Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài giảng chuyên đề lịch sử lớp 11 các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.21 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ - LỚP 11
Chuyên đề: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
(2 tiết)
I. Mục tiêu chuyên đề
1. Về kiến thức.
- Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỷ XIX, quá
trình xâm lược của các nước phương Tây và phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở khu vực này.
- Thấy rõ vai trò của các giai cấp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước Đông Nam Á
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.
- Biết sử dụng bản đồ các nước Đông Nam Á để xác định vị trí các nước
trong khu vực
- Biết trình bày một vấn đề lịch sử có lô gíc
- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học
- Rèn luyện khai thác tranh ảnh, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
khác
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn
3. Về thái độ
Bồi dưỡng tư tưởng yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết giữa các
nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
II. Hình thành, phát triển các năng lực ở học sinh.
1. Năng lực chung.
- Phát triển năng lực tự học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực hợp tác, hội nhập
2. Năng lực chuyên biệt.
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.


- Năng lực thực hành bộ môn.
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về
các vấn đề lịch sử.
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong
chủ đề
Nội dung

Nhận biết
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Vận dụng
thấp
(Mô tả yêu cầu

Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
1


CÁC
NƯỚC
ĐÔNG
NAM Á

(cuối thế
kỉ XIX
đầu thế
kỉ XX)

- Nêu được
hoàn và quá
trình xâm lược
của chủ nghĩa
thực dân
phương Tây
vào các nước
Đông Nam Á
- Nêu những
nét chính trong
phong trào đấu
tranh giải
phóng dân tộc
của nhân dân
Lào và
Campuchia
cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX.
Những nội
dung chính của
cuộc cải cách
của Ra-ma V ở
Xiêm.

cần đạt)

- Giải thích
- Tác dụng của
được vì sao
cải cách Ra-ma
Xiêm không trở V đối với nước
thành thuộc địa Xiêm.
của chủ nghĩa
- So sánh cuộc
thực dân
cải cách Minh
phương Tây.
Trị của Nhật
Bản với cải
cách của Rama V ở Xiêm.

-Nhận xét về
hình thức đấu
tranh
giải
phóng dân tộc
ở Đông Nam Á
cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX.
- Nhận xét về
phong trào đấu
tranh
chống
Pháp của nhân
dân Lào và
Campuchia.

- Đánh giá về
Ra-ma IV và
Ra-ma V

Định hướng năng lực cần hình thành:
-Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
-Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá.
IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1:Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành xâm lược
các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
B. Đến giữa thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược các
nước
A.Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
B. Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia.
C.Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Thái Lan, Lào. Campuchia.
2


Câu 3: Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á giữ được nền độc lập
tương đối về chính trị là do
A. Có sự giúp đỡ của Mĩ.
B. Có sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V.
D. Do cải cách chính trị của Ra-ma V.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia cá sự phối hợp chiến đấu với
nhân dân Việt Nam là
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa A-cha-xoa
C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô
D. Khởi nghĩa A-cha -xoa và Pu-côm-bô.
Câu 5: Cuộc đấu tranh mở đầu phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của
nhân dân Lào.
A. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy.
B. Khởi nghĩa Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Pa-chay
D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.
B. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các nước Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân
xâm lược.Trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế
quốc ở khu vực này
Câu 2: Nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Rút ra nhận xét.
Câu 3: Nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Rút ra nhận xét
Câu 4: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực ĐNA không trở thành thuộc địa
của thực dân phương Tây?
Câu 5: So sánh điểm giống nhau giữa cải cách Minh Trị của Nhật Bản với cải
cách của Ra-ma V ở Xiêm. Cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối
với sự phát triển của Xiêm?
Câu 6: Em hãy nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân
dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 7: Nêu nội dung của cuộc cải cách Ra-ma. Tác dụng của cải cách Ra-ma V

đối với nước Xiêm.
Câu 8:Em hãy đánh giá về nhân vật Ra-ma IV
Câu 9: Em hãy đánh giá về nhân vật Ra-ma V.
V. Thiết kế tiến trình dạy học:

* Tiết 1: Mục 1,2
3


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức học sinh cần nắm
GV dẫn dắt vào bài mới
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượct trở
thành những nước thuộc địa và nửa thuộc
địa thì các quốc gia Đông Nam Á nằm giữa
hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân- Xiêm. Để
hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm
lược các nước Đông Nam Á và phong trào
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của
nhân dân các nước Đông Nam Á, chúng ta
cùng tìm hiểu bài các nước Đông Nam
Á(Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
Hoạt động 1: Cả lớp,cá nhân (10 phút)
1. Quá trình xâm lược của chủ
* Học sinh cần nắm được vị trí địa lí, lịch nghĩa thực dân vào các nước
sử văn hoá, vị trí chiến lược của Đông Nam Đông Nam Á
Á
* Phát triển năng lực tái hiện sự kiện
Gv: Gv treo lược đồ Đông Nam Á cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho hs lên chỉ vị trí
địa lí, lịch sử- văn hoá, vị trí chiến lược
quan trọng của các nước Đông Nam Á
Gv: Sau khi cho hs chỉ giáo viên bổ sung
khái quát lại
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn,
diện tích khoảng 4 triệu km2, gồm 10 quốc
gia với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân
số, là khu vực giàu tài nguyên
+Là khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời( là
một trong cái lôi của loài người như
Inđônêxia, Việt Nam...)
|+Có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực
này được gọi là "Ngã tư đường "là hành
lang, cầu nốigiữa Trung Quốc, Nhật Bản với
khu vực Tây Á và Địa Trung Hải nên khu
vực này chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài
nhất là Trung Quốc, Nhật Bản...
-Gv hỏi qua kiến thức các em đã nghe ở * Nguyên nhân các nước Đông
trên và đã học ở bài Nhật Bản ,Ấn Độ, Nam Á bị xâm lược
Trung Quốc hãy trả lời câu hỏi: Tại sao
Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược
4


của tư bản phương Tây?
Hs: Kết hợp với những hiểu biết của các bài
học trước, theo dõi sách giáo khoa rồi trả
lời, các bạn khác bổ sung
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

- GV nhấn mạnh:
+ Sau cuộc cách mạng công nghiệp, nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh,
các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa
vì vậy đã đẩy mạnh xâm lược và tranh giành
thuộc địa.
+ Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, Đông
dân giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược
quan trọng, chế độ phong kiến lâm vào
khủng hoảng triền miên đã trở thành đối
tượng xâm lược của thực dân Âu- Mĩ

- Các nước tư bản cần thị trường,
thuộc địa đã đẩymạnh xâm lược.
- Đông Nam Á là khu vực rộng
lớn, Đông dân giàu tài nguyên, có
vị trí chiến lược quan trọng
- Giữa thế kỷ XIX chế độ phong
kiến lâm vào khủng hoảng triền
miên
trở thành đối tượng xâm lược của
thực dân Âu- Mĩ

Hoạt động 2: Làm việc nhóm (10 phút)
* Yêu cầu học sinh nắm được quá trình xâm
lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam
Á
* Phát triển năng lực hợp tác, hội nhập;
năng lực khái quát hóa. Thông qua sử dụng
ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của

mình về các vấn đề lịch sử.
Gv:Treo lên bảng, bảng thống kê đã làm sẵn, * Quá trình trực dân xâm lược
làm thông tin phản hồi, yêu cầu học sinh Đông Nam Á
hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu .
Tên các Thực
Thời
gian
nước
dân
hoàn thành
ĐNÁ
xâm
xâm lược
lược
Inđônêxia
Philippin
Miến
Điện
Malaixia
Việt
NamLào-CPC
Xiêm
Gv: Chia lớp thành 2 nhóm (5phút)
Nhóm1: Tìm hiểu Inđônêxia, Philippin,
5


Miến điện.
Nhóm 2: Tìm hiểu Việt Nam, Lào,
Cămpuchia, Xiêm.

- HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và
thảo luận với nhau và ghi vào bảng.
- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của
mình. GV có thể yêu cầu HS nhóm khác bổ
sung.
- GV nhận xét và chốt ý từng nhóm:
Hs: theo dõi phần chỉnh sửa rồi hoàn thiện
vào trong vở
Tên các nước Tên thực dân Thời gian hoàn thành xâm lược
ĐNÁ
xâm lược
Inđônêxia
Bồ Đào Nha, Đến giữa thế kỷ XIX Hà lan hoàn thành
Tây Ban Nha, xâm chiếm và thiết lập nền thống trị
Hà Lan
Philippin
Tây Ban Nha,
-Giữa thế kỷ XIX Tây Ban Nha thống trị

Philippin
-Năm 1898 Mĩ tiến hành chiến tranh với
Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha
- 1899-1902 Mĩ tiến hành chiến tranh với
Philippin và biến quần đảo này thành thuộc
địa của Mĩ
Miến
Điện
Malaixia

Anh


Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện

Anh

Đầu thế kỷ XX Malaixia trở thành thuộ địa
của Anh
Việt
Nam- Pháp
Cuối thế kỷ XIX Pháp hoàn thành xâm
Lào- CPC
lược ba nước Đông Dương
Xiêm
Anh, Pháp tranh Xiêm vẫn giữ vững được nền độc lập
chấp
GV hỏi: Dựa vào bảng và bản đồ trên học
sinh trả lời câu hỏi, trong khu vực Đông
Nam Á nước nào là thuộc địa sớm nhất ?
Đông Nam Á là thuộc địa chủ yếu của thực
dân nào? nước nào thoát ra khỏi thân phận
của một nước thuộc địa?
Hs: Theo dõi bảng thống kê rồi trả lời, các
bạn khác bổ sung.
Gv: Nhận xét và chốt ý
Inđônêxia là thuộc địa của Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha là thuộc địa sớm nhất ở Đông
Nam Á. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều
6



là thuộc địa của Anh và Pháp
Gv: Chính sách,xâm lược, thống trị của chủ
nghĩa thực dân đã kìm hãm sự phát triển của
kinh tế khu vực, làm đời sống nhân dân cực
khổ, họ đã vùng dậy đấu tranh. Để hiểu
được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, chúng ta lần lượt tìm hiểu, trước hết là
phong trào chống thực dân Pháp của nhân
dân Campuchia
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp, cá nhân
(5phút)
* Hs cần nắm được vị trí địa lí và những
hiểu biết của em về đất nước này
* Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử.
Gv: Gv treo lược đồ Đông Nam Á cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho hs lên chỉ vị trí
địa lí của đất nước Camphuchia
Gv hỏi: Em hãy nói lên những hiểu biết của
mình về đất nước Campuchia ?
Hs: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 và
những hiểu biết về xã hội của mình để trả lời.
Gv nhận xét và bổ sung: Campuchia là quốc
gia láng giềng của Việt Nam. So với các
nước trong khu vực Camphuchia là một
nước nghèo, kinh tế chậm phát triển song là
một quốc gia có lịch sử văn hoá lâu đời ,là
quốc gia phật giáo, đã từng có giai đoạn huy
hoàng như thời Ăng-co(Giáo viên treo một
số tranh ảnh về phật giáo, Ăng-co Vát, Ăngco Thom và các tộc người ở Camphuchia

cho học sinh xem ). Dân tộc đa số là người
khơme...
Hoạt đông 4: Cả lớp, cá nhân (10 phút)
* Hs nắm được hoàn cảnh đất nước
Campuchia vào giữa thế kỷ XIX.
* Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng
Gv hỏi: Đến giữa thế kỷ XIX tình hình
Camphuchia như thế nào?
Hs:Theo dõi sách giáo khoa rồi trả lời, học
sinh khác bổ sung.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, học sinh nghe
và hoàn thiện vào trong vở.
-Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến ở

II. Phong trào đấu tranh chống
thực dân Pháp của nhân dân
Camphuchia

* Hoàn cảnh Camphuchia giữa
thế kỷ XIX

7


Campuchia suy yếunhững quốc gia láng
giềng như Xiêm lại đang mạnh vì vậy
Campuchia phải thần phục Xiêm
- Trong quá trình xâm lược Việt Nam Pháp
đã từng bước xâm chiếm Camphuchia .Đến
năm 1863 Pháp gây áp lực buộc Campuchia

chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp. Sau khi
gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm Pháp buộc
Cămphuchia kí hiệp ước 1884 biến
Camphuchia thành thuộc địa của Pháp
- Dưới ách thống trị của thực dân Pháp làm
cho đời sống của nhân dân cực khổ, nhiều
cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã
diễn ra sôi nổi trong cả nước.

- Trước khi bị Pháp xâm lược chế
độ phong kiến ở Campuchia bị
suy yếu vì vậy Campuchia phải
thần phục Xiêm
- Năm 1863 Campuchia chấp
nhận sự bảo hộ của Pháp
- Đến năm 1884 Pháp gạt Xiêm
và biến Campuchia thành thuộc
địa của Pháp
- Ách thống trị của thực dân Pháp
làm cho nhân dân Campuchia bất
bình nổi dậy đấu tranh.

Hoạt đông 5: Làm việc cả lớp, cá nhân (10 * Phong trào đấu tranh chống
phút)
thực dân Pháp của nhân dân
* Học sinh cần nắm diễn biến của các cuộc Campuchia
khởi nghĩa ở Cămpuchia.
* Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng
Gv: Treo lên bảng, bảng thống kê đã làm
sẵn, làm thông tin phản hồi, yêu cầu học

sinh hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu.
Tên
Thời
Địa
Kết
phong
gian
bàn
quả
trào
hoạt
khởi
động
nghĩa

Gv yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa, lập bảng thống kê vào vở.
Gv gọi học sinh lên bảng hoàn thiện bảng
thống kê, các học sinh khác bổ sung ý kiến.
Gv: nhận xét và chỉnh sửa lại, học sinh vừa
nghe vừa hoàn thiện vào vở.
Tên phong trào Thời gian
Địa bàn hoạt động
Kết quả
khởi nghĩa
Khởi nghĩa 1861-1892 Tấn công cố đô U-đông Thất bại
Si-vô-tha
và Phnôm Pênh
Khởi nghĩa A- 1863-1866 Các tỉnh biên giới Việt Thất bại
cha Xoa

Nam nhân dân Châu
Đốc, Hà Tiên
8


Khởi nghĩa Pu- 1866-1867
côm-bô

Lập căn cứ ở Tây Ninh Thất bại
Việt Nam sau đó tấn
công về Campuchia
kiểm soát Pa-man tấn
công U-đông

Gv hỏi học sinh, em hãy nhận xét về phong
trào đấu tranh của nhân dân Campuchia cuối
thế kỷ XIX.
Hs: Dựa vào phần vừa học để trả lời, hoc
sinh khác bổ sung
GV: Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên
nhận xét và bổ sung.
Cuối thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của
nhân dân Camphuchia nổ ra liên tục, có
cuộc khởi nghĩa nổ ra kéo dài 30 năm. Các
cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia, bao gồm cả hoàng
thân quốc thích tham gia, chứng tỏ nỗi bất
bình coa độ của nhân dân Campuchia với
thực dân Pháp. Trong cuộc đấu tranh của
nhân dân Camouchia có sự ủng hộ của nhân

dân Việt Nam ...
Gv bên cạnh cuộc kháng chiến của nhân
Campuchia thì cuộc kháng chiến của các
nước Đông Nam Á khác diễn ra như thế
nào, chúng ta cùng nghiên cứu phong trào
đấu tranh của nhân dân Lào

* Tiết 2: Mục 3,4
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
Kiến thức cần đạt
* Giới thiệu vào bài mới
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp, cá
nhân (5phút)
* Học sinh cần nắm được vị trí địa lí
và những hiểu biết của em về đất nước
Lào.
*Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử.
Gv: Gv treo lược đồ Đông Nam Á cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho hs lên
chỉ vị trí địa lí của đất nước Lào.
9


Gv hỏi: Em hãy nói lên những hiểu biết
của mình về đất nước Lào?
Hs: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10
và những hiểu biết về xã hội của mình
để trả lời, các bạn khác bổ sung.
Gv: nhận xét, bổ sung.

Là nước duy nhất trong khu vực Đông
Nam Á không có đường biển. So với
các nước trong khu vực, Lào còn là một
nước nghèo, kinh tế phất triển chậm,
Lào là một nước có lịch sử văn hoá lâu
đời, có nền văn minh phát triển khá
sớm. Nhiều dấu vết của thời kì nguyên
thuỷ được tìm thấy trên đất nước Lào,
đặc biệt Lào còn tồn tại nền văn hoá cự
thạch (đá lớn), tiêu biểu là những chum
đá rất lớn ở Xiêng Khoảng (cách đồng
Chum- Xiêng Khoảng), mở đầu thời kì
đồ đồng, chứng minh cho cội nguồn dân
tộc và văn hoá bản địa của Lào.
Cư dân Lào gồm hai bộ phận chủ yếu
là người Lào Thơng và người Lào Lùm.
Lào nằm trên bán đảo Đông Dương,
trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có nền văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước.
Từ giữa thế kỷ XIX Lào, Việt Nam,
Campuchia có cùng hoàn cảnh lịch sử,
chúng ta cùng tìm hiểu bối cảnh nước
Lào giữa thế kỷ XIX
Hoạt đông 2: Cả lớp, cá nhân (5 phút)
*Hs nắm được hoàn cảnh đất nước
Lào vào giữa thế kỷ XIX
*Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử.
Gv hỏi: Đến giữa thế kỷ XIX tình hình

Lào như thế nào?
Hs:Theo dõi sách giáo khoa rồi trả lời,
học sinh khác bổ sung.
Gv: Nhận xét, bổ sung, học sinh nghe
và hoàn thiện vào trong vở.
-Năm 1865 Pháp thăm dò khả năng
thâm nhập vào Lào và gây sức ép buộc
triều đình Luông Pha-băng phải công
nhận nền thống trị của Pháp

* Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiên ở
Lào suy yếu, Lào phải thần phục thái
Lan
- Năm 1893 Lào bị thực dân Pháp xâm
lược trở thành thuộc địa của Pháp

10


-Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến
suy yếu, Lào lệ thuộc vào Xiêm, năm
1893 Lào thực sự trở thành thuộc địa
của Pháp. Như vậy bối cảnh lịch sử ở
Lào cũng giống Campuchia chỉ khác
Lào bị thực dân Pháp xâm lược muộn
hơn.
Gv dưới ách thống trị của thực dân Pháp
làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực

khổ, các phong trào đấu tranh của nhân
dân nổ ra chống thực dân Pháp.
Hoạt đông 3: Làm việc cả lớp, cá nhân
(5 phút)
* Học sinh cần nắm diễn biến của các
cuộc khởi nghĩa ở Lào.
* Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng,
thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể
hiện chính kiến của mình về các vấn đề
lịch sử.
Gv: Treo lên bảng, bảng thống kê đã
làm sẵn, làm thông tin phản hồi, yêu
cầu học sinh hoàn thiện bảng thống kê
theo mẫu
Tên
Thời
Địa
Kết
phong
gian
bàn
quả
trào
hoạt
khởi
động
nghĩa

* Phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp của nhân dân Lào


Gv yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa, lập bảng thống kê vào vở
Gv gọi học sinh lên bảng hoàn thiện
bảng thống kê, các học sinh khác bổ
sung ý kiến.
Gv nhận xét và chỉnh sửa lại, học sinh
vừa nghe vừa hoàn thiện vào vở.
Tên phong Thời gian Địa bàn hoạt động
Kết quả
trào khởi
nghĩa
Khởi nghĩa 1901-1903 Xa-van-na khét, vùng biên Thất bại
Pha-cagiới Việt Lào
đuốc
11


Khởi nghĩa 1901Cao nguyên Bô-lô-ven
Thất bại
Ong Kẹo và 1937
Com-mađam
Khởi nghĩa 1918
- Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam Thất bại
Chậu-Pa1922
chay
Hoạt động 4: Cả lớp,cá nhân (5 phút) * Nhận xét về phong trào đấu tranh
*Hs cần nắm được các đặc điểm của chống thực dân Pháp của nhân dân
các phong trào cách mạng ở Lào -Campuchia.
Campuchia và Lào.

*So sánh, phân tích, khái quát hóa,
thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử
thể hiện chính kiến của mình về các
vấn đề lịch sử.
Gv hỏi sau khi học xong phong trào
đấu tranh của nhân dân CampuchiaLào, em có nhận xét gì về phong trào
đấu tranh chống thực dân Pháp của
nhân dân Campuchia-Lào?
Hs dựa vào 2 phần đã học để trả lời,
các bạn khác bổ sung.
Gv nhận xét, bổ sung, kết luận
- Phong trào đấu tranh ở Campuchia, Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào
Lào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và Campuchiacuối thế kỷ XIX đầu thế
diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu kỷ XX diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng
tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
còn mang tính tự phát.
, lãnh đạo là các sỹ phu yêu nước hoặc - Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi
nông dân.
nghĩa vũ trang.
- Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, - Lãnh đạo chủ yếu là các sĩ phu yêu
vì vậy phong trào mang tính chất của nước và nông dân
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, - Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất
song còn ở giai đoạn tự phát.
bại do phong trào mang tính tự phát,
- Kết quả phong trào thất bại do thiếu thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức
tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu vững vàng
tranh đúng đắn và mang tính tự phát.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh
-ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước thànn đoàn kết của nhân dân ba nước
và tình đoàn kết của ba nước Đông Đông Dương.

Dương trong cuộc đâu tranh chống
thực dân Pháp.
Gv: Trong khu vực Đông Nam Á,
Xiêm là nước duy nhất thoát khỏi thân
phận thuộc địa, để hiểu được tại sao
trong bối cảnh chung của Châu Á,
12


Xiêm không bị xâm lược mà vẫn giữ
được độc lập, chúng ta cùng tìm hiểu
về nước Xiêm
Hoạt động 5 : Cả lớp, cá nhân (5phút)
*Hs cần nắm được vị trí địa lí và
những hiểu biết của em về đất nước
Xiêm (Thái Lan).
* Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng,
thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể
hiện chính kiến của mình về các vấn đề
lịch sử.
Gv: Gv treo lược đồ Đông Nam Á cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho hs lên
chỉ vị trí địa lí của đất nước Xiêm.
Gv hỏi: Em hãy nói lên những hiểu biết
của mình về đất nước Xiêm?
Hs: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10
và những hiểu biết về xã hội của mình
để trả lời, học sinh khác bổ sung.
Gv nhận xét bổ sung
Diện tích Thái Lan 514000km 2, dân số

chủ yếu là người Thái. Hiện nay Thái
Lan là nước phát triển trong khu vực, là
vựa lúa đứng đầu thế giới về xuất khẩu
gạo, có ngành công nghiệp không khói
rất phát triển, có nhiều loại cây có giá
trị(gỗ tếch), nhiều khoáng sản quý
Tên "Xiêm" được phát hiện lần đầu tiên
trong những văn bia của người Chăm Pa
đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XII,có ý kiến
cho rằng: Theo tiếng Pali và tiếng
Sanxcrit thì ''Xiêm" có nghĩa là nâu,
hung hung màu sẫm, mặc dù chưa có
kết luận nhưng trong một thời gian dài,
đất nước này mang tên " Vương quốc
Xiêm". Từ năm 1939 được đổi thành
thành "Vương quốc Thái"
Hoạt đông 6: Cả lớp, cá nhân (10
phút)
*Hs nắm được hoàn cảnh đất nước
Xiêm vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX.
* Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng,
thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể
hiện chính kiến của mình về các vấn đề

4. Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX

* Bối cảnh lịch sử


-Đến giữa thế kỷ XIX Vương quốc
13


lịch sử.
Gv hỏi: Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX tình hình Vương quốc Xiêm như
thế nào?
Học sinh theo dõi sách giáo khoa và
kiến thức đã học để trả lời, học sinh
khác bổ sung.
Gv nhận xét, bổ sung,chốt ý, học sinh
nghe và hoàn thiện vào trong vở.
-Cũng như các nước Đông Nam Á
khác, Vương quốc Xiêm cũng đứng
trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa
thực dân phương Tây, nhất là Anh và
Pháp.
-Năm 1752 Triều đại Ra-ma được thành
lập theo đuổi chính sách đóng cửa(Đây
là xu thế chung của các nước Châu Á).
- Giữa thế kỷ XIX, Tây Ban Nha đã
thống trị Philippin, Hà Lan chiếm đóng
Inđônêxia, Anh đã cai quản Ấn Độ, và
đang mở cuộc thôn tính Mianma. Đến
năm 1858 Pháp nổ súng tấn công xâm
lược Việt Nam,mở rộng bành trướng
Campuchia,Lào. Trong bối cảnh đó,
Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế
lực Anh, Pháp.

Trước sự đe doạ xâm lược của phương
Tây, Ra-ma IV (vua Mông- kút lên
ngôi trị vì từ năm 1851đến năm 1868)
đã chủ trương mở cửa buôn bán với
bên ngoài, dùng thế lực của các nước
tư bản, kiềm chế lẫn nhau để bảo vệ
độc lập của đất nước. Ông nghiên cứu
và tiếp thu nền văn minh phương Tây,
học tiếng Anh, tiếng Latinh... Ônh
nhận thức được chính sách đóng cửa
với người phương Tây không phải là
biện Pháp phòng thủ có hiệu quả nên
đã chủ trương mở cửa giao lưu với thế
giới. Ông đã mời cô giáo người Anh về
dạy cho hoàng tử tiếp cận với vă minh
phương Tây, nhờ đó mà hoàng tử Chula-long-con trở thành một người tài ba
uyên bác, có tư tưởng tiến bộ.
- Năm 1868 khi lên ngôi Chu-la-long

Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm nhập
của chủ nghĩa thực dân phương Tây,
nhất là Anh và Pháp
- Đến 1752 triều đại Ra-ma được thành
lập, theo đuổi chính sách đóng cửa.

- Đến thời Ra-ma IV (vua Mông kút trị
vì từ năm 1851-1868) đã thực hiện
chính sách mở cửa buôn bán với bên
ngoài.


- Đến thời Ra-ma V (vua Chu-la-longcỏntị vì từ năm 1868 đến 1910) đã thực
hiện nhiều chính sách cải cách.

14


-con đã thực hiện một cuộc cải cách
tiếp nối chính sách của Ra-ma IV(cha)
Hoạt đông 7: Nhóm, cá nhân (10
phút)
* Hs nắm được nội dung cải cách của
Ra-ma V.
*Tái hiện, các sự kiện, hiện tượng,
thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể
hiện chính kiến của mình về các vấn đề
lịch sử.
GV chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 bàn
một nhóm.
Gv phát phiếu học tập cho từng nhóm
- Nhóm 1: Tìm hiểu chính sách cải
cách kinh tế.
- Nhóm 2: Tìm hiểu chính sách cải
cách chính trị.
- Nhóm 3: Tìm hiểu chính sách cải
cách xã hội.
- Nhóm 4: Tìm hiểu chính sách cải
cách về quân đội.
- Nhóm 5: Tìm hiểu chính sách cải
cách đối ngoại.
- Nhóm 6: Tìm hiểu về tính chất của

chính sách cải cách.
Gv yêu cầu học sinh cùng nghiên cứu
sách giáo khoa và điền vào phiếu học
tập.
Gv sau khi hết giờ yêu cầu học sinh
đại diện một nhóm trả lời, nhận xét, bổ
sung và kết luận, học sinh nghe và sửa
phiếu học tập của mình.
-Kinh tế:
+ Trong nông nghiệp, giảm nhẹ thếu
ruộng, xoá bỏ cho nông dân nghĩa vụ
lao dịch 3 tháng trên các công trường
của nhà nước.
+ Trong công thương nghiệp, khuyết
khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây
dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà
máy cưa, mở hiệu buôn và ngân hàng.
Những biện pháp đó có tác dụng
tích cực đối với sản xuất, nâng cao
năng xuất lúa, tăng nhanh lượng gạo
xuất khẩu, lượng gạo xuất khẩu năm

* Nội dung cải cách

- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Để tăng nhanh lượng
gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế
ruộng, xoá bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích
tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng

nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.

15


1885 là 225 nghìn tấn, đến năm 1900
là 500 nghìn tấn, năm 1890 ở Băng
Cốc có 25 nhà máy say sát, 4 nhà máy
cưa, Đường xe điện được xây dựng
sớm nhất Đông Nam Á.
- Chính trị: Ông cải cách hành chính
theo khuôn mẫu phương Tây. Với
chính sách cải cách hành chính vua vẫn
là người có quyền lực tối cao, song
cạnh vua có hội đồng nhà nước đóng
vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo
pháp luật, hoạt động như một nghị
viện. Bộ máy hành pháp của triều đình
được thay bằng hội đồng chính phủ.
Gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân
du học ở phương Tây đảm nhiệm. Tư
bản nước ngoìa được phép đầu tư kinh
doanh ở Xiêm.
-Về xã hội:xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô
lệ vì nợ, giải phóng số đông người lao
động được tự do làm ăn sinh sống.
- Quân đội, toà án, trường học được cải
cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Về đối ngoại: Đặc biệt quan tâm đến
hoạt động ngoại giao. Thực hiện chính

sách ngoại giao mềm dẻo, người Xiêm
đã lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa
người Anh và người Pháp. Cắt nhượng
một vùng đất phụ thuộc(vốn là lãnh thổ
của Campuchia ,Lào, Mã Lai) để giữ
vững chủ quyền đất nước.
Gv có thể mở rộng thêm: Xiêm nằm
giữa vùng thuọc địa của Anh và Pháp ,
phía Đông là Đông Dương thuộc địa
của Pháp, phía Tây là Mianma thuộc
địa của Anh, Xiêm biến thành vùng
"đệm" giữa hai thế lực Anh và Pháp,
người Xiêm đã thực hiện một chính
sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo
cho nên không lệ thuộc hẳn vào nươc
nào mà vẫn tồn tại với tư cách là một
Vương quốc độc lập.
- Cải cách đã giúp Xiêm phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được
chủ quyền độc lập. Vì vậy cải cách

- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu phương
Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc cho vua là hội đồng nhà
nước
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng do các
hoàng thân đảm nhiệm.


- Xã hội: Xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ để
giải phóng sức lao động
- Quân đội, toà án, trường học được cải
cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao
mềm dẻo
+ Lợi dụng vị trí nước đệm và mâu
thuẫn giữa hai thế lực Anh-Pháp, lựa
chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

- Tính chất: Cải cách mang tính chất
một cuộc cách mạng tư sản không triệt
16


mang tính chất là một cuộc cách mạng để.
tư sản không triệt để.
Gv kết luận: Trong bối cảnh chung của
Châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường
lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan
thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ
được độc lập.
3. Củng cố, luyện tập
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS nêu lại
nguyên nhân các nước Đông Nám Á bị xâm lược, quá trình xâm lược của chủ
nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á, các phong trào đấu tranh của nhân
dân Campuchia,Lào và lí giải được tại sao Xiêm lại thoát khỏi thân phận của
nước thuộc địa.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.

- Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập:
VI. Nhận xét, đánh giá sau khi dạy chuyên đề

17



×