Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.63 KB, 5 trang )

Thi online - Điện năng . Định luật Ôm cho toàn mạch.
Có lời giải chi tiết
Câu 1. Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không
sáng lên vì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
Câu 2. Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt.
B. A = UIt.
C. A = EI.
D. A = UI.
Câu 3. Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s
B. kWh
C. W
D. kVA
Câu 4. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt.
B. P = UIt.
C. P = EI.
D. P = UI.
Câu 5. Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
Câu 6. Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110
(V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
R


1
R
2
R
1
R
4
A. 1 
B. 1 
C. 1 
D. 1 
R2 2
R2 1
R2 4
R2 1
Câu 7. Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải
mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 100 (Ω).
B. R = 150 (Ω).
C. R = 200 (Ω).
D. R = 250 (Ω).
Câu 8. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch
và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện

trở toàn phàn của mạch.
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường
độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian
dòng điện chạy qua vật.
Câu 10. Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là:
>> Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa tốt nhất!

Page 1


A. I 

U
R

I

E
Rr

I

E - EP
R  r  r'

I

U AB  E
R AB


Câu 11.Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu
điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A).
B. I = 12 (A).
C. I = 2,5 (A).
D. I = 25 (A).
Câu 12. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu
điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V).
B. E = 12,25 (V).
C. E = 14,50 (V).
D. E = 11,75 (V).
Câu 13. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của
biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi
cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động
và điện trở trong của nguồn điện là:
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).
B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).
D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
Câu 14. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để
công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 6 (Ω).
Câu 15. Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó
công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
A. r = 2 (Ω).

B. r = 3 (Ω).
C. r = 4 (Ω).
D. r = 6 (Ω).
Câu 16. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để
công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 3 (Ω).
B. R = 4 (Ω).
C. R = 5 (Ω).
D. R = 6 (Ω).
Câu 17. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để
công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).
Câu 18. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu
điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:
A. r = 7,5 (Ω).
B. r = 6,75 (Ω).
C. r = 10,5 (Ω).
D. r = 7 (Ω).
Câu 19.Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch
ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất
thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).
Câu 20. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω),
mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R

đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).

>> Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa tốt nhất!

Page 2


HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BAN CHUYÊN MÔN Tuyensinh247.com
1.C

2.A

3.B

4.C

5.B

6.C

7.C

8.C

9.D


10.C

11.C

12.B

13.C

14.A

15.C

16.B

17.B

18.D

19.B

20.C

Câu 1. Chọn: C
Hướng dẫn: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như
không sáng lên vì điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
Câu 2. Chọn: A
Hướng dẫn: Công của nguồn điện được xác định theo công thức A = EIt.
Câu 3. Chọn: B
Hướng dẫn: 1kWh = 3,6.106 (J)

Câu 4. Chọn: C
Hướng dẫn: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức P = EI.
Câu 5. Chọn: B
Hướng dẫn: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì hiệu điện thế đặt
vào hai đầu bóng đèn là U = 220 (V), công suất của mỗi bóng đèn lần lượt là P1 = 25 (W) và P2 = 100 (W) =
4P1. Cường độ dòng điện qua bóng đèn được tính theo công thức I = P/U suy ra cường độ dòng điện qua bóng
đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
Câu 6. Chọn: C
Hướng dẫn: Điện trở của bóng đèn được tính theo công thức R =
bóng đèn 2 tao có R2 =

U2
U2
. Với bóng đèn 1 tao có R1 = 1 . Với
P
P

R
U2 1
U 22
. Suy ra 1  12 
P
R 2 U2 4

Câu 7. Chọn: C
Hướng dẫn:
- Bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 120 (V), cường độ
dòng điện qua bóng đèn là I = P/U = 0,5 (A).
- Để bóng đèn sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng
đèn một điện trở sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là UR = 220 – 120 = 100 (V). Điện trở của bóng

đèn là R = UR/I = 200 (Ω).
Câu 8. Chọn: C
E
Hướng dẫn: Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch là I 
hay E = IR + Ir = U + Ir ta suy ra U = E – Ir
Rr
với E, r là các hằng số suy ra khi I tăng thì U giảm.
Câu 9. Chọn: D
Hướng dẫn: Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ
dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Câu 10. Chọn: C
Hướng dẫn: Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là
E - EP
I
.
R  r  r'
Câu 11. Chọn: C
>> Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa tốt nhất!

Page 3


Hướng dẫn: Cường độ dòng điện trong mạch là I =

U 12

 2,5(A) .
R 4,8

Câu 12. Chọn: B

Hướng dẫn:
- Cường độ dòng điện trong mạch là I =

U 12

 2,5(A) .
R 4,8

- Suất điện động của nguồn điện là E = IR + Ir = U + Ir = 12 + 2,5.0,1 = 12,25 (V).
Câu 13. Chọn: C
Hướng dẫn:
- Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Suy ra suất điện động
của nguồn điện là E = 4,5 (V).
- Áp dụng công thức E = U + Ir với I = 2 (A) và U = 4 (V) ta tính được điện trở trong của nguồn điện là r =
0,25 (Ω).
Câu 14. Chọn: A
E
Hướng dẫn: Công suất tiêu thụ mạch ngoài là P = R.I2, cường độ dòng điện trong mạch là I 
suy ra P =
Rr
2

 E 
R. 
 với E = 6 (V), r = 2 (Ω), P = 4 (W) ta tính được R = 1 (Ω).
Rr
Câu 15. Chọn: C
2

 E 

 E 
 , khi R = R2 ta có P2 = R2.
Hướng dẫn: Áp dụng công thức P = R. 
 (khi R = R1 ta có P1 = R1. 
Rr
 R1  r 
2

2

 E 

 , theo bài ra P1 = P2 ta tính được r = 4 (Ω).
 R2  r 
Câu 16. Chọn: B
2

 E 
Hướng dẫn: Áp dụng công thức P = R. 
 với E = 6 (V), r = 2 (Ω) và P = 4 (W) ta tính được R = 4 (Ω).
Rr
Câu 17. Chọn: B
2

1
R
1
 E 
2
 E2.

Hướng dẫn: Áp dụng công thức P = R. 
= E2.
suy ra
 ta được P = E .
2
2
r
(R  r )
4r
Rr
R   2r
R
1
Pmax = E2.
xảy ra khi R = r = 2 (Ω).
4r
Câu 18. Chọn: D
Hướng dẫn:
- Khi R = R1 = 3 (Ω) thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là U1, khi
R = R2 = 10,5 (Ω) thì cường độ dòng điện trong mạch là I2 và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là U2. Theo
bài ra ta có U2 = 2U1 suy ra I1 = 1,75.I2.
- Áp dụng công thức E = I(R + r), khi R = R1 = 3 (Ω) ta có E = I1(R1 + r), khi R = R2 = 10,5 (Ω) ta có E = I2(R2
+ r) suy ra I1(R1 + r) = I2(R2 + r).
I1  1,75.I 2
- Giải hệ phương trình: 
ta được r = 7 (Ω).
I1 (3  r)  I 2 (10,5  r).
>> Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa tốt nhất!

Page 4



Câu 19. Chọn: B
Hướng dẫn:
- Điện trở mạch ngoài là RTM = R1 + R
- Khi công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất P = E2.

R
= E2 .
2
(R  r )

1
1
1
 E2.
suy ra Pmax = E2.
2
r
4r
4r
R   2r
R

xảy ra khi RTM = r = 2,5 (Ω).
Câu 20. Chọn: C
Hướng dẫn:
- Đoạn mạch gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), nối tiếp với điện trở R1
= 0,5 (Ω) có thể coi tương đương với một nguồn điện có E = 12 (V), điện trở trong r’ = r + R1 = 3 (Ω).
1

1
1
R
 E2 .
- Khi công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất P = E2.
= E2 .
suy ra Pmax = E2.
2
2
r
4r
4r
(R  r )
R   2r
R
xảy ra khi R = 3 Ω

>> Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa tốt nhất!

Page 5



×