Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.31 KB, 23 trang )

Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non
thành phố Hải Phòng

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Lê
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý của hiệu trưởng đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục (GD) của trường mầm non. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực
trạng chất lượng GD của các trường mầm non thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến
nay. Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GD của
trường mầm non thành phố Hải Phòng.

Keywords: Quản lý giáo dục; Chất lượng giáo dục; Hiệu trưởng; Giáo dục mầm non;
Hải Phòng

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lí do khách quan : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định:
"Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. GDMN là bậc học đầu tiên của hệ thống GD
quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển của nhân cách con người. Ngày nay giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng và
đánh giá một cách toàn diện thì công tác chăm sóc GDMN càng mang một ý nghĩa nhân văn


sâu sắc.
Lí do chủ quan : Thực tế hiện nay, việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển GDMN còn nhiều bất cập, đã và đang tỏ ra lạc hậu so với nhu cầu
phát triển GDMN và yêu cầu về chất lượng CSGD trẻ. Điều đó thể hiện ở một số khía cạnh
sau: Nhu cầu cho trẻ đến trường lớp MN ngày càng cao trong khi CSVC, phòng học, trang
thiết bị hiện có còn thiếu và lạc hậu. Tỷ trọng kinh phí ngân sách đầu tư cho GDMN hiện nay
còn thấp. Chế độ chính sách tiền lương đối với đội ngũ GV không tương xứng với lao động,

2
không tạo động lực phấn đấu. Trình độ tay nghề, năng lực sư phạm của đội ngũ GV không
tương xứng với trình độ chuyên môn được đào tạo.
Những bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và chất lượng GD tại các
trường MN. Vì vậy, để nâng cao chất lượng GD trường MN một cách bền vững trong điều
kiện còn nhiều khó khăn và bất cập hiện nay, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho đội ngũ hiệu
trưởng trường MN đó là phải “Đổi mới công tác quản lý GD”.
Với các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: "Biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hải
Phòng".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lượng GD của hiệu trưởng các trường MN thành phố Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chất lượng GD trường MN của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GD tại các trường
MN thành phố Hải Phòng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý của hiệu trưởng đối với việc nâng cao chất
lượng GD của trường MN.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng GD của các trường MN thành
phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay.
- Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GD của
trường MN thành phố Hải Phòng.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng GD của trường MN thành phố Hải Phòng sẽ được nâng cao, đáp ứng với
yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn mới nếu được sự tác động của một hệ thống các biện
pháp quản lý khoa học, hợp lý của người hiệu trưởng về triển khai thực hiện chương trình
GD, tăng cường xây dựng đội ngũ, quản lý tốt CSVC và các vấn đề có liên quan.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chất lượng GD của trường MN phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong phạm vi luận văn,
tác giả chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng
CSGD trẻ tại các trường MN trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý nâng cao chất lượng GD của hiệu
trưởng trường MN.
Chương 2: Thực trạng chất lượng GDMN và công tác quản lý của hiệu trưởng trường
MN thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD của hiệu trưởng trường
MN thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý GD, rất nhiều nhà khoa học đã đầu tư
công sức, trí tuệ để nghiên cứu và tổng kết những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý và
nâng cao chất lượng GD. Có thể kể tên một số nhà khoa học tiêu biểu như: Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Văn Lê, Hồ Sĩ Thế Nhiều
công trình nghiên cứu cũng nhấn mạnh: các nhà quản lý GD phải không ngừng cải tiến, nâng
cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động một cách hiệu quả vào quá
trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống GD.
GDMN là bậc học nền tảng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ. Trước những thời cơ và thách thức mới đặt ra cho bậc học MN trong giai
đoạn hiện nay, đội ngũ CBQL MN cũng dành nhiều quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu về các
biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng GD của nhà trường nơi các tác giả công tác.
Đối với bậc học GDMN thành phố Hải Phòng, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
có tính hệ thống, đầy đủ, khoa học về biện pháp quản lý cuả hiêụ trưởng nhằm nâng cao chất
lượng GD tại các trường MN. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề "Biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hải
Phòng" trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên là rất cần thiết và có giá
trị trong thực tiễn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt động quản lý là các tác động có định

4
hướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện
nay, khái niệm về quản lý được định nghĩa rõ hơn: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của
tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra".
1.2.1.2. Hệ thống các chức năng quản lý

Nói tới các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau,
nhưng nhìn chung đa số các tác giả đều thống nhất ở bốn chức năng cơ bản sau: kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra:
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
Có nhiều lý thuyết về nguyên tắc quản lý, tuy nhiên các nhà quản lý cần tập trung đảm
bảo các nguyên tắc chủ yếu sau đây: Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc kết hợp hài
hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu.
Nguyên tắc kiên định mục tiêu.
1.2.1.4. Các biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là tổng thể cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động nhằm giúp nâng cao khả năng hoàn thành có
kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
1.2.1.5. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
Quản lý là một khoa học bởi lẽ nó có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý.
Quản lý lại là một nghệ thuật vì tâm lý và hoàn cảnh sống của con người diễn biến rất phức
tạp, môi trường quản lý luôn vận động biến đổi không ngừng. Khi chuẩn bị và hình thành
quyết định quản lý thì phải biết vận dụng một cách hệ thống các ý tưởng khoa học, xong khi
triển khai quyết định vào thực tế lại phải có nghệ thuật, phải biết công thủ, tiến thoái một cách
hợp lý theo nguyên tắc "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý trường mầm non
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lý thuyết QLGD, tuy có nhiều cách diễn đạt khác
nhau, nhưng đều giúp ta có cách hiểu thống nhất rằng: QLGD là những tác động có hệ thống,
có ý thức, hợp quy luật nhằm đạt mục đích nâng cao chất lượng GD.
1.2.2.2. Khái niệm về quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ
thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà trường đã đề ra.
1.2.2.3. Khái niệm quản lý trường mầm non
Quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của hiệu trưởng đến tập thể

CBGV, trẻ em nhằm thực hiện có chất lượng các mục tiêu, kế hoạch GD của nhà trường, trên

5
cơ sở tận dụng có hiệu quả các tiềm lực vật chất, tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.3. Chất lượng, chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục của trường MN
1.2.3.1. Chất lượng
Khái niệm chất lượng được từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Chất lượng là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, hiện tượng". Có quan điểm lại cho rằng
"Chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu". Theo chúng tôi, chất lượng là giá trị sự vật, hiện
tượng, con người phù hợp với mục tiêu, đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.
1.2.3.2. Chất lượng giáo dục
Cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng GD là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của GD.
Cơ sở GD nào đạt được mục tiêu GD thì cơ sở đó có chất lượng GD.
1.2.3.2. Chất lượng giáo dục của trường mầm non
Tác giả luận văn nhận thấy quan điểm "Chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu" và
"Chất lượng GD là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của GD" là phù hợp với với việc đánh giá chất
lượng trong GDMN. Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường MN cũng đã ghi
“Chất lượng GD trường MN là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu
GDMN được quy định tại Luật Giáo dục”. Theo cách hiểu này thì chất lượng GD trường MN
là sự đáp ứng của nhà trường đảm bảo “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp
một”.
1.3. Trƣờng mầm non, hiệu trƣởng trƣờng mầm non và vấn đề nâng cao chất lƣợng
giáo dục của trƣờng mầm non
1.3.1. Vị trí, vai trò của trường mầm non
Vị trí, vai trò của trường MN được quy định tại Điều lệ trường MN ban hành kèm theo
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Điều 6,
chương 2).
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường mầm non

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường MN được quy định tại Điều lệ trường
MN ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT (Điều 16, chương 2).
1.3.3. Hiệu trưởng trường mầm non và vấn đề quản lý nâng cao chất lượng giáo dục của
trường mầm non
Hiệu trưởng trường MN là người lãnh đạo nhà trường, đại diện cho nhà trường về
quản lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và hoạt động chuyên môn
trong nhà trường. Chất lượng GD của mỗi nhà trường phụ thuộc vào năng lực điều hành, quản

6
lý của người hiệu trưởng.
Quản lý trường MN là một công việc khó khăn, phức tạp, bởi bậc học MN có những
đặc thù riêng biệt.
Chất lượng GD của trường MN được quy định bởi chất lượng của các thành phần:
công tác tổ chức, quản lý hoạt động của nhà trường; đội ngũ CBGVNV; điều kiện cơ sở vật
chất và trang thiết bị; quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; kết quả CSGD trẻ.
Chất lượng GD của trường MN chịu ảnh hưởng của những yếu tố: Yếu tố KT-XH,
quan điểm chỉ đạo xây dựng phát triển GDMN, quy mô trường lớp, CSVC. Ngoài ra, yếu tố
về mục tiêu, nội dung, phương pháp tuy là vô hình nhưng chúng là nền tảng của quá trình GD,
GV là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng GD.
Chất lượng GD của trường MN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu một trong những
yếu tố đó là thiếu điều kiện để đảm bảo chất lượng GD. Do vậy, Trong quá trình quản lý để
nâng cao chất lượng GD của nhà trường, người hiệu trưởng cần phải bám sát vào các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GD, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tác động vào những yếu
tố này, đảm bảo chúng được vận hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy tính
hiệu quả.
Tiểu kết Chương 1
Quản lý nói chung và quản lý trường MN nói riêng vừa mang tính khoa học vừa mang
tính nghệ thuật. Công việc này đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản
về lý luận quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường. Trên cơ sở lý luận đó vận dụng một cách

linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn nhà trường nhằm đạt được mục tiêu GD đề ra.
Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận liên quan đến quản lý và chất
lượng GD. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hiệu trưởng trường MN đối với
quản lý nâng cao chất lượng GD. Phần cơ sở lý luận trên là căn cứ để nghiên cứu thực trạng
chất lượng GD và công tác quản lý của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng. Từ đó,
đề xuất các biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng GD của các trường MN trên địa bàn
thành phố.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC MẦM NON VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG

2.1. Thực trạng chất lƣợng giáo dục của các trƣờng mầm non Hải Phòng từ năm 2006
đến nay
Chất lượng GD trường MN được quy định bởi chất lượng của nhiều yếu tố. Vì vậy,
muốn đánh giá chất lượng GD trường MN cần đánh giá chất lượng toàn bộ hệ thống các yếu
tố tác động đến quá trình sư phạm trong và ngoài nhà trường.

7
2.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ GV và nhân viên
2.1.1.1. Về số lượng đội ngũ
Bảng 2.1: Biến động số lƣợng cán bộ, GV, nhân viên
Thời
điểm
Tổng
số
CBG
VNV
Trong đó
GV

bỏ nghề
Ban giám
hiệu
GV
Chia ra
Nhân viên

GVNT
GVMG
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/2006
5184
607
11.7
3671
70.8
1118
30.5
2553

69.5
906
17.5
10
0.3
5/2007
5465
633
11.6
3769
69.0
1109
29.4
2660
70.6
1063
19.5
32
0.8
5/2008
5568
647
11.6
3803
68.3
1135
29.8
2668
70.2
1118

20.1
20
0.5
5/2009
5785
640
11.1
3930
67.9
1119
28.5
2811
71.5
1215
21.0
27
0.7
5/2010
6236
659
10.6
4265
68.4
1209
28.3
3056
71.7
1312
21.0
39

0.9
5/2011
6803
683
10.0
4673
68.7
1248
26.7
3425
73.3
1447
21.3
42
0.9

Bảng 2.2: Tính định mức số trẻ / 01 GV
Thời
điểm
Tổng số
trẻ huy
động
Chia ra
Giáo
viên
Chia ra
Trẻ
nhà trẻ
Trẻ
mẫu

giáo
GV nhà trẻ
GV mẫu giáo
SL
Định mức
trẻ/GV
SL
Định mức
trẻ/GV
5/2006
68,705
15,560
53,145
3,617
1,118
14
2,553
21
5/2007
68,087
14,736
53,351
3,769
1,109
13
2,660
20
5/2008
70,728
14,683

56,045
3,803
1,135
13
2,668
21
5/2009
74,618
15,537
59,081
3,930
1,119
14
2,811
21
5/2010
78,809
16,511
62,298
4,265
1,209
14
3,056
20
5/2011
85,403
17,198
68,204
4,673
1,248

14
3,425
20

Bảng 2.3: Đánh giá số lƣợng GV so với nhu cầu hiện tại
TT
Nội dung
Tổng
số
Chia ra
Nhà trẻ
(24,4%)
3 tuổi
(72,3%)
4 tuổi
(92,7%)
5 tuổi
(100%)
1
Sè trÎ
85403
17198
19656
24198
24351
2
Sè líp hiÖn cã
2476
597
531

651
697
3
Sè trÎ /1líp theo §iÒu lÖ
x
20
30
30
30
4
Sè líp cÇn
3133
860
655
807
812
5
Sè líp thiÕu so víi hiÖn cã
657
263
124
156
115
6
Sè gi¸o viªn hiÖn cã
4673
1248
1013
1169
1243

7
Sè gi¸o viªn cÇn (2GV/1 líp)
6267
1720
1310
1613
1623
8
Sè GV thiÕu so víi sè GV
hiÖn cã
1594
472
297
444
380


8
Phân tích các chỉ số thống kê ta thấy: Số lượng GV tăng nhưng định mức trẻ/1 GV
không giảm. So với sự phát triển về quy mô GD thì số lượng GV còn thiếu rất nhiều. Cơ cấu
GV có chiều hướng giảm về GVNT, tăng GVMG.
Nguyên nhân của việc thiếu GV: Do nhu cầu trẻ ra lớp cao. Do mức thu học phí thấp
nên tăng số cháu/GV, giảm số GV/ lớp bù đắp cho phần lương hiện vẫn đang quá thấp. Số
lượng GV bỏ nghề có chiều hướng gia tăng. Nguồn đào tạo GVMN không đủ để cung cấp
theo vùng. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân chính là do các trường không đủ kinh
phí nhận thêm GV là cơ bản, bởi cùng một lượng kinh phí thu từ học phí, nếu nhận thêm GV
thì lương GV sẽ bị giảm. Cần phải xây dựng quy hoạch đội ngũ GVMN với những giải pháp
thiết thực nhằm đảm bảo đủ GV, tránh được tình trạng thiếu GV triền miên.
2.1.1.2. Về chất lượng đội ngũ:
- Phẩm chất đội ngũ GVMN.

Trong thập niên qua, trong điều kiện phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đội ngũ
GVMN Hải Phòng đã tự khẳng định mình, vị trí vai trò của GVMN vừa là cô giáo, vừa là mẹ
hiền đã được xác lập, được xã hội tin cậy. Bên cạnh đó GVMN luôn cầu tiến bộ, chịu khó học
hỏi, dành hết thời gian, tâm sức cho việc nâng cao chất lượng GD trẻ ở các cơ sở MN. GVMN
Hải Phòng cũng là những người đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp.
- Trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của GVMN
Bảng 2.4: Biến động về trình độ đội ngũ cán bộ GV
Thời
điểm
Ban Giám hiệu
GV
TS
Chia theo trình độ
TS
Chia theo trình độ
Trên
chuẩn
Đạt chuẩn
Dưới chuẩn
Trên
chuẩn
Đạt chuẩn
Dưới chuẩn
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
5/2006
607
387
63.8
220
36.2
0
0
3671
758
20.6
2669
72.7
244
6.6
5/2007
633
471
74.4
160
25.3
2
0.3
3769
1156

30.7
2382
63.2
231
6.1
5/2008
647
551
85.2
96
14.8
0
0
3803
1440
37.9
2246
59.1
117
3.1
5/2009
640
566
88.4
74
11.6
0
0
3930
1835

46.7
2011
51.2
84
2.1
5/2010
659
609
92.4
50
7.6
0
0
4265
2152
50.5
2037
47.8
76
1.8
5/2011
683
648
94.9
35
5.1
0
0
4673
2738

58.6
1876
40.1
59
1.3

Từ bảng số liệu thống kê trên có thể khẳng định rằng trong những năm qua, tốc độ
chuẩn hóa trình độ đội ngũ CBGV MN Hải Phòng diễn ra nhanh và liên tục. Tính từ 2006 đến
nay, trung bình mỗi năm tăng 6,9% tỷ lệ CBGV đạt trình độ trên chuẩn, giảm hơn 1% tỷ lệ
CBGV đạt trình độ dưới chuẩn. Tuy nhiên số GVMN đạt trình độ trên chuẩn còn chưa cao
(58,6%), vẫn còn một lực lượng không nhỏ GV chưa đạt chuẩn (1,3%). Đây cũng là một
thách thức lớn đối với việc triển khai thực hiện CTGDMN mới cũng như yêu cầu về trình độ

9
đội ngũ GV trong các trường MN chuẩn quốc gia những năm sau này.
- Năng lực chuyên môn
Bảng 2.5: Năng lực chuyên môn của GVMN
TT
Năng lực chuyên môn
Các biểu hiện
Điểm
TB
Mạnh
Trung
bình
Yếu
1
Kỹ năng xây dựng kế hoạch chăm sóc GD trẻ
108
173

19
2,3
2
Khả năng tổ chức hoạt động CSGD trẻ đạt hiệu quả
157
143

2,5
3
Khả năng tạo môi trường cho trẻ đạt hiệu quả
88
191
21
2,2
4
Khả năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động
210
55
35
2,6
5
Kỹ năng phối hợp nhịp nhàng giữa cô chính và cô phụ
156
144

2,5
6
Khả năng CSGD giúp trẻ phát triển từng cá nhân
64
181

55
2,0
7
Khả năng đối xử công bằng giữa các trẻ
152
148

2,5
8
Khả năng tạo môi trường an toàn về tâm lý cho trẻ
157
143

2,5
9
Năng lực giao tiếp với phụ huynh
159
141

2,5
10
Năng lực đánh giá trẻ, xác định kết quả GD
124
156
20
2,3

Theo đánh giá, năng lực chuyên môn của GVMN Hải Phòng có thể đảm bảo hoàn
thành công việc của mình. Các năng lực cần có để CSGD trẻ đều được đánh giá tương đối tốt.
Tuy nhiên, trong đó có một số năng lực chưa được đánh giá cao. Do đó những năng lực này

cần được bồi dưỡng và rèn luyện thêm.
Bảng 2.6: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến năng lực chuyên môn của GVMN
TT
Các nguyên nhân
Mức độ
Điểm
TB
Quan
trọng
Ít
quan
trọng
Không
quan
trọng
1
Không đủ các kiến thức chuyên môn
201
63
36
2,5
2
Đã qua đào tạo SPMN nhưng chắp vá, thiếu hệ
thống
209
91

2,7
3
Thời gian, cường độ lao động căng thẳng

292
8

3,0
4
Số trẻ mầm non /lớp đông hơn so với quy định
185
34
81
2,3
5
Diện tích lớp không đủ so với quy định
182
31
87
2,3
6
Thiếu nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
226
40
34
2,6
7
Thiếu đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị
189
73
38
2,5
8
Thiếu sách tham khảo

181
94
25
2,5
9
Thiếu sự giám sát, kiểm tra của ban giám hiệu
262
38

2,9
10
Ban giám hiệu chưa động viên kịp thời
263
37

2,9

10
11
Cơ chế chính sách chưa thoả đáng
289
11

3,0

- Tuổi đời của GVMN.
Bảng 2.7: Tuổi đời của đội ngũ GVMN
Thời điểm
Dưới 30
Từ 30 đến 40

Từ 41 đến 50
Trên 50
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/2006
1155
31.5
1309
35.7
946
25.8
261
7.1
5/2007
1394
37
1300
34.5
863
22.9
212
5.6
5/2008
1530

40.2
1344
35.3
772
20.3
157
4.1
5/2009
1650
42
1405
35.8
724
18.4
151
3.8
5/2010
1739
40.8
1488
34.9
885
20.8
153
3.6
5/2011
2108
45.1
1525
32.6

879
18.8
161
3.4

Có thể đánh giá rằng độ tuổi của CBQL và GVMN Hải Phòng nằm trong khoảng cho
phép, đảm bảo được yêu cầu CSGD trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên vẫn cần một cơ
chế nhằm đảm bảo cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm những GV và CBQL có trình độ năng lực
chuyên môn, đồng thời bãi miễn hoặc cắt giảm được những CBQL và GV không đáp ứng yêu
cầu.
2.1.2. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.1.2.1. Mạng lưới trường - lớp mầm non
Hiện nay toàn thành phố có 274 trường trong đó nhà trẻ: 7 trường, mẫu giáo: 17
trường, mầm non: 250 trường. Hầu hết các trường trong nội thành hiện đang quá tải do vượt
số lớp và số trẻ so với quy mô xây dựng. Ở khu vực ngoại thành, mỗi xã có một trường MN
theo mô hình một khu trung tâm và có nhiều khu lẻ theo thôn. Những lớp này thường phải
dạy ghép các độ tuổi dẫn đến chất lượng GD chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảng 2.8: Quy mô trƣờng lớp MN
Thời
điểm
Tổng
số
trường
Tổng
số khu
trường
Tổng
số
lớp
Chia ra

Trong đó lớp ghép
NT
MG
NT
MG
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/2006
248
567
2310
612
26.5
1698
73.5
173
28.3
198
11.7
5/2007
250
553
2305
606

26.3
1699
73.7
215
35.5
232
13.7
5/2008
250
535
2278
572
25.1
1706
74.9
138
24.1
174
10.2
5/2009
252
528
2351
592
25.2
1759
74.8
132
22.3
169

9.6
5/2010
264
539
2416
601
24.9
1815
75.1
144
24.0
168
9.3
5/2011
274
531
2476
597
24.1
1879
75.9
175
29.3
183
9.7

2.1.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

11
Bảng 2.9: Thực trạng cơ sở vật chất GDMN

Thời
điểm
Tổng
số
phòng
học
Trong đó
Tổng
số bếp
ăn
Bếp 1
chiều
Trường
đạt
chuẩn QG
Phòng học
có CTVS
khép kín
Phòng
kiên cố
Phòng
cấp 4
Phòng
học nhờ
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
5/2006
2331
1037
44.5
1272
54.6
22
0.9
272
185
68
28
11.3
1044
44.8
5/2007
2461
1127
45.8
1319
53.6
15
0.6
271

175
64.6
31
12.4
1170
47.5
5/2008
2300
1190
51.7
1097
47.7
13
0.6
269
175
65.1
36
14.4
1220
53
5/2009
2391
1295
54.2
1065
44.5
31
1.3
272

176
64.7
40
15.9
1251
52.3
5/2010
2452
1,256
51.2
1,166
47.6
30
1.2
284
155
54.6
41
15.5
1358
55.4
5/2011
2500
1,436
57.4
1,015
40.6
49
2
299

175
58.5
45
16.4
1550
62

CSVC GDMN Hải Phòng có xuất phát điểm thấp, mặc dù đã được quan tâm đầu tư
xong vẫn bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân thành phố và
yêu cầu nâng cao chất lượng GD hiện tại và tương lai.
2.1.3. Quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội
Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, CS-
GD trẻ tại các trường MN đã đạt được những kết quả nhất định: Các trường MN đều đã thành
lập được ban đa
̣
i diê
̣
n cha me
̣
học sinh . Mỗi trường MN đều phấn đấu trở thành trung tâm văn
hóa của xã phường. Mỗi CBGV là một tuyên truyền viên phổ biến kiến thức CSGD trẻ theo
khoa học cho cộng đồng. Những khó khăn của nhà trường trong việc chỉnh trang điều kiện
CSVC, nâng cao đời sống cho GV đều nhận được sự cộng đồng trách nhiệm, chung tay tháo
gỡ từ các cấp đảng ủy chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp 3 lực lượng GD này vẫn chưa đi vào
nề nếp, chủ yếu triển khai theo sự vụ.
2.1.4. Kết quả chăm sóc, GD trẻ
2.1.4.1. Chất lượng vệ sinh - chăm sóc - nuôi dưỡng
- 100% số trường MN tổ chức ăn cho trẻ với tỉ lệ trẻ được ăn tại trường đạt 99,5%.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không xẩy ra dịch bệnh, tai nạn thương tích trong

nhà trường.
- Hàng kỳ, số trẻ được tăng cân, chuyển kênh tăng. Tỷ lệ trẻ em SDD giảm xuống
dưới 10%, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em SDD trong cộng đồng.
- Tuy nhiên, do mức tiền ăn cho trẻ/ngày còn thấp nên định lượng P trong khẩu phần
ăn chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn, sức khỏe của trẻ không nằm trong kênh nguy cơ nhưng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ SDD ở các giai đoạn sau.
Bảng 2.10: Chất lƣợng nuôi dƣỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ MN
Thời điểm
Trẻ được
khám sức khỏe
Trẻ được theo dõi
biểu đồ
Trẻ được
ăn tại trường
Trẻ
suy dinh dưỡng

12
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/2006
65209
94.9
68321

99.4
59875
87.1
6385
9.3
5/2007
66894
98.2
68390
100.4
62460
91.7
5860
8.6
5/2008
68398
96.7
70235
99.3
67573
95.5
5945
8.5
5/2009
73331
98.3
74416
99.7
72361
97

5237
7
5/2010
61,383
77.9
78,217
99.2
77,428
98.2
5,652
7.2
5/2011
66,239
77.6
85,364
100
84,978
99.5
5,407
6.3

2.1.4.2. Chất lượng giáo dục:
Việc đánh giá trẻ theo yêu cầu độ tuổi được coi trọng và duy trì thường xuyên trong
các trường MN Hải Phòng. Tỷ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển quy định của mỗi độ tuổi qua
từng năm học đạt kết quả tốt. Qua khảo sát phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ ở các nhóm
lớp, chất lượng các hội thi cho thấy nhận thức và các kỹ năng sống của trẻ được củng cố và
nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng này thể hiện không đồng đều giữa các trường, các khu vực.
Đơn vị nào làm tốt công tác phong trào, có đủ điều kiện về đội ngũ, điều kiện trang thiết bị để
tiếp cận và triển khai thực hiện chương trình GDMN mới thì chất lượng GD là vượt trội so
với các đơn vị khác.

2.1.5. Đánh giá thực trạng
2.1.5.1. Mặt mạnh – nguyên nhân
Mặt mạnh: Tốc độ chuẩn hóa trình độ đội ngũ CBGV tại các trường MN thành phố
Hải Phòng diễn ra nhanh và liên tục. Công tác XHHGD được đẩy mạnh cùng với cơ chế hỗ
trợ của nhà nước đã làm thay đổi cơ sở vật chất của nhiều trường MN. Tỷ lệ huy động trẻ
tăng cao, nhất là trẻ MG 5 tuổi. Chất lượng CSGD trẻ toàn diện ngày càng được tăng cường,
tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh, góp phần nâng cao vị thế của trường MN.
Nguyên nhân: Phần lớn GVMN có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo vượt khó khăn,
ham học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên. Làm tốt công tác XHHGD, thực hiện phối hợp
giữa gia đình - nhà trường và xã hội có kết quả.
2.1.5.2. Mặt yếu – nguyên nhân
Mặt yếu: Đội ngũ GVMN thiếu trầm trọng về số lượng; năng lực không tương xứng
với trình độ đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDMN; vẫn còn một bộ phận GV
chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn thậm chí chưa được đào tạo; GV không yên tâm với
nghề, còn tình trạng GV bỏ nghề. Hầu hết các trường MN khu vực nội thành hiện phải chịu
sức ép quá tải do thiếu trường, lớp. Chất lượng CS-GD trẻ giữa các trường ở các khu vực
khác nhau, loại hình khác nhau chưa đồng đều. Còn có khoảng cách khá lớn về chất lượng
giữa các trường MN khu vực ngoại thành và nội thành. Còn nhiều NT và lớp MG học ghép 2
độ tuổi.

13
Nguyên nhân: Để tăng thu nhập cho GV và giảm bớt bức xúc của phụ huynh có nhu
cầu gửi con đi học, nhiều hiệu trưởng đã nhân nhượng nhận trẻ vượt quá khả năng và điều
kiện đáp ứng của nhà trường. Đây chính là nguyên nhân quá tải trong các trường MN và tạo
áp lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động CSGD. CSVC của các trường MN có xuất
phát điểm thấp, quy mô phân tán, nhiều khu lẻ nằm rải rác trong các thôn, dẫn đến việc đầu tư
CSVC dàn trải. Nguồn tài chính đầu tư còn hạn hẹp và chưa có cơ chế thỏa đáng. Do xuất
phát điểm thấp, được đào tạo chắp vá, qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo nên năng lực tay
nghề GV chưa tương xứng với trình độ chuyên môn. Bất cập về chế độ chính sách tiền lương.
2.2. Thực trạng công tác quản lý của hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Hải

Phòng
2.2.1. Công tác kế hoạch
Việc tiến hành xây dựng kế hoạch năm học quá chậm. Đánh giá thực trạng chung
chung, chưa nêu được những khó khăn bức xúc cơ bản cần giải quyết trong năm học, các chỉ
tiêu phấn đấu thiếu cụ thể, không sát với khả năng thực thi. Điều kiện và biện pháp đưa ra
không thực tế, thiếu tính khả thi, phân công nhiệm vụ trùng lặp. Nhiều hiệu trưởng mượn kế
hoạch của trường khác, hoặc lấy kế hoạch năm học trước rồi “cắt - dán” thành kế hoạch năm
học mới của trường mình.
2.2.2. Công tác tổ chức
Vẫn còn một số vấn đề mà hiệu trưởng trường MN cần quan tâm về công tác này: việc
phân công GV còn cảm tính, chưa căn cứ vào năng lực để phân công đúng người, đúng việc,
đúng thời điểm. Có hiệu trưởng thì lại quá cứng nhắc không quan tâm đến sự linh hoạt cũng
như hoàn cảnh riêng của mỗi GV.
2.2.3. Công tác chỉ đạo
Còn có tư tưởng giao khoán cho cấp dưới, giao nhiệm vụ nhưng không quan tâm đến
điều kiện nguồn lực hỗ trợ cho các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chưa huy động
được mọi thành viên tham gia quá trình quản lý nhà trường. Một số hiệu trưởng lạm dụng
quyền lực, một số khác không có kỹ năng tạo lập quan hệ, không đủ năng lực tham mưu với
cấp lãnh đạo địa phương, điều này dẫn đến công tác XHH không đạt kết quả mong muốn.
2.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá
Một số hiệu trưởng do năng lực hạn chế, xa rời chuyên môn, thiếu kỹ năng và kinh
nghiệm nên tính phát hiện trong quá trình kiểm tra chưa cao, không nhận diện được vấn đề,
đánh giá đôi khi kìm hãm sáng kiến của GV, không có những điều chỉnh hợp lý từ kết quả
kiểm tra mang lại. Chưa tạo được tinh thần, ý thức tự đánh giá cho toàn thể CBGVNV nhà
trường. Chưa nắm bắt và xử lý có hiệu quả các thông tin từ việc đánh giá ngoài. Chưa xây
dựng được tiêu chí đánh giá toàn diện, cụ thể ở các mảng công việc. Khi kiểm tra ít đối chiếu
so sánh với mục tiêu kế hoạch đã đề ra, thường chú ý đến thiếu sót hơn là tìm ra nguyên nhân

14
để có biện pháp khắc phục.

2.2.5. Đánh giá thực trạng
2.2.5.1. Mặt mạnh - nguyên nhân
Nhìn chung, đội ngũ hiệu trưởng trường MN Hải Phòng có phẩm chất đạo đức tốt, có
tinh thần bền bỉ vượt khó khăn vất vả. Họ đã trải qua những bước thăng trầm của bậc học
nhưng vẫn vượt lên giữ vững và xây dựng phong trào GDMN. Đến nay, đội ngũ hiệu trưởng
trường MN thành phố Hải Phòng có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn so với mặt bằng chung
của cả nước đạt khá cao.
2.2.5.2. Mặt yếu – nguyên nhân:
Phần lớn đội ngũ hiệu trưởng trường MN Hải Phòng quản lý nhà trường theo kinh
nghiệm, lối mòn. Một bộ phận năng lực quản lý hạn chế, thiếu nhạy bén, chưa năng động, khả
năng tham mưu thấp. Sự hiểu biết về cấu trúc thiết kế, yêu cầu xây dựng, mua sắm CSVC cho
trường MN còn hạn chế dẫn đến công tác huy động, tham mưu đầu tư xây dựng CSVC nhà
trường hiệu quả thấp. Một bộ phận hiệu trưởng còn thiếu tính dân chủ trong quản lý nhà
trường. Nguyên nhân cơ bản là do cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ chưa tạo ra cơ chế
sàng lọc, chưa tạo nhiều áp lực và động cơ để đối tượng này hoàn thiện.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng chất lượng GD của các trường MN,
thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng và đánh giá
nguyên nhân của thực trạng. Thông qua những con số và bình luận, chúng ta có thể nhận thấy,
trong những năm gần đây chất lượng GD của các trường MN Hải Phòng được củng cố tăng
cường, vị thế của người GVMN được khẳng định, vai trò của trường MN được nhấn mạnh.
Điều này có được là do đội ngũ CBGVMN không ngừng khắc phục khó khăn, tích cực đổi
mới tổ chức hoạt động CSGD trẻ; mỗi nhà trường kiên trì công tác tham mưu, làm tốt công
tác XHHGD tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hoạt động chuyên môn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội về chất lượng CSGD trẻ
trong khi điều kiện thực hiện còn nhiều khó khăn thì khẩu hiệu “đổi mới công tác quản lý,
nâng cao chất lượng GD” ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Cùng với cơ sở lí luận ở chương
1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý
ở chương 3.
Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNGGIÁO DỤC
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1- Định hƣớng và nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Định hướng xây dựng biện pháp
- Định hướng phát triển KT-XH thành phố Hải Phòng và nhiệm vụ của GD&ĐT Hải

15
Phòng
- Định hướng phát triển GDMN thành phố Hải Phòng
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường MN
- Những công việc phát triển nhà trường mà hiệu trưởng cần bao quát
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
- Nguyên tắc đồng bộ
- Nguyên tắc khả thi
- Nguyên tắc kế thừa
- Nguyên tắc khách quan
3.2- Hệ thống các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng GD của hiệu trƣởng các
trƣờng mầm non phố Hải Phòng
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý thực hiện chương trình GD trẻ
3.2.1.1. Mục tiêu
Giúp hiệu trưởng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn một cách chặt chẽ, quản
lý việc dạy học có nề nếp, thống nhất được biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của nhà
trường, các bộ phận cũng thấy được phạm vi phối hợp, rõ về trách nhiệm quyền hạn, chủ động
thực hiện theo kế hoạch.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 1: Tăng cường công tác phối hợp giữa BGH, tổ chuyên môn và công đoàn
trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn.
- Kế hoạch năm học phải được xây dựng trên cơ sở bàn bạc thống nhất và được triển
khai tới toàn thể CBGVNV nhà trường.
- Xây dựng các nguyên tắc hoạt động, phân công công việc trách nhiệm rõ ràng, có kế

hoạch làm việc cụ thể giữa các bộ phận.
- Chỉ đạo họp giao ban và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.
Biện pháp 2: Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện chương
trình GD.
- Tất cả hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ, những đối tượng trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia tổ chức các hoạt động đó đều cần giám sát kiểm tra.
- Phối hợp nhiều hình thức và cách thức kiểm tra để đánh giá được đầy đủ các hoạt
động của CBGV.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra thành mạng lưới với những quyền hạn và trách nhiệm
được quy định cụ thể, thống nhất các tiêu chí và cách đánh giá.
- Đề cao trách nhiệm của người đánh giá là hỗ trợ, giúp đỡ GV.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra. Kết quả sau mỗi đợt kiểm tra cần
được ghi nhận thông qua các hình thức thưởng – phạt nghiêm minh, kịp thời.

16
Biện pháp 3: Đổi mới cách đánh giá hoạt động CSGD của GV
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ cho GV.
- Đổi mới hình thức tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng không được xa rời chuyên môn, đứng ngoài chuyên môn. Hiệu trưởng
phải là người biết thuyết phục, gây cảm hứng cho CBGVNV để họ yêu thích công việc, tự
giác thực hiện thay vì phải thực hiện một cách miễn cưỡng. Hiệu trưởng cần luôn động viên
toàn bộ đội ngũ tham gia và chia sẻ kinh nghiệm với nhau thay vì quản lý chuyên môn theo
kiểu đồng loạt. Thực hiện giảm tải, đảm bảo đúng định biên trẻ theo Điều lệ trường MN.
3.2.2. Nhóm biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
3.2.2.1. Mục tiêu
Ổn định cơ cấu tổ chức nhà trường, giúp đội ngũ ngày một trưởng thành; Phát huy
năng lực của mọi thành viên, mọi bộ phận trong nhà trường; Làm cho mọi thành viên của nhà
trường luôn sẵn sàng tiếp cận với những đổi mới trong chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Biện pháp1: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV
- Xác định số lượng CBGVNV cần có với những yêu cầu cụ thể
- Xác định số hiện có và sẽ tiếp tục công tác
- Lập kế hoạch tuyển mộ, phân công, thuyên chuyển thành viên nhà trường.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển CBGV nhằm làm vững mạnh đội ngũ.
- Hình thành mạng lưới chuyên môn của nhà trường.
Biện pháp 2: Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng
CBGVNV, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả.
- Kết hợp giữa năng lực, nguyên vọng với yêu cầu công việc.
- Luân phiên thay đổi nhân sự để các thành viên được rèn luyện ở nhiều mảng công
việc khác nhau qua đó nâng cao kỹ năng nghề, chia sẻ công việc.
- Chọn cử đúng người phụ trách các bộ phận, trong đó đặt những tiêu chuẩn phục vụ
chuyên môn lên hàng đầu.
Biện pháp 3. Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV.
- Kế hoạch hóa, xác định đúng nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng
- Có chế tài quản lý chặt chẽ công tác bồi dưỡng và sau bồi dưỡng
Biện pháp 4. Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV
- Tham mưu về định mức kinh phí cần phải có cho mỗi trẻ đến trường MN là cơ sở
quyết định mức thu học phí cũng như mức đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Tham mưu tuyển vào biên chế hoặc hợp đồng hưởng lương ngân sách đối với GV

17
nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường.
- Đảo đảm các chế độ, quyền lợi của đội ngũ GV, biệt là GV hợp đồng.
- Quản lý tốt chế độ lương, thưởng.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải nắm vững các văn bản có liên quan đến chế độ chính sách cho
GVMN, chuẩn nghề nghiệp GVMN, các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng GV, các chỉ thị,

nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để làm cơ sở cho
việc tham mưu hoặc vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ
của nhà trường.
3.2.3. Nhóm biện pháp đầu tư, quản lý CSVC
3.2.3.1. Mục tiêu
Nhằm phục vụ cho hoạt động CSGD trẻ ở trường MN được thuận lợi, phát huy được
các tiềm năng sư phạm trong mỗi GV.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 1. Thực hiện tốt công tác XHH GDMN, huy động nguồn lực tài chính đầu
tư CSVC cho trường MN theo hướng kiên cố hóa, từng bước chuẩn hóa, hiện đại.
- Tham mưu đưa danh mục thiết bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu thực hiện chương trình
GDMN mới vào ngân sách cấp hàng năm của địa phương.
- Tham mưu cho lãnh đạo địa phương ra văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp lớn trên địa
bàn làm công tác phúc lợi XH, hỗ trợ nhà trường.
- Tham mưu tổ chức đại hội GD hàng năm để thống nhất quan điểm, cách làm và cơ
chế phối hợp với các đơn vị trường học trên địa bàn.
- Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội để huy
động các nguồn lực.
Biện pháp 2. Trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả CSVC vào việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của nhà trường
- Tham quan học tập các mô hình trường MN điển hình.
- Chủ động tư vấn thiết kế, giám sát thi công để công trình đạt chất lượng.
- Kiểm kê thực trạng CSVC định kỳ; bảo dưỡng, thanh lý đúng quy định.
- Xây dựng nội quy đối với việc sử dụng, bảo quản CSVC nhà trường.
- Công khai các điều kiện thiết bị dạy học. Bố trí sử dụng tối ưu các phương tiện vật
chất kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Biện pháp 3. Quy hoạch và phát triển trường, lớp theo hướng tập trung, phù hợp với
địa bàn dân cư để tăng hiệu quả đầu tư CSVC, thiết bị và công tác quản lý.
- Đối với những xã có dân số đông, địa bàn rộng, cần tham mưu chia tách trường MN
thành 2 trường MN hoạt động độc lập, các xã còn lại quy hoạch đảm bảo mỗi trường MN của


18
xã chỉ nên có nhiều nhất là 2 khu.
- Tham mưu chuyển đổi sở hữu những ”khu đất vàng” của nhà trường lấy những khu
đất rộng hơn, yên tĩnh hơn, phù hợp với cảnh quan môi trường sư phạm và nguồn kinh phí dôi
dư dùng phục vụ cho kiến thiết cơ sở hạ tầng nhà trường.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Huy động nguồn lực đầu tư CSVC phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan. Hiệu
trưởng cần có kỹ năng tham mưu với chính quyền địa phương, am hiểu về cấu trúc thiết kế,
yêu cầu xây dựng, mua sắm CSVC cho trường MN.
3.2.4. Nhóm biện pháp xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý
3.2.4.1. Mục tiêu
Giúp hiệu trưởng khắc phục được bệnh quan liêu, là cơ sở đưa ra được quyết định
quản lý đúng đắn, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện
Biện pháp 1. Tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý
- Tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ tin học, đầu tư trang thiết bị tin học,
kết nối mạng Internet.
- Xây dựng Website, tăng cường khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử
- Lắp đặt và sử dụng hệ thống camera giám sát nhằm quản lý và thúc đẩy ý thức tự
giác trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi thành viên.
- Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm GD.
Biện pháp 2. Thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và phổ biến quy chế dân chủ trong
nhà trường.
- Thực hiện công khai tài chính, các quyền lợi, chế độ, chính sách của người lao động
và kết quả đánh giá định kỳ đối với CBGV.
- Tổ chức hội nghị cán bộ công chức, giao ban định kỳ, đổi mới hình thức tổ chức buổi
sinh hoạt chuyên môn.
- Giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải sâu sát việc CSGD trẻ ở nhóm lớp để có những thông tin phản hồi
thực tế, khách quan, đồng thời thiết lập những mối quan hệ, tạo ra sự cảm thông, chia sẻ giữa
người quản lý và người thực hiện.
3.2.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
Các nhóm biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở
tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Nhóm biện pháp “Xây dựng và phát triển đội
ngũ” và nhóm biện pháp“Đầu tư, quản lý CSVC” là hai nhóm biện pháp cơ bản và có tính

19
quyết định trong quản lý nâng cao chất lượng GD trường MN. Nhóm biện pháp “ Xây dựng
hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý” đóng vai trò bổ trợ cho việc triển khai thực hiện biện pháp
khác. Nhóm biện pháp “Quản lý việc thực hiện chương trình GD trẻ” có ý nghĩa thúc đẩy,
phát huy, tăng cường các giá trị mà các nhóm biện pháp kia mang lại.
3.2.6. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi. Kết
quả này bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ
mà đề tài đề xuất đã được thực hiện, các biện pháp được đề xuất là có cơ sở khoa học, sát với
thực tiễn, phù hợp với điều kiện, năng lực chung của nhiều đối tượng.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về chất lượng GD của trường MN và công
tác quản lý của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng, luận văn đã đề xuất 4 nhóm
biện pháp bao gồm 12 biện pháp quản lý cụ thể của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng
GD của trường MN. Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp mà luận văn
đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Nếu thực thi đồng bộ các biện pháp
trên thì sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng GD trường MN, đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng GD của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
- Trong những năm gần đây, chất lượng GD của các trường MN Hải Phòng được củng
cố tăng cường, từng bước tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh và nhân dân thành
phố. Điều này có được là do đội ngũ CBGVMN không ngừng khắc phục khó khăn, mỗi nhà
trường MN kiên trì công tác tham mưu, làm tốt công tác XHHGD.
- Hiện nay, phần lớn đội ngũ hiệu trưởng trường MN Hải Phòng quản lý nhà trường
theo kinh nghiệm, lối mòn. Một bộ phận hiệu trưởng năng lực quản lý hạn chế, thiếu nhạy
bén. Để tiếp tục nâng cao chất lượng GD trường MN một cách bền vững trong điều kiện còn
nhiều khó khăn và bất cập hiện nay, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho đội ngũ hiệu trưởng
trường MN đó là phải “thay đổi sự quản lý” để “quản lý sự thay đổi”.
- Chất lượng GD của trường MN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu một trong những
yếu tố đó là thiếu điều kiện để đảm bảo chất lượng GD. Vì vậy, người hiệu trưởng cần phải
bám sát vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GD, đề ra biện pháp tác động vào
những yếu tố này, đảm bảo chúng được vận hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và

20
phát huy tính hiệu quả.
- Từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng chất lượng GD của các trường MN, thực
trạng công tác quản lý của hiệu trưởng trường MN thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất
một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GD trường MN thành
phố Hải Phòng gồm:
1. Nhóm biện pháp quản lý thực hiện chương trình GD trẻ
- Biện pháp 1: Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và công
đoàn trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn.
- Biện pháp 2: Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện chương trình
GD.
- Biện pháp 3: Đổi mới cách đánh giá hoạt động CSGD của GV.
2. Nhóm biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ

- Biện pháp1: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV
- Biện pháp 2: Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng CBGVNV, thúc
đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả.
- Biện pháp 3. Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV
- Biện pháp 4. Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV
3. Nhóm biện pháp đầu tư, quản lý CSVC
- Biện pháp 1. Thực hiện tốt công tác XHHGDMN, huy động nguồn lực tài chính đầu tư
CSVC cho trường MN theo hướng kiên cố hóa, từng bước chuẩn hóa, hiện đại.
- Biện pháp 2. Trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả CSVC vào việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của nhà trường
- Biện pháp 3. Quy hoạch và phát triển trường, lớp theo hướng tập trung, phù hợp với địa bàn
dân cư để tăng hiệu quả đầu tư CSVC, thiết bị và công tác quản lý.
4. Nhóm biện pháp xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý
- Biện pháp 1. Tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý
- Biện pháp 2. Thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường
Cả 4 nhóm biện pháp với 12 biện pháp cụ thể đều được đánh giá là cần thiết và khả
thi, có thể áp dụng vào thực tiễn.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ GD và Đào tạo
- Tăng tỷ trọng ngân sách dành cho GDMN.
- Hoàn thiện chế độ chính sách đối với GVMN.
- Chỉ đạo hệ thống các cơ sở đào tạo GVMN cập nhật và đổi mới chương trình đào
tạo, tránh tình trạng sinh viên ra trường không bắp kịp với thực tế.

21
2.2.Với UBND thành phố
- Xác định mức thu học phí cũng như kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước phù hợp
để các trường MN đảm bảo cân đối thu - chi.
- Ưu tiên dành quỹ đất để mở rộng và xây mới các trường MN.
- Tích cực chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu về xoá bỏ phòng học cấp 4,

xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, phát triển trường MN nông thôn, đào tạo bồi
dưỡng GV.
- Tăng quy mô và năng lực đào tạo của khoa Mầm non - trường ĐHSP Hải Phòng.
2.3. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
- Chủ động quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, đội ngũ GV.
- Hướng dẫn các trường MN xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương
trình GDMN mới có hiệu quả.
- Tổ chức cho CBQL, GVMN cốt cán đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình
trường MN điển hình trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác thanh - kiểm tra các trường MN để phát hiện kịp thời những
yếu kém và có biện pháp khắc phục.
- Tăng quyền tự chủ cho các nhà trường trong quá trình đầu tư, mua sắm trang thiết bị
hợp lý, đúng mục đích sử dụng, phù hợp với các yêu cầu đặc thù của GDMN.

References
1. Bộ GD-ĐT (2008), Điều lệ trường mầm non. NXB Giáo dục.
2. Bộ GD-ĐT (2001), Chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020. NXB Hà Nội.
3. Bộ GD-ĐT (2002), Một số văn bản về GDMN trong thời kỳ đổi mới. NXB Giáo dục.
4. Bộ GD-ĐT (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ GD-
ĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.
5. Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/04/2011 của Bộ GD-ĐT
ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.
6. Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ GD-ĐT
ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường mầm non.
7. Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển GD và quản lý nhà trường - Một góc nhìn. Tập bài
giảng lớp cao học quản lý GD.
8. Chủ Tịch nƣớc (2008), Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia Hà nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam khóa VIII (1997). NXB Chính trị quốc gia.
10. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 phê duyệt đề án


22
“Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015”. NXB Lao động.
11. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý . Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Chính (2010), Chất lượng và quản lý chất lượng trong GD. Tập bài giảng
lớp cao học quản lý GD.
13. Trƣơng Thị Phƣơng Dung (2003), Quy hoạch phát triển đội ngũ GV mầm non thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2003-2010. Luận văn Thạc sĩ KHGD- ĐHSP Hà Nội.
14. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học kỹ thuật
Hà Nội.
15. Vƣơng Thị Đào (2008), Giải pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV mầm non thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn từ nay đến 2015. Luận văn Thạc sĩ QLGD- ĐHGD.
16. Nguyễn Thúy Hiền (2005), Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS-GD
trẻ trong các trường mầm non ngoài công lập thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ QLGD- ĐHGD.
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý GD và khoa học GD. NXB Giáo dục.
18. Thành ủy Hải Phòng (2009), Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển GDMN
thành phố Hải Phòng đến 2015, định hướng 2020.
19. Nguyễn Văn Lê (2003), Tiến tới một giải pháp hữu hiệu thực hiện chính sách phát triển
GDMN. Tạp chí GD tháng 4/2003
20. Hoàng Thị Liên (2004), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường
mầm non thành phố Hải Phòng.
21. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý GD.
23. UBND thành phố Hải Phòng (2002), Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển GD
đào tạo Hải Phòng giai đoạn 2001-2015.
24. Sở GD-ĐT Hải Phòng (2003), Quy hoạch phát triển GD-ĐT thành phố Hải Phòng đến
năm 2020.
25. Sở GD-ĐT Hải Phòng, Báo cáo tổng kết và số liệu hàng năm của GDMN thành phố

Hải Phòng.
26. Tạ Thị Ngọc Thanh (2004), Bàn về đánh giá chất lượng GDMN. Tạp chí Giáo dục số
92/2004.
27. Đinh Văn Vang (1996), Một số vấn đề quản lý trường mầm non. NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
28. Đặng Ứng Vận (2004), Bàn về công tác quản lý chất lượng GD. Tạp chí Giáo dục số

23
92/2004.

×