Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
1.Khái niệm giao tiếp.
1.1. Định nghĩa giao tiếp.
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con ngưới, do đó những
nghiên cứu về giao tiếp rất đa dạng rất đa dạng và phong phú, bao trùm
một phạm vi tương đối rộng, từ lý luận đến những nghiên cứu thực
nghiệm, xuất phát từ nhiều quan điểm , quan niệm khác nhau.
Dưới quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt độngthì giao tiếp là một
quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người và trong
quá trình đó thì con người sáng tạo lẫn nhau.[1]
Như vậy, bất kỳ một hoạt động giao tiếp nào cũng là mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể, trong giao tiếp mỗi người có
động cơ của riêng mình, thông qua các công cụ phương tiện, con người
nhận thứ được về nhau, về thế giới xung quanh, tác động qua lại lẫn
nhau để sáng tạo ra nhau. Giao tiếp có bản chất xã hội, suy cho cùng,
động cơ mục đích công cụ, phương tiện giao tiếp đều do xã hội quy
định.
Trong tâm lý học xã hội, giao tiếp là một dạng thức căn bản của hành vi
con người, là “cơ chế để các liên hệ người tồn tại và phát triển.” (Cooley
-1902) [146;3] , thông qua giao tiếp các cá nhân không chỉ chịu ảnh
hưởng bởi các bối cảnh xã hội mà họ phản ứng lại, mà còn tác động lẫn
nhau thường xuyên với những người khác được coi là người đối thoại.
Trong các lý luận về giao tiếp xã hội, tồn tại một quan niệm khá phổ
biến coi như giao tiếp như một quá trình thông tin, quá trình này bao
gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Theo Osgood
C.E, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ thì giao tiếp bao gồm các hành
động riêng lẻ nữa mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận
thông tin. Ông cho rằng giao tiếp là một quá trình hai mặt: liên lạc và
ảnh hưởng lẫn nhau (168, 3)
Theo Sibutanhi (Mỹ) nghiên cứu liên lạc như một hoạt động mà nó chỉ
định sự phối hợp lẫn nhau, và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham
gia vào quá trình giao tiếp: “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động
làm đơn giản hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những
cử chỉ âm điệu khác nhau trở thành liên lạc, khi con người sử dụng vào
các tình thế để tác động qua lại” [1463]
Còn nhà xã hội học người Anh M.Argule mô tả quá trình ảnh hưởng mà
né tránh được biểu hiện bằng những phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ lời
nói hay cử chỉ) từ nhiều người đến một người giống như một việc tiếp
xúc thân thế của con người trong quá trình tác động qua lại về vật lý và
dịch chuyển không gian”.
Như vậy, có thể hiểu giao tiếp là một quá trình tiếp xúc và trao đổi thông
tin, thông qua đó người ta tương tác lẫn nhau, làm tăng cường hay giảm
bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau.
1.2. Đặc trưng của giao tiếp
- Giao tiếp mang tính bản chất xã hội. Bản chất xã hội thể hiện ở chỗ bất
cứ một giao tiếp nào cũng là một quan hệ xã hội, thông qua sự trao đổi,
tiếp xúc giữa con người với con người. Qúa trình tiếp xúc này hình
thành nên các chuẩn mực, các giá trị, các nhu cầu, lợi ích… của xã hội
cũng như nhóm xã hội và cá nhân tham gia. Mặt khác mục đích, động
cơ, phương tiện giao tiếp… của mỗi cá nhân cũng đều do xã hội quy
định, chế ước.
- Đặc trưng của giao tiếp xã hội là tính chủ thể trong giao tiếp. Quá trình
giao tiếp được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể. Họ là chủ thể của sự
trao đổi hay tác động. Họ là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi chỗ cho
nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau, chính vì thế người ta
nói giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, nó là một hoạt động
mang cấu trúc kép.
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình
trên cơ sở nhận thức người khác, theo cách này, họ có xu hướng tìm
kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, có được
thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự điều khiển điều chỉnh hành vi
của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Thông qua giao tiếp xã hội, người ta trao đổi các kiến thức sự hiểu biết
cho nhau, truyền đạt các kinh nghiệm riêng của cá nhân cũng như kinh
nghiệm của loài người, như vậy thông qua giao tiếp con người nhận thức
về nhau đồng thời nhận thức về xã hội, nâng cao hiểu biết, phát triển
thêm nhân cách của mình.
- Trong giao tiếp xã hội diễn ra các cơ chế của ảnh hưởng xã hội như bắt
chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp đồng nhất hoá, đặc biệt là sự lây lan, lan
truyền cảm xúc tâm trạng. Thông qua các cơ chế đó các chủ thể giao tiếp
tác động qua lại lẫn nhau chi phối ảnh hưởng lẫn nhau.
1.3. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau, nhưng cơ bản nhất là các chức
năng thông tin liên lạc, chức năng điều chỉnh điều khiển và chức năng
kích động liên lạc.
- Chức năng thông tin liên lạc:
Chức năng này bao quát tất cả quá trình truyền nhận thông tin. Thông
qua các phương tiên giao tiếp (ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ) mà thông
tin được truyền từ nguồn này đến nguồn kia. ơ con người, bên cạnh giao
tiếp phi ngôn ngữ, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai. Chức
năng này được phát huy tối đa, có thể truyền đạt được mọi thông tin,
phản ánh được sự vật hiện tượng hoặc cảm xúc tâm trạng… một cách rất
phong phú đa dạng, vì mọi lĩnh vực, khía cạnh trongđời sống con người.
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi:
Chức năng này chỉ có ở con người với sự tham gia của qúa trình nhận
thức, ý chí, tình cảm…Khi tiếp xúc trao đổi với nhau, các chủ thể giao
tiếp đã hoặc đang ý thức được cả kết quả của quá trình giao tiếp. Để đạt
được mục đích đề ra, chủ thể thường linh hoạt theo tình huống, thời cơ
của mình để đạt hiệu quả một cách tối đa. Hơn thế nữa các cá nhân