Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bài soạn chương 4 thực hiện phân tích kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.33 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
----------0O0-----------

CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN PHÂN
TÍCH KẾ TOÁN
GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm thực hiện:
1.

Trần Thị Diễm Châu

2.

Phạm Thị Thùy Vi

3.

Trần Ngọc Khánh Nguyên

4.

Lê Thị Thanh Thái

5.

Nguyễn Việt Phong


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán


_____________________________________________________________________________
_

MỤC LỤC

2


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

I.

Tổng quan về phân tích kế toán
1. Khái niệm phân tích kế toán

Phân tích kế toán gọi một cách đầy đủ là phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ kế toán,
là việc đánh giá các chính sách kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Qua đó
giúp nhà phân tích xem xét khả năng cung cấp thông tin trung thực và có thể so sánh của
báo cáo tài chính.
Phân tích kế toán gồm nhiều các phần hành khác nhau như đánh giá rủi ro kế toán, chất
lượng thu nhập của một công ty, ước tính khả năng tạo thu nhập, và thực hiện các điều
chỉnh cần thiết đối với báo cáo tài chính để phản ảnh tốt hơn thực trạng kinh tế và hỗ trợ
phân tích tài chính.
2. Mục tiêu – Sự cần thiết của phân tích kế toán

a. Nhu cầu phân tích kế toán
Nhu cầu phân tích kế toán nảy sinh từ 2 lý do chính sau:
Kế toán dồn tích cải thiện kế toán dòng tiền bằng cách phản ánh các hoạt động kinh tế

trong một phạm vi thời gian đúng lúc hơn. Nhưng kế toán dồn tích tạo ra một số biến
dạng kế toán mà cần phải nhận ra và điều chỉnh để thông tin kế toán phản ánh tốt hơn
các hoạt động kinh doanh
- Các báo cáo tài chính được chuẩn bị cho nhiều người sử dụng và như cầu thông tin
khác nhau. Điều này có nghĩa thông tin kế toán thường đòi hỏi các điều chỉnh để đáp
ứng những mục tiêu phân tích của từng nhóm người sử dụng
Phân tích kế toán là một điều kiện tiên quyết đối với việc phân tích tài chính hiệu quả.
Điều này là vì chất lượng của các kết luận phân tích tài chính phụ thuộc vào chất lượng
thông tin kế toán nền tảng, dữ liệu thô của phân tích:
- Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính cung cấp thông tin liên quan đến quyết định
đầu tư, tài trợ (doanh nghiệp có thể sử dụng nợ hay không, ngắn hay dài, doanh
nghiệp đang ở tình trạng nào, tác động đòn bẩy tài chính và rủi ro như thế nào,…) ; là
báo cáo nhanh về quy mô, vị thế của doanh nghiệp tại một thời điểm so với các doanh
nghiệp cùng ngành hoặc các công ty khác trên thị trường
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo có tính thời kỳ cung cấp thông
tin về chi phí, thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, tác động đòn tài
chính có khuyết đại thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp không?, rủi ro tiềm ẩn của
doanh nghiệp tác động đến thu nhập như thế nào?...
-

3


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

b. Mục tiêu phân tích
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Mỗi đối tượng quan tâm theo góc độ và mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài

chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích kế toán phải được tiến hành bằng nhiều
phương pháp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng. Từ đó
giúp người sử dụng có thông tin kế toán chính xác, trung thực để giúp người sử dụng có
thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp và giảm thiểu các rủi ro.
Nhu cầu thông tin của người sử dụng khác nhau dựa trên mục tiêu và phân tích của người
sử dụng. Ví dụ: Trong phân tích vốn cổ phần, thông tin kế toán nên đem lại một cái nhìn
không thiên vị về tình hình và thành quả tài chính của công ty, làm cho việc xác định thu
nhập tiềm năng trong tương lai của công ty trở nên dễ dành hơn
3. Phương pháp phân tích kế toán
Phân tích kế toán được thực hiện bằng nhiều phương pháp khá nhau, trong đó phương
pháp so sánh, phương pháp đối chiếu là thường được sử dụng. Việc thực hiện so sánh
giữa các công ty và theo thời gian giúp cho người phân tích phát hiện những bất thường,
không phù hợp, không nhất quán trong áp dụng các chuẩn mực.
Ví dụ: Đối với khoản mục chi phí trả trước có thời hạn trên một năm, thì chuẩn mực kế
toán quy định rằng chi phí m cần phải ghi nhận như một khoản trả trước và phân bổ theo
thời gian cho chi phí trả trước đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã không áp dụng nguyên tắc
trên và ghi nhận chi phí một lần khi thanh toán. Từ phương pháp đối chiếu, nhà phân tích
sẽ phát hiện doanh nghiệp đã ghi nhận sai lệch chi phí. Hoặc trước khi thực hiện so sánh
tỷ suất nợ trên vốn cổ phần giữa hai công ty, điều quan trọng là bảo đảm rằng cả hai tài
khoản thuê mua của hai công ty là một phạm vi có thể so sánh. Nếu một công ty vốn hóa
khoản thuê mua trong khi công ty kia vẫn giữ khoản thuê mua này, thì việc so sánh trên
vốn cổ phần trên nên không có ý nghĩa. Như vây, người phân tích cần xem xét liệu
phương pháp, nguyên tắc kế toán mà hai công ty áp dụng là tương đồng, chính xác, phù
hợp để từ đó có những điều chỉnh cần thiết, thích hợp để đảm bảo dữ liệu kế toán để bảo
đảm khả năng có thể so sánh, tính nhất quán hay cả hai, phụ thuộc vào nhu cầu phân tích.

4


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán

_____________________________________________________________________________
_

4. Nội dung phân tích kế toán
Phân tích kế toán liên quan tới nhiều tiến trình và nhiệm vụ có tương quan với nhau.
Chúng ta thảo luận phân tích kế toán ở 2 mặt: đánh giá chất lượng thu nhập và điều chỉnh
các báo cáo tài chính.

a. Đánh giá chất lượng thu nhập
Chất lượng thu nhập (hay chính xác hơn là chất lượng kế toán) là khác nhau đối với
những nhóm người khác nhau. Nhiều nhà phân tích định nghĩa chất lượng thu nhập như
là quy mô của sự bảo thủ được chấp nhận bởi công ty – một công ty có chất lượng thu
nhập cao được kỳ vọng có một tỷ số giá trên thu nhập P/E cao hơn một công ty với chất
lượng thu nhập kém. Một định nghĩa khác là trong điều kiện bóp méo kế toán, một công
ty có chất lượng thu nhập cao nếu thông tin báo cáo tài chính mô tả đúng đắn các hoạt
động kinh doanh của công ty. Với định nghĩa nào chăng nữa, việc đánh giá chất lượng thu
nhập là một nhiệm vụ quan trọng của phân tích kế toán.
Các bước đánh giá chất lượng thu nhập:
-

Nhận dạng và đánh giá các chính sách kế toán chủ yếu

-

Đánh giá mức độ linh hoạt của kế toán

-

Xác định chiến lược lập báo cáo


-

Nhận dạng và đánh giá các mối đe dọa

b. Điều chỉnh các báo cáo tài chính
Nhiệm vụ cuối cùng và phức tạp nhất trong phân tích kế toán là thực hiện các điều chỉnh
thích hợp đối với báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo KQHĐKD và Bảng CĐKT (điều
chỉnh các biến dạng kế toán về trạng thái bình thường). Một số điều chỉnh phổ biến đối
với các BCTC:
-

Vốn hóa các khoản thuê hoạt động dài hạn

Ghi nhận chi phi ESO (quyền chọn mua chứng khoán của người lao động) trong
việc xác định thu nhập
Các điều chỉnh cho chi phí một lần như sửa chữa tài sản hư hỏng, chi phí tái cấu
trúc.
5


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

-

Vốn hóa R&D nếu cần thiết

-


Ghi nhận tình trạng kinh tế của các kế hoạch phúc lợi, hưu bổng trên Bảng CĐKT

-

Xóa bỏ các tác động của khoản nợ thuế phải trả và các tài sản từ bảng CĐKT

II.

Nguyên nhân sai lệch và tác động của kế toán
1. Nguyên nhân tạo ra các sai lệch, móp méo trong số liệu kế toán

Hiện tại có thể liệt kê 3 nguyên nhân gây sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính:
Do các chuẩn mực kế toán
Do phương pháp hạch toán kế toán
Do chủ quan của người lập.
Thật ra nguyên nhân thứ ba cũng xuất phát từ hai nguyên nhân đầu tiên. Bởi vì kế toán
viên không thể làm trái với những điều chuẩn mực và phương pháp hạch toán đã quy
định. Do đó họ sẽ lợi dụng những khe hở của chuẩn mực kế toán, của phương pháp hạch
toán để lập báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho công ty.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sự sai lệch đó thể hiện ra sao trên các báo cáo tài chính qua việc
nghiên cứu từng hoạt động của DN và hướng xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
Bài viết này sẽ tìm hiểu sự sai lệch đó thể hiện ra sao và biện pháp xử lý như thế nào
thông qua phân tích ba hoạt động chính của DN là:
Hoạt động tài trợ
Hoạt động đầu tư
Hoạt động kinh doanh

a. Chuẩn mực kế toán:
Chuẩn mực kế toán quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các
yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

- Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể
theo khuôn mẫu thống nhất
- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn
đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cá thông tin trên báo cáo tài
chính phản ánh trung thực và hợp lý.
- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp
của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; Giúp cho người sử
dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với
các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
6


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_
- Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy

định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán,
phải áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm
vi cả nước
Danh sách 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho
Chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực 6: Thuê tài ản
Chuẩn mực 7: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
Chuẩn mực 8: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

Chuẩn mực 9: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực 10: Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực 11: Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực 12: Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực 13: Chi phí đi vay
Chuẩn mực 14: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực 15: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực 16: Hợp đồng bảo hiểm
Chuẩn mực 17: Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực 18: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức
tài chính tương tự
Chuẩn mực 19: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực 20: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chuẩn mực 21: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư và công ty con
Chuẩn mực 22: Thông tin về các bên liên quan
Chuẩn mực 23: Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực 24: Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực 25: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
Chuẩn mực 26: Lãi trên cổ phiếu.

b. Nguyên tắc kế toán
- Cơ sở dồn tích
- Hoạt động liên tục
- Giá gốc
- Phù hợp
- Nhất quán
- Thận trọng
7



Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

- Trọng yếu
2. Tác động của sai lệch trong kế toán
Những sai lệch trong kế toán có những tác động rất đáng kể đến chất lượng thông tin thu
nhập thu nhập của nhà phân tích, làm suy yếu chất lượng và tính toàn vẹn của quá trình
Báo Cáo Tài Chính, xói mòn tính toàn vẹn và khách quan của nghề kế toán, giảm niềm
tin vào thị trường vốn và niềm tin vào độ tin cậy của các thông tin tài chính, làm cho thị
trường vốn kém hiệu quả, nhà đầu tư bị thiệt hại, thị trường ảnh hưởng.

III.

Các sai lệch và cách điều chỉnh số liệu kế toán trong hoạt động kinh doanh
1.

Nhận diện và đánh giá các mối đe dọa, sai lệch

Một bước hữu ích trong việc đánh giá chất lượng thu nhập là chú ý đến các mối đe dọa.
Các nhà phân tích cần nhận dạng các mối đe dọa sai lệch vì nó ẩn chứa các vấn đề
nghiêm trọng tiềm tàng như:
- Thành quả tài chính nghèo nàn – các công ty tuyệt vọng thiên về ý nghĩa
tuyệt vọng
- Thu nhập được báo cáo cao hơn dòng tiền hoạt động
- Thu nhập được báo cáo cao hơn thu nhập chịu thuế
- Báo cáo kiểm toán đã được kiểm định
- Các thay đổi không được giải thích hay thường xuyên trong chính sách kế
toán
- Gia tăng bất ngờ trong hàng tồn kho so với doanh thu

- Việc sử dụng các cơ chế để phá vỡ các quy tắc kế toán, như là thuê hoạt
động và chứng khoán hóa các khoản phải thu
- Các khoản chi phí xảy ra một lần được lập lại và điều chỉnh thường xuyên
- Việc sử dụng các cơ chế để phá vỡ các quy tắc kế toán, như là thuê hoạt
động và chứng khoán hóa các khoản phải thu

2.

Các ví dụ về sai lệch và cách điều chỉnh

a. Hoạt động thuê mua tài sản
8


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Theo chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản” thì tài sản thuê có 02 loại:
Thuê hoạt động

Thuê tài chính

Nếu nội dung của hợp đồng thuê
tài sản không có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản.

Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu

tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể
chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Phân loại các hình thức thuê hoạt Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn 1 trong 5
động:
điều kiện sau:
− Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản
− Những hợp đồng thuê tài sản
cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
không thỏa mãn đồng thời các
− Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có
điều kiện của hợp đồng thuê
quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá
tài chính được xem là thuê
ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn
hoạt động.
thuê.
− Thuê tài sản là quyền sử dụng
− Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần
đất thường được phân loại là
lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù
thuê hoạt động vì quyền sử
không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
dụng đất thường có thời gian − Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại
sử dụng kinh tế vô hạn và
của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm
quyền sở hữu sẽ không chuyển
phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản
giao cho bên thuê khi hết thời
thuê.

hạn thuê
− Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có
bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự
thay đổi, sửa chữa lớn nào.
Hợp đồng thuê tài sản được xem là hợp đồng thuê tài
chính nếu thỏa mãn ít nhất một trong ba điều kiện:
− Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất

phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho
bên cho thuê;
− Thu nhập/tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý
của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên
thuê;
− Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau
khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn
9


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Thuê hoạt động

Thuê tài chính
giá thuê thị trường.

Đặc điểm của thuê tài sản:
Thuê hoạt động


Thuê tài chính

− Doanh nghiệp thuê không phản − Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi

ánh giá trị tài sản đi thuê trên
Bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp
− Chỉ phản ánh chi phí tiền thuê
hoạt động vào chi phí sản xuất,
kinh doanh theo phương pháp
đường thẳng cho suốt thời hạn
thuê tài sản, không phụ thuộc vào
phương thức thanh toán tiền thuê
(Trả tiền thuê từng kỳ hay trả
trước, trả sau).
 TS thuê hoạt động sẽ không được
ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
của DN.

nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc
phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị
bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê.
− Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá
trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu.
− Bên thuê có trách nhiệm tính và trích khấu hao
TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD trong
kỳ nhất quán với chính sách khấu hao của tài
sản cùng loại thuộc sở hữu của bên đi thuê.

 TS thuê tài chính sẽ được ghi nhận trên bảng
cân đối kế toán của DN.

 Phân tích hoạt động thuê tài sản:

Do sự khác biệt lớn nhất giữa 02 loại hình thuê tài sản này mà DN thường có xu hướng
chọn hình thức thuê hoạt động vì những lợi ích sau:
- DN không phải ghi nhận giá trị tài sản vào bảng cân đối kế toán như vậy sẽ làm giảm

mức độ nợ vay của DN và sẽ làm tăng tỷ số thanh toán nợ cho DN.
- Thuê hoạt động sẽ làm giảm tổng tài sản của DN so với mức lẽ ra DN phải báo cáo vì
vậy sẽ làm tăng các tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư.
- Thuê hoạt động sẽ làm trì hoãn việc ghi nhận chi phí so với hình thức thuê tài chính.
Nghĩa là thuê hoạt động sẽ làm tăng thu nhập trong những năm đầu tiên khi đi thuê và
hạ thấp thu nhập vào những năm cuối của hợp đồng thuê.

10


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_
- Thuê hoạt động sẽ làm giảm bớt nợ ngắn hạn cho DN do những khoản thanh toán ngắn

hạn này sẽ nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Như vậy sẽ làm gia tăng tỷ số thanh toán
hiện hành của DN.
- DN sẽ thanh toán chi phí thuê hoạt động như là chi phí hoạt động. Hệ quả là hình thức
thuê hoạt động sẽ làm giảm thu nhập từ hoạt động và làm giảm chi phí lãi vay. Cuối
cùng sẽ làm tăng các tỷ số thanh toán lãi vay.
- Không phải thực hiện trích khấu hao cho TSCĐ đi thuê.

Chính vì vậy thông thường các DN hay “tránh né” hình thức thuê tài chính mà họ thường
thiết kế hợp đồng thành thuê hoạt động.
 Ví dụ minh họa:

Giả sử đầu năm N, một DN có nhu cầu tăng thêm một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng
với giá trị là 200 triệu đồng. Thời gian khấu hao ước tính là 10 năm và giá trị còn lại vào
cuối năm thứ 10 là 0, lãi suất 10%/năm. Chi phí thuê hàng năm của công ty là 32,55 triệu
đồng (cả gốc và lãi). Công ty sẽ khấu hao tài sản này theo phương pháp tuyến tính cố
định trong suốt đời sống kinh tế của nó. Để có tài sản này, DN có thể sử dụng hình thức
thuê hoạt động và thuê tài chính.

Bảng tính tiền lãi và gốc phải trả hàng năm đối với hình thức thuê tài chính
Nợ gốc
12.55
11


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Nợ gốc
13,55
15,56
16,55
18,55
20,55
22,55
24,55
26,55

29,55
200
Ta có bảng tính chi phí DN phải chi ra đối với từng hình thức thuê tài sản:
ĐVT: Triệu đồng
Năm

Thuê hoạt động

Thuê tài chính
Lãi vay

Chi phí khấu hao

Tổng

1

32,55

20

20

40

2

32,55

19


20

39

3

32,55

17

20

37

4

32,55

16

20

36

5

32,55

14


20

34

6

32,55

12

20

32

7

32,55

10

20

30

8

32,55

8


20

28

9

32,55

6

20

26

10

32,55

3.5

20

23.5

Tổng

325.5

125,5


200

325.5

Như vậy, tổng chi phí của 02 hình thức này là bằng nhau, tuy nhiên khi xét từng năm thì
chi phí thanh toán cho từng loại hình thuê tài sản có sự khác nhau. Thuê tài chính sẽ cho
12


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

chi phí cao hơn thuê hoạt động vào những năm đầu (từ năm thứ 1 đến năm thứ 5) và
ngược lại vào những năm tiếp theo (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10).
Giả sử các yếu tố khác không đổi trong năm N-1 và năm N ta có bảng cân đối kế toán
tóm lược được lập vào cuối năm như sau:
Chỉ tiêu

Năm N-1

Năm N
Thuê hoạt động

Thuê tài chính

A – Tài sản ngắn hạn

300


300

300

B – Tài sản dài hạn, trong đó:

700

700

880

1.000

1.000

1.180

A – Nợ phải trả

400

400

580

B – Nguồn vốn CSH

600


600

600

1.000

1.000

1.180

Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Do hình thức thuê hoạt động không yêu cầu ghi nhận tài sản và nợ phải trả vào bảng cân
đối kế toán do đó bảng cân đối kế toán năm N khi DN đã thuê tài sản dưới hình thức thuê
hoạt động không thay đổi so với bảng cân đối kế toán năm N-1.
Đối với hình thức thuê tài chính: Trong năm N, DN phải ghi nhận tăng ở phần tài sản một
khoản 180 (= 200 – 20) đây chính là nguyên giá trừ cho hao mòn của TSCĐ đi thuê.
Tương ứng phần nguồn vốn của DN cũng tăng 180.
 Cách xử lý:

Tóm lại việc hạch toán không chính xác TSCĐ thuê hoạt động và thuê tài chính sẽ ảnh
hưởng đến các chỉ số sau trên báo cáo tài chính:
- Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng tài sản nếu chuyển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt

động, làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Phản ảnh thấp hơn giá trị Tổng nợ nếu chuyển TS từ thuê tài chính sang thuê hoạt
động, làm tăng khả năng vay nợ cho DN.

- Giảm chi phí hoạt động tài chính tương ứng với mức lãi vay.
13


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_
- Tăng chi phí sản xuất trực tiếp, quản lý hoặc bán hàng tùy thuộc vào khu vực mà tài

sản thuê trực tiếp phục vụ.
Như vậy giải pháp đối với vấn đề này:
- Đối với các tài sản đi thuê đỏi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trên hợp đồng

thuê để đánh giá đây là TS thuộc loại thuê hoạt động hay thuê tài chính. Và DN có
phản ánh chính xác hình thức thuê hay không.
- Trong quá trình phân tích cũng phải xem xét việc DN có bán TS rồi thuê lại chính TS
đó nhằm mục đích gia tăng lượng tiền hoạt động hay không.
- Do chuẩn mực kế toán cho phép DN có thể lựa chọn hình thức TS thuê hoạt động hoặc
thuê tài chính, nên nếu DN hạch toán TS đi thuê theo đúng chuẩn mực quy định thì chỉ
cần lưu ý những chỉ số bị ảnh hưởng trong quá trình phân tích.
- Sau khi xem xét ý nghĩa thực sự của các thông tin tài chính, chúng ta có thể điều chỉnh
thuê hoạt động thành thuê tài chính hay ngược lại để kết quả phân tích tài chính phản
ánh tốt hơn thực trạng tài chính của công ty được phân tích.

b. Nợ Vay
Nợ vay là khoản tiền mà doanh nghiệp (DN) phải trả trong thời gian 01 năm hoặc trên 01
năm phụ thuộc vào loại hình nợ đó. Như vậy có 02 loại nợ vay tại doanh nghiệp: nợ vay
ngắn hạn và nợ vay dài hạn.
Nợ ngắn hạn có thể chia ra thành 02 loại:
-


-

Loại nợ ngắn hạn thứ nhất phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh bao
gồm: thuế phải trả, chi phí phải trả, nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn, khoản phải trả
người bán và các chi phí hoạt động tích lũy khác.
Loại nợ ngắn hạn thứ hai phát sinh từ các hoạt động tài trợ bao gồm các khoản vay
mượn ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả.
Phân tích nợ vay và hướng xử lý:
Việc phân lọai nợ vay thành ngắn hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu
phân tích tài chính của doanh nghiệp chẳng hạn như chỉ số Nợ/VCP. Nếu phân loại
nợ dài hạn (NDH) thành nợ ngắn hạn (NNH) thì khi tính toản chỉ số NDH/VCP sẽ
có giá trị nhỏ hơn là khi phân loại đúng là NDH.
- Bởi vì các khoản nợ luôn đi kèm với những nghĩa vụ tài chính cố định mà công
ty bắt buộc phải thực hiện, và trên bảng cân đối kế toán không thể hiện thời gian
của các khoản nợ nói trên, nên chúng ta cần đảm bảo rằng các công ty khai báo và
giải thích đầy đủ các nghĩa vụ tài chính này. Các khai báo này bao gồm: tổng số nợ
14


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

vay, ngày đến hạn, các điều khoản giới hạn, các điều kiện, các trở ngại, và các giới
hạn mà chủ nợ áp đặt đối với công ty đi vay. Cần chú ý đối chiếu xem xét tình phù
hợp với mục đích vay nợ và dòng tiền của DN để đáp ứng với nghĩa vụ nợ của DN
theo thời gian, tránh trường hợp các khoản vay ngắn hạn tài trợ cho dự án dài hạn.
Thêm một vấn đề cần lưu ý rằng, nhiều doanh nghiệp cố gắng giảm tổng số nợ
vay khi đưa ra các báo cáo tài chính của mình cũng như một vài khoản nợ có

khuynh hướng được phân loại sai hoặc được mô tả không đầy đủ tài trợ nợ của DN
khi công bố ra thị trường dẫn đến loại bỏ tính chủ quan của người lập báo cáo.
- Trong báo cáo tài chính của Việt Nam, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ không cung cấp thông tin về mục đích của các khoản
vay cũng như các khoản tài trợ khác như các khoản phải trả, phải nộp khác, phải
trả dài hạn khác…Cần lưu ý xem xét và phân tích trong các thuyết minh báo cáo
tài chính để đánh giá nghĩa vụ nợ liên quan. Tuy nhiên, cần chú ý đối chiếu với các
hợp đồng vay nợ của DN. Nếu các khoản vay để tài trợ cho các dự án có tính khả
thi cao thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Ngược lại, trong trường hợp các khoản
vay này nhằm mục đích đảo nợ (vay để trả các khoản nợ cũ). Đây là dấu hiệu cho
thấy tình hình tài chính bất ổn của DN (loại trừ trường hợp DN thực hiện vay nợ
mới với lãi suất thấp hơn để tài trợ cho các khoản nợ cũ. Nó không ảnh hưởng đến
lượng nợ cũ của DN, cũng không được xem là khoản vay nợ mới).
- Chú ý các khoản vay nợ mà DN đang phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt là
các khoản nợ lớn. Việc trả nợ lãi, gốc đúng kỳ đáo hạn.... là nghĩa vụ tài chính cố
định mà DN phải thực hiện dù lãi hay lỗ. Do đó, đặc biệt lưu ý hiệu quả sử dụng
nợ của DN thông qua việc đánh giá hiệu quả tài trợ dự án, đánh giá nguồn trả nợ
của DN với giả định xấu nhất là dự án thất bại hoặc gặp khó khăn không như dự
kiến. Nếu không việc vay nợ quá nhiều sẽ đẩy DN đến bờ vực phá sản.
- Cần chú ý đến đặc thù của DN. Về mặt lý thuyết, DN có rủi ro kinh doanh thấp,
dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn DN trong ngành nhiều rủi ro. DN
mới hoạt động cũng ít sử dụng hoặc không sử dụng nợ. Vì vậy một DN sử dụng nợ
vay nhiều so với một DN không sử dụng hoặc sử dụng ít nợ vay, cũng chưa hẳn là
tình hình tài chính của DN đó bất ổn. Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét, cân nhắc
khi phân tích hoạt động tài trợ nợ của DN.
- Khi phân tích cần tham khảo nguồn thông tin từ các nhà kiểm toán để nhận diện
và đo lường các khoản nợ của doanh nghiệp. Một nguồn thông tin đảm bảo khác là
hệ thống kế toán kép mà theo đó nó sẽ yêu cầu rằng đối với mọi tài sản, tài nguyên
hoặc chi phí phát sinh, thì sẽ luôn có một bút toán đối ứng làm phát sinh nợ hoặc
huy động thêm vốn. Phân tích các thông tin mô tả nợ cùng các điều khoản đi kèm.

- Các kết quả của phân tích này có thể tác động đến kết quả đánh giá của chúng ta
15


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

đối với rủi ro và sinh lợi công ty nên khi phân tích cần xem xét kỹ các khoản nợ:
+ Các thông tin về khoản nợ: thời gian đáo hạn, kế hoạch trả nợ, tổng số nợ…
+ Các điều khoản hạn chế đối với doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn lực và theo
đuổi các hoạt động kinh doanh trong các hợp đồng vay. Hiện nay các ràng buộc
này trong hợp đồng vay gần như không có. Ở các nước phát triển điều khoản giới
hạn ràng buộc doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn lực diễn ra rất phổ biến. Mục
đích vừa một phần đảm bảo các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp trước các chủ nợ
nhưng mặt khác giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn lực hơn.
+ Khả năng và tính linh hoạt trong việc theo đuổi các nguồn tài trợ khác.
+ Các nghĩa vụ đối với vốn lưu động, tỷ số nợ trên vốn cổ phần và các chỉ số tài
chính khác.
+ Các đặc điểm chuyển đổi của nợ.
+ Các điều khoản sẽ làm hạn chế chi tiêu của doanh nghiệp, ví dụ như chi trả cổ
tức.

c. Hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì
hàng tồn kho là những tài sản:
a
b
c


Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong

quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
− Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng
gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
− Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
− Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

− Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã

mua đang đi trên đường;
− Chi phí dịch vụ dở dang.
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực số 02, có 04 phương pháp tính giá hàng tồn kho:
16


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

(i) Phương pháp tính theo giá đích danh: được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít
loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
(ii) Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính
theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại

hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo
thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
(iii) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): áp dụng dựa trên giả định là hàng
tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại
cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm
đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở
thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
(iiii) Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): áp dụng dựa trên giả định là hàng
tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của
hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương trình hàng tồn kho:
Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng – Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho cuối kỳ
Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ
Giá vốn hàng bán được thể hiện trên báo cáo kinh doanh;
Hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.


Phân tích hàng tồn kho

Việc áp dụng các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau sẽ tạo ra các dịch chuyển
khác nhau về giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán sang chi phí trên Báo cáo kết
quả kinh doanh.
Do phương pháp thực tế đích danh áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được nên ít phổ biến. Ở đây, chúng ta phân tích hàng tồn
kho dựa trên 3 phương pháp còn lại: FIFO, LIFO và Bình quân gia quyền
Ví dụ: Ghi chép hàng tồn kho của Cty A trong tháng 12/2012 như sau:
17



Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Hàng tồn kho đầu kỳ: 40 sp x 500đ/sp = 20.000 đ
Mua ròng
: 60 sp x 600đ/sp = 36.000 đ
Xuất bán trong kỳ : 80 sp x 800đ/sp = 64.000 đ
Tồn kho cuối kỳ
: 20 sp
(i)Tác động của chi phí hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi
Ví dụ: Xem BC KQKD tháng 12/2012 của công ty A trên:
Doanh thu
Giá vốn
Lợi nhuận gộp
FIFO
64.000
44.000
20.000
LIFO
64.000
46.000
18.000
BQGQ
64.000
44.800
19.200
Lợi nhuận bị tác động bởi các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau.

Đi sâu vào phân tích, ta thấy lợi nhuận gộp được cấu thành gồm 2 phần:
Lợi nhuận gộp
= Lợi ích kinh tế + Chênh lệch thặng dư;
Lợi ích kinh tế
= Doanh thu – chi phí thay thế hàng tồn kho
Chênh lệch thặng dư = Chi phí thay thế hàng tồn kho – Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán: xác định theo phương pháp định giá hàng tồn kho;
Chi phí thay thế hàng tồn kho là giá mua có thể thực hiện tại thời điểm bán hàng.
Ví dụ trong FIFO
Lợi ích kinh tế
= 80sp x (800 – 600) = 16.000
Chênh lệch thặng dư
= 40sp x (600-600) + 40sp x (600-500) = 4.000
Lợi nhuận gộp = 20.000.
Trong tình hình bất ổn về giá hàng tồn kho, chênh lệch thặng dư sẽ làm điều chỉnh
giá trị lợi nhuận hạch toán trên báo cáo.
Vì vậy, khi phân tích báo cáo cần gắn kết thành quả lợi nhuận trong kỳ với tính bất ổn
trong giá trị hàng tồn kho.
(ii).Tác động của chi phí hàng tồn kho lên bảng cân đối kế toán
Ví dụ: Xem giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán cuối tháng 12/2012 của
Công ty A
Hàng tồn kho cuối kỳ
FIFO
12.000
(20 x 600)
LIFO
10.000
(20 x 500)
BQGQ
11.200

(20 x 560)
Trong thời kỳ tăng giá, việc sử dụng phương pháp LIFO khiến cho việc đánh giá
hàng tồn kho sai lệch so với giá trị đầu tư hiện tại.
(iii). Tác động của chi phí hàng tồn kho lên dòng tiền
Ví dụ: Xét dòng tiền của công ty A sau khi bán 80sp
Thu vào
Chi ra
Nộp thuế (25%)
Thay thế HTK
FIFO
64.000
5.000
48.000
18


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

LIFO
BQGQ

64.000
64.000

4.500
4.800

48.000

48.000

Trong thời kỳ tăng giá, sử dụng FIFO sẽ đem đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng
nghĩa với việc chịu chi phí thuế cao, đồng thời doanh nghiệp còn phải thay thế hàng tồn
kho bán ra với mức chi phí cao hơn chi phí nguyên thủy, điều này tạo áp lực lên dòng tiền
thanh toán.
Vì vậy các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp LIFO nhằm giảm chi phí thuế
trong thời kỳ tăng giá. Theo quy định của IRS, các công ty sử dụng chi phí hàng tồn kho
LIFO vì mục thuế thì cũng sử dụng nó làm thông tin tài chính của mình. Đó gọi là quy
luật phù hợp LIFO.
Ví dụ: Ghi nhận giảm giá trị của tài sản hoãn lại (hàng tồn kho).
Trong những năm gần đây, máy nghe nhạc MP3 cầm tay thống trị ngành công nghiệp
phân phối âm nhạc, ảnh hưởng đến mọi thứ từ định dạng đến chiến lược ghi nhãn cho đến
cách các nghệ sĩ thị trường và phát hành âm nhạc của họ. Các đối thủ như Creative
Technology, Sony, Microsoft và Samsung đã cạnh tranh gay gắt trong nỗ lực chiếm lấy
thị phần này nhanh chóng. Apple đã chiếm lĩnh thị trường với máy nghe nhạc iPod - xây
dựng thị phần của Mỹ trên 75% thị trường đang phát triển. Những rủi ro chính mà các
công ty này phải đối mặt bao gồm sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ máy nghe
nhạc MP3 và quản lý hàng tồn kho.
Công ty Creative Technology có trụ sở tại Singapore có doanh thu tăng trưởng ấn tượng
từ nửa sau của năm 2003 đến quý I năm 2005, với doanh thu mùa lễ năm 2003 và năm
2004. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm từ 35% xuống còn 23% trong giai đoạn
này . Một xu hướng đáng lo ngại hơn là quản lý hàng tồn kho của công ty. Tăng trưởng
hàng tồn kho đã vượt xa mức tăng trưởng doanh số bán hàng, dẫn đến tăng 58% lượng
hàng tồn kho trong ngày kể từ 100 ngày trong quý kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm
2003 đến 158 ngày trong quý kết thúc vào 31 tháng 3 năm 2005. Hàng tồn kho vào cuối
tháng 3 2006 đạt 451,2 triệu USD, so với mức 183,9 triệu USD chín tháng trước đó. Sự
gia tăng này làm dấy lên câu hỏi cho các nhà phân tích về giá trị tồn kho của Công nghệ
Sáng tạo và khả năng bị lỗi thời.
19



Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Một nhà phân tích có thể đánh giá liệu hàng tồn kho bị suy giảm nếu nói chuyện với nhà
cung cấp vàkhách hàng, quan sát tốc độ phát hành sản phẩm mới cho máy nghe nhạc
MP3, so sánh hiệu suất của các công ty khác trong ngành và hiểu được tâm lý chung về
sự tăng trưởng của thị trường dự kiến. Dựa trên nghiên cứu này, một nhà phân tích có thể
đánh giá liệu sự suy giảm của Creative Technology trong luân chuyển hàng tồn kho có
tồn tại hay không, dù có rủi ro công nghệ nghiêm trọng đối với hàng tồn kho hiện tại, và
nếu có, liệu mức bồi thường thiệt hại cho việc đó là bao nhiêu. Trước khi phát hành thu
nhập vào ngày 31 tháng 6 năm 2005, một số nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về sự tăng
trưởng trong hàng tồn kho của Creative Technology và dự đoán rằng công ty sẽ bị buộc
phải ghi lại khoản chi phí sụt giảm hàng tồn kho tương lai.
Một khi nhà phân tích kết luận rằng hàng tồn kho bị phóng đại, thách thức là để ước tính
độ lớn của việc ghi. Đối với Creative Technology, điều này phụ thuộc vào việc giảm giá
được yêu cầu để chuyển các sản phẩm đang di chuyển chậm. Chi phí sau thuế của sự suy
giảm sẽ làm giảm thu nhập hiện tại và lọi nhuận giữ lại. Ngoài ra, ảnh hưởng về thuế của
sự suy giảm sẽ làm giảm Chi Phí Thuế và Giảm Thuế được hoãn lại vì việc ghi giảm tồn
kho không được ghi lại cho mục đích thuế cho đến khi hàng tồn kho sau đó được bán.
Creative Technology được hưởng một đặc quyền đặc biệt ở Singapore miễn trừ các khoản
thu nhập nhất định từ thuế thu nhập. Tuy nhiên, với mục đích minh họa, sử dụng thuế
suất theo luật định ở địa phương là 20 %, các báo cáo tài chính có thể được sửa đổi như
sau đối với khoản kê khai hàng tồn kho vượt quá là 25 triệu đô la:

IV.

Sự khác biệt của Các nguyên tắc kế toán Mỹ (US GAAP) và Các chuẩn mực Báo

cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Trong Chương 3, chúng ta đã thảo luận về dự án hội tụ chung do Ban Chuẩn Mực Kế
Toán Tài Chính Mỹ (FASB - Financial Accounting Standard Board) và Ban Soạn Thảo
chuẩn mực Kế Toán Quôc Tế (IASB - International Accounting Standard Board) thực
hiện đã thành công trong việc giảm sự khác biệt giữa US GAAP (Generally Accepted
Accounting Principles) và IFRS (International Finance Reporting Standards).

20


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

1.

Sự khác biệt giữa IASB và FASB

IASB

FASB

-

Thành lập từ 01/04/2001
Trụ sở tại London, Anh quốc
Được gọi là sự kế thừa của ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế


-

-

Hội đồng có 16 thành viên. Bỏ phiếu
thống nhất yêu cầu có 9 thành viên
trở lên

-

-

Đề cập đến sự phát triển của Tiêu
chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế và
thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn này,
được tài trợ bằng quỹ riêng

-

Thành lập từ năm 2973
Trụ sở tại Hoa Kỳ
Thay thế hội đồng chuẩn mực kế
toán (APB) và ủy ban nguyên tắc kế
toán (CAP)
Hội đồng có 73 thành viên từ các lĩnh
vực khác nhau, trong đó có 5 thành
viên thường trực, nhiệm kỳ 5 năm và
gia hạn thêm 1 năm
Một tổ chức phi lợi nhuận nhằm phục
vụ cho việc phát triển các Nguyên tắc

Kế toán Chung được chấp nhận
(GAAP) vì lợi ích của công chúng

Mỹ và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ hoàn thành nhiệm vụ 8 năm nhằm
phát triển một bộ các nguyên tắc mang tính toàn cầu. Dự án hội tụ sẽ làm cho các nguyên
tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ (US.GAAP) sẽ tương đồng với các chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Mặc dù không chắc chắn xung quanh việc các công ty
Mỹ sẽ bị buộc phải thay đổi toàn bộ theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hay
không, nhưng các chuẩn mực quốc tế sẽ là “hiện diện” ở Mỹ.
Tuy nhiên, một số khác biệt quan trọng vẫn còn. Một số vấn đề này phát sinh từ sự khác
biệt trong cách các nhà lập định chuẩn mực Hoa Kỳ và quốc tế đã chọn cách đánh đổi sự
liên quan và độ tin cậy của thông tin tài chính. Bảng sau đây sẽ cho thấy một số khác biệt
21


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

quan trọng giữa US GAAP và IFRS, cùng với các điều chỉnh mà các nhà phân tích có thể
thực hiện để đảm bảo so sánh hiệu suất của các công ty sử dụng hai tiêu chuẩn này có ý
nghĩa. Tuy nhiên, bài tập điều chỉnh này có thể là một thách thức, đặc biệt nếu thông tin
về các hiệu ứng kế toán không được tiết lộ. Sau đây cũng chỉ là những điều chỉnh mà các
chuyên gia khuyên chúng ta
2.

Những khác biệt trên BCTC theo US GAAP - IFRS và cách điều chỉnh

Khoản mục BCTC


US GAAP

IFRS

Điều chỉnh
Công ty sử dụng Công ty sử dụng
US GAAP
IFRS

Ghi nhận doanh thu
Hợp đồng doanh thu
với việc thanh toán
không chắc chắn (ví
dụ, hợp đồng nghiên
cứu mà ở đó việc
thanh toán là không
chắc chắn vì dựa trên
những yêu cầu phải
đạt được)

Khoản
thường

mục

Doanh
thu
không thể ghi
nhận cho đến
khi

điều
không chắc
chắn không
được
giải
quyết

Cho
phép
ghi nhận khi
khả
năng
giải
quyết
điều không
chắn
chắn
này là có thể


Loại trừ các
doanh thu và
khoản phải thu
được ghi nhận
trước khi giải
quyết
tình
huống
không
chắc chắn. Cũng

điều chỉnh chi
phí bán hàng /
hàng tồn kho và
chi phí thuế /
thuế hoãn lại

Có thể được Ảnh hưởng
báo cáo một tiềm
tàng
cách riêng lẻ đến thu nhập
hoạt động

a) Bao gồm b) Tách biệt
những
khoản những
khoản
mục bất thường mục bất thường
trong chi phí
hoạt động

bất

22


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Khoản phải thu


Khoản phải
Các khoản phải thu thu với quyền
được chiết khấu với sử dụng thì
được
ghi
việc quyền sử dụng
nhận như một
nghiệp vụ bán
hàng đã cung
cấp để kiểm
soát
các
khoản
phải
thu mà đã bị
nhượng
lại
cho các nhà
đầu tư và
những người
bán có kinh
nghiệm ước
tính giá trị
của khoản nợ
thu hồi

Không cho
phép
các

khoản thu có
yếu tố quyền
sử
dụng
được
ghi
nhận
như
bán hàng

Hợp đồng có khoản Không
yêu
thu tiền được hoãn cầu khoản thu
lại
hoãn lại phải
chiết khấu

Yêu
cầu
khoản thu đã
bị hoãn được
chiết khấu về
giá trị hiện
tại

a) Cộng ngược
các khoản phải
thu và nợ vay
vào lại CĐKT


b) Loại bỏ giá
trị thuần của các
khoản phải thu
và khoản vay
trên CĐKT và
thể hiện dự
phòng nợ xấu
như khoản phải
trả
quyền sử
dụng

Đối với khoản
phải thu dài hạn:
a) cộng chiết
khấu trở lại cho
khoản phải thu
và doanh thu
trong năm bán
b) loại bỏ thu
nhập từ lãi và
giảm các khoản
phải thu

Tồn kho
Phương pháp đánh Được sử dụng Không cho Điều chỉnh số
giá tồn kho
phương pháp phép sử dụng dư tồn kho công
LIFO
LIFO

ty US đến FIFO
(Điều này sẽ ảnh
hưởng đến chi
phí thuế và thuế
hoãn lại)
23


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

Hoàn nhập chi phí Không được Không cho
giảm
giá
trị sử dụng
phép hoàn
(Reversal
of
nhập chi phí
impairment)
giảm giá trị
của tồn kho
Tài sản có giá trị sử
dụng dài
Yêu cầu đánh PPE
được
Định giá đất đai, tài giá PPE tại định giá theo
sản và thiết bị (PPE) giá gốc
giá gốc và

giá hợp lý

Sự suy giảm của tài
sản hữu hình lâu dài Một
khoản
&
chi phí sụp
tài sản vô hình hữu giảm tính cho
hạn
giá trị còn lại
vượt hơn giá
trị hợp lý thì
được
ghi
nhận khi thực
hiện giá trị
còn lại lớn
hơn giá trị
của dòng tiền
không chiết
khấu (không
cho phép ghi
tăng tài sản)

Loại bỏ hoàn
nhập tồn kho
bằng cách trừ đi
lãi và giảm giá
trị tồn kho


Loại bỏ việc
đánh giá lại tài
sản cho các
công ty IFRS
mà đang sử
dụng dự phòng
đánh giá lại

Ghi chi phí Rất khó để điểu Rất khó để điểu
sụp giảm khi chỉnh
chỉnh
giá trị còn lại
vượt quá giá
trị hợp lý
hoặc giá trị
thực
(cho
phép
ghi
nhận
tăng
giá trị khi
đánh giá lại
để gần giá trị
thị
trường
hơn)

Hoàn nhập giảm giá Không
cho Cho

phép
trị tài sản dài hạn
phép để hoàn hoàn nhập sự
nhập chi phí sụp
giảm

Loại bỏ tác động
hoàn nhập tài
sản
24


Chương 4: Thực hiện phân tích kế toán
_____________________________________________________________________________
_

sụp giảm

Vốn hóa chi phí
phát triển
Chi phí phát
triển được ghi
nhận là chi
phí (ngoại trừ
chi phí phát
triển
phần
mền)

Vốn hóa chi phí

quảng cáo trả lời Yêu cầu chi
trực tuyến (**)
phí quảng cáo
trả lời trực
tuyến
phải
được
ghi
nhận như tài
sản và khấu
hao

trên tài sản
ngoại
trừ
danh tiếng
Cho
phép
ghi nhận chi
phí phát triển
được
ghi
nhận
vốn
hóa (tài sản)
nếu thỏa một
số điều kiện
(*)

a) Ghi nhận chi b) Chi phí phát

phí nghiên cứu triển được ghi
phát triển như nhận là tài sản
tài sản và khấu
hao

Chi phí này
phải
được
ghi nhận là
chi phí ngay
khi phát sinh

a) Ghi nhận chi b) Ghi nhận như
phí cho quảng một tài sản &
cáo trả lời trực khấu hao
tuyến

Nợ và vốn cổ phần
Phân loại các công Yêu cầu các
cụ tài chính
công cụ tài
chính như trái
phiếu chuyển
đổi
được
phân loại như
nợ phải trả

Yêu
cầu a) Tách riêng 2 b) Phân loại lại

công
cụ thành phần
các công cụ như
được
tách
vốn cổ phần
riêng trong
nợ và vốn cổ
phần

(*) Hạch toán chi phí R&D theo chuẩn mực kế toán quốc tế
(**) Chi phí quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến rất khác so với các quảng cáo khác trên các truyền thông đại
chúng, không chỉ quảng cáo mà giúp cho người tiêu dùng có thể tương tác với nhau, mua
hàng…
25


×