Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tại sao việc tìm hiểu con người là vấn đề không hề dễ dàng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.75 KB, 4 trang )

Tại sao việc tìm hiểu con người là vấn đề không hề dễ dàng?
Dẫn nhập
Đã có thời, người ta tưởng như tất cả sự thật về con người đã được lột trần, đến nỗi
không có gì để nói nữa. Tất cả những hệ thống triết lý, từ Aristotele qua Thánh Thomas,
rồi đến Descartes, Hegel, Kant và cho đến Karl Marx đều nghĩ mình đã nói tất cả những gì
cần nói về con người. Những tư tưởng nối tiếp nhau ra đời: bộ tổng luận này đánh đổ bộ
tổng luận kia; những người đi sau bao giờ cũng nghĩ mình sẽ nói những lời cuối cùng, lời
chân lý. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: chúng ta có thể đưa ra được một định nghĩa
hoàn bị về con người không? – Chắc chắn và rõ ràng, không ai có thể đạt đến một sự hiểu
biết đầy đủ về con người. Vậy đâu là lý do khiến cho việc tìm hiểu con người trở nên khó
khăn như vậy?. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ tiến hành phân tích, chứng minh 3
lý do chính sau đây:
1. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “con người là ai?”.
Con người là ai? Hay con người là cái gì? Nó luôn được đặt ra một cách thường
xuyên không chỉ trong cuộc sống thường nhật, mà cả trong những tìm kiếm mang tính
khoa học lẫn triết học; bởi vì, “muốn hiểu biết được bất cứ sự gì, trước tiên chúng ta phải
hiểu biết về con người; vì đây là nền tảng, là chìa khóa” 1. Tuy nhiên, để tìm được câu trả
lời thỏa đáng “con người là ai?” thì thất khó khăn, như Nietzsche đã nhận định: “Khám
phá con người là điều vô cùng khó khăn”. Mặt khác, có những lúc, chúng ta tưởng như
khám phá đầy đủ về con người, nhưng chính lúc đó chúng ta lại không biết gì hết,
M.Heidegger đã viết trong cuốn “Kant und das Problem der Metaphysik” như sau:
“Không có thời đại nào đã thành công trong việc trình bày sự hiểu biết về con người như
chúng ta […] nhưng cũng không có thời đại nào người ta biết ít về con người như chúng
ta” (trg 189); hay “…tuy đã nhiều lần được giải đáp, giải đáp cặn ké đến nỗi tưởng như
không có gì có thể thêm bớt được điều chi, thế mà ngày nay câu hỏi ‘con người là ai?’ vẫn
được nêu nên như là một vấn đề mới mẻ” 2. Nguyễn Ngọc Hải trong tác phẩm “Con người
1 Giáo su Thiện Cầm; Triết lý về con người; Đại học Văn khoa; 1974; tr 3.
2 Giáo su Thiện Cầm; Triết lý về con người; Đại học Văn khoa; 1974; tr 5.


là một huyền nhiệm” cũng nhận định: “Không có bất cứ chuyên ngành nhân luận nào


[…] có thể trả lời một cách trọn vẹn câu hỏi con người là ai?” (trg 20). Như vậy, đối với
chúng ta […] những người đang sống trong thời đại khoa học […] không ai có thể tìm ra
được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này 3. Đây là một trở ngại khá lớn trong việc
nghiên cứu con người. Vậy đâu là lý do khiến trở ngại này khó có lời giải đáp. Một trong
những nguyên nhân chính đó là “Con người là một huyền nhiệm”.
2. Con người là “một huyền nhiệm”
Từ trước đến nay, câu hỏi “con người là ai?” Vẫn hằng được nhắc đi nhắc lại với
môn hình muôn vẻ; bởi vì, con người là một huyền nhiệm như Nguyễn Ngọc Hải trong
“Con người một huyền nhiệm” đã nhận định: “Huyền nhiệm không chỉ ở chỗ nó là cái kỳ
bí, mầu nhiệm […] mà còn huyền nhiệm ở chỗ nó vi diệu trong cái rất thực tế […] đôi khi
chính ta còn không hiểu nổi mình, chứ đừng nói chuyện ta có thể hiểu người khác”. (trg
183). Ngay như Marcel cũng cho rằng: “…không có vấn đề nào phức tạp bằng vấn đề con
người…”4. Không những thế “Con người không phải là một khái niệm, nó cũng không
phải là một thực tại khác ta, ở ngoài ta, mà là chính ta […] con người là một huyền
nhiệm”5. Cho nên, khi nghiên cứu về con người, chúng ta cảm thấy bất lực và phải thán
phục trước sự huyền nhiệm của con người; giống như B.Mondin đã viết về khó khăn này
như sau: “Thực tại con người là một huyền nhiệm sâu thẳm trong chính nó, con người còn
là một hữu thể mênh mông, khác biệt, đa dạng mà chẳng có định nghĩa nào nói trọn vẹn
lên được, những cái liên quan đến con người còn vô số 6”. Chính vì thế, đối với Marcel,
trong mọi trường hợp, “khi nghiên cứu về con người, chúng ta không được cảm thụ như
một dữ kiện […] mà để nhận biết con người, chúng ta nghiên cứu nó không giống như
kiểu chúng ta phải khám phá một đối tượng mà là tiếp cận một ‘hữu nhập thể’; và vì thế,
để hiểu con người, phải tìm cách tiếp cận nó trong huyền nhiệm hữu thể” 7. Chính vì khó

3 Trích theo Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R; Con người một huyền nhiệm; Sài Gòn – 2014 ; tr 197.
4 Trích theo Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R; Con người một huyền nhiệm; Sài Gòn – 2014; tr 205.
5 Giáo su Thiện Cầm; Triết lý về con người; Đại học Văn khoa; 1974; tr 7.
6 Trích theo Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R; Con người một huyền nhiệm; Sài Gòn – 2014; tr 26.
7 Trích theo Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R; Con người một huyền nhiệm; Sài Gòn – 2014; tr 204-205.



khăn này, mà các ngành khoa học đã phân mảnh con người ra để nghiên cứu. Thế nhưng,
chính cách thức nghiên cứu này (?), cũng làm chúng ta hoài nghi về tính hiệu quả của nó.
3. Con người bị phân mảnh để nghiên cứu
Lục địa “con người” từ lâu đã được bao nhiêu nhà thám hiểm thâm nhập 8. Quả thật,
với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học khác nhau, con người đã trở thành đối tượng
nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, con người lần lượt bị phân thành muôn mảnh:
“Nào là con người xét về bản tính, về lý tính trong triết lý cổ điển; nào là con người với
những cơ năng, những phản xạ, những quy luật về bảo tồn […] của khoa tâm sinh lý học;
con người với những thành tố, những phản ứng hóa học của khoa vật lý học […] và biết
bao khía cạnh khác của con người dưới cái nhìn phân tích của bao ngành khoa học
khác”9. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ là một tiến trình đào sâu một lãnh vực riêng lẻ
của một toàn thể duy nhất về con người, mà vẫn chưa có một câu trả lời tận căn về con
người; bởi vì, “tất cả những khoa học về con người vẫn trong tình trạng biệt lập, chưa tìm
được một nền tảng, một chân trời […] đó chỉ là những nốt nhạc, những phần của một bài
hòa tấu đang được tập dượt riêng rẽ, chưa được hòa tấu thành một bài ca” 10. Mặt khác,
các nghiên cứu này chỉ là những quan sát hiện tượng bên ngoài, hay chỉ đi kiểm chứng
bằng thực nghiệm, nên rất khó để hiểu về con người giống như Kant đã nói: “những kiến
thức chỉ giới hạn vào những quan sát hiện tượng bên ngoài […] hoặc đi kiểm chứng bằng
thực nghiệm, thì không thể tìm được chân lý về con người” 11. Qua đó, ta thấy các ngành
khoa học chỉ xem xét một góc độ nào đó của con người; hoặc là những cách lối xử; hoặc
là những hoạt động; không có ngành nào có khả năng đem lại một câu trả lời phổ quát cho
câu hỏi: con người là ai?. Đây là một khó khăn mà chúng ta phải đối diện khi nghiên cứu
về con người.
Kết luận

8 Luca Nguyễn Hữu Quang; Nhân học triết học; Signum Fidei; tr 19.
9 Nhân chủng thần học; Học viện Phao-lô Nguyễn Văn Bình; Lưu hành nội bộ; 2005; tr 47.
10 Giáo su Thiện Cầm; Triết lý về con người; Đại học Văn khoa; 1974; tr 11.
11 Nhân chủng thần học; Học viện Phao-lô Nguyễn Văn Bình; Lưu hành nội bộ; 2005; tr 28.



Tóm lại, hiểu biết về con người, đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, không phải
là loại kiến thức mà người ta có thể làm một lần là xong, mà nó là sự hiểu biết phải được
xác định dần dần và liên tục. Con người vẫn là trung tâm nghiên cứu của triết học kể từ
thời cổ đại cho tới thời chúng ta; và là vấn đề “đau đầu nhức óc” của biết bao ngành khoa
học khác.

Danh mục sách tham khảo:
1. Gioan Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R; Con người là huyền nhiệm; Sài Gòn 2014 (lưu
hành nội bộ).
2. Giáo su Thiện Cầm; Triết lý về con người; Đại học Văn khoa; 1974.
3. Luca Nguyễn Hữu Quang; Nhân học triết học; Signum Fidei; 2013.
4. Nhân chủng thần học; Học viện Phao-lô Nguyễn Văn Bình; Lưu hành nội bộ;
2005.



×