật. Hồ Chí Minh thƣờng viết trên những tờ giấy viết hoặc in
một mặt, còn một mặt trắng. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân tháng 12-1944 đƣợc Hồ Chí Minh viết trên vỏ bao thuốc lá. Đó là một
chỉ thị cực kì quan trọng, và đúng nhƣ dự đoán của Ngƣời trong những lời viết ở vỏ
bao thuốc lá đó: Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhƣng tiền đồ của nó rất vẻ
vang. Nó là khởi điểm cho giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp
đất nƣớc Việt Nam. Những trang viết Tài liệu Tuyệt đối bí mật (sau này gọi là bản
Di chúc) bắt đầu từ năm 1965 của Hồ Chí Minh nhiều tờ đƣợc viết trên mặt giấy
của bản tin Thông tấn xã Việt Nam. Hồ Chí Minh ăn cơm không để rơi một hạt,
thức ăn vừa đủ là do ý thức tiết kiệm và sự tôn trọng lao động của nhân dân. Ngƣời
kêu gọi mọi ngƣời tiết kiệm từng đồ vật, từng mảnh giấy ở công sở và Ngƣời luôn
gƣơng mẫu thực hành. Ngƣời thƣờng chơi chữ rằng, đừng biến tiết kiệm thành tiết
canh. Tiết kiệm, theo Hồ Chí Minh, còn là tiết kiệm cả thời gian, là tăng năng suất
lao động chứ không phải bớt xén thời gian làm việc Hồ Chí Minh đã thực hiện tinh
thần tiết kiệm một cách nghiêm khắc nhất nhƣng đây không phải là chủ nghĩa khổ hạnh
tôn giáo, mà là nguyên tắc khoa học và chuẩn mực giá trị đạo đức, xuất phát từ cái tâm
của một con ngƣời “ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào còn chịu khổ”.
Tiết kiệm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh hoàn toàn trái ngƣợc với sự hà tiện,
keo kiệt, bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng cũng không nên tiêu. Khi có
việc đáng làm, việc có lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn
bao nhiêu của, cũng phải lo cho đƣợc. Nhƣ thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu
không tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm.
Nhƣ vậy, thực hành tiết kiệm tức là phòng, chống lãng phí. Đây là mối quan
hệ biện chứng và xuyên suốt trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí.
11
Thứ ba, Hồ Chí Minh tiếp cận lãng phí dưới góc độ đạo đức, theo đó, lãng
phí là biểu hiện của cái “Ác” đối nghịch với đạo đức cách mạng, là kẻ thù ngăn trở
sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Ngƣời, nƣớc đƣợc độc lập mà dân không đƣợc
hƣởng tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì. Suy đến cùng, mục đích
cách mạng của Hồ Chí Minh xuất phát từ con ngƣời và mục tiêu cao nhất cũng
hƣớng đến con ngƣời. Cuộc đời của Hồ Chí Minh là cuộc đời của một con ngƣời
hành động mà mọi hành động đều xuất phát từ nhân dân tức là toàn dân, là dân tộc.
Ngƣời hƣớng tới nhân dân, hòa trong nhân dân, hóa vào nhân dân, lấy sức mạnh từ
lực lƣợng đoàn kết của nhân dân, mƣu sự bền vững từ khối đồng tâm nhất trí, đoàn
kết, đồng thuận của muôn dân. Hồ Chí Minh xoay quanh chữ dân trong phát triển,
trong sự hoàn thiện, hoàn hảo của con ngƣời và cuộc sống. Chính vì lẽ ấy, xã hội xã
hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh xây dựng đặt lợi ích của nhân dân lên tối thƣợng.
“Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trƣớc hết là nhân dân
lao động” [64, tr.30]. “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân” là một đặc trƣng quan trọng, thậm chí đƣợc Hồ Chí Minh coi là quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa: “Quy luật cơ bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa là thoả mãn
những nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng cao của nhân dân lao động, trái ngƣợc
hẳn với nền kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản lũng đoạn, một nền kinh tế dựa vào sự bóc
lột giai cấp công nhân ngày càng nặng nề, sự bần cùng hóa quần chúng lao động và
sự cƣớp bóc các dân tộc bị nô dịch” [62, tr.161]. Để thực hiện mục tiêu ấy “tăng gia
sản xuất, thực hành tiết kiệm” là phƣơng thức chủ yếu, đồng thời là nhiệm vụ trọng
tâm bậc nhất. Gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm thể hiện mối quan hệ biện
chứng giữa Cần và Kiệm. Cần, Kiệm với Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là cách
thức lao động để tạo ra của cải vật chất dồi dào cho xã hội mà còn là đạo đức không
thể thiếu trong xã hội mới. Kiệm là tôn trọng sức lao động, mồ hôi và nƣớc mắt của
nhân dân. Vì lẽ đó, lãng phí là trái ngƣợc với tiết kiệm, là trái với đạo đức. Muốn
12
xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, mọi ngƣời cần có tinh thần làm chủ tốt, phải
đề cao tinh thần trách nhiệm. Lãng phí là chƣa có tinh thần trách nhiệm, không quý
trọng sức lao động, thời gian, của cải của chính mình và của xã hội.
Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhƣng nó là một nhiệm vụ rất nặng nề. Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và
đi đƣợc xa. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành đƣợc
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Đạo đức cách mạng ấy là Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi
đua ái quốc. Lãng phí là không có đạo đức cách mạng.
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phƣơng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Ngƣời có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phƣơng, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành ngƣời” [54, tr.117].
Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội có trăm công nghìn việc, nhƣng khái quát
lại, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc Tà. Làm việc
Chính là ngƣời Thiện. Làm việc Tà là ngƣời Ác. Siêng năng, tằn tiện, trong sạch,
tiết kiệm là Chính, là Thiện. Lƣời biếng, xa xỉ, lãng phí, tham lam là Tà, là Ác.
Cũng nhƣ chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần, chữ Liêm luôn phải đi đôi với
chữ Kiệm. Có Kiệm mới có Liêm, một ngƣời xa xỉ, lãng phí thì không bao giờ Liêm
đƣợc. Bởi vậy, muốn chống lãng phí phải kiên quyết chống xa xỉ: Việc đáng làm
trong một giờ mà kéo dài 2, 3 giờ là xa xỉ. Hao phí vật liệu là xa xỉ. Ăn mặc đẹp
trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Ăn không ngồi rồi trong lúc
đang cần kháng chiến và xây dựng là xa xỉ. Vì vậy xa xỉ là có tội với đồng bào.
Qua cách thể hiện quan điểm của Ngƣời, có thể hình dung quan niệm về lãng
phí của Hồ Chí Minh nhƣ sau: lãng phí là hiện tượng xã hội, là sự tốn kém, hao tổn
một cách vô ích các nguồn lực; lãng phí cũng có nghĩa là không tiết kiệm, là một
biểu hiện trái với đạo đức cách mạng. Quan niệm về lãng phí của Hồ Chí Minh xét
13
về tính chất có nét tƣơng đồng với khái niệm lãng phí hiện nay ở Việt Nam đƣợc
quy định trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (2013) cụ thể nhƣ sau:
“Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài
nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn,
chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý,
sử dụng ngân sách Nhà nước, vốn của Nhà nước, tài sản Nhà nước, lao động, thời
gian lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế
độ hoặc không đạt mục tiêu đã định” [75]. Khái niệm lãng phí trong Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí (2013) của Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay tiếp cận dƣới góc
độ Luật học, còn với Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng của Ngƣời về lãng phí đƣợc xem xét trong
mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, mục tiêu chống lãng phí có lý do sâu xa là vì
cuộc sống tốt đẹp hơn, ấm no hơn, tiến bộ hơn, hạnh phúc hơn của con ngƣời.
1.1.2. Nội dung lãng phí
Nội dung lãng phí đƣợc Hồ Chí Minh chỉ ra trong nhiều bài viết, bài nói cụ
thể. Về các dạng của lãng phí, Hồ Chí Minh không phân định một cách quá rạch ròi
đến mức máy móc, bởi trong thực tế, một biểu hiện của dạng lãng phí này đôi khi
lại hàm chứa hoặc liên quan mật thiết theo quan hệ nhân – quả với một dạng lãng
phí khác.
1.1.2.1. Lãng phí sức lao động
Trong mạch tƣ duy của Hồ Chí Minh, lãng phí nói chung và lãng phí sức lao
động nói riêng liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chƣa đúng chữ “Cần”. Cần tức
là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Nhƣng để chữ Cần mang lại hiệu quả phải
có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận và sắp đặt gọn
gàng. Chữ Cần phải đƣợc qua giáo dục và rèn luyện, có tính toán cẩn trọng. Điều đó
làm nên sự khác biệt của con ong xây tổ với nhà kiến trúc sƣ. Mạnh Tử có câu:
Ngƣời thợ muốn khéo, thì phải sắp sẵn công việc của mình. Có siêng năng, chăm
chỉ nhƣng không khoa học, không có quản lý, sắp xếp “lãng phí sức lao động: Vì
kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức sắp xếp vụng, việc gì ít ngƣời cũng làm đƣợc mà
14
vẫn dùng nhiều ngƣời” [55, tr.356] sẽ dẫn đến mất nhiều công sức nhƣng hiệu quả
không cao, thậm chí hỏng việc.
Lãng phí sức lao động còn xảy ra phổ biến khi chữ “Cần” có kế hoạch nhƣng
không đi đôi với chữ “Chuyên”. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu không
chuyên, nếu một ngày Cần mà mƣời ngày không Cần thì cũng vô ích. Nhƣ thế
chẳng khác nào một tấm vải phơi một hôm mà ngâm nƣớc mƣời hôm, ƣớt vẫn hoàn
ƣớt. Vậy là công sức phơi của một ngày phơi đó cũng bị bỏ xuống sông, xuống bể.
Siêng năng, kế hoạch lại phải đi liền với phân công. Phân công nhằm vào hai
điều: thứ nhất là phân công công việc: việc gì gấp làm trƣớc, việc gì hoãn làm sau,
phân công công việc cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong xã hội, việc phân bổ công
việc không hợp lý cũng là một dạng lãng phí sức lao động. Hồ Chí Minh nhận thấy
rằng, định kiến xã hội cũ trƣớc giờ chỉ nói đến có lao động thì có ăn, không lao
động thì không có ăn chứ không nhận thấy rằng lao động là vẻ vang; tâm lý “Vạn
ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thƣ cao”, nghĩa là trong xã hội chỉ có ngƣời đọc
sách, tức ngƣời trí thức là cao hơn hết thảy, dẫn đến việc coi trọng lao động trí óc,
cố gắng phấn đấu để ra nhập đội ngũ lao động trí óc. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến việc dƣ thừa lao động gián tiếp, trong khi đó theo Hồ Chí Minh, muốn Nhà
nƣớc giàu mạnh, nhân dân no ấm, phải luôn luôn cố gắng sắp xếp để có thật nhiều
ngƣời trực tiếp sản xuất. Còn số ngƣời không trực tiếp sản xuất thì càng ít càng tốt,
nhƣng phải thông thạo công việc và đủ sức gánh vác nhiệm vụ công tác khác. Việc
phân công lao động không phù hợp cùng với tệ quan liêu dẫn đến lãng phí sức lao
động điển hình trong bộ máy Nhà nƣớc “số ngƣời làm việc giấy tờ và những việc
linh tinh có nơi cũng còn quá nhiều. Ví dụ: Đến một vài cơ quan, chúng ta vẫn phải
qua quá nhiều "cửa ải": ngoài cổng, một ngƣời xem giấy; vào phòng thƣờng trực lại
một ngƣời ghi tên; ở chân cầu thang, một ngƣời ách lại, đến đầu cầu thang, lại một
ngƣời "hỏi han". Thật là phung phí sức lao động!” [60, tr. 499-500]; Thứ hai là phân
phối nhân tài: ngƣời nào có năng lực làm việc gì thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng
không đúng, ngƣời giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, ngƣời giỏi nghề rèn
thì giao cho việc thợ mộc, nhƣ thế thì hai ngƣời đều thất bại cả hai. Đây là biểu hiện
15
rõ rệt của lãng phí sức lao động mà Hồ Chí Minh thƣờng xuyên đề cập, đặc biệt
trong việc cân nhắc và sử dụng cán bộ: “Nếu ngƣời có tài mà dùng không đúng tài
của họ, cũng không đƣợc việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem ngƣời
bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Nhƣ thế rất có
hại” [53, tr.314].
1.1.2.2. Lãng phí tiền của
Về lãng phí tiền của, Hồ Chí Minh chỉ ra các hình thức và những thí dụ điển hình:
- Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm.
- Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý.
- Lãng phí nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Trong nhiều bài nói
chuyện với nhân dân, Hồ Chí Minh nhắc nhở đồng bào “Bác đi qua nhiều nơi thấy
rừng bị phá rất nhiều. Những cây gỗ to, cao chặt để đốt hay để cho nó mục nát, không
khác gì đồng bào tự mình đem tiền bạc của mình bỏ xuống sông” [60, tr.209].
- Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để. Sở kho thóc làm
kho tàng không cẩn thận; ngƣời giữ kho kém tinh thần trách nhiệm, để thóc ẩm ƣớt,
hao hụt, hƣ hỏng.
- Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp, để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn. Ngân
hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc
tăng gia sản xuất.
- Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh,
để Chính phủ phải lỗ vốn.
- Bộ đội không biết quý trọng giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi phẩm.
- Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm
đám cƣới, đám ma, v.v…Trong lần nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái năm
1958, Hồ Chí Minh nêu cụ thể sự lãng phí tiền của cho đồng bào thấy rõ “Lúc đám
cƣới, mời họ nội, họ ngoại chè chén linh đình, 2 bữa say sƣa bằng thích. Nhƣng sau
đấy nhà trai, nhà gái phải bán trâu, bò, thóc, bán ruộng, đi vay nợ ” [59, tr.534];
“Đồng bào còn tục lệ ma chay, cƣới hỏi ăn uống lu bù. Mình ăn vài bữa nhƣng nhà
16
có con cƣới hỏi, có ngƣời chết thì mắc nợ phải đi vay. Phải bán trâu bán ruộng. Thế
là xa xỉ. Không tốt” [59, tr.551].
Trong bài Mừng tết nguyên đán thế nào? Hồ Chí Minh thẳn thắn phê bình sự
lãng phí trong dân chúng ở những ngày lễ tết. Mừng xuân phải mừng một cách vui vẻ
và lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền đều bỏ ra mua sắm hết để đánh chén lu bù, thế là
mừng xuân một cách lạc hậu, lãng phí, thế là không xuân.
Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, tránh vì đƣợc mùa mà tiêu sài phung phí.
Hồ Chí Minh nêu dẫn chứng cụ thể ở huyện Yên Thành, Nghệ An năm 1960 vì
đƣợc mùa to đã “liên hoan” hết 123 con lợn, 8 con bò, 3 con bê. Đó là chƣa kể số
chi tiêu vào việc muối, gạo, rƣợu, chè. Cũng chƣa kể những ngày lao động của bà
con 20 xã đã mất toi. Vừa lãng phí tiền của lại vừa lãng phí công sức. “Lạc bất khả
cực, lạc cực sinh ai” nghĩa là vui không nên quá mức, vui quá mức đi đến cái buồn.
Hồ Chí Minh làm một bài thơ nhắc nhở để nhân dân có một cái tết vui vẻ, tƣng
bừng, đồng thời là một tết tiết kiệm và thắng lợi.
Trăm năm trong cõi ngƣời ta
Cầm kiệm xây dựng nƣớc nhà mới ngoan
Mừng xuân, Xuân cả thế gian
Đâu phải lãng phí cỗ bàn mới Xuân.
1.1.2.3. Lãng phí thời gian
Hồ Chí Minh coi lãng phí thời gian cũng tác hại không kém lãng phí của cải.
Ngƣời nhận định thời giờ cũng cần phải tiết kiệm nhƣ của cải. Của cải nếu hết, còn
có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại đƣợc. Thánh
hiền có câu: “Một tấc bóng là một thƣớc vàng”. Tục ngữ Âu nói: “Thời giờ tức là
tiền bạc”. Ai đƣa vàng bạc vứt đi, là ngƣời điên rồ. Thì ai đƣa thời giờ vứt đi, là
ngƣời ngu dại.
Từ nhận định đó, Hồ Chí Minh nêu ra những biểu hiện cụ thể về lãng phí
thời gian: “…Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy
ngày. Thí dụ: Những cuộc khai hội, vì ngƣời phụ trách chuẩn bị chƣơng trình không
đầy đủ, ngƣời đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn
17
bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày” [55,
tr.356].
Bệnh hội họp triền miên là một trong những căn bệnh của cán bộ chính
quyền các cấp, không chỉ lãng phí thời gian, hao tốn lao động, tiền của, mà còn làm
cho cán bộ ít có điều kiện gần dân, sát với nhân dân, “Bác đã nghe là hội họp quá
nhiều. Khổ nhất là các cháu gái tuổi thanh niên, phải đi họp nào đội sản xuất, nào
đoàn thanh niên, nào hội phụ nữ, nào đội dân quân, vào Đảng thì lại đi họp Đảng,
không có thời gian nghỉ ngơi, học tập gì nữa” [63, tr.294]. “Hẹn khai hội tám giờ thì
chín, mƣời giờ mới đến. Làm mất thời giờ của những ngƣời khác. Họ không hiểu
rằng: giữ đúng thời giờ là một tính tốt của ngƣời cách mạng” [53, tr.343].
Hồ Chí Minh tinh tế nhận ra, việc lao động không đúng thời gian quy định,
nhất là trong lĩnh vực sản xuất là sự lãng phí tuy vô hình nhƣng gây tổn hại lớn:
“Thƣờng thƣờng còn một số công nhân, đến 2 giờ mới đổi kíp, nhƣng 1 giờ 45 phút
hay 1 giờ 40 phút đã nghỉ việc. Nhƣ vậy là ăn bớt của Nhà nƣớc, của công nhân,
của nhà máy mất 10 phút, 15 phút. Nếu mỗi ngƣời nghỉ trƣớc 6 phút thì 10 ngƣời là
1 tiếng, cứ thế tính cho nhiều ngƣời thì ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất. Nhƣ vậy
là chƣa phải thái độ làm chủ” [58, tr.534].
Trong sản xuất, Hồ Chí Minh một mặt thấy đƣợc rằng, có trƣờng hợp làm
đúng định mức, vƣợt thời gian quy định (tức không lãng phí thời gian) nhƣng không
hiệu quả, không đảm bảo chất lƣợng phải làm lại, suy cho cùng đó là sự lãng phí
ngầm mà ít đƣợc chú ý tới. Nếu thi đua sản xuất chỉ chú ý thi đua làm nhiều, làm
nhanh, mà chƣa chú ý thi đua làm tốt vì bệnh “thành tích” là rất có hại, là lãng phí.
Cho nên:
“Làm nhanh mà không tốt
Có gì là vẻ vang?
Đã là ngƣời làm chủ,
Tính toán phải đàng hoàng:
Nhiều, nhanh, tốt, rẻ rõ ràng
Lợi dân, lợi nƣớc đôi đàng vẹn đôi” [60, tr.513].
18
Qua các dạng lãng phí mà Hồ Chí Minh đề cập, có thể thấy lãng phí là hiện
tƣợng xã hội phổ biến hiện hữu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lãng
phí sức lao động, thời gian hay tiền của đều có điểm chung nhƣ sau:
Một là, những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và
các nguồn lực khác trên mức hợp lý, phải có và cần thiết;
Hai là, không đạt đƣợc mục tiêu, kết quả nhƣ đã xác định hoặc nếu có thì
hiệu suất ở mức thấp;
Ba là, những tổn hao, tổn thất không đáng có hoặc không đƣợc phép có;
Bốn là, tất cả những điều trên xảy ra do hành vi của con ngƣời, đƣợc gọi là
hành vi gây ra lãng phí.
1.1.3. Nguyên nhân và tác hại của lãng phí
1.1.3.1. Nguyên nhân của lãng phí
Lãng phí là căn bệnh nguy hiểm, song muốn chống lãng phí hiệu quả, phải
tìm hiểu bắt đầu từ nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Theo Hồ Chí Minh, lãng
phí nảy sinh do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Về khách quan, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định xa xỉ, lãng phí là thói xấu
do xã hội cũ để lại. Dƣới chế độ thực dân nửa phong kiến, thực dân Pháp xây dựng
ở Việt Nam một bộ máy hành chính mang tính đàn áp nặng nề; về kinh tế việc phát
triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thƣơng nghiệp chỉ hƣớng tới việc bóc
lột hiệu quả và mang lại lợi ích cho tƣ bản Pháp nhiều nhất; những khoản thuế vốn
đã nặng nề lại ngày càng nặng nề hơn. Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để
chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các
tệ nạn nhƣ mê tín dị đoan, rƣợu chè, cờ bạc… “rƣợu cồn và thuốc phiện cùng báo
chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính
phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [52, tr.40]. Ở chế độ ấy, những viên
quan “khai hóa” thực chất là những kẻ tham ô, hủ hóa, ăn chơi phè phỡn, lãng phí
tiền bạc của ngƣời dân An Nam khốn khổ. Không kém các nhà “khai hóa” Pháp,
những quan chức tay sai ngƣời Việt cũng dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, bòn rút tiền
bạc của nhân dân để sống xa hoa, lãng phí. Bởi vậy, ngay cả một ngƣời Pháp khi
19
đến Đông Dƣơng cũng phải thốt lên: “Nếu đem so sánh với bọn viên chức thuộc địa
thì những tên cƣớp đƣờng còn là những ngƣời lƣơng thiện” [52, tr.394].
Trong xã hội nhƣ vậy, đạo đức bị biến thành công cụ để bọn cầm quyền cai
trị. Đó là chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động
vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ty trật tự hết sức hà
khắc của giai cấp phong kiến. Đó là đạo đức cá nhân chủ nghĩa ích kỉ cực đoan của
giai cấp tƣ sản…Với bản chất của kẻ đi bóc lột, đạo đức về tiết kiệm, phòng, chống
lãng phí quả là một điều vô cùng xa lạ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, thực dân phong kiến tuy bị tiêu diệt, nhƣng cái nọc độc
xấu xa của nó (tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn, thì cách mạng vẫn chƣa hoàn
toàn thành công, vì cái nọc xấu ấy ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự
nghiệp xây dựng của cách mạng, “…chúng ta sinh trƣởng dƣới chế độ nô lệ của
thực dân và phong kiến, bị văn hóa, giáo dục thực dân, phong kiến thấm vào đã sâu.
Nó làm cho nhiều ngƣời tê mê quên cả nhân dân, quên cả Tổ quốc. Nó đã làm cho
những bệnh thối nát hủ bại (nhƣ chủ nghĩa cá nhân, tự tƣ tự lợi, tham ô, lãng phí…)
ăn sâu vào con ngƣời nhƣ những bệnh kinh niên…” [56, tr.143].
Không ai có thể có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí đầy đủ khi họ chƣa
thật sự biết trân trọng thành quả lao động do đồng loại tạo ra. Hồ Chí Minh nhận
ra nguyên nhân của sự xa xỉ, lãng phí do chƣa xây dựng đƣợc đạo đức trong lao
động ở chế độ cũ. Trong xã hội Việt Nam thời xƣa, đối với thành phần bóc lột và
đối với tầng lớp trung gian thì lao động và những ngƣời lao động là những thứ
đáng kinh rẻ. Địa vị xã hội và tƣ tƣởng của họ đã dẫn đến “hai cái khinh là:
khinh lao động chân tay và khinh ngƣời lao động chân tay và hai sợ là: sợ khó
nhọc và sợ khổ” [59, tr.399].
Ngƣời ta chƣa thể tìm thấy hạnh phúc trong lao động, chƣa thể có tình cảm
đầy đủ đối với thành quả lao động, cho dù là của chính mình, khi còn giữ tƣ tƣởng
và thói quen lao động làm thuê đã đƣợc hình thành qua nhiều năm dƣới chế độ cũ.
Hồ Chí Minh từ lâu đã dự báo về những căn bệnh mà cán bộ ta dễ mắc phải
khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Sự tác động của môi trƣờng mới, sự lôi kéo
20