Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO LỊCH SỬ 9: ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG ĐÁNH BẠI PHÁO ĐÀI BAY CỦA MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862 KB, 13 trang )

TIẾT 24 PPCT
Báo cáo chủ đề 10:
“ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” –
ĐÁNH BẠI “PHÁO ĐÀI BAY” CỦA MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được âm mưu của quân Mĩ khi tiến hành cuộc tập kích chiến lược
năm 1972 tại Hà Nội.
- Làm rõ được tinh thần quyết chiến, bản lĩnh chiến đấu của quân dân ta trong 12
ngày đêm khói lửa. Qua đó, khắc sâu được một số tấm gương cảm tử tiêu biểu đã
hi sinh để làm nên chiến thắng.
- Phân tích được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
năm 1972. Từ đó, học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân với việc giữ
vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
2. Kỹ năng
- Hình thành và phát triển kĩ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet, qua
sách vở,báo đài...
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh để thuyết trình một vấn đề
lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng diễn xuất, hóa thân nhân vật lịch sử.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, tự hào về bản
lĩnh trí tuệ của con người Việt Nam.
- Giáo dục lịng biết ơn với những thế hệ cha ơng đã hi sinh cho nền độc lập của
dân tộc, làm nên chiến thắng có một khơng hai – đánh bại “pháo đài bay” của
Mĩ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực ngơn ngữ thơng qua q trình giao tiếp, năng lực hợp
tác thơng qua q trình trao đổi thảo luận nhóm, năng lực tư duy trong quá trình
khai thác vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: phát triển các năng lực phân tích, khai thác chuyên sâu


một vấn đề lịch sử.

1


II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sách giáo khoa lịch sử 9.
-Tranh ảnh lịch sử có liên quan tới trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1872.
- Sản phẩm các nhóm đã chuẩn bị
- Phim tư liệu ( đã được cắt ghép hoàn chỉnh với dung lượng vừa phải).
- Máy tính kết nối máy chiếu.
- Màn hình bằng vải hứng bóng, các trang phục và đạo cụ liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Với việc cácHS quan sát và theo dõi hình ảnh bài thơ Đêm chiến thắng
của nhà thơ Lê Thống Nhất ( chiếu trên sline) được đăng trên báo Hà Nội mới
được đăng ngày 31 tháng 12 năm 1972 kết hợp nghe đọc thơ, các em có thể nhìn
thấy và cảm nhận được khơng khí sục sơi của thủ đơ Hà Nội trong “12 ngày đêm
khói lửa năm 1972”. Từ đó tạo tinh thần hứng khởi và sôi nổi để các em sẵn sàng
lên báo cáo thành quả quá trình học tập và tìm hiểu về chủ đề này.
2. Phương thức:
- GV cho một HS lên đóng MC dẫn chương trình cả buổi báo cáo trong vai một
biên tập viên của chuyên mục: chuyển động 24h với tiêu điểm: “Điện Biên Phủ
trên không” – Đánh bại “pháo đài bay” của Mĩ.

2


Hình ảnh bài thơ Đêm chiến thắng của nhà thơ Lê Thống Nhất được đăng

trên Hà Nội Mới ngày 31/12/1972
- MC đọc thơ và dẫn lời:
Đêm chiến thắng
“ Đây Thăng Long, đây Đông Đô
Đánh trả quân thù, diệt “pháo đài bay”
...Chân lí của Bác Hồ đã trở thành sức mạnh
Tư thế hiên ngang như có tự bao giờ,
- Hỡi quân thù, bay mở mắt hơn chưa?”
Thưa quý vị và các bạn, đây là những vần thơ được ra đời ngay sau đêm đầu tiên
đế quốc Mĩ dùng B52 đánh phá Hà Nội. “Hỡi quân thù, bay mở mắt hơn chưa?”
chính là báo hiệu cho thất bại đầy nhục nhã khi giặc Mĩ vênh váo cho rằng: B52
sẽ đưa miền Bắc “trở về thời kì đồ đá”.

3


Một vấn đề đặt ra là: Rõ ràng B52 nổi tiếng với uy lực ném bom rải thảm, có sức
hủy diệt rất lớn,vậy tại sao quân dân Hà Nội vẫn làm nên kì tích bắn rơi các
“pháo đài bay” B52?
Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Chuyển động 24h đến vớibuổi báo cáo của các
nhóm HS lớp 9C - trường THCS Văn Hải, thuộc xã Văn Hải, huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình với chủ đề: “Điện Biên Phủ trên khơng” – Đánh bại “pháo đài
bay” của Mĩ mà nhóm phóng viên chúng tơi ghi nhận được.
3. Gợi ý sản phẩm: HS đóng vai biên tập viên của chuyển động 24h dẫn dắt vào
buổi báo cáo, các nhóm chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trị chuyện cùng nhân chứng lịch sử
*Mục tiêu:
- Chỉ rõ được mục đích của Mĩ khi dùng B52 bắn phá Hà Nội năm 1972.
- Phân tích được sự lợi hại của máy bay B52.

- Lí giải được vì sao chiến thắng của quân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm năm
1972 được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
*Phương thức
-Bước chuẩn bị: Bàn ghế ra sẵn (có khăn trải bàn, lọ hoa), có máy chiếu phục
vụ.
- Bước 1: Nhóm 1 (theo phân công của tiết trước) ra sân khấu chào khán giả.
- Bước 2:Một bạn HS nam đại diện dẫn dắt phần trình bày của nhóm 1( hỏi
bạn ..........ở nhóm khác):
+ Bạn A (........:.......): Mình có một câu hỏi dành cho các ban: Ở đây có bạn nào
thích xem bóng đá không?
Ở dưới giơ tay, gọi bạn ........... ( chỉ định trước)
+ Bạn A: B, cậu hiểu tình huống “cứu bóng trước khung thành” trong bóng đá là
thế nào?
+ Bạn B ( suy nghĩ giây lát): ừm... chắc chắn đó phải là tình huống rất nguy hiểm,
“cứu bóng trước khung thành” mình hiểu là cứu vớt một bàn thua trơng thấy.
4


+ Bạn A: Cảm ơn cậu.
Khi đế quốc Mĩ quyết định tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng khơng quân
tháng 12 năm 1972 ra miền Bắc, chúng đã đặt tên cho chiến dịch này là
Linebacker, tạm dịch là “cứu bóng trước khung thành”. Hay nói cách khác Mĩ đã
sử dụng B52 đánh phá miền Bắc nhất là thủ đô Hà Nội để cứu nguy cho mình.
Và để giải thích lí do Mĩ sử dụng B52 trong trận tập kích ở Hà Nội cùng một
số thành phố khác ở miền bắc, nhóm chúng mình đã mời tới đây một vị khách
mời đặc biệt. Người đã từng hoàn thành xuất sắc 2 năm nghĩa vụ quân sự, từng
bảo vệ Luận văn Thạc sĩ về đề tài Điện Biên Phủ trên không năm 1972 – thầy giáo
Nguyễn Văn Hùng.
-Bước 3: Thầy giáo xuất hiện (có lồng nhạc), cả lớp vỗ tay; nhóm 1 mời thầy ngồi
và mau chóng ổn định trật tự.

- Bước 4: Bắt đầu cuộc trị chuyện:
- HS ( nhóm 1): Thưa thầy,thầy có thể giới lại tên mình cho các bạn phía dưới
được biết rõ hơn khơng ạ?
- TH: Tôi là....

( cả lớp vỗ tay)
- HS: Thưa thầy, câu hỏi đầu tiên xin được gửi tới thầy là, vì sao quân đội Mĩ
lại mở một chiến dịch ném bom lớn như vậy đối với miền Bắc nước ta và đặc
biệt là thủ đô Hà Nội ạ?
- CCB: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã chịu nhiều thất
bại. Năm 1972, trước tình hình chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có nguy cơ
bị phá sản hồn tồn, Mĩ đã dùng khơng qn, hải qn, đánh phá miền Bắc, các
tỉnh, thành phố. Mĩ phải dùng con át chủ bài là B52 để đánh Hà Nội nhằm ngăn
chặn sự chi viện của ta cho miền Nam và uy hiếp nhân dân ta. Lí do chúng tập

5


trung đánh Hà Nội vì Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, đầu não chỉ huy cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
- Một bạn HS nhóm khác ở dưới giơ tay hỏi (...............................): Em có một
thắc mắc rằng tại sao Mĩ lại gọi B52 là những “siêu pháo đài bay” bất khả
xâm phạm ạ?
- CCB: B52 là loại máy bay được dùng để ném bom các mục tiêu diện rộng như
sân bay, thành phố, bến cảng và khi bị đánh thì hầu như các mục tiêu bị phá hủy.
- HS nhóm 1 tiếp lời:Loại máy bay B52 này thực sự nguy hiểm như thế nào,
kính mời thầy và các bạn xem một đoạn phim tư liệu sau:
- Chiếu tư liệu ( dài 3:15): Nội dung tư liệu giới thiệu về máy bay B52 mệnh danh
là pháo đài bay của Mĩ.


- HS nhóm 1 chốt: Các bạn có thể thấy: thơng qua những con số, những lời nhận
định của các chuyên gia hàng đầu người Mĩ, sức hủy diệt của B52 hiện lên thật
ghê gớm!
- Một bạn khác: Vậy vì sao về phía ta, với những chiếc máy bay nhỏ như vậy,
và với những khẩu súng pháo nhỏ như vậy lại có thể bắn rơi được loại máy
bay to lớn và hiện đại nhất lúc bấy giờ là B.52 ạ?
- TH: Thầy đã từng là một người lính, tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ khác điều là
nhập ngũ trong thời bình. Trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt chắc chắn điều
kiện sinh hoạt và chiến đấu của quân ta cịn nhiều khó khăn, gian khổ.
Mĩ có nhiều trang bị vũ khí hiện đại, kể cả B52, trong khi nền kinh tế
chúng ta cịn thấp kém. Các em hỏi vì sạo chúng ta chiến thắng, bắn rơi được
B52? Vì dưới sự lãnh đạo của Đảng, với quyết tâm sắt đá đánh Mỹ cho đến thắng
lợi hoàn toàn. Bác Hồ từng nói cuộc kháng chiến có thể kéo dài 5 năm, 10 năm
hoặc lâu hơn nữa, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng và khi thắng lợi sẽ xây dựng đất
nước đàng hồng hơn, to đẹp hơn. Bác cũng nói Mỹ trước sau cũng sẽ thua,
nhưng chúng chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội. Vậy nên quân và dân ta lúc bấy
6


giờ không hề ngạc nhiên khi Mĩ sử dụng B52 ném bom, đánh phá miền Bắc năm
1972 mà trái lại chúng ta hồn tồn chủ động.
- HS nhóm 1 tiếp lời: Như vậy theo như em hiểu: B52 chính là biểu tượng cho
sức mạnh của không quân Mĩ, được mệnh danh là những “pháo đài bay”.
Thế mà quân dân ta vẫn làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” huyền
thoại. Chúng em nên hiểu thuật ngữ này sao cho đúng ạ?
- TH: Như thầy đã nói, đến năm 1972, cuộc chiến tranh Mĩ gây ra ở Việt Nam
đang đến bên bờ vực thẳm, chúng cố vớt vát một chiến thắng danh dự để gây khó
dễ cho ta ở bàn đàm phán. Quân dân ta đều hiểu rằng, chúng chắc chắn sẽ tung ra
những chiêu bài cuối cùng. Và sự thật, B52 được sử dụng để bắn phá miền Bắc,
nhất là thủ đơ Hà Nội. Nhưng cuộc tập kích này đã thất bại hoàn toàn sau 12 ngày

đêm quân ta chiến đấu oanh liệt. Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Điện Biên
Phủ trên khơng” là ai đến nay vẫn cịn gây nhiều tranh cãi nhưng chúng ta có thể
hiểu chiến thắng này là một trận “nốc ao” hạ bệ ý chí của kẻ thù, giống như cái
cách mà ta đã đánh đuổi giặc Pháp năm 1954 bằng trận Điện Biên Phủ ngày 7
tháng 5.
- HS nhóm 1: Dạ thưa thầy, để làm nên chiến thắng huyền thoại đó chắc chắn
là nhờ sự đồng lịng của tồn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta,
thầy có điều gì muốn tâm sự hay nhắc nhở chúng cháu không ạ?
- TH: đưa ra lời tâm sự, nhắc nhở học tập ( tự suy nghĩ).
- HS nhóm 1: Thơng qua cuộc trò chuyện với thầy giáo (...) –, tất cả chúng em
đã phần nào hiểu được sự oanh liệt của chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không năm 1972, về những ý đồ và âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ khi
đưa B52 ném bom ở miền Bắc. Chúng em chân thành cảm ơn những lời chia
sẻ quý báu của thầy. Một lần nữa xin được cảm ơn thầy ạ.
Bước 4: Nhóm tiễn khách mời, các bạn cịn lại cùng chào mọi người, một bạn nói:
Phần trình bày của nhóm 1 tập trung vào trả lời câu hỏi: Vì sao đế quốc Mĩ dùng
B52 ném bom đánh phá miền Bắc nhất là thủ đô Hà Nội tháng 12 năm 1972
đã kết thúc. Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
( đồng thời bắt đầu mở bài hát: Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không )
7


*Gợi ý sản phẩm:
Hoạt động 2: Triển lãm tranh ảnh
*Mục tiêu:
- Làm rõ được quân dân Hà Nội đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ thủ đô Hà
Nội, phá tan cuộc tập kích khơng qn của Mĩ. Qua đó, chỉ ra được những tội ác
của đế quốc Mĩ trong cuộc tập kích đường khơng chiến lược.
-Giới thiệu được các bức ảnh tiêu biểu trong trận “Điện Biên Phủ trên khơng”.
Qua đó, nêu được ý nghĩa của từng bức ảnh.

- Lồng ghép tiết mục của nhóm 3 nhằm khắc sâu sự hi sinh anh dũng của quân
và dân ta.
*Phương thức:
- Nhóm 2 lên trình bày báo cáo như sau:
- Chuẩn bị có 9 bức ảnh.
Nhóm 2 lên trình bày báo cáo như sau:
Bước 1 :Nhóm 2 mang giá có treo ảnh sẵn, một bạn dẫn dắt:
Thơng qua cuộc trị chuyện với ơng...... mà nhóm 1 đã dày cơng chuẩn bị, chúng
mình đã hiểu rõ hơn về âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành cuộc tập kích
chiến lược tháng 12 năm 1972. Vậy trước âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ,
nhân dân ta nhất là quân và dân Hà Nội đã chiến đấu anh dũng như thế
nào? Mời các bạn đến với triển lãm ảnh – những hình ảnh chân thực nhất về
chiến thắng Điện Biên Phủ trên khơng năm 1972.
Bước 2: Nhóm 2 sẽ tự cử ra hai bạn đóng vai hướng dẫn viên, lần lượt giới thiệu
các bức ảnh.
-Dẫn dắt chung: 45 năm đã trôi qua kể từ 12 ngày đêm chiến đấu với cuộc tấn
công điên cuồng của không quân Mỹ vào thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành
phố. Nhằm hủy diệt khơng phải chỉ là những gì dưới mặt đất bằng bom đạn, mà
quan trọng hơn là hủy diệt được ý chí chiến đấu và quyết thắng của một dân tộc.
- Bắt đầu giới thiệu các bức ảnh:

8


Ngày 14 /12/1972, Tổng thống Mĩ Nich xơn phê chuẩn kế hoạch tập kích bằng
khơng qn chiến lược vào Hà Nội và Hải Phịng. Đây là hình ảnh hàng loạt máy
bay đã thay nhau trút bom xuống Hà Nội.

“Siêu pháo đài bay “ – B52 của Mĩ đang thả bom. Cảm ơn các bạn nhóm 1 về
đoạn phim tư liệu lúc trước đã nói rất rõ về sức mạnh của máy bay B52.


Không quân Mỹ sử dụng "Pháo đài bay" B52 rải thảm vào thủ đô và các thành
phố lân cận. Trong ảnh, bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ đánh phá tan hoang.

9


Ngày 26 tháng 12 năm 1972, Mĩ dùng máy bay ném bom phố Khâm Thiên, làm
cho gần 2000 ngôi nhà bị đánh sập. Bức ảnh này ghi lại thời khắc nhân dân trong
phố tản cư. Mỗi năm, vào ngày 26 tháng 12, cả phố Khâm Thiên làm ngày giỗ
chung cho 278 người đã mất bởi trận rải bom B52 tàn ác, chủ yếu là phụ nữ, cụ
già và trẻ nhỏ.
-Bước 3:Trong bài xã luận của Báo Nhân Dân ngày 20 tháng 12 mang tựa
đề: “Hà Nội, Thủ đô của phẩm giá con người” kể lại những câu chuyện về
các đợt ném bom, những ngơi nhà đổ nát hịa trộn trong máu và nước mắt.
Tiêu biểu là câu chuyện của một nhân viên phục vụ trong khách sạn Thống
Nhất khi được hỏi: “Bom B-52 ném xuống Hà Nội thì ra sao?”. Và câu trả
lời khiến nhà báo nước ngoài thán phục chép lại: “Nhà cửa có thể sập
nhưng có một thứ khơng sập được, đó là ý chí của con người”.
Đau thương là vậy song Hà Nội vẫn anh dũng chiến đấu.

Trên bầu trời Hà Nội, những cánh én bạc MiG 21 đã trở thành nỗi khiếp sợ của
không quân Mỹ. Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ to lớn từ các nước anh
em, của nhân loại tiến bộ thế giới đặc biệt là Liên Xô.Những phi đội máy bay
10


tiêm kích MiG-21 do Liên Xơ viện trợ đã tăng thêm một nguồn sức mạnh rất lớn
cho lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam.


Đây là hình ảnh chiếc xác máy bay B52 của khơng lực Hoa Kì đầu tiên bị bắn rơi
trên cánh đồng Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội đêm 18/12/1972.

Cịn đây là hình ảnh một thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà tưới hoa bên xác chiếc B52
rơi trên hồ Hữu Tiệp.
Bạn thứ hai tiếp lời: Có rất nhiều những câu chuyện cảm động ghi lại những tấm
gương cảm tử đặc biệt là các phi công Việt Nam – những người đã đối đầu trực
tiếp với “pháo đài bay” – B52. Chỉ những phi công giỏi nhất của Việt Nam được
lựa chọn để đánh B52 và số lượng chỉ khoảng hơn 10 người.
Đây cũng là những người quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Họ
là một phần của huyền thoại 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội năm 1972.

11


Chúng ta hãy đến với một tiểu phẩm khắc họa chiến công của người anh hùng đã
cảm tử bắn hạ được B52 – liệt sĩ Vũ Xuân Thiều qua màn múa bóng của các bạn
nhóm 3 ngay sau đây.
- Bước 4:Nhóm 3 múa bóng (Nội dung: Dựa trên câu chuyện có thật về sự hi
sinh của liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đã cảm tử bắn hạ B52 khi mới 26 tuổi. Thông qua
việc lồng ghép âm nhạc ( các ca khúc cách mạng được cắt ghép) kết hợp với biểu
diễn ngơn ngữ hình thể khắc họa lại ý chí chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh
dũng của nhân vật).
- Bước 5: ( Để một thời gian lắng đọng sau tiểu phẩm, khoảng 10 giây): Nhóm 2
tiếp tục: Cảm ơn phần thể hiện của các bạn nhóm 3, đây là hình ảnh của liệt sĩ
Vũ Xuân Thiều – người anh hùng biến MiG 21 thành “quả tên lửa thứ 3”.
-Bước 6: Tổng kết lại: Trình bày về ý nghĩa lịch sử
Như vậy, trong chiến dịch 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội đã hạ gục nhiều
máy bay B52 của Mỹ và giành thắng lợi. Máu đã đổ xuống, những giọt nước mắt
vẫn rơi suốt bao năm qua để đổi lấy nền độc lập cho nước nhà. Và chính tinh

thần anh dũng của quân dân ta đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không” - một mốc son chói lọi của chàng tí hon đánh bại người khổng lồ.
Kết thúc: Phần trình bày của nhóm 2 và nhóm 3 tập trung vào trả lời câu hỏi: Quân
dân Hà Nội đã chiến đấu chống “pháo đài bay” B52 của Mĩ như thế nào đã kết
thúc. Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP KẾT HỢP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Muc tiêu:
- GV đánh giá hoạt động của HS
- GV đưa ra lời động viên, khen ngợi cho sự chuẩn bị của các nhóm.
- Giải đáp những vấn đề thắc mắc của HS.
* Phương thức: GV đưa ra phiếu đánh giá hoạt động : có 2 loại phiếu là cá nhân
tự đánh giá và cả nhóm đánh giá.
1. Cá nhân tự đánh giá về đóng góp của mình trong nhóm theo các mức độ 0,
1,2,3,4.
Họ và tên
thành
12


viên
Mức độ
đóng góp

2. Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các
mức độ A,B,C,D.
Nội dung
Tinh thần làm Hiệu quả làm việc Trao đổi, thảo
việc nhóm
nhóm
luận trong nhóm

Mức độ
A B C
D A B
C
D A B
C
D
*Dự kiến sản phẩm: quá trình đánh giá diễn ra trong khoảng thời gian 5 – 7
phút

IV: Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..
Duyệt của tổ chuyên môn
Người soạn
Vũ Thị Chiên

13



×