Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂNDÂN XÃ CHIỀNG XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.11 KB, 19 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
––––––––––––––––––

TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN XÃ CHIỀNG XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA

BÀI TẬP NHÓM 3

Người hướng dẫn
Học phần

: ThS. Nguyễn Thu An
: Pháp luật chính quyền địa phương

Hà Nội – 2017


Danh sách nhóm 3
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11

Họ và tên
Phùng Thị Kim
Bùi Huy
Cầm Thị Thu
Hoàng Thị
Đinh Việt
Nguyễn Thị Lan
Tạ Doanh Thu
Đàm Thị Vân
Trần Thị Hương
Sầm Thị
Đinh Mỹ

Hoan
Hùng
Huyền
Huyền
Hưng
Hương
Hương
Khanh
Lan

Linh

Mã sinh viên


Đánh

1505QLNB023
1505QLNB025
1505QLNB026
1505QLNB027
1505QLNB028
1505QLNB029
1505QLNB030
1505QLNB031
1505QLNB033
1505QLNB034
1505QLNB035

giá
7
8
7
8
7
7
7
8
7
7
8

Ghi chú



BẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Từ viết tắt
HĐND

Tên cụm từ viết tắt
Hội đồng nhân dân


MỤC LỤC
Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................1
1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm............................................................................................1
1.1.2 Cấu trúc Hội đồng nhân xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La...............1
1.2 Cơ sở pháp lý...........................................................................................3
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÃ CHIỀNG XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA...................................................4
2.1. Ưu điểm..................................................................................................4
2.2. Nhược điểm............................................................................................5
2.3. Nguyên nhân...........................................................................................6
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ CHIỀNG XÔM,
THÀNH PHỐ SƠN LA.......................................................................................8
3.1. Phương hướng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng
nhân dân xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La................................................8
3.2. Một số giải pháp cụ thể..........................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................12

PHỤ LỤC...........................................................................................................13


Chương 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
- Nghiên cứu khoa học là: hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa
trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập để phát triểm ra bản chất quy luật
chung của sự vật, hiện tượng, để tìm ra kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng
dụng kĩ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa.
- Chính quyền địa phương là: hệ thống các cơ quan thực hiện quản lí nhà
nước nhằm quản lí mọi mặt của đời sống xã hội làm nghĩa vụ chung với cả nước
trên một đơn vị hành chính do nhân dân địa phương bầu ra, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập.
- Hội đồng nhân dân là: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại
diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
1.1.2 Cấu trúc Hội đồng nhân xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La
- Hội đồng nhân dân phường xã Chiềng Xôm do cử tri ở phường bầu ra.
- Thường trực Hội đồng nhân dân xã Chiềng Xôm gồm Chủ tịch Hội đồng
nhân dân xã, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
- Hội đồng nhân dân xã Chiềng Xôm thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế
- xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một phó trưởng
ban và các Ủy viên.
- Cấu trúc HĐND xã Chiềng Xôm được cụ thể hoá bằng sơ đồ:

1



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
Chủ tịch: Lù Văn Thiện
Phó chủ tịch: Hà Kim Trọng

BAN PHÁP CHẾ
Trưởng ban:
Lò Văn Sâm

BBAN VĂN HÓA- XÃ
HỘI
Trưởng ban:
Hoàng Thị Thin

OPHÒNG KINH TẾ NGÂN SÁCH
Trưởng phòng: Lò Đức Đại

GGhi chú:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp:
Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động:
Mối quan hệ phối hợp hoạt động:
2


1.2 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp 2013.
- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.


3


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÃ CHIỀNG XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA
2.1. Ưu điểm
- Xác định rõ “Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân”, chính vì thế, thời gian qua HĐND xã
Chiềng Xôm luông chủ động trong công tác điều hành và tổ chức thực hiện các
hoạt động HĐND theo luật định. Các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND xã
luôn nêu cao trách nhiệm của mình trong công tác thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự
thảo nghị quyết trình tại các kỳ họp, tham mưu đề xuất kịp thời với thường trực
HĐND xã những vấn đề phát sinh tại cơ sở. Trong năm 2014, các tổ đại biểu
HĐND xã đều duy trì chế độ sinh hoạt đúng theo quy chế, trích văn bản họp báo
cáo về thường trực HĐND xã tổng hợp. Qua kết quả đánh giá phân loại đại biểu
năm 2014, 100% các tổ đại biểu đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Để hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ của người đại biểu HĐND, các vị đại
biểu HĐND xã luôn giữ vững được phẩm chất, đạo đức lối sống, nâng cao tinh
thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương
đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, thể hiện rõ vai trò của
người đại biểu đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, thường xuyên tăng
cường đi thực tế tại địa phương, giám sát các cơ quan chức năng trong việc thực
hiện quy định của pháp luật, nghị quyết HĐND, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của
cử tri; dành thời gian nghiên cứu các tài liệu, văn bản , báo cáo, tham gia thảo
luận đóng góp ý kiến tại các kỳ họp.
- Tiếp xúc cử tri là điều kiện để người đại biểu thực hiện quyền, nghĩa vụ
của mình trước sự tín nhiệm của nhân dân, vì thế hoạt động tiếp xúc cử tri luôn
được HĐND xã quan tâm, luôn đổi mới về nội dung và phương thức, theo

phương châm "gần dân và lắng nghe ý kiến của nhân dân" các đại biểu HĐND
xã đã thường xuyên tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân và động viên nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và nghị quyết của HĐND các cấp. Năm 2014 thường trực HĐND
4


xã đã kết hợp với Tổ đại biểu số 1 HĐND thành phố, HĐND tỉnh và Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã được 5 cuộc với hơn 600 lượt cử tri
tham gia; các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời giải quyết và trả lời tại hội
nghị, đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri.
- Thực hiện quy chế hoạt động của HĐND các cấp, Thường trực HĐND
xã luôn phát huy vai trò và tinh thần trách nhiệm, tổ chức thực hiện có hiệu quả
các nội dung chương trình đã đề ra, tiếp tục quan tâm đổi mới nội dung phương
thức hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND xã, nhất
là về công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp HĐND xã, nhờ đó chất lượng của
các kỳ họp HĐND xã ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, Thường trực HĐND
xã đã phát huy tốt vai trò trong việc phối hợp, nhất là trong các hoạt động thẩm
tra, giám sát; Trong năm 2014 đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát như
giám sát UBND về triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện
giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân trên địa bàn xã; giám sát công
tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức giám sát thường xuyên
được 3 cuộc với nội dung đã tập trung vào những lĩnh vực bức xúc đang được
cử tri quan tâm, tham gia trực tiếp cùng Đoàn giám sát của các Tổ đại biểu
HĐND để nắm bắt tình hình, chỉ đạo kịp thời nên kết quả giám sát có chất lượng
và hiệu quả hơn.
2.2. Nhược điểm
- Năm 2015, là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, là năm kết thúc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2015, HĐND xã Chiềng
Xôm sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xứng đáng

là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
dân và vì dân; góp phần cùng với Đảng bộ và nhân dân xã Chiềng Xôm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực như trên, cũng cần
nhìn nhận khách quan hoạt động của đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ qua
vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là: Đại biểu chủ yếu hoạt động kiêm
nhiệm, nên thời gian dành cho hoạt động của HĐND chưa nhiều, từ đó dẫn đến
5


việc nghiên cứu, xem xét, đưa ra các giải pháp hiệu quả và quyết định những
vấn đề quan trọng, nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ
bản còn có nội dung chưa sâu.
- Trong các kỳ họp, phần nhiều các ý kiến phát biểu tập trung vào các kiến
nghị cử tri, chưa nêu được các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Chất lượng hoạt
động của đại biểu chưa đồng đều, một số ít đại biểu chưa thật sự tích cực tham
gia các hoạt động của HĐND, còn thiếu tự tin, ngại va chạm trong hoạt động
giám sát, đặc biệt là trong chất vấn chưa quyết liệt truy đến cùng về nguyên
nhân và trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung chất vấn. Một số
đại biểu chưa sắp xếp công việc, thời gian để tham dự đầy đủ các kỳ họp của
HĐND nơi mình ứng cử nên chưa nắm bắt và chuyển tải kịp thời tình hình và
những vướng mắc của địa phương với cơ quan chức năng…
- Từ đó, dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND bị hạn chế,
phần nào còn hình thức và chưa thực chất. Ngoài ra, một số hạn chế thuộc về cơ
chế, chính sách cũng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu
HĐND như: chưa có quy định cụ thể đại biểu HĐND phải dành bao nhiêu thời
gian trong tháng/quý cho hoạt động đại biểu dân cử; không có chế độ sinh hoạt
định kỳ để nhận xét đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND,
không qui định đại biểu HĐND định kỳ phải báo cáo kết quả hoạt động của
mình trước cử tri nơi tham gia ứng cử...

2.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết do lĩnh vực hoạt động của
HĐND rất rộng, đòi hỏi đại biểu phải có kiến thức tổng quát và kinh nghiệm
thực tiễn, trong khi đó công tác quy hoạch cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng nhằm
tạo nguồn đại biểu HĐND chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, khi thực hiện hiệp
thương lựa chọn ứng cử viên để bầu cử đại biểu HĐND còn nặng về cơ cấu,
không những thế một đại biểu còn phải gánh nhiều cơ cấu.
- Một số đại biểu nặng về nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, chưa dành
thời gian nghiên cứu, cập nhật thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động
HĐND, do vậy ít có đóng góp vào các hoạt động của HĐND.
6


- Một số đại biểu HĐND được bầu theo cơ cấu ít có điều kiện tiếp cận với
các nguồn thông tin nên việc tiếp thu, giải trình kiến nghị của cử tri còn hạn
chế. Trong việc chất vấn ngoài việc thiếu thông tin, thiếu tự tin trong trình bày ý
kiến chất vấn, còn có tâm lý cho là gây không khí căng thẳng trong kỳ họp, băn
khoăn sau chất vấn ảnh hưởng đến bản thân hoặc cơ quan, đơn vị…. Công tác
bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND sau khi được bầu
còn hạn chế, không thường xuyên, nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm
thực tiễn cụ thể trong hoạt động của đại biểu. Do vậy, sau tập huấn trình độ đại
biểu chưa được nâng lên. Đa số đại biểu hoạt động theo kiểu vừa học vừa làm.

7


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÃ CHIỀNG XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA

3.1. Phương hướng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội
đồng nhân dân xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La
- Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND và công tác tổ chức của HĐND xã
Chiềng Xôm. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, trước hết phải đổi
mới công tác hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử làm đại biểu, không nên
nặng về cơ cấu mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công
tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có khả năng đại diện cho cộng đồng
dân cư và năng lực tham vấn, quyết định. Do đó, cần đặc biệt chú ý tiêu chuẩn
của đại biểu “Có năng lực đóng góp vào hoạt động của Hội đồng nhân dân, có
điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu”. Định kỳ mỗi năm, HĐND và đại biểu
HĐND phải báo cáo công khai với dân về các công việc đã làm, đề nghị nhân
dân nhận xét, đánh giá; qua đó, phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với
chính quyền cơ sở và đại biểu dân cử.
- Cần cải tiến và nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND. Kỳ họp HĐND phải
thực sự là diễn đàn của nhân dân, là nơi thể hiện phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, là hoạt động thu hút sự quan tâm theo dõi của cử
tri. Do vậy, tổ chức kỳ họp phải có sự chuẩn bị chu đáo, đại biểu HĐND phải
được cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo, tờ trình và những thông tin liên
quan để nghiên cứu trước; đồng thời phải dành thời gian thỏa đáng cho đại biểu
thảo luận và chất vấn. Chủ tọa cần linh động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để
đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến đóng góp, nhất là ý kiến phản biện để xem
xét vấn đề một cách thấu đáo hơn, đa chiều hơn nhằm ban hành những nghị
quyết có tính khả thi cao. Việc xây dựng và ban hành nghị quyết phải đảm bảo
quy trình theo luật định.
- Thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND. Cần thực hiện tốt các hình
8


thức giám sát như xem xét các báo cáo tại kỳ họp HĐND; kiểm tra, giám sát của
Thường trực HĐND; chất vấn của đại biểu; giám sát văn bản quy phạm pháp

luật ở địa phương và giám sát thực tế tại cơ sở nhằm tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương. Để nâng cao chất
lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, nhất là thực hiện
Quy chế dân chủ , HĐND cần tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp dân của đại biểu
HĐND. Cần tăng cường tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; đồng thời đa dạng
hóa hình thức tiếp xúc cử tri như: tiếp xúc nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên
đề. Khi có yêu cầu của cử tri, đại biểu HĐND nên dành thời gian để tiếp dân;
trong hoạt động này, đại biểu phải thật sự gần dân, lắng nghe ý kiến người dân
một cách cầu thị, đối thoại cùng người dân và phản ánh trung thực ý kiến,
nguyện vọng của nhân dân với HĐND.
3.2. Một số giải pháp cụ thể
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy phường đối với tổ chức và hoạt
động của HĐND, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, phân công cán bộ có
tâm, có tầm làm công tác HĐND để xây dựng HĐND thật sự là cơ quan quyền
lực Nhà nước ở địa phương.
- Nâng cao chất lượng Đại biểu HĐND phường. Ngoài việc tích cực tham
gia tập huấn tại Quận, Thường trực HĐND phường cần tổ chức tập huấn, trang
bị kỹ năng hoạt động và năng lực tham vấn, quyết định cho các đại biểu HĐND
phường bằng hình thức tọa đàm trao đổi. Bên cạnh đó mỗi đại biểu HĐND
phường khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng tại Quận cũng như tập huấn tại
phường phải ý thức được trách nhiệm của mình trước cử tri để có trách nhiệm
nghiêm túc trong tập huấn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt vai trò
đại biểu dân cử, có năng lực đóng góp vào các hoạt động của HĐND phường.
- Ủy ban nhân dân phường tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc giải
quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; Chủ toạ kỳ họp HĐND phường cần linh
động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để Đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến thảo
luận nhằm ban hành Nghị quyết có tính khả thi cao. Định kỳ mỗi năm, HĐND
9



và Đại biểu HĐND phường phải báo cáo công khai với cử tri nơi được ứng cử
về công việc đã làm, để cử tri nhận xét, đánh giá; qua đó phát huy quyền giám
sát của Nhân dân đối với chính quyền cơ sở và Đại biểu dân cử.
- Thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND và cán Ban của HĐND
phường. Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của nhân dân, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở phường,
HĐND phường cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể. Cần thực
hiện tốt các hình thức giám sát như xem xét các Báo cáo tại kỳ họp HĐND,
kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phường, việc
chất vấn của Đại biểu, giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
của Phường, và giám sát thực tế ở phường và Tổ dân phố nhằm tác động đến sự
phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri và thực hiện
nhiệm vụ ở cơ sở, tiếp công dân của Đại biểu HĐND, sẽ tác động trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động của HĐND Phường. Do đó, cần tăng cường tiếp xúc cử tri
trước và sau kỳ họp, hoặc tiếp xúc theo chuyên đề. Đại biểu HĐND phải giành
thời gian để tiếp dân theo Luật định. Đại biểu HĐND phải thật sự gần dân để
hiểu dân hơn, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân đến với
HĐND để góp phần cùng HĐND quyết định đúng đắn những vấn đề quan trọng
trên địa bàn Phường. Đại biểu cần chuẩn bị ý kiến phát biểu thảo luận, chất vấn
tại kỳ họp, tham gia hoạt động giám sát, khảo sát, nghiên cứu chính sách pháp
luật, Nghị quyết HĐND Thành phố, Quận, Phường đang triển khai trên địa bàn
phường để vận động cử tri tổ chức thực hiện.
- Trong việc chuẩn bị các kỳ họp cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng ủy, sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Thường trực HĐND,
UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, nâng cao vai trò tham mưu kịp thời
của cán bộ, công chức chuyên môn được giao nhiệm vụ, đồng thời phải làm tốt
công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các bộ phận chuyên môn được phân công
chuẩn bị các nội dung của kỳ họp.

- Hoạt động tuyên truyền trước kỳ họp cần tổ chức sâu, rộng hơn nữa để
10


nhân dân nắm được nội dung, chương trình, diễn biến kỳ họp. Các văn bản cần
chuẩn bị chu đáo, coi trọng chất lượng và kịp thời gửi trước cho Thường trực
HĐND để chỉ đạo các Ban của HĐND phường thẩm tra trước khi gửi các đại
biểu HĐND phường theo quy định để gửi sớm cho Đại biểu theo Nội quy kỳ
họp, tạo điều kiện cho Đại biểu, các Ban HĐND có đủ thời gian nghiên cứu. Các
văn bản phải rà soát kỹ trước khi ký ban hành.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Nxb Thế Giới.
2. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2016), Tiếng Việt thực hành, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
3. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (2009), Giáo trình Tiếng Việt thực
hành.
4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến
pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
5. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ
chức chính quyền địa phương.
6. Vương Trang (2015), “Hội đồng nhân dân xã Xiềng Chôm nâng cao
chất lượng hoạt động”.

12



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân xã Chiềng Xôm
nhiệm kì 2010 – 2015
ST
T

Họ và tên

Năm Giới

Dân

sinh

tộc
Thá

tính

1

Lù Văn Thiện

Nam

2

Hà Kim Trọng


Nam

3

Hoàng Thị Thin

Nữ

4

Lèo Văn Kiêm

Nam

5

Lò Văn Sâm

Nam

6

Lò Văn Khương

Nam

i
Thá
i
Thá


Chức vụ
Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND

Phó Chủ tịch HĐND xã
Phó Chủ tịch MTTQ xã – Trưởng

i
Thá

Ban Kinh tế - Xã hội
Trưởng ban 6/1 – Phó Trưởng ban

i
Thá

KT-XH
Chủ tịch Hội Nông dân –Trưởng

i
Thá

Ban Pháp chế
Công an viên bản Lốm – Phó Ban

i

Pháp chế

13



Phụ lục 2. Danh sách các đại biểu HĐND xã
Giới

Dân

tính

tộc

11/8/85

Nam

Thái Trưởng bản

Hà Văn Đoàn

10/20/65

Nam

Thái Bí thư Chi bộ

3

Lò Đức Đại

9/25/78


Nam

Thái Kế toán tài chính xã

4

Hà Thị Học

5/27/90

Nữ

Thái Văn phòng - Thống kê

5

Cầm Thị Hương

5/18/69

Nữ

Thái Chủ tịch UBND xã

6

Lèo Thị Hoa

3/29/87


Nữ

Thái Nông dân

7

Phạm Văn Khánh

20/9/1960 Nam

8

Lèo Văn Kiêm

12/5/63

Nam

Thái Trưởng bản

9

Lò Văn Khương

8/17/70

Nam

Thái Công an viên


10

Lò Văn Khoa

9/13/82

Nam

Thái Trưởng bản

11

Hoàng Văn Kiên

9/16/80

Nam

Thái Nông dân

12

Nguyễn Thị Lan

6/2/69

Nữ

13


Hoàng Thị Nga

10/31/86

Nữ

Thái Nông dân

14

Hoàng Văn Niên

3/4/85

Nam

Thái Tư pháp xã

15

Lò Văn Phiển

2/11/85

Nam

Thái Phó xã đội

16


Lò Văn Sâm

6/5/67

Nam

Thái Chủ tịch HND xã

17

Hà Kim Trọng

8/9/79

Nam

Thái Phó Chủ tịch HĐND xã

18

Hoàng Thị Thin

8/10/83

Nữ

Thái Phó CT MTTQ

19


Cầm Văn Thanh

10/5/68

Nam

Thái Trưởng bản

20

Nguyễn Văn Tuyền

5/5/71

Nam

21

Hoàng Văn Tấc

9/13/82

Nam

STT Họ và tên

Năm sinh

1


Lèo Văn Bun

2

14

Kin
h

Kin
h

Kin
h

Chức vụ

Bí thư Đảng ủy xã

Hiệu trưởng

Công an viên

Thái Nông dân


22

Hà Văn Tưởng


8/1/80

Nam

Thái Nông dân

23

Cầm Văn Tom

1/1/78

Nam

Thái Nông dân

24

Hoàng Văn Thanh

9/24/78

Nam

Thái Y tá bản

25

Nguyễn Thanh Thiệp


5/11/80

Nam

26

Hoàng Văn Viên

9/27/87

Nam

Thái Công an viên

27

Lò Thị Viện

3/3/90

Nữ

Thái Nông dân

28

Đoàn Thanh Xuân

6/4/65


Nam

29

Lường Văn Xiểng

12/10/77

Nam

15

Kin
h

Kin
h

Bí thư Chi bộ

Phó Bí thư Đảng ủy

Thái Trưởng bản



×