Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chuyên đề đa ối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.41 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG KĨ THUẬT Y HỌC

THỰC TẾ TỐT NGHIỆP KHOA SANH BỆNH VIỆN
HÙNG VƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ: ĐA ỐI

Giáo viên hướng dẫn: THS PHẠM THỊ VÂN NHƯ
Tên sinh viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
LỚP CỬ NHÂN HỘ SINH 13

1


I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ối là dịch thể bao bọc xung quanh bào thai của quá trình phát triển trong tử
cung. Nước ối có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của thai nhi như bảo
vệ thai khỏi các sang chấn trực tiếp lên tử cung, điều hòa thân nhiệt thai nhi, cho
phép thai di chuyển tự do trong tử cung, có tính chất kháng khuẩn để giảm bớt
nhiễm trùng và có chức năng như một hồ chứa giúp cung cấp một phần chất dinh
dưỡng và nước cho thai nhi [1]. Hơn nữa nước ối là sự kết hợp giữa nước tiểu thai
nhi và dịch phổi, thể tích nước ối là sự cân bằng giữa thải dịch và hấp thu dịch của
thai cho nên số lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít cũng là một trong những
nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong chu sinh lên gấp 1,2 lần so với những trường
hợp có lượng nước ối bình thường [1]
Đa ối là lượng nước ối nhiều hơn bình thường không chỉ làm tăng tỉ lệ tử vong chu
sinh mà còn gây sinh non, ối vỡ non trên thai non tháng, lượng nước ối quá nhiều
làm căng dãn tử cung quá mức làm đờ tử cung gây băng huyết sau sanh [5]. Theo
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), khoảng 90% trường hợp tử vong của mẹ xảy ra ở
các nước nghèo trong đó có Việt Nam [2] và trong số những nguyên nhân tử vong
đó thì có hơn 30% là do băng huyết sau sinh [3]. Tại Việt Nam tỉ lệ tử vong mẹ


trung bình là 165/100000 trẻ đẻ sống, tỉ lệ này còn cao hơn đối với các tỉnh ở miền
núi 411/100000. Trong đó nguyên nhân hàng đầu là băng huyết sau sinh [4] Như
vậy có thể nói đa ối là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây tử vong mẹ
hàng đầu ở Việt Nam.
Không những đa ối làm tăng tỉ lệ tử vong chu sinh ở trẻ sơ sinh, là một trong
những nguyên nhân gây băng huyết sau sanh, đa ối còn làm tăng nguy cơ dị tật
bẩm sinh ở trẻ, tỉ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh là 1% ở những trường hợp đa ối nhẹ,
2% ở những sản phụ bị đa ối vừa và con số này lên đến 11% ở những thai phụ bị

2


đa ối nặng [10]. Theo thống kê ở trên, ta thấy quả thật đa ối đưa đến những hậu quả
hết sức nặng nề mà ta không thể ngờ tới.

II, TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1, Định nghĩa
Nước ối là một hỗn dịch có sự cân bằng giữa nước tiểu thai nhi và dịch phổi. Thể
tích ối trung bình tăng từ 250ml tới 800ml giữa tuần 16 và tuần 32, thể tích này ổn
định cho đến khi thai 36 tuần và bắt đầu giảm dần cho đến lúc sinh, thành phần
nước ối khoảng 98% đến 99% là nước, các thành phần hóa học còn lại tùy thuộc
vào tuổi thai.[13]
Để đánh giá số lượng nước ối người ta thường dựa vào chỉ số ối (AFI), đo xoang
ối lớn nhất.
Đo AFI bằng cách chia bụng mẹ ra 4 góc tư, rốn chia tử cung thành nửa trên và
nửa dưới, đường đen chia tử cung thành nửa phải và nửa trái, đầu dò đặt vuông
góc với sàn nhà sẽ xác định được xoang ối lớn nhất ở mỗi góc phần tư, AFI là
tổng của các số đo thu thập được ở mỗi góc phần tư.
Đo xoang ối lớn nhất là xác định xoang ối có chiều sâu dọc lớn nhất.
Đa ối là khi chỉ số dịch ối (AFI) lớn hơn hoặc bằng 25cm hoặc thể tích xoang ối

lớn nhất lớn hơn 8cm.[6]
2 Phân loại:
Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại đa ối, dựa theo thời gian bị đa ối hoặc dựa theo
mức độ đa ối.
- Dựa theo thời gian bị đa ối thì đa ối được phân thành 2 loại:
+ Đa ối mãn: chiếm 95% các trường hợp đa ối, lượng ối phát triển không nhiều,
tiến triển từ từ, ít ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ và sức khỏe thai nhi. Thường
xảy ra vào khoảng 3 tháng cuối thai kì.
+ Đa ối cấp: ít gặp hơn đa ối mãn có thể diễn tiến nhanh chóng trong vài ngày
3


Với các triệu chứng cấp tính như đau bụng nhiều, khó thở, tim đập nhanh, phù
chân, ói mửa, phù thành bụng. Tiên lượng cho thai nhi thường nặng hơn đa ối mãn.
Thường xảy ra vào tuần thứ 16 đến 20 của thai kì.
Dựa theo mức độ đa ối được chia làm ba loại [5][6]
+ Đa ối nhẹ khi AFI từ 25cm đến 29,9cm hoặc kích thước xoang ối lớn nhất từ
8cm đến 11cm.
+ Đa ối vừa khi AFI từ 30cm đến 34,9cm hoặc kích thước xoang ối lớn nhất từ
12cm đến 15cm.
+ Đa ối nặng khi AFI từ 35cm trở lên hoặc kích thước xoang ối lớn nhất từ 16cm
trở lên
3, Nguyên nhân:
Đa ối là một biểu hiện bất thường mà nguyên nhân có thể do mẹ hoặc do thai hoặc
cả mẹ và thai. Khoảng 17% các trường hợp đa ối nhẹ có nguyên nhân do bệnh lý
trong khi đó 91% trường hợp đa ối vừa và nặng được phát hiện nguyên nhân do
bệnh lý gây nên. Có đến 2/3 nguyên nhân đa ối là vô căn. [7]
- Do thai:
+ Dị tật thai nhi và các bất thường di truyền (8% – 45%)
Một bào thai đủ tháng sẽ sản xuất từ 500ml đến 1200 ml nước tiểu mỗi ngày và

nuốt khoảng 210ml đến 760ml nước ối mỗi ngày. Một bào thai đủ tháng sẽ sản
xuất từ 500ml đến 1200 ml nước tiểu mỗi ngày và nuốt khoảng 210ml đến 760ml
nước ối mỗi ngày. Một bất thường nhỏ của thai nhi cũng có thể làm thay đổi lượng
nước ối.[8][14][15]
Các dị tật làm giảm phản xạ nuốt của thai nhi như: Bất thường hệ thống thần kinh
trung ương (thai vô sọ, khuyết tật ống thần kinh), hẹp thực quản, hẹp tá tràng, rối
loạn thần kinh cơ.[8]
Bất thường ở thận thai nhi như: nang thận, rối loạn chức năng thận, hội chứng
Bartter.[8]
4


Khuyết tật cấu trúc đường tiêu hóa như tắc ống thực quản, tắc ống tiêu hóa.[8]
Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi như hội chứng down( trisomy 21), hội chứng
Edward (trisomy 18).
+ Đa thai (8%-10%): hội chứng truyền máu song thai (tỉ lệ mắc là 15% ở bà mẹ
mang song thai) dẫn đến đa ối ở thai nhận máu.
+ Thiếu máu thai nhi (1%-11%): kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ
phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng
hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
+ Bất thường của bánh nhau và dây rốn: dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, dây rốn
có một động mạch,
-Do mẹ:
+ Mẹ bị đái tháo đường: Mẹ bị đái tháo đường cũng là một trong những nguyên
nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng đa ối, tỉ lệ đa ối do mẹ bị đái tháo đường
chiếm khoảng từ 5% đến 26% mặc dù cơ chế vẫn chưa được giải thích rõ ràng. [8]
+ U mạch máu màng đệm.[8]
+ Nhiễm khuẩn: Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây tổn thương bánh nhau
do nhiễm khuẩn Giang mai cũng có thể gây hiện tượng đa ối.[8]
+ Nhiễm trùng: Những loại virus có thể gây đa ối như Rubella, Cytomegalovirus,

Parvovirus B19, Toxoplasmosis.[8]
+Hội chứng tiền sản giật, sản giật.[8]
4, Triệu chứng:[5]
- Triệu chứng toàn thân:
+ Bụng to
+ Khó thở
+ Tím tái
+ Tim đập nhanh.
+ Phù chân.
5


+ Phù âm hộ, phù thành bụng
+ Oí mửa.
+ Thiểu niệu.
- Triệu chứng sản khoa:
+ Tử cung to hơn so với tuổi thai.
+ Khó sờ nắn được các phần của thai nhi, khó nghe tim thai.
+ Khám bụng thấy dấu hiệu sóng vỗ.
+ Thăm âm đạo thấy đoạn dưới tử cung bị căng cứng, cổ tử cung hé mở, màng ối
căng phồng.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Siêu âm : rất có giá trị, siêu âm giúp phát hiện số lượng thai, chỉ số ối, kích thước
xoang ối lớn nhất, khảo sát hình dạng thai nhi, dây rốn….
+ Xét nghiệm: làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh lý liên quan đến mẹ như tiểu
đường, bất đồng nhóm máu mẹ con, giang mai, toxoplasmose, cytomegalovirus.
5, Biến chứng:[5].
- Khó thở.
- Sanh non.
- Ối vỡ sớm.

- Nhau bong non.
- Sa dây rốn.
- Nhiễm trùng tiểu.
- Băng huyết sau sanh.
- Dị tật thai nhi.
- Phù thai nhi.
- Tử vong chu sinh.
- Chuyển dạ kéo dài.
- Phát ban cổ tử cung.
6


III, THỰC TRẠNG.
1,Tình hình thế giới
Theo một nghiên cứu của Dashe cùng các cộng sự năm 2002 nghiên cứu về các
bất thường trên siêu âm thống kê rằng tỉ lệ đa ối khoảng từ 0,2% đến 1,6%[9] Cũng
1 nghiên cứu khác về vai trò của siêu âm trong việc phát hiện các dị tật của thai nhi
của Hobbins JC, Grannum PA, Berkowitz RL, Silverman R, Mahoney MJ tháng 6
năm 1979 thống kê rằng có 2,8% tỉ lệ các sản phụ bị đa ối [12]. Trong một nghiên
cứu khác của Brady K, Bolzin WJ tại bệnh viện quân đội Madigan cho thấy tỉ lệ đa
ối ở là 2,5% [11].
2, Tình hình trong nước:
Ở Việt Nam, hiện chưa tìm thấy nghiên cứu nào thống kê thấy tỉ lê đa ối ở các thai
phụ.

IV, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BRACE, ROBERT A. PhD. Et al. Physiology of Amniotic Fluid Volume
Regulation. June 1997 - Volume 40 - Issue 2 - pp 280-289.
2. World Health Organization, UNICEF, UNFPA, (2010), The World Bank: Trends
in Maternal Mortality 1990 to 2008: Estimates Developedby WHO, UNICEF,

UNFPA and The World Bank 2010.
3. Khan KS, Wojdyla D, Say L, Gulmezoglu AM, Van Look PF, (2006), WHO
analysis of cause of maternal death: a systematic review, Lancet 2006, 367:
pp.1066 – 74.
4. Nguyễn Đức Vy (2002), Tình hình chảy máu sau đẻ tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ
sơ sinh trong 6 năm (1996-2001). Tạp chí thông tin y học số 3, tr. 36 – 39.
5. Hamza A, Herr D, Solomayeer EF et al. Polyhydramnios: Cause, Diagnosis and
Therapy. 2013; 73(12): 1241-1246.
6. Chen M, Chen C P. Invasive fetal therapy, global status and local
7


development. Taiwanese J Obstet Gynecol. 2004;439:185–192.
7. Hobbins J C, Grannum P A, Berkowitz R L. et al. Ultrasound in the diagnosis of
congenital anomalies. Am J Obstet Gynecol. 1979;134:331.
8. Harding R, Bocking A D, Sigger J N. et al. Composition and volume of fluid
swallowed by fetal sheep. Q J Exp Physiol. 1984;69:487.
9. Alexander E S, Spitz H B, Clark R A. Sonography of polyhydramnios. AJR Am
J Roentgenol. 1982;138:343.
10. Dashe J S, McIntire D D, Ramus R M. et al. Hydramnios: anomaly prevalence
and sonographic detection. Obstet Gynecol. 2002;100:134–139.
11. Brady K, Polzin W J, Kopelman J N. et al. Risk of chromosomal abnormalities
in patients with idiopathic polyhydramnios. Obstet Gynecol. 1992;79:234.
12. Hobbins J C, Grannum P A, Berkowitz R L. et al. Ultrasound in the diagnosis
of congenital anomalies. Am J Obstet Gynecol. 1979;134:331.
13. Modena AB, Fieni S. Amniotic fluid dynamics. 01 Jan 2004, 75 Suppl 1:11-13
14. Pritchard J A. Deglutition by normal and anencephalic fetuses. Obstet
Gynecol. 1965;25:289.
15. Pritchard J A. Fetal swallowing and amniotic fluid volume. Obstet
Gynecol. 1966;28:606.


8


BỆNH ÁN SẢN KHOA
I.

HÀNH CHÍNH
- Tên sản phụ: NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

Sinh năm: 1978

- Para: 2002
- Nghề nghiệp: Nội trợ
- Địa chỉ: 216/9 Tổ 9 ấp 1 Hiệp Phước Nhà Bè Hồ Chí Minh
- Ngày giờ nhập viện: 23 giờ 15 phút, ngày 12/05/2017
II.
III.

LÝ DO NHẬP VIỆN: Thai + đau bụng
TIỀN CĂN:
- Gia đình: chưa phát hiện bất thường
- Bản thân
 Nội khoa: chưa phát hiện bất thường
 Ngoại khoa: chưa phát hiện bất thường
 Phụ khoa:
Có kinh lần đầu năm 14 tuổi, chu kì kinh đều, hành kinh kéo dài 4 ngày,
lượng kinh vừa, máu kinh loãng màu đỏ tươi.
 Sản khoa:
 Lập gia đình lúc 18 tuổi.

+ Sanh thường 2 lần.
+ Con nặng nhất 3200g, con nhỏ nhất 16 tuổi
+ Không có tai biến, biến chứng sau sanh.
9


 Kế hoạch hóa gia đình: sử dụng biện pháp xuất tinh ngoài.
IV.

BỆNH SỬ:
- Kinh cuối: quên
- Dự sanh: 21/05/2017 (theo siêu âm ngày 24/10/2016, lúc thai 10 tuần 3
ngày)
- Khám thai tại viện 7 lần.
- Siêu âm 3 tháng đầu thai kì lúc thai 10 tuần 3 ngày.
- Trong thời gian mang thai không có các triệu chứng bất thường
- Diễn biến trong thai kì:
+ 3 tháng đầu: sản phụ nghén
+ 3 tháng giữa: VAT 2 mũi, thai máy khoảng tháng thử 5
+ 3 tháng cuối: sản phụ tăng 6 kg
- Tăng trọng trong thai kỳ: 8 kg (tính đến ngày 12/05/2017)
- Lý do nhập viện lần này: Thai + đau bụng.
- Tình trạng lúc nhập viện
 Sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm hồng
 Sinh hiệu: Huyết áp: 110/60 mmHg

Mạch: 82 lần/ phút

Nhịp thở: 20 lần/ phút Nhiệt độ: 37 độ C
 Bề cao tử cung: 36 cm


Tim thai: 144 lần/ phút

 Cổ tử cung: 2 cm xóa 70%, ngôi đầu, ối phồng, độ lọt (-3), khung
chậu bình thường trên lâm sàng.

10


V.

KHÁM (Lúc 23 giờ 40 giờ ngày 12/05/2017)

1. Khám tổng quát
- Chiều cao: 162 cm

Cân nặng: 62 kg.

- Tổng trạng: trung bình

Da niêm hồng.

- Thần kinh, tri giác: tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Sinh hiệu: Mạch: 82 nhịp/ phút.
-

Huyết áp: 110/70 mmHg.

Nhiệt độ: 37 độ C.


Nhịp thở: 20 nhịp / phút.

- Phản xạ gân xương: có
Tóc: dài, mềm, da đầu không trầy xước, không gàu.
Mắt: nhìn rõ, không đỏ, không viêm.
Tai: nghe rõ, không ù, không viêm
Mũi: không đau
Răng miệng: không hôi, không bị sâu răng.
Cổ: không có bướu
Vú: Cân đối hai bên, chưa lên sữa, tiết sữa.

Phù (-)
2. Khám sản khoa
- Nhìn: Tử cung hình trứng, trục dọc, vết nứt da bụng màu trắng,
không có sẹo mổ.
- Sờ: Thành bụng mỏng, số cơn gò trong 10 phút: 3 cơn, thời gian gò
khoảng 25 – 30 giây, thời gian nghỉ khoảng 2-3 phút, gò cường độ
vừa.
- Đo: BCTC: 36 cm

VB: 102 cm.

- Ước lượng cân nặng: 3450g
- Nắn:
 Thủ thuật 1: Mông ở đáy tử cung.
 Thủ thuật 2: Lưng bên trái, chi bên phải.
11


 Thủ thuật 3: Ngôi đầu.

 Thủ thuật 4: Chưa lọt.
- Kết luận ngôi đầu thế trái chưa lọt.
- Tim thai: 140 nhịp/ phút, đều, rõ, nghe ở ¼ bên trái dưới rốn.
- Khám:
 Âm hộ không phù, không viêm.
 Tầng sinh môn dày, rắn chắc.
 Âm đạo trơn láng, không u cục, không vách ngăn.
 Cổ tử cung mở 2 cm, xóa 70%, mật độ mềm, hướng trung
gian
 Ối phồng.
 Ngôi đầu

Độ lọt (-3).

 Khung chậu: Bình thường trên lâm sàng
 Eo trên: Không sờ chạm mỏm nhô, không sờ quá ½
gờ vô danh.
 Eo giữa: Hai gai hông không nhọn. Độ cong xương
cùng cụt vừa phải.
 Eo dưới: Góc vòm vệ tù.
 Huyết trắng theo găng ít, màu trắng đục lẫn ít máu, không
hôi.
- Hình trám Michaelis cân đối, dáng đi bình thường.
VI.

CẬN LÂM SÀNG
- Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu: Các chỉ số trong giới hạn
bình thường
12



Nhóm máu: B

Rh (+)

HIV, BW, HbsAg: (-)
- Siêu âm: ngày 10/05/2017
 Tim thai: 143 lần /phút
 ULCN: 3100 gram
 Đường kính lưỡng đỉnh: 92 mm
 Chiều dài xương đùi: 75mm
 AC: 300mm
 Nhau bám mặt sau nhóm I, độ trưởng thành III
 Xoang ối lớn nhất: 82mm
Kết luận: Một thai sống ngôi đầu, nước ối nhiều
VII.

TÓM TẮT SẢN ÁN (Lúc 23 giờ 45 giờ ngày 12/05/2017)
- Sản phụ 39 tuổi, Para: 2002, Kinh cuối: quên, Dự sanh: 21/05/2017
(theo siêu âm ngày 24/10/2016, lúc thai 10 tuần3 ngày)
- Thai 38 tuần 5 ngày.
- Lý do vào viện: thai+ đau bụng
- Hiện tại:
 Tổng trang: trung bình
- Sinh hiệu Mạch: 82 nhịp/ phút.
Nhiệt độ: 37 độ C.



Huyết áp: 110/70 mmHg.

Nhịp thở: 20 nhịp / phút

 BCTC: 36 cm, Tim thai: 140 l/p, cơn gò: 3 cơn/ 10
phút,
 CTC: 2cm xóa 70%, ngôi đầu, ối phồng.
 Khung chậu bình thường trên lâm sàng
13


 Cận lâm sàng: các chỉ số xét nghiệm công thức máu
trong giới hạn bình thường. Kết quả siêu âm đa ối
VIII.

CHẨN ĐOÁN: Con lần 3, thai 38 tuần 5 ngày (SA1 lúc thai 10 tuần 3 ngày
ngày 24/10/2016), ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn tiềm thời, đa ối.

IX.

TIÊN LƯỢNG VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ
Tiên lượng:
Mẹ: Có nguy cơ băng huyết sau sanh do con lần 3, đa ối
Con: Có nguy cơ suy thai do nhau bong non, sa dây rốn nguy cơ của đa ối
Chuyển dạ: Tiên lượng sanh ngả âm đạo
Xử trí: Tiếp tục theo dõi.
X. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

14


Vấn đề


Nhận định

Can thiệp

Lượng giá

Sức khỏe mẹ

-Tâm lý sản phụ

-Giải thích cho sản phụ

-Sản phụ bớt lo

lo lắng vì đa ối,

hiểu rằng đa ối có nguy

lắng và an tâm hơn

sản phụ không

cơ gây băng huyết sau

để chuẩn bị tốt cho

biết đa ối có

sanh, chuyển dạ kéo dài,


cuộc đẻ.

nguy cơ gì, có

trấn an sản phụ bằng cách

ảnh gưởng gì đến động viên sẽ theo dõi và
em bé không.

dự phòng băng huyết cho
sản phụ để đảm bảo sức
khỏe tốt nhất cho cả mẹ
và bé.

-Sức khỏe mẹ
ổn.

-Tiếp tục theo dõi mạch,
nhịp thở mỗi 30 phút/ lần.
nhiệt độ mỗi giờ 1 lần. đo

- Sản phụ duy trì
được tình trạng sức
khỏe ổn định.

huyết áp mỗi 2 giờ 1 lần
-Sản phụ khó thở
do bụng to gây


-Hướng dẫn sản phụ nằm
nghiêng trái.

chèn ép.
-Sản phụ có

- Sản phụ dễ thở
hơn.

nguy cơ băng

-Dự phòng băng huyết

-Sản phụ tránh

huyết sau sanh

sau sanh cho sản phụ, đỡ

được các nguy

do đa ối, con lần

đẻ đúng kĩ thuật hạn chế

hiểm của băng

3

làm tổn thương đường


huyết sau sanh.

sinh dục, chuẩn bị các
thuốc làm co hồi tử cung,
15


dịch truyền để bù dịch, xử
trí tích cực giai đoạn 3
của chuyển dạ chuẩn bị
máu khi cần thiết.

Sức khỏe con

-Con có nguy cơ

-Theo dõi sát tim thai,

- Con không bị suy

suy thai do có

mỗi 30 phút 1 lần. Đặt

thai

khả năng sa dây

monitor theo dõi theo y


rốn, nhau bong

lệnh bác sĩ. Dặn dò sản

non.

phụ không nên vận động
quá mạnh để tránh vỡ
nước ối dẫn đến sa dây
rốn, hoặc báo ngay cho
nhân viên y tế biết khi ra
nước âm đạo, ra máu
nhiều.

Chuyển dạ

-Nguy cơ chuyển -Theo dõi sát diễn tiến
dạ kéo dài do tử

-Chuyển dạ diễn

chuyển dạ bằng cách theo tiến phù hợp với

cung bị căng dãn dõi cơn gò mỗi 30 phút 1

giai đoạn tiềm

quá mức dẫn đến lần. Khám âm đạo kiểm


thời.

đờ tử cung.

tra độ xóa mở của cổ tử
cung, độ lọt mỗi 4 giờ 1
lần hoặc khi sản phụ than
đau nhiều, ra nước, mắc
16


rặn.
Giaó dục sức

-Sản phụ thiếu

-Tư vấn, giới thiệu cho

- Sản phụ có kiến

khỏe

kiến thức về sử

sản phụ một số biện pháp

thứ đúng về cách

dụng các biện


ngừa thai có thể áp dụng

sử dụng các biện

pháp ngừa thai.

sau sanh như triệt sản, sử

pháp tránh thai

dụng thuốc vỉ tránh thai
dạng đơn thuần, dùng que
cấy tránh thai, bao cao su
và giải thích cho sản phụ
biết rằng phương pháp
xuất tinh ngoài không an
toàn và hiệu quả thấp, vẫn
có thể có thai.

- Sản phụ vẫn
còn thái độ trọng
nam khinh nữ,
ráng đẻ để kiếm
con trai.

- Giải thích cho sản phụ
rằng con trai hay con gái

-Sản phụ thay đổi


thì cũng là con, đẻ nhiều

quan điểm về trọng

lần có rất nhiều nguy

nam khinh nữ.

hiểm như gây băng huyết
sau sanh, sa sinh dục.

17


MỤC LỤC
I, Đặt vấn đề………………………………………………………………...1
II, Tổng quan tài liệu………………………………………………………..2
1, Định nghĩa…………………………………………………………….2
2, Phân loại………………………………………………………………2
3, Nguyên nhân………………………………………………………….3
4. Triệu chứng…………………………………………………………...5
5, Biến chứng……………………………………………………………5
III, Thực trạng………………………………………………………………6
IV, Tài liệu tham khảo………………………………………………………7
BỆNH ÁN…………………………………………………………………..8

18




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×