Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình tại ban quản lý dự án huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.11 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HUỲNH THÀNH NHÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội - năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HUỲNH THÀNH NHÂN
KHÓA 2015 - 2017

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN


Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Xuân Anh

Hà Nội - năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
chương trình cao học. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc
đến Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xuân Anh người hướng dẫn khoa
học của luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên
Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nơi tôi đang công tác,
đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin,
tài liệu và thời gian trong quá trình thực hiện luận văn.
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù
bản thân tôi đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có
thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Huỳnh Thành Nhân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Huỳnh Thành Nhân


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 01
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 01
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 02
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................. 03
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 03
Kết quả dự kiến đạt được của đề tài ............................................................. 03
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 04
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................. 04
1.1. Tổng quan về quản lý chất lượng công trình ở Việt Nam .................... 04
1.1.1. Những kết quả đạt được về quản lý chất lượng công trình ................ 04
1.1.2. Những yếu kém trong quản lý chất lượng công trình ........................ 06
1.2. Tình hình quản lý chất lượng công trình tại Đồng Tháp ...................... 12
1.2.1. Về thẩm quyền thẩm tra thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công
trình ................................................................................................................ 12
1.2.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng tại Đồng Tháp .......................................................................... 13
1.2.3. Công tác quản lý về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................... 16


1.3. Giới thiệu chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Ban Quản lý
Dự án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp .................................................... 19
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 19
1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị ....................... 20
1.3.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của đơn vị .............................................. 21
1.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban

Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ..................................... 26
1.4.1. Đặc điểm chung của các dự án tại đơn vị ........................................ 26
1.4.2. Đánh giá tình hình và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước giai đoạn 2005 – 2015 tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông .... 27
1.4.3. Tình hình quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án
huyện Tam Nông .............................................................................................. 31
1.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình xây
dựng ............................................................................................................... 32
1.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 32
1.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................ 38
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .................................................................... 40
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình ................................. 40
2.1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................. 40
2.1.2. Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng .................... 45
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng . 51
2.1.4. Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng ............................................ 53
2.1.5. Kiểm soát chất lượng công trình xây dựng ....................................... 54
2.1.6. Cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng ........................................ 55
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng ................... 64
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ..................................... 64


2.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng xây dựng công trình ............... 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN
TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................... 73
3.1. Nhóm giải pháp về cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý ............................... 73
3.1.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 74
3.1.2. Nguyên tắc hoạt động ...................................................................... 75

3.1.3. Phân công trách nhiệm của từng Tổ chuyên môn ............................. 76
3.2. Cải tiến trình tự quản lý chất lượng dự án công trình ......................... 81
3.3. Nhóm giải pháp về quản lý chất lượng nhân sự .................................... 84
3.3.1. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ......................................... 85
3.3.2. Tăng cường công tác làm việc nhóm và sự phối hợp giữa các tổ ..... 86
3.3.3. Các hoạt động khác liên quan đến nâng cao chất lượng nhân sự .... 87
3.4. Lựa chọn, kiểm soát nhà thầu đảm bảo năng lực thật sự đúng với
yêu cầu công việc ........................................................................................... 88
3.5. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng ......... 88
3.5.1. Đối với chủ đầu tư ........................................................................... 88
3.5.2. Đối với đơn vị tư vấn ....................................................................... 89
3.5.3. Đối với các nhà thầu thi công .......................................................... 91
3.6. Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác quản lý ....................................... 92
3.7. Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà
nước ................................................................................................................ 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 95
Kết luận .......................................................................................................... 95
Kiến nghị ........................................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CLCT

Chất lượng công trình


QCXD

Quy chuẩn xây dựng

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

BXD

Bộ Xây dựng

NĐ-CP

Nghị định - Chính Phủ

UBND

Uỷ ban Nhân dân

QĐ-TTg

Quyết định -Thủ tướng

QĐ-BXD

Quyết định - Bộ Xây dựng

TT-BKH


Thông tư - Bộ Kế hoạch

CT-BXD

Chỉ thị - Bộ Xây dựng

TT-BXD

Thông tư - Bộ Xây dựng

TT-BKHĐT

Thông tư - Bộ Kế hoạch Đầu tư

NQ-HĐND

Nghị Quyết - Hội đồng Nhân dân

QĐ-KTNN

Quyết định - Kiểm toán Nhà nước

BC-BXD

Báo cáo - Bộ Xây dựng

TT-BTC

Thông tư - Bộ Tài chính


ODA

Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

QPPL

Quy phạm pháp luật

QPKT

Quy phạm kỹ thuật

GĐNN

Giám định Nhà nước

CLCTXD
KCHKM>NT

Chất lượng công trình xây dựng
Kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông
thôn


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1


Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban Quản lý dự án huyện
Tam Nông

Hình 2.1

Các thành tố chính của một dự án xây dựng

Hình 2.2

Quan hệ giữa Quy chuẩn và tiêu chuẩn

Hình 2.3

Cấu trúc của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Hình 2.4

Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng

Hình 2.5

Các hoạt động xây dựng liên quan đến hệ thống văn
bản pháp luật

Hình 2.6

Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình

Hình 2.7


Quy trình hỗ trợ để tạo ra sản phẩm chất lượng của
cơ quan quản lý Nhà nước

Hình 2.8

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất lượng
công trình xây dựng ở Việt Nam

Hình 3.1

Sơ đồ bộ máy quản lý thực hiện dự án tại Ban Quản
lý dự án huyện Tam Nông

Hình 3.2

Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Tư vấn đầu tư

Hình 3.3

Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Đấu thầu

Hình 3.4

Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Kế toán – Văn phòng

Hình 3.5

Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Giám sát Kỹ thuật



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Bảng 1.1

Tên bảng

Tổng số công trình xây dựng trong kỳ báo cáo


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, tỉnh Đồng Tháp trong thời
gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện Tam Nông là một
trong mười hai đơn vị hành chính cấp huyện của Tỉnh đã có những bước tiến
đáng kể: Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư phát triển như hệ thống đường
giao thông, hệ thống thủy lợi, xây dựng các điểm trường học, trụ sở làm việc
của các cơ quan, bệnh viện, trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội khác
đã góp phần nâng cao đời sống và trình độ dân trí của người dân trong huyện.
Các dự án lớn đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Tam Nông
như: Cụm công nghiệp Phú Cường – xã Phú Cường, Hệ thống đê bao nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu thị trấn Tràm Chim… Các dự án lớn mang tầm
quốc gia được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như: Cầu Cao Lãnh, Đường
Hồ Chí Minh… đã tạo sức phát triển mới cho huyện Tam Nông nói riêng và
cho tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Kết quả của những công trình đầu tư xây dựng trong những năm qua
của tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những tiêu chí về chất lượng, tiến độ, thẩm

mỹ phải kể đến công tác quản lý dự án của các Ban Quản lý Dự án trong đó
có Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông.
Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông được thành lập năm 2005 là đơn
vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Tam Nông. Từ khi thành lập đến nay
Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông đã quản lý nhiều dự án, công trình xây
dựng trên địa bàn huyện. Phần lớn các công trình qua thời gian sử dụng đến
nay vẫn trong quá trình sử dụng tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình
trong quá trình thi công hoặc đưa vào sử dụng khai thác đã gặp sự cố về mặt
chất lượng. Mặc dù Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông đã kịp thời phát
hiện và khắc phục nhưng dù sao nó cũng đã gây tổn thất về tài chính của Nhà


2

nước và làm giảm niềm tin của Nhân dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước. Có thể nói đây là vấn đề mà đa số các Ban Quản lý
Dự án ở Việt Nam thường hay mắc phải. Do trình độ quản lý và trình độ
chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế và quan trọng hơn là trình độ quản lý
chất lượng công trình còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình phát
triển nhanh chóng như hiện nay.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các dự án, công trình xây dựng ngày càng đa dạng
và phức tạp, có quy mô ngày càng lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao
hơn, công tác quản lý chuyên nghiệp hơn để đảm bảo về mặt chất lượng cũng
như về mặt mỹ thuật của các công trình.
Xuất phát từ những yếu tố thực tiễn trên và những đòi hỏi ngày càng
cao đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, do đó tác giả chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình tại Ban
Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. Với
mong muốn luận văn sẽ đề ra được những giải pháp nâng cao quản lý chất

lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, góp phần nâng cao
chất lượng những dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý
trên địa bàn huyện Tam Nông.
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề khoa học và pháp lý về quản lý chất
lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án về các dự án đầu tư xây dựng công
trình trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Phân tích thực trạng quản lý chất lượng công trình của Ban Quản lý Dự
án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ khi thành lập cho đến nay.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công
trình tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông trong thời gian tới.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả quản lý chất lượng công trình tại các
Ban Quản lý Dự án trực thuộc cấp huyện.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp từ khi thành lập năm 2005 đến nay bằng việc quản lý chất lượng
các dự án đã hoàn thành và các dự án đang triển khai thực hiện.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết liên quan đến việc quản lý chất
lượng các công trình xây dựng, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thu thập các số liệu liên quan của các dự án đầu tư xây dựng công trình
mà Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã và đang thực
hiện từ khi thành lập đến nay.
Phân tích đánh giá về chất lượng quản lý dự án của Ban Quản lý Dự án
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở các tiêu chí về quản lý chất

lượng công trình xây dựng.
* Kết quả dự kiến đạt được của đề tài.
Hệ thống hóa các cơ sở khoa học và pháp lý liên quan đến quản lý chất
lượng công trình tại các Ban Quản lý Dự án cấp huyện.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình tại
Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông đối với các dự án xây dựng công trình.
Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Trong những năm qua, chất lượng công trình xây dựng của tỉnh Đồng
Tháp nói chung và huyện Tam Nông nói riêng đã có những chuyển biến rất

tích cực về chất lượng công trình. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng xây
dựng công trình tại Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông vẫn còn tồn tại một
số hạn chế như: Một số công trình phải điều chỉnh, bổ sung, thiết kế, tổng
mức đầu tư làm chậm việc tổ chức đấu thầu thi công, triển khai thực hiện
công trình; Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm; Công tác
phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị sử dụng từng lúc, từng nơi chưa
chặt chẽ, nhịp nhàng; Một số nhà thầu đồng thời nhận thi công nhiều công
trình ở nhiều Chủ đầu tư khác nhau, do đó ảnh hưởng đến việc điều động
nhân lực, thiết bị, vật tư để triển khai thi công công trình cũng như việc huy
động nguồn vốn để thực hiện công trình; Các đơn vị sử dụng công trình phần
lớn chưa am hiểu về công tác đầu tư xây dựng, do đó trong công tác phối hợp
quản lý đầu tư còn gặp khó khăn trong quá trình thi công; Một vài đơn vị tư
vấn ký hợp đồng một lúc nhiều công trình với nhiều Chủ đầu tư nên công việc
còn chậm trễ, nhân sự của nhà tư vấn thường hay thay đổi làm ảnh hưởng đến
chất lượng hồ sơ; Công tác quản lý, kiểm tra, thẩm tra thẩm định hồ sơ thiết
kế và dự toán công trình đôi lúc, còn chậm, chưa chặt chẽ; Đồng thời, một số
viên chức tại Ban Quản lý Dự án huyện trình độ chuyên môn còn hạn chế, mặt
khác phải quản lý và giám sát đồng thời nhiều công trình, từ đó công tác kiểm
tra công tác thi công ngoài hiện trường còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất
lượng công trình.
Qua quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp
để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên như: Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý;
Cải tiến trình tự quản lý chất lượng dự án công trình; Lựa chọn, kiểm soát nhà


96

thầu đảm bảo năng lực thật sự đúng với yêu cầu công việc; Nâng cao vai trò
của các chủ thể tham gia dự án công trình xây dựng; Đảm bảo đầy đủ cơ sở
cho công tác quản lý và tăng cường công tác hướng dẫn của các cơ quan Nhà

nước cấp trên.
* Kiến nghị
Về phía Nhà nước cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản
pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn
bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp,
đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi
vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo ra sơ hở
trong thực tế khi thực hiện ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.
Về phía Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở ngành tỉnh Đồng Tháp, trên
cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình
thực tế và tính chất đặc trưng các công trình xây dựng trên địa bàn huyện
trong những năm qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở ngành tỉnh Đồng Tháp
cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho
các chủ thể tham gia quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng khi triển khai
thực hiện.
Vấn đề bất cập hiện nay là trình độ, năng lực và cơ cấu tổ chức của Chủ
đầu tư chưa được đảm bảo, hình thức sử dụng các cơ quan tư vấn chuyên
ngành giúp việc trực tiếp cho Chủ đầu tư chưa phổ biến và chưa phải bắt buộc.
Do đó, trong các văn bản pháp quy cần quy định cụ thể yêu cầu về năng lực, tổ
chức, nhiệm vụ, các quy định chế tài và cả những quy định quyền hạn của Chủ
đầu tư và tiến tới mô hình sử dụng các Ban quản lý dự án có tính chất chuyên
nghiệp hoặc bắt buộc sử dụng tư vấn trong quản lý đầu tư và xây dựng. Thực
hiện nghiêm chế độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chủ đầu tư với cấp có
thẩm quyền, đảm bảo chỉ Chủ đầu tư có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực


97

thực hiện mới được quản lý theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực
hiện dự án. Còn lại, các Chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý thì thuê tư vấn

nhưng phải có sự tham gia của cán bộ chuyên môn về xây dựng của cơ quan
quản lý ngành trong Ban quản lý dự án để hướng dẫn Chủ đầu tư trong quá
trình triển khai thực hiện dự án, tránh tình trạng giao toàn bộ các khâu của quá
trình đầu tư cho tư vấn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo danh mục dự án của Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp.
2. Báo cáo thực hiện giám sát đầu tư các dự án (giai đoạn 2011 – 2015) của
Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông.
3. Báo cáo tổng kết (giai đoạn 2011 – 2015) của Ban Quản lý Dự án huyện
Tam Nông.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định của
Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định của
Chính phủ về Quản lý chất lượng Công trình xây dựng.
7. Lê Anh Dũng - Bùi Mạnh Hùng (2015), Quản lý rủi ro trong doanh
nghiệp xây dựng. NXBXD, Hà Nội.
8. Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình. NXBXD, Hà Nội.
9. Bùi Mạnh Hùng (2015), Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường.
NXBXD, Hà Nội.
10. Bùi Mạnh Hùng - Đào Tùng Bách (2009), Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình. NXBXD, Hà Nội.
11. Bùi Mạnh Hùng - Cao Văn Bản (2011), Nghiệp vụ giám sát và đánh giá
dự án đầu tư. NXBXD, Hà Nội.
12. Bùi Mạnh Hùng - Bùi Ngọc Toàn (2012), Quản lý các nguồn lực của dự

án đầu tư xây dựng công trình, NXBXD. Hà Nội.
13. Bùi Ngọc Toàn (2009), Quản lý xây dựng - Giai đoạn thi công xây dựng
công trình, NXBXD. Hà Nội.


14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đầu tư công.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đấu thầu.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng.
17. Sở xây dựng tỉnh Đồng Tháp (2015). Báo cáo số 73/BC-SXD ngày
31/12/2015 về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng
nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.
18. UBND huyện Tam Nông (2005). Quyết định số 40/QĐ.UB.TL ngày
(23/3/2005) về việc thành lập Ban Quản lý Dự án xây dựng các công trình
thuộc huyện Tam Nông (gọi tắt là Ban Quản lý Dự án huyện Tam Nông),
trên cơ sở hợp nhất giữa Ban Quản lý Dự án huyện với Ban Quản lý Dự
án KCHKM & GTNT huyện Tam Nông.
19. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016). Quyết định số 46/QĐ-UBND (12/9/2016)
ban hành quy định phân công, phân cấp và ủy quyền quản lý Nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
20. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Quản lý dự án công trình
xây dựng, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.



×