Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN tieng Anh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.62 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trần Vónh
Hưng
Đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG
ANH CHO HỌC SINH LỚP 9 BẬC THCS.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
I. Lý do chọn đề tài :
Đọc là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ
nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đối với học sinh lớp 9 bậc THCS, thông qua
việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài các có thể nắm bắt được
nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các
đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ
với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa các em
có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
Nếu học sinh không phát huy được kỹ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và
ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc
hiểu tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Vì vậy để chuyển đổi được
những thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong
cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng không
tốt đến qúa trình học tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được những khó khăn
này giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu
tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 9. Từ những lý do trên tôi xin được
đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học
sinh lớp 9 bậc THCS.”
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài :
1. Mục đích :
- Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng nhằm mục đích xây dựng ý kiến đóng
góp vào tiếng nói chung của công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường. Từ những
việc làm thực tiễn giúp học sinh phát huy tốt kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh để từng
bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 bậc
THCS.


- Thông qua việc nghiên cứu đề tài để đúc rút thêm những kinh nghiệm trong
việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 bậc THCS.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Năm học 2007-2008
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Vónh
Hưng
- Nghiên cứu về những phương pháp, thủ thuật và các bước dạy đọc hiểu các
bài khóa trong chương trình tiếng Anh lớp 9.
- Nghiên cứu để phát hiện ra những thủ thuật phù hợp với việc dạy đọc hiểu
tiếng Anh cho học sinh lớp 9 tại trường.
3. Đối tượng nghiên cứu :
- Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9.
- Học sinh lớp 9 bậc THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Đọc và nghiên cứu tài liệu để từ đó đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy
và rút ra kinh nghiệm.
- Thống kê và đối chiếu kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra so với
những quan điểm lý luận đã đặt ra.
- Quan sát qúa trình học sinh thực hành đọc hiểu trong các tiết học trên lớp.
- Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tiễn để xây dựng
nên đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài :
- Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng
Anh lớp 9 tại trường THCS.
- Chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật
trong tiết dạy đọc hiểu tiếng Anh 9.
B. NỘI DUNG :
I. Cơ sở lý luận :
Theo quan điểm của một số chuyên gia như Colvin &ø Root (1981), Havernson

& Haynes (1982), Mc Gee (1977), Thornis (1980) vv… Người giáo viên dạy tiếng
Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc và
đọc hiểu đó là những khả năng như: Khả năng tập trung của học sinh, khả năng
đọc hiểu lời hướng dẫn, khả năng đọc một mình và đọc với người khác, khả năng
quan hệ với những người bạn cùng học, khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể
hiện vv… Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các
hoạt động đọc. Kết quả đến nhanh hay chậm tùy thuộc vào kiến thức cơ bản mà
học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khoẻ, và sự nhanh nhạy trong
khả năng nghe nhìn. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học
Năm học 2007-2008
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Vónh
Hưng
đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Vì vậy các
em cần được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các bài khóa, để từ đó tăng thêm sự
quan tâm trong chủ đề của bài khóa. Nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khi
phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có
thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát
theo ý trong bài. Nói một cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào
việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc
hiểu nghóa của bài khóa.
Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và
các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu.
Mức độ hiểu các bài khóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh.
Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả giáo viên cần phải
chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học
sinh yếu kém, kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao
cho tiết học đọc trở nên sống động, lôi cuốn. Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ
năng nói, viết hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến,
quan điểm, nhận xét của mình về đoạn văn.

II. Cơ sở thực tiễn :
Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 thường được xây
dựng theo các chủ điểm có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học
sinh, tuy nhiên cũng có một số bài nội dung chưa thật sự phù hợp với đối tượng
học sinh các vùng cao, vùng miền núi hoặc trong bài khóa chứa đựng nhiều từ
ngữ tiếng Anh khó. Tình hình học sinh thực hành đọc các bài khóa chưa đạt nhiều
hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Dụng cụ trực quan để bổ trợ cho
việc dạy đọc chưa đáp ứng được theo nội dung sách giáo khoa, qua khảo sát điều
tra đầu năm học 2007-2008 đối với học sinh lớp 9D2 tỉ lệ học sinh thực sự có kỹ
năng đọc hiểu tiếng Anh chưa cao, cụ thể như sau:
Só số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém
44 0=0% 03=6,8% 15=34,1% 20=45,4% 06=6,8%
III. Một số kinh nghiệm vận dụng các thủ thuật để rèn luyện cho học sinh lớp 9
thực hành đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh:
Năm học 2007-2008
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Vónh
Hưng
Trong các tiết dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh đối với học sinh THCS nói
chung và học sinh lớp 9 nói riêng, giáo viên cần chia việc dạy đọc thành 03 giai
đoạn: trước khi đọc (Pre reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc
(Post reading).
1. Giai đoạn trước khi đọc:
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng
các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt
động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng
quát của bài khóa. Giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn
biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện
cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được
nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự

nhiên hơn.
Ví dụ: Unit 1-READ (page 9, 10) SGK English 9
Trước khi cho học sinh đọc đoạn văn nói về Malaysia, giáo viên có thể đặt một
số câu hỏi gợi mở như sau:
a. Is Malaysia in Asia?
b. How many parts (regions) are there?
c. The Vietnamese unit of currency is “dong”. What is Malaysia unit of
currency?
d. What is the capital of Malaysia?
e. How many religions are there?
f. How many languages are spoken in Malaysia?
Giáo viên cũng có thể vừa đặt câu hỏi gợi mở và đồng thời cung cấp cho học
sinh một số từ mới như “region, religion”. Để phần câu hỏi này không làm mất
nhiều thời gian, giáo viên có thể chuẩn bò trước vào bảng phụ hoặc thực hành nói
tuỳ theo đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau.
Trong sách tiếng Anh lớp 9 một số bài đọc hiểu có kèm theo tranh, ảnh, giáo
viên cần phải sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào
nội dung của bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn
ngữ sẽ được thể hiện trong bài
Ví dụ: Unit 2-READ (page 17) SGK English 9.
Năm học 2007-2008
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Vónh
Hưng
Giáo viên sử dụng bức tranh trang 17 để hướng sự chú ý của học sinh vào bài đọc
bằng một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài đọc mà học sinh sắp được học:
a. What do they do?
b. What are they wearing?
c. Are they nice? handsome?
d. Are jeans fashionable?

e. Do you like jeans?
Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài khóa để có một số ý niệm
tổng quát về thông tin trong bài khóa bằng cách chọn câu trả lời đúng/sai
Ví dụ: Unit 3-READ (page 25) SGK English 9.
T/F statements:
a. Van is from the USA.
b. He is living with the Parkers.
c. Mr Parker is a farmer.
d. They have three children.
e. Van helps Mr Parker on the farm after school.
2. Giai đoạn trong khi đọc:
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
Trong giai đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện
kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Đối với các bài khóa trong chương trình sách giáo
khoa mới rất đa dạng, phong phú về các chủ điểm vì vậy giáo viên nên cho học
sinh thực hành theo lối đọc mở rộng (extensive reading) nhằm mục đích khích lệ
các em tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Bằng cách đọc mở rộng
học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế nhưng vẫn có
thể hiểu một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ thực được dùng
trong cuộc sống. Giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung
bài khóa. Đọc lớn tiếng chỉ giúp học sinh luyện cách phát âm mà thôi. Tuy nhiên
học sinh có thể cho học sinh nghe bài khóa một hoặc hai lần để các em có thể dễ
dàng hơn trong việc thực hành nói trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn. Đối
với những bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng thủ thuật chia bài đọc ra nhiều
đoạn và phân công mỗi nhóm học sinh đọc một đoạn và sau đó cho nhóm này
nhận xét về cách làm của nhóm kia. Bằng cách này giáo viên có thể tận dụng và
tiết kiệm được thời gian trên lớp để từ đó có thể tổ chức các hoạt động bổ trợ thêm
Năm học 2007-2008
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×