Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phản biện xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế bền vững ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (2013) vũ quang hà, lê hoàng việt lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 11 trang )

PHẢN BIỆN
• XẢ HỘI
• VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI s ụ•
PHÁT TRIÉN KINH TÉ BÈN VỮNG Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN
NAY
9

Vũ Quang Ha - Lê Hồng Việt Lâm

*

Phản biện xã hội (PBXH) khône phải là hoạt động chỉ mới xuất hiện ở nước
ta, và việc phản biện một chủ trương, một kế hoạch, một đề án hay kế sách, phương
án tác chiến nào đó khơng phải là vấn đề mới. Trona lịch sử Việt Nam đã từng có
những bậc đại thần đưa ra bản điều trần mang tính chất đổi án. Nhiều vị hoàng đế,
như Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ... đã có ý thức dựa
vào cơ chế tư vấn trons quản lý nhà nước. Họ thực sự lắng nghe, tiếp thu những
kiến nghị và can ngăn của các bậc đại thần khi giải quyết những vấn đề có liên quan
đến lợi ích dân tộc và vận mệnh quốc gia. N hữns Gián quan, Sử quan - chức quan
chuyên lo việc can eián và đình nghị, dã có tác động nhất định trong q trình thừa
hành cơng việc. Nhìn rộne ra, thời nào dưới các triều đại phong kiến tập quyền
Truna Hoa cũng thấy xuất hiện vai trò của những Gián nghị đại phu. Hầu hết họ là
nhừne người biết nhiều, hiểu rộng, có tài kinh bang tế thế, có tiết tháo vả bản lĩnh.
Nền dân chủ tư sản, xét về bản chất, là nền dân chủ dành cho thiểu số thống
trị, sons, cũna, ít thấy ngăn cấm những điều huý kỵ. Phải chăng, điều đó đã gieo
mầm cho sự nảy sinh những thiên hướng cá nhân, tư duy đối ứng, mỏ xẻ, lật trở
vấn đề dưới nhiều chiều cạnh? Cũng có thể nói, chính q trình phê phán và phân
biện đã sóp phần rất lớn vào sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin một học thuyết lý luận khoa học và cách mạng. Theo V.I.Lẻnin, chủ nghĩa Mác
được phát triển trong phê phán và đấu tranh. Qua đó, có thể xem đấu tranh, tranh


biện - phản biện nhìn dưới giác độ triết học như là mặt đối lập của một chinh thể
thống nhất.

* TS., Phó Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia thành phô Hồ Chí Minh
Giảng viên Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học An ninh nhân dân TP. Hồ Chí Minh - Bộ
Cơng an.
384


PHẢN BIỆN XÃ HƠI VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI s ư PHÁT TRIỂN.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có những cơng trình tống kết thực tiễn PBXH
dể khái quát t h à n h lý luận, ngay cả một định nghĩa sơ giản nhất về khái niệm này
cũng chưa được cuốn từ điển nào đề cập tới mà hàm chứa những nội dung khoa
học. hợp lý.
Trong Từ điển tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học) do Hồng Phê chủ biên, thì
“phản biện là đánh giá chất lượng một cơng trình khoa học khi cơng trình được đưa
ra bảo vệ đề lấy học vị trước hội đồng chấm thi” 1. Đây là một cách hiểu khơng nhận
được sự đồng tình vì nói như thế thì thuật ngữ này đã được hiểu một cách quá hẹp.
ơ đây chì coi hoạt động phản biện là hoạt động đặc thù chỉ có trong quá trình bảo
vệ luận văn hoặc đề tài khoa học mà thơi, trong khi có rất nhiều hoạt động khác
chúng ta cũng có thê dùng từ “phản biện” .
“Tìm hiểu một số thuật ngữ'- trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng, các tác giả đã định nehĩa: ‘T h ả n biện là nhận xét, đánh giá, bình
luận, thẩm định cơng trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau”2.
Theo chúng tôi, đây cũng chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ này bàng cách
so sánh với các thuật ngữ tương đồng khác.
Hay cũng có tác giả định nghĩa “PBXH là sự phản ánh những dư luận xã hội,
ý kiến, kiến nghị và kháng nghị của cộng đồng xã hội, của tập thể, tập đoàn người

(xây dựng trên mối quan hệ chung về sản xuất, gia đình, chính trị, văn hóa: phong
tục, tập quán, lễ giáo...) về một hay nhiều sự việc, vấn đề có liên quan đến lợi ích
chung của cộng đồng, tập thể, tập đồn người ấy trên cơ sở tổng hợp, phân tích, lập
luận (luận giải) khách quan, khoa học, có tính thuyết phục nhằm phân định rõ giữa
cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai, cái khẳng định với cái phủ định, cái được
với cái chưa được, cái hoàn thiện với cái cần tiếp tục hoàn thiện... nhằm đáp ứng
đúng những yêu cầu do cuộc sống đặt ra, thỏa mãn được lợi ích chung của cộng
đồng, tập thể, tập đoàn, cũng như của toàn xã hội . Tuy nhiên, định nghĩa trên cũng
khơna, hồn tồn chính xác, vì khơng phải lúc nào mọi phản biện cũng “có tính
thuyết phục” và có thể “phân định'’ giữa mặt phải và mặt trái.
Nếu chiết tự theo nghĩa Hán - Việt thì chữ phản có 5 nghĩa: nghĩa thứ nhất là
trái; nghĩa thứ hai là trả lại, trở về; nghĩa thứ ba là nghĩ, xét lại; nehĩa thứ tư là trở,
quay (như phản thủ = trở tay); và nehĩa thứ năm là trái lại, phản đối, trái lại khơng

1. Hồng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nằng, Đà Nằng, 2004, tr. 764.
2. ‘‘Tìm hiểu một số thuật ngữ” trong Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứX của Đàng,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 182.
3. Hoàng Văn Tuệ, “Vấn đề PBXH với yêu cầu thực tế hiện nay”, Tạp chí Tia sáng, số 6,
2005, tr. 18.
38 5


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN TH Ứ TƯ

chịu. Chừ biện là phân tích. Nó cùng nghĩa với chữ tranh biện, biện bác - một lối
tranh biện về sự - lý.
Theo cách cắt nghĩa trên, nếu £ắn kết chừ phản với chữ biện, ta có thê hiểu
"Phản biện là đặt lại, xét lại hoặc tự xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sờ
những lập luận, phân tích khách quan, khoa học có sức thuyết phục nhằm phân định
rõ cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai, cái được khẳng định với cái phải phu

định, cái được với cái chưa được, cái hồn thiện với cái chưa hồn thiện”... Mục
đích của phản biện là nhằm đáp ứng đúng những yêu cầu tất yếu, khách quan do
cuộc sống đặt ra; đưa sự việc, vấn đề trở về đúng với chân giá trị của nó. Cái giá trị
đó là kết quả của một q trình nhận thức biện chứng và có ý nghĩa như một chân ỈÝ
khách quan.
Trone bài viết “Về khái niệm PBXFT, tác giả Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đã
định nghĩa: “PBXH là sự phản biện nói chuns của nhân dân và các tổ chức chính trị,
xã hội về nội duns, phương hướng, chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự
an ninh... toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan nhằm mục tiêu
phát triển” 1. Đây là một định nghĩa nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Quan sát cuộc sống chúng ta có thể thấv, phản biện là một hoạt động diễn ra
hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thế
loại bỏ những vếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi
của mình. Trong khoa học, phản biện cũng là một trong nhừ ne cách thức chủ yểu để
các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học. Còn trone đời sống xã hội,
phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra m ột xã hội dân chủ. Trong
thời đại ngàv nay, PBXH vẫn là một trong n h ữ n s vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần
nghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đi sau, các quốc gia đang phấn đấu cho nền
dân chủ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũn2 rất quan tâm đến vấn đề PBXH, mà cụ
thể là Người rất quan tâm đến việc lắng nghe những ý kiến chân thành, thăng thắn
của nhân dân: “Phải lắna nghe dân chúng một cách chân thành và nghiêm túc: là vì
tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy... họ biết giải quyết nhiều vấn đề
một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đồn thế to
lớn, nghĩ mãi khơng ra” .

]. Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh - Báo Sài Gịn Giải phóng, Kỷ yếu hội thảo
khoa học Van đề phản biện và giám sát xã hội ở thành phổ Hồ Chí Minh hiện nay, TP. Hơ
Chí Minh, 2007, tr. 55.

386


P H Ả N B IÊ N X Ã HỘI V À VAI T R Ị C Ủ A NĨ Đ Ố I VỚI s ự P H Á T T R I Ể N .

Đối với nước ta, quá trình dẫn đến “đổi mới" là kết quả của một q trình
PBXH lâu dài đối với mơ hình kế hoạch hóa tập truna bao cấp, quan liêu đã từng
đưa nền kinh tế đất nước đến bên bờ vực của khủng hoảng. Vì lẽ đó, thực hiện tư
tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình. Đ ảns ta cũne
đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và xem đó như là một điều kiện tiên quyết cho
việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự thành công của sự nghiệp đổi
mới. Đảng ta đã từng chỉ rõ: “Chính nhừne ý kiến, nguyện vọne và sáng kiến của
nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân
hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử
thách mà đã đạt được những thành tựu hôm nay” . Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sune năm 2001) đã quy định: “Các cơ quan
nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ
nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân” 1 và “cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà
nước, biểu quyết khi N hà nước tổ chức trưng cầu ý dân”2. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Đ ảns ta cũng đã đề cập đến việc "xây dựng quy chế giám sát và
PBXH của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định
chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ".
phản biện xã hội, Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng

và nhân dân đối với việc
lớn của Đảng và việc tổ
Đánh giá cao vai trị của

ghi rõ: “Đảng tơn trọng

tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe
ý kiến của mặt trận và các đồn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều
kiện để mặt trận và các đồn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trị
giám sát và phản biện xã hội”3.
Có thể khẳng định ràng, PBXH như là một nhân tố không thể thiếu được của
sự phát triển. Neu chúng ta tạo môi trường cho PBXH phát triển như một hoạt động
phê phán có chất lượng khoa học, sẽ tạo ra được động lực thường xuyên cho sự phát
triển và đó là tiền đề quan trọng cho tiến bộ xã hội. Thực tế cũng đã cho thấy, nếu
chúng ta nhận thức đúng đẳn nội hàm của PBXH và sử dụng nó vào đúng mục đích,
thì sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội và những tác động tích cực mà PBXH mang lại là rất
lớn. Tại diễn đàn N ói và làm tháng 6/2009 với chủ đề “Nâng cao vai trò PBXH

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 200ỉ), 1992,
điều 8, tr. 3.
2. Sđd, điều 53, tr. 15.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX I cùa Đàng, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 87.
387


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN TH Ứ TƯ

trong sự phát triển kinh tế - xã hội”, do HĐND và Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh
tổ chức, Tiến sĩ Trương Trọng Nghĩa - Phó ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.
Hồ Chí M inh đã nhấn mạnh: “Có những dự án, cơng trình, chủ trương, chính sách...
ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, nên cần thiết phải PBXH để tạo sự đồna thuận” . Cịn
theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nehĩa - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh thì cho rằne: “Chính quyền thật sự dân chủ thì khơng độc thoại mà cần đối

thoại. Chính quyền muốn đạt hiệu quả cao trong lành đạo, quản lý xã hội thì phải
tạo được một mơi trường phản biện tích cực để done thuận” .
Thực tế đã cho thấy rất nhiều vấn đề, dự án, chính sách... khi được đưa ra đã
nhận được nhiều ý kiến phản biện tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh té bền
vững của đất nước. Trong việc di dời hệ thốna cảns Sài Gòn (CSG), lúc đầu Chính
phủ giao Bộ Giao thơng vận tải xây dựng dự án, theo đó CSG sẽ di dời ra Cái Mép
và như thế mất luôn thương hiệu CSG. Thế nhưng, các nhà khoa học đã phản biện
với đầy đủ luận cứ và số liệu cho thấy nếu di dời ra Cái Mép thì mỗi năm thành phố
thất thu 28.000 tỷ đồng; còn di dời ra Cát Lái - Hiệp Phước vừa giữ nguyên thươne
hiệu CSG, vừa giảm thất thu xuống chỉ 2.000 tỷ đồng. Kết quả, sau khi nghe báo
cáo tống thể dự án, Chính phủ quyết định chọn giải pháp di dời hệ thong CSG ra
Cát Lái - Hiệp Phước.
Trong clự án thủy điện Sơn La, chủ đầu tư đưa ra cao trình tích nước 265m đế
trình Quốc hội (1998), nhưna; nhờ phản biện quyết liệt của Hội Thủy lợi Việt Nam
và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Quốc hội (2002) đã duyệt mức
tích nước là 215m, tránh được một thảm họa tiềm ẩn thườns trực. Thảm họa thường
trực, theo các chuyên gia là nếu tích nước ở mức 265m, dung tích hồ Sơn La sẽ là
24 tỷ m 3, lớn gấp gần 3 lần dung tích hồ tích nước ở Hịa Bình (9 tỷ m 3). Cùng một
hệ thống sông, hồ Sơn La ở thượng nguồn, Hòa Bỉnh ở hạ nguồn, trường hợp xảy ra
sự cổ như vỡ hồ Sơn La sẽ là thảm họa khôn lường cho hạ nguồn và cả vùng đồng
bàng Bấc Bộ,
Trong chủ trươne, khai thác bôxit ở Tây Nguyên, nhiều nhà khoa học đầu
ngành đà có những cuộc tranh luận hết sức nghiêm túc. Sau khi Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg (1/11/2007) về việc triển khai thực hiện
chủ trươna nói trên nhằm đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, mơi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngồi và bảo
đảm quổc phịng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa
XII đã xem xét, thảo luận, bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của quy hoạch
này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tồn tại nhiều tranh cãi, với những vấn đề hết sức
phức tạp. Ngày 22/10/2008, hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động

tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu
388


P H Ả N B IÊ N X Ã HỘI V À VAI T R Ị C Ủ A NĨ Đ Ố I VỚ! s ư P H Á T T R IỂ N

vực Tây Neuyên và Nam Trung Bộ" do ƯBND tỉnh Đắk Nông, Viện Tư vấn và
Phát triển (CODE) và Tập đồn Cơna, nghiệp than và khống sản Việt Nam (TKV)
tổ chức tại tỉnh Đắk Nông. Nhiều báo cáo tại hội thảo đã đưa ra kết luận: Tây
Nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bơxit. Các bài tham luận đã luận giải: Chương trình
khai thác, chế biến quặng bơxit của TKV chứa đựne nhiều rủi ro khơns thể kiểm
sốt được. Đặc biệt, các rủi ro về môi trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa
được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi đến chốn... TS. Tuyết Nhuna Buôn
Krông, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Tây Nguyên đã nhận định: Với dự án đang
triển khai tại Nhân Cơ đe dọa khơns gian văn hóa truyền tlìốne của người dân bản
địa. Nếu mất '‘bon” (làng của người Mơ Nơng), mơ hình làng truyền thốne và văn
hóa của người M ơ Nơne sẽ bị triệt tiêu. Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa
- xã hội. thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị...
Ngày 9/4/2009, tại Hà Nội cũne đã diễn ra hội thảo “Vai trị của cơng nghiệp
khai thác bơxit - sản xuất alumina - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây
Nguyên và những yểu tố ảnh hưởna đến mơi trường, văn hóa khu vực” . Đại tướng
Võ Níiun Giáp gửi thư đến hội thảo và gửi gắm: “Tôi mong các nhà khoa học, các
nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc, thảo
luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước
một chủ trương đủng đắn về vấn đề bôxit Tây Nguyên mà tơi cho là khơna, nên khai
thác. Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước,

khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về m ôi trường, về xã hội, về an ninh
quốc phòng” ... L ắng nghe và tiếp thu những ý kiến phản biện đó, Đ ảng và N hà
nước ta cùng các bộ, ngành có liên quan đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho chủ

trương này nhằm tổ chức hoạt độne khai thác bôxit ỏ' Tây Nauyên một cách có hiệu
quả, tạo độns lực thúc đẩy cho nền kinh tế, done thời giữ vững an ninh, qc
phịng, khơng xâm hại đến mơi trường tự nhiên và mơi trường văn hóa của vùng đât
có vị trí rất quan trọng và hết sức nhạy cảm này.
Một vấn đề m à thời gian gần đây thu hút được rất nhiều ý kiến phản biện liên
quan đến những sự cố liên tục xảy ra tại dự án Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2
(Quảng Nam) làm cho người dân vùng hạ lưu cơng trình thủy điện này sống trong
tình cảnh hoane mang, mất ăn, mất ngủ với "nỗi lo kép" vừa sợ động đất vừa phập
phồng vì nước rị rỉ từ các khe nhiệt gấp 5 lần mức cho phép, thấm qua đập thủy
điện tuôn chảy như suối về phía hạ lưu. Trong khi các đơn vị thi cơng cho rằng đó
là hiện tượng bình thường thì nhiều nhà khoa học đã lên tiếng bày tỏ lo ngại đên
những khả năng xấu như vỡ đập có thể xảy ra. Giả thiết đưa ra là, nếu vì lý do nào
đó, vết nứt tiếp tục lan rộng, thân đập không chịu nối áp lực, bị đứt gãy, hàng trăm
triệu mét khối ở thượng lưu sẽ đổ xuống hạ lưu, nơi có cư dân sinh sống thì hiểm
389


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN TH Ứ T ư

họa thật khó lường. Sau khi thực hiện chuyến giám sát thực tế trone thân đập, ông
Lê Quana Huy, Phó Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học Công nghệ - Môi trường Quốc
hội yêu cầu “phải làm rõ thêm quá trình khảo sát thực địa và thiết kế để xây dựng
Cơng trình Thủy điện Sơne Tranh 2 tại địa hình huyện Bắc Trà My trước đây như
thế nào. Vấn đề quan trọng nhất là nền móng để xây dựng Cơng trình Thủy điện
Sơne Tranh 2 cũng như việc ứng dụng công nghệ bêtôna đầm lăn chưa có tiêu
chuẩn, quy chuẩn nào như vậy có thích ứng cụ thể với điều kiện khí hậu của Việt
Nam và đặc biệt là khí hậu, địa lý ở huyện Bẳc Trà My không, c ầ n phải xem xét lại
các phương án khấc phục sự cố do chủ đầu tư, đơn vị thiết kế đưa ra, trong đó có
vật liệu được chọn dùng để khắc phục, vì tồn bộ việc khắc phục đều diễn ra ở dưới
nước sâu, cận kề mùa mưa lũ. cẩn thận các trận độn? đất kích thích có thể xảy ra".

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Trung tâm Cảnh báo động đất và
sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì lên tiếng: “Đơn vị thi cơng cho rằng đây là hiện
tượng bình thường là vơ trách nhiệm với cộng đồn?” và ông đề xuất “cơ quan
chuvên môn cùne đơn vị chủ đầu tư cần khẩn cấp vào cuộc kiểm tra các vết nứt, rò
rỉ này nhằm đưa ra phương án gia cố đảm bảo ngăn chặn hoàn toàn thảm họa đối
với vùng hạ lưu” . Liên quan đến sự cố này, sau khi lắng nghe nhiều ý kiến phản
biện của các nhà khoa học, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các cơng trình xây dựng
đã có văn bản gửi tới Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) góp ý phương án chống
thấm dập đối với công trinh thủy điện này, đồng thời yêu cầu EVN: "Cần mời nhà

thầu ruróc ngồi có kinh nghiệm để thực hiện, đặc biệt là việc xử lý chống thấm
dưới nước do các nhà thầu Việt Nam chưa có kinh nghiệm” . ..
Khi mà sự cổ này chưa kết thúc, dư luận vẫn cịn rất hoane mang thì thêm một
sự cổ nữa xảy ra tại dự án này, đó chính !à các trận dư chấn, động đất liên tục xảy
ra, không những gây tâm lý hoảng loạn cho người dân mà còn gây ra nhiều thiệt hại
về vật chất. Theo các nhà khoa học, đây là động đất kích thích liên quan tới việc
tích nước hồ thủy điện Sơng Tranh 2. Trong khi EVN liên tục khẳng định, các đợt
rung chấn vừa qua khơng ảnh hưởng đến cơng trình, các rung chấn thấp hơn cường
độ kháng nén thiết kế của đập thủy điện thì nhiều nhà khoa học đã lên tiếng với
những lập luận hết sức sắc bén. GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ
học Việt Nam, Trưởne Bộ môn Cơ sở kỳ thuật thủy lợi Khoa Xây dựng thủy lợi thủy điện, Đại học Bách khoa Đà Nang cho ràng: “việc EVN vội vàng kết luận đập
thủy điện Sơng Tranh 2 vẫn an tồn sau các trận động đất liên tiếp gần đây là rất
nguy hiểm” . Còn GS.TSKH. Phạm Hồng Giang thì cho ràng: "Tơi khơng hiểu sao
nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, neuy cơ
vỡ đập ỉà có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi cơng cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên
mới có một vài tuyên bố như vậy", rồi ông khẳng định: “Trong kỹ thuật xây dựng

390



P H À N B I Ê N X Ã HỘ! V À V A I T R Ò C Ủ A N Ó Đ Ố I V Ớ I s ự P H Á T T R I Ể N .

đập. việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là
không được phép” và cảnh báo "Thảm họa vỡ đập không quá xa vời”. Còn GS.TS.
Vù Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi
cho rằng: Nhà nước nên đứng ra xử lý, khơnẹ thể £Ìao tính mạne người dân cho chu
đầu tư... Tại cuộc họp với các bộ, ngành, địa phươne về vấn đề thủy điện Sơns
Tranh 2 (21/9/2012). Phó Thủ tướng H ồns Truns Hải đã yêu cầu phải nghiên cứu,
cân nhấc hêt sức cân trọng, nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ với yêu cầu cao nhất "tất
cả vì sự an tồn của cơng trình, của đời sống người dân” . O ne cũng yêu cầu Hội
đồng nghiệm thu nhà nước, Viện Vật lý địa cầu cùng các bộ, nsành liên quan thuê
các tố chức, chuyên gia nước ngoài tiếp tục kiểm tra. đánh giá về tác động của độne
đất ở khu vực đến an tồn của cơng trình thủy điện Sơng Tranh 2. Khi có kết quả
đánh giá chính thức, tồn diện hơn nữa, Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ xem xét,
quyêt định việc tích nước thủy điện Sơng Tranh 2 sau khi xử lý hồn tất sự cố thấm
ở đập chính” ... Chính hoạt động phản biện của các nhà khoa học có uy tín đã phản
ánh rõ mức độ nguy hiểm của các sự cố ở dự án này, đồng thời cảnh báo về thái độ
vô trách nhiệm, thiếu cơ sở khoa học của chủ đầu tư dự án trước sự an tồn cho tính
mạng của hàng trăm ngàn hộ dân vùng hạ lưu Sông Tranh.
Chúng ta biết rằng, trước mỗi hành vi chính trị đều có những ý kiến khône
đồng nhất. Những ý kiến này thường tồn tại ở các cấp độ khác nhau: Từ tán thành
đến chưa tán thành, từ chỉ trích đến phê phán, từ phản biện đến phản đối, thậm chí

là sự kịch liệt phản đối đến nổi loạn. T rong các trạng thái đó, phản biện được coi ỉà
hành vi có chất lượng khoa học của sự phê phán khiến xã hội có thể chấp nhận một
cách "tâm phục khẩu phục". PBXH không nhất thiết dẫn đến sự thay đổi trong quyết
sách nhưng là tiếng nói quan trọng và đầy trách nhiệm, tinh thần xây dựng của nhân
dân, là biểu hiện của bầu khơng khí dân chủ trong việc tố chức thực hiện quyền lực
chỉnh trị, là cơ chế hĩru hiệu để nhân dân kiếm soát việc thực hiện quyền lực của
nhà nước, ngăn ngừa sự lạm quyền có thể xảy ra vốn đã được dự báo trong các học

thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước. Đồng thời, PBXH là một hình thức thực hiện
quyền chính trị của cơng dân. Thơng qua đó, cá nhân, cử tri, các tầng lớp nhân dân
có cơ hội bày tỏ chính kiến của mình về các quyết định, hành vi có ảnh hưởng tới sự
phát triển của xã hội. Bằng sự tham gia chủ động và tích cực này, nhân dân nói
chung và các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, chun gia... nói riêng có cơ hội thể
hiện, chứng minh sở trường của mình, khai thác vốn kiến thức đa dạng đã được tích
luỹ trong một quá trình nehiên cứu và cống hiến cho xã hội. Chính điều đó sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc phát hiện khiếm khuyết, đề ra giải pháp khắc phục hay hạn
chế, ngăn ngừa hoặc cảnh báo, đồng thời có tác dụng phịng ngừa tính chủ quan của
các chủ thể có thẩm quyền, góp phần bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội của chính
sách, pháp luật, các quyết sách... Ngày nay, trước những tiến bộ, những đổi thay
391


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾƯ HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỦ TƯ

như vũ bão của khoa học công nghệ và kéo theo đó là sự thay đổi nhanh chóng tư
duy, nhận thức, đánh giá của con người trước vạn vật trone tự nhiên cũne như trước
các vấn đề xã hội, thì PBXH là cơne cụ khơng thể thiếu đối với sự tiến bộ và phát
triển bền vững của một xã hội. Tuy nhiên, để PBXH trở thành một hoạt độne có sức
lan tỏa rộng lón và m ans lại những hiệu ứng tích cực, cần phái có những cơ chế và
giải pháp căn cơ, khoa học, cụ thể là:
M ột là, cần có sự nhận thức đúng đắn về PBXH. Thực tế đã chứng minh rằng,
khoa học là một chuỗi sai lầm được sửa chữa. Mà sửa chừa được, là nhờ có phản
biện. Tức là sự tranh luận có chất lượng khoa học chứ không phải là sự phản đối
cực đoan. Phản đối xã hội và PBXH là hai cách thể hiện những trạng thái chính trị
khác nhau của xã hội đối với nhà nước. Phản biện là hoạt động thân thiện, là hoạt
động có trách nhiệm, là sự kết hợp giữa trí tuệ xã hội với trí tuệ của hệ thơng chính
trị đê tạo ra tính chính xác, tính đúng đắn của các quyết định chính trị. Cịn phản đối
là các phản ứng cực đoan ở những cấp độ khác nhau, cùng phát triển với sự sai lâm

của các quyết định chính trị. Neu khơng tổ chức PBXH một cách chuyên nghiệp,
một cách đúng đăn và một cách thân thiện thì chắc chắn chúng ta sẽ hướng hoạt
động phản biện trở thành hoạt động phản đối, thậm chí là đi đen chống phá.
Mặt khác, cần tránh tư tưởng xem PBXH sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự "đụna,
chạm”, đồng thời cũng cần tránh tư tưởng tuyệt đối hóa và xem đây là giải pháp vạn
năng. Nếu áp dụng tràn lan, cứng nhắc có thể làm mất đi tính năng động, kịp thời
của quá trình điều hành, quản lý xã hội.
Hai là, p hải thực thỉ dân chủ, tạo mọi điều kiện vù khuyến khích nhăn dân tích
cực tham gia hoạt động PBXH. N hân dân là đồng tác giả của Đối M ới, Đổi diện với
những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào thời kỳ mới với những khó
khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn
lực vơ tận trong dàn nhằm lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết
định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên. Vì rằng, nói một cách giản đơn nhất thì
PBXH là cách biến nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm
chủ” từ câu chừ và khẩu hiệu chuyển thành hơi thở hàng ngày của cuộc sống xã hội.
PBXH là một biểu hiện sinh động và tập trung cho mệnh đề “Nhân dân làm
chủ” . Thực tiễn đã minh chửng, những thành quả của sự nghiệp cách mạng không
đến một cách tự nhiên mà ln đến từ q trình tìm tịi, suy ngẫm phản tích, tiếp
nhận và đấu tranh gian khổ trong dòng chảy miệt mài liên tục của cuộc sống. Cho
nên, dân chủ, mở rộng dân chủ, lắng nshe một cách chân thành và nghiêm túc ý chí,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho “dàn mở miệng ra" mới
có thể nhận được những thơnơ tin phản hồi chính xác đê điều chỉnh và sửa sai nhăm
hồn thiện chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch... Hơn lúc nào hêt, cân
392


P H Ả N B IỆ N X Ã HỘI V À VA! T R Ị C Ủ A NĨ Đ Ố I v ớ i s ự P H Á T T R IỂ N .

thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ : “Để giành thắng lợi trona cuộc chiến đấu khổng
lồ này cần phải động viên toàn dân. tơ chức và eiáo dục tồn dân, dựa vào lực lượng

vĩ đại của tồn dân”.
Trong việc khuyến khích nhân dân tham eia PBXH, chúne ta cần đặc biệt chú
trọng hoạt độns phản biện của tầne lớp trí thức - lực lượng lao độna sáne tạo đặc
biệt. Bởi, phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu khơng
có phản biện thì khơng có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đane và sẽ phản
biện. Trí thức phải đóng góp xây dims Đảng và Đảng lãnh đạo cũng chính là trí
thức, phản biện giữ vai trị trung tâm - khơns có thì khơng phát triển được. Tại Hội
nahị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, nguyên Tổng Bí thư Nơng Đức
Mạnh đã kháng định: "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm
trí tuệ. sức mạnh của đất nước, của Đảne và của cả hệ thống chính trị”. Trách nhiệm
phản biện vì thế thuộc về trí thức và bản thân trí thức là phải chấp nhận phản biện,
phải “tìm đến" phản biện để xác nhận chân giá trị của mình.
Ba là, cần p h ả i "luật hóa ” vấn đề PBXH. Muốn để nhân dân thực hiện được
chức năng phản biện, thì họ phải được trang bị những phương tiện và điều kiện cần
thiết, trong đó việc tạo ra những cơ chế cụ thể, hay nói một cách khác là việc “luật
hóa” vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Với tính chất là một nội dung có quyền
tham gia các cơns việc chung của nhà nước và xã hội, PBXH đã được ghi nhận như
một quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự - chính trị. Hiến pháp nước Cộng hịa
xà hội chu nshĩa Việt Nam 1992 dã khăng định quyên tự do ngôn luận của công dân
(Điều 19). Trên cơ sở của hiến pháp, các luật đã có quy định cụ thể việc thực hiện
quyền tự do ngôn luận của cá nhân. Tuy nhiên, hiện chưa có một văn bản pháp luật
nào quy định quy chế về PBXH, ngay cả trong Luật Mặt trận hay Pháp lệnh thực
hiện dân chủ cơ sở. Do đó, việc “ luật hóa” vẩn đề này có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo chúnạ tơi, cần có quv chế quy định rõ chủ thể thực hiện PBXH (Mặt trận Tố
quốc Việt Nam, các thành viên bao gồm cả cá nhân và tổ chức; các tố chức xã hội,
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, hội, cơng dân). Ngồi các quy định chung, với
mỗi chủ thể cần làm rõ từng vấn đề sau đây:
- Phạm vi các vấn đề PBXH, kể cả đối tượng và khách thể. Đối với PBXH,
cần xác định rõ việc áp dụng với giai đoạn dự thảo chính sách, pháp luật hay sau khi
đã ban hành.

- Hình thức PBXH
- Nội dung PBXH
- Trình tự, thủ tục tiến hành
- Hệ quả pháp lý...
393


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QƯÓC TÉ LÀN T H Ứ T Ư

Tóm lại, sự sống khơng bao giờ đứng yên một chỗ mà trái lại, luôn luôn
vận động và phát triển. Nhân tố mới xuất hiện với sự hợp lý hơn sẽ thay thế cho
hiện thực cũ đang tiêu vong. Trong q trình đó, PB X H ngày càng chứng tỏ tầm
quan trọng và là nhân tố không thể thiếu trong sự tiến bộ và phát triển bền vừng
của xã hội. M ột xã hội sẽ phát triển bền vừne khi mọi cô n a dân đều muốn tham
gia phản biện và mọi phản biện đều được lắng nghe m ột cách chân thành, cầu thị
và những người có trách nhiệm ln sẵn sàng tiếp thu, thay đổi trước nhừng
phản biện đúnẹ đắn.

394



×