Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Mối quan hệ giữa thanh điệu trong ca từ với giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 259 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH TƯ

MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH ĐIỆU
TRONG CA TỪ VỚI GIAI ĐIỆU
CỦA HÁT VÍ NGHỆ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH TƯ

MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH ĐIỆU
TRONG CA TỪ VỚI GIAI ĐIỆU
CỦA HÁT VÍ NGHỆ TĨNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. VŨ KIM BẢNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Anh Tư


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa thanh điệu trong ca
từ với giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh”, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện của Ban Giám đốc, lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban chức
năng của Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự
giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Kim Bảng,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và tạo cho chúng tôi
niềm hứng thú trong công việc rất nhiều khó khăn, thách thức này. Tôi cũng
gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và các giảng viên Khoa Ngôn ngữ
học của Học viện KHXH, Viện Ngôn ngữ học, những người đã dành cho tôi
nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án.

Tác giả luận án

Trần Anh Tư


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh
theo tiêu chí âm vực
Bảng 3.2. So sánh tỉ lệ thanh điệu theo tiêu chí âm vực trong Hát ví Nghệ
Tĩnh với từ điển tiếng Việt
Bảng 3.3. Số lượng thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh theo âm vực
cao - thấp
Bảng 3.4. Khu vực cao độ của thanh ngang trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.5. Khu vực cao độ của thanh huyền trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.6. Khu vực cao độ của thanh sắc trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.7. Khu vực cao độ của thanh nặng trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.8. Khu vực cao độ của thanh ngã trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.9. Khu vực cao độ của thanh hỏi trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện của các thanh điệu tương ứng với cao độ của
các nốt nhạc trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh
theo tiêu chí đường nét
Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ thanh điệu theo tiêu chí đường nét trong Hát ví Nghệ
Tĩnh với từ điển tiếng Việt
Bảng 4.3. Số lượng thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh theo âm điệu
bằng - trắc
Bảng 4.4. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh ngang
Bảng 4.5. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh huyền
Bảng 4.6. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh sắc
Bảng 4.7. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh nặng

Bảng 4.8. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh hỏi
Bảng 4.9. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với thanh ngã


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
7. Cơ cấu của luận án
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về âm tiết tiếng Việt, thanh điệu tiếng Việt và
thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh
1.1.1. Về âm tiết tiếng Việt
1.1.2. Về thanh điệu tiếng Việt
1.1.3. Thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh
1.2. Tình hình nghiên cứu về Hát ví Nghệ Tĩnh
1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu của
dân ca
1.4. Tiểu kết
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm thanh điệu và thanh điệu trong tiếng Việt
2.1.1. Khái niệm thanh điệu
2.1.2. Thanh điệu tiếng Việt
2.2. Vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc dân gian
Việt Nam
2.2.1. Quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca

2.2.2. Mối quan hệ giữa âm và thanh
2.3. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu - ngữ điệu trong tiếng Việt
2.3.1. Âm vực của thanh điệu tiếng Việt theo quan điểm của
Âm nhạc học
2.3.2. Ngữ điệu và giai điệu trong dân ca Nghệ Tĩnh
2.4. Vài nét về Hát ví Nghệ Tĩnh

Trang
1
1
4
5
6
7
7
8
9
9
9
11
15
17
20
24
25
25
25
28
39
40

41
43
47
47
50


2.4.1. Về tên gọi Xứ Nghệ
2.4.2. Về Hát ví Nghệ Tĩnh
2.5. Tiểu kết
Chương 3. SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA ÂM VỰC CỦA THANH
ĐIỆU TRONG CA TỪ VỚI CAO ĐỘ CỦA NỐT NHẠC TRONG
HÁT VÍ NGHỆ TĨNH
3.1. Định hướng nghiên cứu
3.2. Kết quả khảo sát chung
3.2.1. Thanh điệu trong Hát ví Nghệ Tĩnh theo tiêu chí âm vực
3.2.2. Số lượng thanh điệu trong Hát ví Nghệ Tĩnh theo tiêu chí
âm vực
3.3. Sự thể hiện âm vực của thanh điệu trong ca từ với cao độ nốt nhạc
trong Hát ví Nghệ Tĩnh
3.3.1. Thanh ngang
3.3.2. Thanh huyền
3.3.3. Thanh sắc
3.3.4. Thanh nặng
3.3.5. Thanh ngã
3.3.6. Thanh hỏi
3.4. Vai trò của âm vực thanh điệu trong ca từ với việc hình thành giá trị
cao độ của giai điệu Hát ví Nghệ Tĩnh
3.4.1. Âm vực thanh điệu là cơ sở cho việc hình thành giá trị cao độ
của giai điệu Hát ví Nghệ Tĩnh

3.4.2. Âm vực thanh điệu tạo nên “màu sắc riêng” của giai điệu Hát
ví Nghệ Tĩnh
3.4.3. Âm vực thanh điệu tạo nên âm hưởng trầm - lắng của giai điệu
Hát ví Nghệ Tĩnh
3.5. Tiểu kết
Chương 4. SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA DIỄN TIẾN CAO ĐỘ CỦA
THANH ĐIỆU TRONG CA TỪ VỚI SỰ BIẾN ĐIỆU CỦA CÁC
NỐT NHẠC TRONG HÁT VÍ NGHỆ TĨNH
4.1. Định hướng nghiên cứu
4.2. Kết quả khảo sát chung

50
51
54

56
56
57
57
59
62
62
67
71
74
78
81
83
83
87

93
95

98
98
98


4.2.1. Thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh theo tiêu chí âm điệu
4.2.2. Số lượng thanh điệu trong ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh theo tiêu chí
âm điệu
4.3. Sự tương ứng giữa diễn tiến cao độ của thanh điệu với các nốt
nhạc tương ứng trong Hát ví Nghệ Tĩnh
4.3.1. Thanh ngang
4.3.2. Thanh huyền
4.3.3. Thanh sắc
4.3.4. Thanh nặng
4.3.5. Thanh hỏi
4.3.6. Thanh ngã
4.4. Vai trò của đường nét thanh điệu với giai điệu của Hát ví
Nghệ Tĩnh
4.4.1. Sự tương đồng của đường nét thanh điệu với mô hình âm điệu
trong giai điệu Hát ví Nghệ Tĩnh
4.4.2. Âm điệu của một số thanh điệu đặc thù làm nên nét đặc trưng
của giai điệu Hát ví Nghệ Tĩnh
4.4.3. Âm điệu tiếng nói và cấu trúc lời thơ tạo nên cấu trúc âm nhạc
Hát ví Nghệ Tĩnh
4.5. Những đặc trưng ngữ âm trong dân ca Nghệ Tĩnh được ứng dụng
vào sáng tác mới
4.6. Tiểu kết

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

98
101
104
104
108
112
116
118
120
121
122
125

130
134
144
146
151
152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xét về mặt loại hình, đặc điểm quan trọng nhất của tiếng Việt là

ngôn ngữ âm tiết tính, mang thanh điệu. Điều này có nghĩa là âm tiết trong
tiếng Việt được xem là đơn vị cơ bản xét từ góc độ ngữ âm, đồng thời nó là từ
cơ bản và là hình vị xét từ góc độ từ vựng và ngữ pháp. Mỗi âm tiết tiếng Việt
đều mang một trong sáu thanh điệu: trừ thanh ngang không có dấu biểu thị
trên văn tự, 5 thanh còn lại đều mang tên của dấu ghi thanh ấy. Thanh điệu
tiếng Việt được thể hiện bằng hai đặc trưng ngữ âm cơ bản: âm vực (cao/
thấp) và âm điệu (bằng/trắc).
Với tư cách là “viên gạch” xây nên những đơn vị ở bậc cao hơn, âm tiết
tiếng Việt mang thanh điệu góp phần tạo nên sự uyển chuyển, mềm mại của
lời nói và đặc biệt đã chi phối những qui tắc làm thơ truyền thống. Hơn thế,
trong âm nhạc dân gian, người sáng tạo cũng dựa vào những đặc điểm thanh
điệu vốn có trong âm tiết (âm vực và âm điệu) để tạo nên những giai điệu của
các bài dân ca. Vì vậy, việc khảo sát tìm hiểu hoạt động hành chức của thanh
điệu tiếng Việt trong “địa hạt” âm nhạc không chỉ giúp chúng ta thấy rõ vai
trò đặc biệt của nó trong việc tạo nên vẻ đẹp cho thi ca mà còn thấy được sự
hiện thực hóa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt phổ thông nói chung cũng
như của các phương ngữ nói riêng.
1.2. Dân ca là một trong những hợp phần của âm nhạc dân gian. Với
người Việt, cũng như các loại hình dân gian khác, âm nhạc dân gian là bộ
phận ra đời sớm và có sức sống lâu bền, tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác,
không ngừng phát triển, ngày một phong phú, đa dạng. Dân ca là những tác
phẩm thanh nhạc có lời ca, được tập thể quần chúng nhân dân lao động sáng
tạo ra để phục vụ nhu cầu giải trí, nhu cầu tinh thần của chính họ về mọi mặt

1


trong đời sống, sinh hoạt, lao động… Các bài dân ca được ứng tác tại chỗ khi
người dân vui chơi, lao động, sinh hoạt, hay những tâm sự, những nỗi niềm
thầm kín… được lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu. Do đặc tính

truyền khẩu, nên các bài dân ca của mỗi địa phương, mỗi vùng, miền, mỗi thế
hệ, và ngay cả của mỗi nghệ nhân… luôn được gọt giũa, sửa sang để thành
những sáng tạo mang tính tập thể, khuyết danh, và tính dị bản cao.
Nhờ vào sự chắt lọc, gọt giũa qua nhiều thế hệ, những bài dân ca ấy trở
thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao về âm nhạc cũng như lời ca,
đại diện cho những ước vọng chân chính của con người trong cuộc sống, thể
hiện sự thông minh, sắc sảo của quần chúng lao động. Có thể dễ dàng nhận
thấy, trong các hình thái văn hoá dân gian Việt Nam, ca dao và dân ca gắn bó
với nhau rất khăng khít. Sự gắn bó giữa thơ và nhạc dân gian Việt Nam đã tồn
tại cùng với quá trình lịch sử dân tộc. Những bài thơ xưa được sáng tác không
phải để đọc hay in (bằng chữ), mà gắn liền với ngâm, hát (bằng lời). Các bài
ca dao và dân ca là do nhân dân, đa phần là nông dân không biết nhiều chữ
nghĩa, sáng tạo tùy hứng và tập thể, truyền miệng người này qua người khác.
Sự hoàn chỉnh và phát triển của bài hát dân ca là quá trình được “bẻ làn nắn
điệu”, tức là một điệu hát khi được hát lên thấy còn chưa hay có thể sửa chữa
thêm bớt, hoặc luyến láy thêm vào cho đến khi định hình (tương đối) để thành
những làn điệu dân ca. Có thể khẳng định, nhiều làn điệu dân ca Việt Nam
như Trống quân, Cò lả, Quan họ, Ru con, Hát ví... được phát triển từ những
câu ca dao được sáng tác theo những thể thơ truyền thống của dân tộc. Đa
phần âm điệu của lời thơ là cơ sở cho sự hình thành giai điệu của âm nhạc dân
ca. Với bước khởi đầu của sự hình thành và phát triển, âm điệu dân ca hầu
như không tách khỏi âm điệu tiếng nói, cụ thể ở đây là âm điệu lời thơ. Tìm
hiểu mối quan hệ này chúng ta sẽ thấy được sự tương đồng giữa thanh điệu
tiếng nói với giai điệu của dân ca trên từng vùng miền khác nhau với những
đặc trưng nổi bật.

2


1.3. Nghệ Tĩnh, gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, có một kho tàng thơ

ca dân gian đặc sắc, trong đó Ví, Giặm là bộ phận chủ đạo, là hai thể loại diễn
xướng dân gian độc đáo hơn cả do cộng đồng người Việt nơi đây sáng tạo nên
trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Dân ca Ví, Giặm
được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ, một phần không thể thiếu trong
đời sống tinh thần, hình thành và nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người
dân nơi đây. Năm 2012 dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được Bộ Văn hóa –
Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và
cuối năm 2014 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại. Trên con đường trở thành di sản văn hóa Quốc gia và nhân
loại, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các làn điệu dân ca Ví, Giặm
Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và mỗi loại hình mang
những đặc trưng riêng. Với lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm, dân ca
Ví, Giặm đã hình thành nên các dạng bài ca tiêu biểu như: gắn với nghề
nghiệp lao động sản xuất, chủ yếu được sáng tạo và lưu truyền ở các làng
nghề (nghề dệt vải, nghề làm nón, nghề làm bánh, nghề đan lát, nghề làm
hàng xáo, nghề đóng thuyền, nghề mộc, nghề đúc đồng, nghề gốm, nghề
rèn…); gắn với nhu cầu quan hệ giao duyên, hôn nhân; gắn với quan hệ gia
đình, dòng họ, mang tính khuyên răn, giáo dục giữa các thế hệ; ca ngợi quê
hương, đất nước và các bậc tài danh của Nghệ - Tĩnh; mang tính tự sự, kể về
sự tích lập làng, các sự kiện, hiện tượng lịch sử và các nhân vật đặc biệt của
một làng quê nhất định. Bởi thế dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản tinh thần
vô giá, đã thấm sâu vào tâm hồn, trí tuệ, đời sống người dân của hai tỉnh miền
Trung này. Tuy nhiên, khác với Hát giặm vốn dựa trên nền của các bài thơ
năm chữ, Hát ví được hình thành và phát triển cơ bản trên cơ sở của các câu
thơ lục bát, song thất lục bát và lục bát biến thể. Tìm hiểu về loại hình dân ca
Ví, Giặm với những đặc điểm ngôn ngữ của ca từ nói chung cũng như mối
quan hệ giữa các yếu tố ngữ âm địa phương với giai điệu của Hát ví Nghệ
Tĩnh nói riêng là tìm hiểu tính thống nhất, đặc biệt là những nét riêng của dân

3



ca xứ Nghệ so với dân ca của các vùng miền khác trên đất nước. Cũng là tìm
hiểu những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của con người xứ Nghệ, giúp
chúng ta cảm nhận được cái tinh túy của âm nhạc dân gian thể hiện qua sức
mạnh biểu đạt của ngôn từ mà người xưa đã sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ
để sáng tạo nên các làn điệu này bằng cả tâm hồn và nhiệt huyết dân tộc.
1.4. Trong thực tiễn đời sống âm nhạc đương đại, việc sáng tác các ca
khúc mới có sử dụng chất liệu dân ca nói chung, Ví, Giặm nói riêng cũng là
một cách thức để khơi nguồn và tiếp nối sức sống của dân ca cổ truyền trong
bối cảnh mới. Những đặc trưng, đặc điểm riêng có của tiếng địa phương Nghệ
Tĩnh được sử dụng tinh tế, uyển chuyển sẽ tạo cho nền âm nhạc Việt Nam
những tác phẩm mới có giá trị trường tồn. Nghiên cứu của luận án sẽ đóng
góp về mặt thực tiễn cho việc sáng tác ca khúc mới dựa trên chất liệu Ví, hoặc
làm mới dân ca theo kiểu lồng ghép làn điệu, cũng có thể biến đổi và làm mới
giai điệu cho có nhịp, có cao trào để âm hưởng Hát ví không còn trầm buồn
mà trong sáng, vui tươi… Đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa góp phần lưu
giữ, bảo tồn và phát triển vốn văn hóa dân gian, bản sắc của Đất - Người xứ
Nghệ, những viên ngọc quý dễ bị lãng quên trước sự tác động của nhiều yếu
tố xã hội và quy luật của sự hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa.
Với những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Mối
quan hệ giữa thanh điệu trong ca từ với giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: khảo sát, phân tích nguồn ngữ liệu
để làm rõ đặc điểm sử dụng thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh trong ca
từ để tạo nên giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh ở những nét cơ bản và nổi bật
nhất. Qua đó, đưa ra những nhận xét về vai trò, sự ảnh hưởng của thanh điệu
tiếng địa phương đối với việc hình thành giá trị cao độ của giai điệu trong dân


4


ca Hát ví Nghệ Tĩnh - một “địa chỉ” của sự hiện thực hóa hoạt động hành
chức của thanh điệu tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đặt vấn đề khảo sát sự tương ứng và mối quan hệ giữa thanh
điệu của ca từ với giá trị cao độ của giai điệu trong Hát ví Nghệ Tĩnh. Cụ thể
hơn, đề tài của luận án muốn có cái nhìn tổng quan về cách thức chuyển hóa
một bài thơ thành một giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh, góp phần làm rõ thêm
cách thức chuyển hóa thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt trở thành sự cao
thấp, lên bổng xuống trầm của các nốt nhạc trong âm nhạc cổ truyền và âm
nhạc hiện đại Việt Nam.
Từ định hướng trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề:
Thứ nhất, tổng hợp những vấn đề lý luận chung liên quan đến đề tài, như:
thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh; mối quan hệ
giữa ca từ, thanh điệu và giai điệu của dân ca; Hát ví Nghệ Tĩnh và các vấn đề
liên quan khác.
Thứ hai, phân loại, thống kê, xác định sự tương ứng giữa âm vực của
thanh điệu gắn liền với âm tiết trong ca từ và (các) nốt nhạc của Hát ví
Nghệ Tĩnh.
Thứ ba, phân loại, thống kê, xác định sự tương ứng giữa đường nét
của thanh điệu gắn liền với âm tiết trong ca từ và (các) nốt nhạc của Hát ví
Nghệ Tĩnh.
Thứ tư, thông qua các kết quả thống kê, chỉ ra vai trò, mối quan hệ
tương ứng giữa âm vực và đường nét của thanh điệu trong ca từ với giá trị cao
độ của giai điệu trong hát Ví Nghệ Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ tương ứng giữa thanh
điệu trong ca từ và cao độ của các nốt nhạc trong các bài dân ca Hát ví Nghệ
Tĩnh để làm rõ vai trò của thanh điệu tiếng địa phương với giai điệu của Hát

5


ví Nghệ Tĩnh thông qua khảo sát 1.732 âm tiết mang thanh điệu của 68 bài
dân ca Hát ví phổ biến do các nghệ nhân hát và được các nhạc sĩ kí âm, in
trong các tài liệu sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu liên quan đến các làn điệu
Hát ví Nghệ Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu, nguồn ngữ liệu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu đặc điểm sử dụng thanh điệu tiếng địa phương
Nghệ Tĩnh (âm vực và âm điệu) thuộc phần lời thơ (chủ yếu là lục bát, lục bát
biến thể…), không bao gồm tiếng đệm, tiếng phụ nghĩa, tiếng lấy hơi… để tạo
nên giai điệu của Hát ví Nghệ Tĩnh.
3.2.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của chúng tôi là 68 bài dân ca Hát ví được lấy từ 3 tài
liệu tiêu biểu, được tuyển chọn, giới thiệu và phổ biến rộng rãi sau đây:
1. Tuyển tập dân ca xứ Nghệ [152]:

bài 1 – 19

2. Hát ví Nghệ Tĩnh [93]:

bài 20 – 63

3. Phim tư liệu “Hát phường Vải xứ Nghệ” [180]: bài 64 – 68
Với nguồn ngữ liệu này, chúng tôi chỉ khảo sát ca từ (phụ lục 2) của

các bản phổ do các nghệ nhân hát và được các nhạc sĩ ký âm, trên văn bản in
theo chính tả tiếng Việt (phụ lục 1). Các bài dân ca Hát ví trên được chúng
tôi đánh số theo thứ tự xuất hiện và quy định viết tắt ứng với số thứ tự của
chúng khi trích dẫn ví dụ trong luận án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng các
phương pháp chính: thống kê - phân loại, quan sát - miêu tả, so sánh - đối
chiếu, điền dã ngôn ngữ học.
4.1. Phương pháp thống kê – phân loại được sử dụng để thống kê
nguồn tư liệu trên cơ sở tập hợp, phân loại các âm tiết mang thanh điệu trong
ca từ Hát ví Nghệ Tĩnh. Với kết quả thống kê mang tính định lượng cụ thể,

6


đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng, tạo ra một số căn cứ thực tiễn để
có được những đánh giá định tính bảo đảm tính thuyết phục hơn.
4.2. Phương pháp quan sát - miêu tả được sử dụng kết hợp phương
pháp định lượng để chỉ ra mối quan hệ tương ứng giữa âm vực và âm điệu của
thanh điệu trong lời ca với giá trị cao độ của giai điệu trong các bài Hát ví
Nghệ Tĩnh.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng trong hầu hết các
công đoạn của luận án, từ khâu khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, miêu
tả, kết luận… nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa thanh
điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh trong các bài Hát ví
Nghệ Tĩnh.
4.4. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học được sử dụng khi cần thiết
phải kiểm tra nguồn gốc, độ chính xác của tư liệu trên văn bản.
5. Đóng góp mới của luận án
Đề tài góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu ở bình

diện ngữ âm trong Hát ví Nghệ Tĩnh, cụ thể là về mối quan hệ cũng như vai
trò của thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh đối với giai điệu của Hát ví
Nghệ Tĩnh. Vận dụng những kiến thức cơ bản của ngữ âm học, phương ngữ
học, lý thuyết âm nhạc cơ bản để khảo sát, phân tích về sự tương ứng giữa âm
vực và đường nét của thanh điệu đối với việc hình thành giá trị cao độ của
giai điệu trong Hát ví Nghệ Tĩnh, qua đó nhằm làm rõ sự hành chức của thanh
điệu tiếng Việt trong âm nhạc. Đồng thời đề tài cũng góp phần làm rõ vai trò
của thanh điệu tiếng địa phương đối với việc hình thành nên những giá trị âm
nhạc đặc trưng vùng miền của các làn điệu dân ca Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:

7


- Làm rõ một số khía cạnh lý thuyết về thanh điệu tiếng Việt nói chung
và thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh nói riêng.
- Bổ sung, làm rõ thêm vai trò đặc biệt của thanh điệu tiếng Việt không
chỉ trong việc sáng tác thơ ca mà còn tạo nên vẻ đẹp của giai điệu âm nhạc
thông qua hoạt động hành chức của nó.
- Miêu tả, làm rõ sự tương ứng giữa âm vực, âm điệu của thanh điệu
trong ca từ với giai điệu trong Hát ví Nghệ Tĩnh, mối quan hệ tương tác và vai
trò của thanh điệu với giai điệu của dân ca.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu,
giảng dạy, bảo tồn và sáng tác mới các ca khúc có âm hưởng dân ca xứ Nghệ.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lí luận
Chương 3. Sự tương ứng giữa âm vực của thanh điệu trong ca từ với
âm vực của nốt nhạc trong Hát ví Nghệ Tĩnh
Chương 4. Sự tương ứng giữa diễn tiến cao độ của thanh điệu trong
ca từ với sự biến điệu của các nốt nhạc trong Hát ví Nghệ Tĩnh.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến đề tài luận án của chúng tôi đã có các công trình nghiên
cứu của những người đi trước thuộc các lĩnh vực: âm tiết và thanh điệu tiếng
Việt; thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh; đặc điểm Hát ví Nghệ Tĩnh và
mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu của dân ca Việt Nam từ góc độ
nghiên cứu của ngôn ngữ học và âm nhạc.
1.1. Những nghiên cứu về âm tiết tiếng Việt, thanh điệu tiếng Việt
và thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh
1.1.1. Về âm tiết tiếng Việt
Đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết
(monosyllabism) mang thanh điệu. Nói cách khác, âm tiết với tư cách là đơn vị
ngữ âm, có vai trò đặc biệt, chi phối tất cả các đặc điểm khác về từ vựng, ngữ
pháp... của tiếng Việt. Đề cập đến nội dung này, theo trình tự thời gian, phải kể
đến các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Hàm Dương (1966), Nguyễn Tài Cẩn
(1975), Vũ Bá Hùng (1976), Đoàn Thiện Thuật (1977), Cao Xuân Hạo (1985,
2001), Hồ Lê (1985), Nguyễn Quang Hồng (1976, 2012, 2014, 2017)...
Nhìn vào lịch trình thời gian có thể nhận ra rằng, trước những năm 60
của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu tiếng Việt không quan tâm đến vai trò của

âm tiết. Chỉ sau những năm sáu mươi, những người học tập ở Liên Xô cũ đã
tiếp thu những tư tưởng của E.D. Polivanop và A. A. Dragunop về đơn vị
được gọi là xilabem - hình tiết tương đương với tiếng hay âm tiết trong tiếng
Việt, thì việc xác định vai trò âm tiết mới được quan tâm thỏa đáng. Vào năm
1985, Tạp chí Ngôn ngữ, cơ quan ngôn luận duy nhất thời kỳ này đã tổ chức
thảo luận chuyên đề “Tiếng, hình vị và từ” theo hình thức các bài trình bày,
thảo luận công khai trên Tạp chí trong nhiều số và đã thu được những kết quả
thú vị.
Các tác giả tiêu biểu chúng tôi đã nêu trên đều nhất trí và xác nhận vai
trò của âm tiết: cho dù là đơn vị ngữ âm, nhưng nó là đơn vị cơ bản nhất và
quan trọng nhất tạo nên đặc điểm loại hình đơn lập tiếng Việt. Sự khác biệt
giữa các tác giả chỉ là quan niệm về cấu trúc của âm tiết. Nguyễn Hàm

9


Dương là tác giả đầu tiên nêu lên vai trò của âm tiết tiếng Việt qua bài “Âm
tiết tiếng Việt, một đơn vị tín hiệu cơ bản” (1966). Trong bài viết, tác giả
chứng minh âm tiết trong tiếng Việt là đơn vị phát âm tự nhiên nhất và có
chức năng không chỉ đối với ngữ âm mà còn đối với cả từ vựng, ngữ pháp
tiếng Việt. Tiếp tục tư tưởng này, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng –
Từ ghép – Đoản ngữ” (1975), Nguyễn Tài Cẩn khi bàn về đơn vị cơ bản của
ngữ pháp tiếng Việt, đã chỉ ra đầy đủ vai trò của âm tiết mà ông gọi là tiếng
với tư cách là một thể nhưng thống nhất ba ngôi: tiếng đồng thời là âm tiết
(ngữ âm), là từ cơ bản (từ vựng) và là hình vị (ngữ pháp). Rõ ràng, đặc trưng
đơn tiết thể hiện ở tất cả các cấp độ của tiếng Việt và là đặc trưng không thể
phủ nhận.
Cao Xuân Hạo, ngay từ bài viết “Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng”
(1985) đã chứng minh cho luận điểm “trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị,
vừa là hình vị vừa là từ” và “tôi có chứng minh rằng trong tiếng Việt đơn vị

có cương vị ngôn ngữ học của âm vị là tiếng chứ không phải là âm tố như các
ngôn ngữ châu Âu” [72, 51]. Tác giả duy trì quan điểm của mình về việc
tiếng không thể phân xuất thành những thành phần nhỏ hơn trong công trình
“Âm vị học và tuyến tính” (2001): Nói cách khác tiếng là một khối, không có
cấu trúc ngữ âm nội tại. Đây là quan điểm độc đáo về cấu trúc âm tiết tiếng
Việt khác với tất cả các tác giả khác khi bàn về đơn vị này.
Nguyễn Quang Hồng là người có nhiều bài viết sâu sắc về âm tiết tiếng
Việt, đặc biệt là vai trò của nó trong thi ca Việt Nam. Có thể kể đến các khảo
sát “Âm tiết tiếng Việt, chức năng và cấu trúc của nó” (1976); “Âm tiết và
loại hình ngôn ngữ” (2012); “Âm tiết tiếng Việt và sự thể hiện chức năng thi
ca” (2014) và mới nhất là cuốn sách “Âm tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca”
(2017). Ông cho rằng âm tiết được người Việt gọi theo cách gọi truyền thống
là tiếng tức là xét về mặt âm thanh hoặc là chữ xét về mặt chữ viết (theo quan
niệm chữ tượng hình truyền thống). Âm tiết, xét từ góc độ ngữ âm, là một
chỉnh thể âm thanh trọn vẹn, không biến đổi trong quá trình giao tiếp và do
vậy nó thỏa mãn đặc điểm loại hình đơn tiết: đơn lập về cơ cấu hình thái và
âm tiết tính về cơ cấu ngữ âm. Về mặt chức năng, tác giả cho rằng: “Sự tương
đương nhất định về mặt chức năng (tạo lập vỏ tiếng các đơn vị mang nghĩa)
giữa âm tiết tiếng Việt, tiếng Hán... với âm vị trong các ngôn ngữ biến hình

10


đã dẫn ta đến chỗ thừa nhận âm tiết hay đúng hơn - tiết vị (xi-la-bem - thuật
ngữ của E.D. Pô-li-va-nốp) là đơn vị ngữ âm cơ bản trong hệ thống ngữ âm
tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ cùng loại hình” [84, 31]. Về mặt cấu
trúc, tuy là một đơn vị trọn vẹn về ngữ âm nhưng âm tiết vận có thể được
phân thành những đại lượng ngữ âm nhỏ hơn: âm đầu, vần và thanh bằng các
qui tắc hình thái học của tiếng Việt theo quan điểm âm vận học truyền thống.
Các tác giả Vũ Bá Hùng, Hồ Lê và Đoàn Thiện Thuật ít bàn về chức

năng mà chủ yếu bàn về cấu trúc của âm tiết tiếng Việt. Các tác giả này đều
chia âm tiết thành bốn thành phần chiết đoạn: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm
cuối và một thành phần siêu đoạn: thanh điệu.
1.1.2. Về thanh điệu tiếng Việt
Hệ thống thanh điệu tiếng Việt, từ rất lâu đã được các tác giả cả
trong nước và và đặc biệt là các tác giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau.
Các công trình của các tác giả trong nước viết về thanh điệu tiếng Việt
bằng tiếng Việt phải kể đến: Đoàn Thiện Thuật (1977), Bùi Văn Nguyên
(1977), Hoàng Cao Cương (1986), Vũ Kim Bảng (1986), Hoàng Thị Châu
(1989), Võ Xuân Quế (1993), Vũ Bá Hùng (1978, 1988, 1990, 1999), Huỳnh
Công Tín (1999), Nguyễn Văn Tài (1980), Trần Trí Dõi (1991, 2002),
Nguyễn Hoài Nguyên (2002), Nguyễn Văn Lợi (1991, 1997, 2002, 2009,
2012), Nguyễn Tài Thái (2015)…
Các công trình của các tác giả ở ngoài nước viết về thanh điệu tiếng
Việt bằng tiếng nước ngoài là rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến các tác
giả: Lê Văn Lý (1948), Andreev, N.D. & Gordina, M.V. (1957), Nguyen Ham
Duong (1966), L. Thompson (1965), Nguyễn Đăng Liêm (1970), Earle
(1975), Han và Kim (1974), Gordina M.V. và Bystrov, I.X. (1984), Vu Thanh
Phuong (1982), Đỗ Thế Dũng (1986), Haudricourt A.G. (1991), Efimov. A.J.
(1991), Ferlus Michel (1997), Andrea Hoa Pham (2001, 2003, 2005), Koichi
Honda (2006)...
Những nghiên cứu về thanh điệu tiếng Việt có nội dung được đề cập
đến rất phong phú: nguồn gốc; miêu tả đặc trưng; các biến thể địa phương và
các vấn đề khác liên quan. Về phương pháp, các tác giả dùng cả phương pháp
cảm thụ thính giác và phương pháp ngữ âm học thực nghiệm. Sau đây là một

11



số nội dung cơ bản về thanh điệu tiếng Việt qua các nghiên cứu của một số
tác giả tiêu biểu.
a) Nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt
Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt, phải kể đến các tác giả nước
ngoài như Haudricourt A.G. (1991), Efimov.A.J. (1991), Ferlus Michel
(1997)… và tác giả trong nước như Nguyễn Văn Tài (1980), Trần Trí Dõi
(1991), Nguyễn Văn Lợi (1991)…
A.G. Haudricourt (1991) trong bài viết “Về nguồn gốc các thanh điệu
tiếng Việt”, trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 được xem là người đề cập căn bản
nhất về vấn đề nguồn gốc thanh điệu Việt. Tác giả đã chứng minh tiếng Việt
(nói đúng ra là tiếng Việt Mường chung) ở giai đoạn đầu Công nguyên còn
chưa có thanh điệu, trong từ còn có phụ tố và các nhóm phụ âm đầu, các âm
cuối họng, hầu và xát. Việc hình thành thanh điệu do hai quá trình tạo ra: sự
rụng dần hoặc bị thay thế các âm cuối [r], [l], [h], [s], [?] và nhu cầu phải
phân biệt các âm đầu vô thanh tiếng Hán (do sự vay mượn tiếng Hán Việt)
với các âm hữu thanh đã được vô thanh hóa trong tiếng Việt Mường giai đoạn
muộn hơn.
Các tác giả khác dựa trên cách đặt vấn đề của A.G. Haudricourt để triển
khai nghiên cứu sâu hơn ở các khía cạnh khác nhau về nguồn gốc thanh điệu
tiếng Việt.
b) Đặc trưng hệ thống thanh điệu tiếng Việt
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các đặc trưng của hệ thống
thanh điệu tiếng Việt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này phần lớn chỉ nghiên cứu
thanh điệu trong bối cảnh độc lập mà chưa có nhiều nghiên cứu xem xét sự
biến đổi của thanh điệu trong ngữ lưu. Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi, không
phải là vì vấn đề này chưa được nghĩ đến mà là do hạn chế của phương pháp
nghiên cứu (đa số dùng phương pháp cảm thụ thính giác), hạn chế của các
phương tiện phân tích hoặc người sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của các
máy móc thực nghiệm.
Một cách khái quát nhất có thể nói nghiên cứu về thanh điệu tiếng Việt

một cách toàn diện ở diện đồng đại, trước tiên phải kể đến hai công trình “Hệ
thống thanh điệu tiếng Việt” của Andreev N.D. & Gordina V. (1957) và “Ngữ
âm tiếng Việt” của Đoàn Thiện Thuật (1977). Cả hai công trình này trước tiên

12


đã tiến hành miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt ở cả bình diện âm vị học
và ngữ âm học bằng hai phương pháp điển hình: cảm thụ thính giác (Đoàn
Thiện Thuật) và ngữ âm thực nghiệm (Andreev N.D. & Gordina V.M.). Các
tác giả đã trình bày, bàn luận từng đặc điểm tiêu chí ngữ âm học của hệ thanh
điệu tiếng Việt: âm vực, đường nét, trường độ, hiện tượng tắc họng, hiện
tượng yết hầu hoá... có đối chiếu với những kết quả nghiên cứu đã có của các
tác giả đi trước. Có thể khẳng định, các kết quả nghiên cứu của hai công trình
trên về thanh điệu tiếng Việt đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Các công trình nghiên cứu mới về hệ thanh điệu Việt cũng đã xuất hiện.
Một số tác giả như: Thompson (1965), Vu Thanh Phuong (1982), Nguyễn
Văn Lợi & Jerold A. Edmondson (1987), Andrea Hoa Pham (2003)... có sự
khác biệt với nhiều tác giả theo quan niệm truyền thống ở Việt Nam, đã đưa
ra một cách nhìn mới về các tiêu chí khu biệt thanh điệu khi cho rằng để khu
biệt thanh còn phải dựa vào tiêu chí chất giọng (voice quality) vốn là hệ quả
của các thức tạo thanh (phonation type).
c) Các biến thể của hệ thống thanh điệu tiếng Việt về mặt địa lý
Tiếng Việt là sự thể hiện đa dạng nhưng thống nhất qua các phương
ngữ. Do vậy, thanh điệu tiếng Việt thể hiện trong từng phương ngữ đặc biệt
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Võ Xuân Quế (1993), Hoàng Thị
Châu (2004), Nguyễn Văn Lợi (1997, 2009, 2012), Võ Xuân Trang (1997),
Trần Trí Dõi (2002), Trịnh Cẩm Lan (2005), Nguyễn Tài Thái (2015)…
Do tính đại diện và đa dạng của phương ngữ Bắc qua các tiếng Hà Nội
và các thổ ngữ vùng đồng bằng Bắc Bộ nên nhận được sự chú ý của nhiều nhà

ngôn ngữ học như Andreev và Bystrov (1957), Nguyễn Đăng Liêm (1970),
Earle (1975), Han và Kim (1974), Vu Thanh Phuong (1982), Gordina M.V. &
Bystrov I. X. (1984), Andrea Hoa Pham (2005), Koichi Honda (2006)…
Về tính khái quát, trước tiên là công trình “Tiếng Việt trên mọi miền
đất nước” của Hoàng Thị Châu (2014). Trong cuốn sách này, cùng với việc
miêu tả hệ thống ngữ âm ở các vùng miền khác nhau, tác giả có một chương
riêng miêu tả chi tiết hệ thống thanh điệu của phương ngữ Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ và Nam Bộ. Từ góc độ nghiên cứu thực nghiệm, Vũ Kim Bảng (1986),
trong bài “Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương ngữ Hà Nội và
phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm)”, đã đề cập đến sự khác biệt giữa

13


hai phương ngữ tiêu biểu, có vai trò quan trọng ở hai đầu đất nước. Hoàng
Cao Cương (1989) cũng đã xem xét đến đặc điểm thanh điệu của các phương
ngữ... bằng phương pháp ngữ âm thực nghiệm qua bài viết “Thanh điệu Việt
qua giọng địa phương trên cứ liệu F0”. Theo hướng này, Huỳnh Công Tín
(1999) cũng tiến hành so sánh đặc điểm ngữ âm của tiếng Sài Gòn với tiếng
nói ở các vùng tiêu biểu khác qua luận án Tiến sĩ Hệ thống ngữ âm của tiếng
Sài Gòn so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam.
d) Một số vấn đề khác liên quan đến thanh điệu tiếng Việt
Thanh điệu tiếng Việt được quan tâm và khai thác trên nhiều khía cạnh
khác nhau, chẳng hạn: thanh điệu thể hiện trong các từ song tiết, từ láy đôi,
thơ, hát Xoan, Quan họ... (Vũ Bá Hùng (1991), Hoàng Cao Cương (1985), Vũ
Thị Hải Hà (2006), Phạm Trọng Toàn (2011)...). Vấn đề sửa lỗi thanh điệu
cho học viên nước ngoài, cho người mắc các tật về phát âm, đánh giá sự thể
hiện thanh điệu của bệnh nhân sau phẫu thuật thanh quản… (Ngô Như Bình
(1999), Phan Khánh Hòa & Nguyễn Văn Lợi (2003)…). Vấn đề tần số xuất
hiện của thanh điệu tiếng Việt cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu,

khảo sát (Vương Hữu (1985), Đinh Điền, Đỗ Đức Hào (2015) …)
Trong dòng lời nói liên tục, các thanh điệu hiếm khi đạt được giá trị
đích của chúng, chúng thường chịu ảnh hưởng bởi ngữ cảnh: âm tiết có
trọng âm và âm tiết không trọng âm (nhấn - không nhấn); ảnh hưởng bởi các
thanh điệu xung quanh; nhịp điệu... những yếu tố ảnh hưởng này ít được
nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến vấn đề mà đề tài quan tâm, năm 1990,
tác giả Vũ Bá Hùng cũng đã đặt ra vấn đề cần phải xem xét đặc điểm thanh
điệu trong chuỗi lời nói, tuy nhiên, ông mới chỉ xem xét thanh điệu trong
“ngữ cảnh vi mô”, cụ thể là “nghiên cứu thanh điệu trong các từ song tiết,
hình thái nhỏ nhất của sự kết hợp”, đo sự thay đổi của tần số cơ bản ở 3
điểm: đầu, giữa và cuối mỗi thanh và trường độ của các thanh ngang, huyền,
hỏi, sắc, nặng; và 6 điểm đối với thanh ngã (bởi đường nét thanh này bị
gãy). Tuy nhiên, nếu chỉ đo giá trị F0 ở ít điểm thì khó dựng lại được sự thay
đổi cụ thể, tinh tế của đường nét thanh điệu. Do đó, trong nghiên cứu của
mình, chúng tôi mong muốn mở rộng phạm vi sang khảo sát thanh điệu
trong “ngữ cảnh vĩ mô” hơn.
Han và Kim (1974) miêu tả các biến thể thanh điệu trong các từ song

14


tiết; cũng có thể tìm thấy một vài nhận xét về vấn đề này trong các bài nghiên
cứu của Hoàng Tuệ và Hoàng Minh (1975), Gordina và Bystrov (1984),
Hoàng Cao Cương (1985) và P. Seitz (1986). Đỗ Thế Dũng (1986, 1989) đưa
ra những miêu tả chi tiết trong bài báo cáo về mối quan hệ giữa trọng âm và
thanh điệu.
Nhiều tác giả quan tâm đến hiện tượng biến thanh hay còn gọi là hiện
tượng “sandhi” (chuyển âm theo ngữ cảnh) trong tiếng Việt, một hiện tượng
diễn ra trong các ngôn ngữ có thanh điệu khác như tiếng Trung Quốc, tiếng
Thái. Thanh điệu có thể chịu ảnh hưởng của thanh điệu xung quanh, song nó

vẫn được xem xét và mô tả như hiện tượng đồng hóa thanh điệu hoặc đồng
cấu âm. Tuy nhiên, các tác giả không nhất trí về việc liệu những hiện tượng
đồng hóa này là những đồng hóa ngược hay những đồng hóa xuôi. Han và
Kim (1974) nhận thấy rằng có cả hai loại đồng hóa này nhưng họ cho rằng
hiện tượng đồng hóa xuôi nổi trội hơn; Gordina và Bystrov (1957) đồng ý với
sự tồn tại của cả hai kiểu loại nhưng lại nhấn mạnh vào quá trình đồng hóa
ngược. Đỗ Thế Dũng (1986) nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình đồng
hóa xuôi theo cao độ đạt được bởi thanh điệu đi trước nó; sau một thanh điệu
tăng như sắc hay hỏi, bất kỳ thanh điệu theo sau nào cũng một hoặc hai phần
tư các thanh điệu cao hơn giá trị đích bình thường của nó và sau thanh nặng
và huyền, nó sẽ bắt đầu giảm một hoặc hai phần tư; sự thay đổi này diễn ra ở
các vị trí không trọng âm mạnh hơn vị trí có trọng âm; và mặc dầu vậy, vẫn
duy trì sự khác biệt tương đối về âm vực và đường nét thanh điệu.
1.1.3. Thanh điệu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh
Hệ thống thanh điệu tiếng Việt được thể hiện rất khác nhau ở mỗi vùng
địa phương, bởi vậy các nhà ngôn ngữ học đã khẳng định thanh điệu là một
trong những đặc điểm quan trọng dùng để nhận diện và phân biệt các phương
ngữ, thổ ngữ. Giáo trình “Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” của Nguyễn Tài Cẩn
cho biết hệ thống thanh điệu của tiếng Việt phổ thông thể hiện đầy đủ nhất ở
phương ngữ Bắc Bộ còn đa số các vùng phương ngữ chỉ có 5 thanh vì hai
thanh nào đấy không tách bạch ra được mà nhập làm một. Ở Nghệ An, thanh
ngã nhập với thanh nặng [18, 225]. Cũng như vậy, Hoàng Thị Châu cho rằng
“mỗi phương ngữ, thổ ngữ đặc biệt có hệ thống thanh điệu riêng [22, 205]. Và
“Phương ngữ Nghệ Tĩnh không phân biệt được thanh ngã và thanh nặng. Cả

15


năm thanh tạo thành hệ thống các thanh điệu khác với phương ngữ Bắc, có độ
trầm lớn hơn” [22, 93].

Do những đặc điểm mang tính khác biệt, từ lâu, tiếng địa phương Nghệ
Tĩnh đặc biệt được nhiều người quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu. Năm 1912, H.
Maspéro đã đưa ra những nhận xét về thanh điệu Nghệ Tĩnh trong công trình
nghiên cứu lịch sử các âm đầu tiếng Việt: “Thanh 1 (bằng) và thanh 2 (huyền)
giống với tiếng Bắc, nhưng thanh 1 thường được phát âm với âm điệu hơi đi
xuống, còn thanh 2 Nghệ lại có mức âm điệu cao hơn thanh 2 Bắc, mặc dù vẫn
thuộc âm vực thấp, khác với thanh 1 thuộc âm vực cao. Thanh 5 (thanh sắc)
Nghệ thường có đường nét âm điệu gần giống thanh 4 (thanh hỏi) Bắc nhưng
thuộc âm vực cao. Thanh 4 thường có đường nét âm điệu giống thanh 6 Bắc và
thường có âm tắc thanh hầu ở cuối hoặc ở giữa [dẫn theo 169, 91]. Lần lượt các
nhà nghiên cứu Andreev & Gordina (1960), Hoàng Thị Châu (1989), Võ Xuân
Quế (1993), Hoàng Cao Cương (1989), Đinh Lê Thư - Nguyễn Văn Huệ
(1998), Trần Trí Dõi (2001)… cũng đã có các công trình miêu tả đồng đại hệ
thống thanh điệu Nghệ Tĩnh. Các tác giả Hoàng Thị Châu, Hoàng Cao Cương,
Trần Trí Dõi đã có những miêu tả khá chi tiết và đều cho rằng thanh điệu Nghệ
tĩnh có thể xem như tiêu biểu cho hệ thanh điệu của các phương ngữ Bắc Trung
bộ, gồm 5 thanh, không có thanh ngã. Theo Hoàng Thị Châu, đặc điểm cơ bản
của hệ thanh Nghệ Tĩnh là hệ thanh điệu trầm [22]. Hoàng Cao Cương cũng
nhận định, thanh điệu Nghệ Tĩnh có vùng âm vực chung hẹp, sự phân cắt các
vùng âm vực bộ phận không rõ ràng, tạo ấn tượng thẩm nhận giọng nặng, có
phần đơn điệu so với giọng Bắc và giọng Nam [32].
Trong bài viết “Thanh điệu một vài thổ ngữ Nghệ An: từ góc nhìn đồng
đại và lịch đại”, dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm bằng máy tính, tác giả
Nguyễn Văn Lợi đã xác lập hai bộ tiêu chí nhận diện hệ thanh điệu Nghệ An
là các tiêu chí về cao độ và các tiêu chí về chất giọng. Những đặc trưng chung
về cao độ thanh điệu Nghệ An là “âm vực chung hẹp, và sự khác biệt không
lớn giữa âm vực bộ phận các thanh là đặc trưng quan trọng của hệ thanh tiếng
Nghệ An” [120, 9]. Đặc trưng về đường nét âm điệu cũng được tác giả chỉ rõ
“cả về lịch đại và đồng đại, các đặc trưng về cao độ (đường nét âm điệu và âm
vực) để nhận diện và khu biệt các thanh tiếng Nghệ An được thể hiện chủ yếu

ở nửa cuối âm tiết” [120, 10]. Còn về đặc trưng chất giọng: thanh 1, chất

16


giọng thường; thanh 2, chất giọng chùng; thanh 3 kết thúc bằng thanh môn
hóa; thanh 4, chất giọng kẹt thanh (thanh quản hóa); thanh 5, thanh quản hóa.
Tác giả kết luận: “Bên cạnh đặc điểm về vùng âm vực chung hẹp, những đặc
trưng riêng biệt về âm học của các kiểu tạo thanh (chất giọng) tạo cho tiếng
Nghệ một màu sắc riêng, thường được thẩm nhận là nặng, sâu hay trầm hơn
so với tiếng Bắc” [120, 10].
Tác giả Bùi Văn Nguyên (1977) trong một công trình nghiên cứu về
thanh điệu tiếng Nghệ Tĩnh từ rất sớm “Thử tìm hiểu giọng nói Nghệ Tĩnh
trong hệ thống giọng nói chung cả nước” đã có những khái quát về giọng nói
Nghệ Tĩnh. Đặc trưng hệ thống thanh điệu chỉ có 5 thanh của giọng Nghệ Tĩnh
được Nguyễn Hoài Nguyên (2001) trình bày trong bài viết “Thanh ngã trong
phương ngữ tiếng Việt”. Tiếp đó, luận án Tiến sĩ “Miêu tả đặc trưng ngữ âm
phương ngữ Nghệ Tĩnh” của chính tác giả bảo vệ năm 2003 được xem là công
trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc nhất cho đến nay về hệ thống ngữ âm tiếng
địa phương Nghệ Tĩnh trong đó có phần miêu tả hệ thống thanh điệu.
Bên cạnh đó, đặc thù ngữ âm của thổ ngữ vùng Nghi Lộc của Nghệ
An cũng đã được nghiên cứu chuyên sâu qua luận án của Võ Xuân Quế
(1993), Andrea Hòa Phạm (2001) và bài viết chuyên biệt về hệ thống thanh
điệu vùng thổ ngữ này của tác giả Trần Trí Dõi (2001) - “Thanh điệu tiếng
Việt ở Cửa Lò”.
1.2. Tình hình nghiên cứu về Hát ví Nghệ Tĩnh
Việc tìm hiểu, nghiên cứu dân ca xứ Nghệ nói chung, Hát ví nói riêng
đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiến hành từ lâu, ở những thời kì khác
nhau (trước cách mạng, trong kháng chiến, hiện nay) với những quy mô khác
nhau (bài viết, công trình, hội thảo…) và từ nhiều cách tiếp cận: âm nhạc, sân

khấu, văn hóa, văn học, ngôn ngữ... Những xu hướng tìm hiểu dân ca xứ
Nghệ và kết quả nghiên cứu thể hiện trên mấy phương diện cơ bản sau đây:
Về lĩnh vực sưu tầm: Việc sưu tầm dân ca Nghệ Tĩnh đã được tiến
hành bền bỉ, kiên trì từ những năm trước Cách mạng, những năm kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ và cho đến hiện nay, do các nhà nghiên cứu văn hóa
dân gian, các nhạc sỹ, nghệ sỹ thực hiện như: Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn
Đổng Chi, Nguyễn Chung Anh, Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Lê Hàm,
Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, An Thuyên... Tính đến nay đã có nhiều tác giả,

17


×