Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp với bệnh nhân là khâu quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.08 KB, 5 trang )

Giao tiếp với bệnh nhân là khâu quan trọng
Người nhà tôi bị cao huyết áp, khi đi khám bệnh hầu như chẳng hề được
tư vấn gì ngoài một đơn thuốc và dặn uống bao nhiêu lần trong ngày.
Trong khi đó, rất dễ dàng truy cập vào website của bộ Y tế Mỹ để coi
các thông tin cần thiết này, thậm chí cả bằng tiếng Việt.
Người gửi: Hồ D., 216.204.89.74
Gửi tới: Ban Sức khoẻ
Tiêu đề: La mắng bênh nhân ở bịnh viện
Sau khi theo dõi loạt bài về chuyện đối xử với bệnh nhân ở bệnh viện,
tôi có một số ý kiến muốn đóng góp như sau, mong TS đăng lên cho
rộng đường dư luận:

1. Giải thích với bệnh nhân về căn bệnh của họ:
Một bạn đọc cho rằng rất khó khăn cho bác sĩ khi chuyển tải những
thông tin y khoa, giải thích cho bệnh nhân về căn bệnh của họ. Về vấn
đề này, tôi xin có ý kiến như sau: Trong chương trình học ở các trường y
khoa thường có những lớp dạy cho các bác sĩ cách giao tiếp với bệnh
nhân, cách dùng những từ ngữ thông thường để giải thích các vấn đề y
khoa. Bệnh nhân là đối tượng phục vụ của bác sĩ, vậy nên các bác sĩ nếu
thấy chưa đủ kinh nghiệm trong vấn đề này có thể tham khảo thêm ở các
đồng nghiệp, các sách giáo khoa cũng như trên mạng internet, đừng nên
cho rằng khó giải thích để rồi bỏ qua việc này. Nếu một bệnh nhân được
giải thích cặn kẽ, được quan tâm chu đáo khi đi khám bệnh thì không có
lý do gì để cho họ nghe theo lời khuyên của những người không có
chuyên môn
2. Cần sự phối hợp giữa bác sĩ, dược sĩ bán thuốc, và nhân viên y tá:
Bán sĩ nên giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về căn bệnh, phương hướng,
thời gian điều trị, mục tiêu điều trị.
Ví dụ: Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, bác sĩ nên tư vấn lý do vì sao
bị cao huyết áp (nói theo ngôn ngữ đại chúng, dễ hiểu), đang ở giai đoạn
nào, hướng điều trị đặc biệt cho bệnh nhân nếu như họ có thêm các bịnh


khác đi kèm, mục tiêu điều trị (muốn huyết áp xuống bao nhiêu sau bao
nhiêu tháng...), cũng như thay đổi chế độ ăn uống như thế nào.
Dược sĩ bán thuốc cần giải thích rõ với bệnh nhân về các tác dụng phụ
của thuốc, cần phải uống bao lâu thì mới thấy kết quả, khi nào thì cần
liên lạc với bác sĩ nếu thấy không có kết quả hay gặp tác dụng phụ.
Y tá cũng cần giải thích với bệnh nhân cách thức tự kiểm tra huyết áp ở
nhà...
Người nhà tôi bị cao huyết áp, khi đi khám bệnh hầu như chẳng hề được
tư vấn gì ngoài một đơn thuốc và dặn uống bao nhiêu lần trong ngày.
Trong khi đó, rất dễ dàng truy cập vào website của bộ Y tế Mỹ để coi
các thông tin cần thiết này, thậm chí cả bằng tiếng Việt cho cộng đồng
người Việt ở hải ngoại tham khảo.
2. Việc đọc các thông báo, hướng dẫn:
Tôi đồng ý với một bạn đọc là dân mình ít đọc các bảng hướng dẫn.
Nhưng cũng phải thông cảm cho họ là các bảng hướng dẫn mới có
những năm gần đây, do đó nhiều người vẫn còn chưa có thói quen đọc
bảng hướng dẫn. Vậy nên ngoài chuyện đặt các bảng hướng dẫn, tôi thấy
các bệnh viện nên có các nhóm tình nguyện viên, hoạt động mỗi ngày ở
khâu hướng dẫn người bệnh. Nhóm này sẽ chỉ dẫn bệnh nhân về các thủ
tục khám chữa bệnh, đường đi trong bệnh viện... Thông thường, những
nhân viên làm trong bệnh viện khi về hưu thường có thể tham gia hoạt
động này, mồi tuần chỉ vài giờ đồng hồ. Mỗi năm nên có một ngày tôn
vinh những hành động này. Tôi nghĩ đây là cách hiệu quả nhất để giúp
đỡ bệnh nhân. Có rất nhiều người sẵn sàng tham gia hoạt động này nếu
bệnh viện lên tiếng yêu cầu giúp đỡ.
Về việc quá tải trong bệnh viện, sao không sử dụng những sinh viên
trong các trung tâm đào tạo y tế. Họ có thể giúp đỡ các bác sĩ và y tá rất
nhiều trong việc giao tiếp với bệnh nhân. Bác sĩ có thể khám bệnh, sinh
viên có thể giải thích căn bệnh hoặc cách tự chăm sóc khi ở nhà. Các
sinh viên cũng rất cần có những hoạt động này ngoài việc học chuyên

môn và những giờ thực hành. Các trường đào tạo y tế cũng như Sở Y tế
khi cấp bằng tốt nghiệp hoặc giấy phép hành nghề nên yêu cầu một số
giờ thực hành nhất định bên cạnh giờ thực hành trong chương trình học.
Đây là cách giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc hiệu quả
nhất.
Tóm lại, giao tiếp với bệnh nhân là một khâu quan trọng trong việc đánh
giá quá trình khám chữa bệnh. Đừng nên vì bất kỳ lý do gì để bỏ qua
công việc này. Bệnh nhân có quyền được biết và được tham gia vào quá
trình khám chữa bệnh cho chính họ. Bất kỳ nhân viên chăm sóc sức
khoẻ nào cũng biết rằng khi người bệnh hiểu và tham gia tích cực vào
quá trình khám chữa, tỉ lệ thành công sẽ tăng lên nhiều.

×