Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghiên Cứu Vai Trò Của Thực Y Trong Y Học Phương Đông Theo Học Thuyết Âm Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.34 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
--------------------------------------------------

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA THỰC Y TRONG
Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG THEO HỌC THUYẾT
ÂM - DƯƠNG

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
--------------------------------------------------

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA THỰC Y TRONG
Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG THEO HỌC THUYẾT
ÂM - DƯƠNG

HÀ NỘI – NĂM 2017


MỤC LỤC
Chương 1. HỌC THUYẾT ÂM – DƯƠNG TRONG THỰC Y..................1
1.1. Thực y và mối liên quan với Y học phương Đông.................................1


1.2. Bản chất của học thuyết Âm Dương trong thực y..................................2
Chương 2. LỰA CHỌN THỰC PHẨM THEO ÂM DƯƠNG....................6
2.1. Thực phẩm có tính Âm, thực phẩm có tính Dương................................6
2.2. Cân bằng Âm Dương qua thực y............................................................7
2.3. Lựa chọn thực phẩm theo Âm Dương....................................................9
Chương 3. ÁP DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO THỰC Y ĐỂ
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH ĐƠN GIẢN – TỔNG KẾT...........................13
3.1. Điều trị táo bón cơ năng bằng thực y...................................................13
3.1.1. Thực chứng....................................................................................13
3.1.2. Hư chứng.......................................................................................13
3.2. Điều trị loét dạ dày – tá tràng bằng thực y...........................................13
3.2.1. Can khí phạm vị hay Can khắc Tỳ................................................14
3.2.2. Tỳ vị hư hàn...................................................................................14
3.3. Điều trị bệnh ở thận bằng thực y..........................................................14
3.3.1. Dương thuỷ....................................................................................15
3.3.2. Âm thuỷ..........................................................................................15
3.4. Tổng kết................................................................................................15


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VD

:

Ví dụ

YHCT

:


Y học cổ truyền


Đề 2: Nghiên cứu vai trò của Thực Y trong Y học phương Đông theo học
thuyết Âm – Dương


DANH MỤC HÌN
Hình 1.1. Hoàng đế nội kinh – Cuốn sách sớm nhất đề cập đến vấn đề Thực y ...1
Hình 2.1. Một số thực phẩm có tính chất âm...................................................6
Hình 2.2. Một số thực phẩm có tính chất dương...............................................7
Hình 2.3. Âm Dương khí huyết trong cơ thể người như cái bập bênh..............8
Hình 2.4. Cân bằng Âm Dương theo George Ohsawa với ngũ cốc toàn phần..9
Hình 2.5. Bảng Âm Dương trong thực phẩm theo George Ohsawa................11
Y


1

Chương 1
HỌC THUYẾT ÂM – DƯƠNG TRONG THỰC Y
1.1. Thực y và mối liên quan với Y học phương Đông.
Thực y là một bộ môn của Y học nghiên cứu cách ăn uống, hợp lý, phù
hợp với thể trạng để đảm bảo cân bằng sinh học (hay cân bằng Âm Dương)
của cơ thể nhằm tăng cường sức khoẻ, phòng chống và chữa bệnh [1].
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã thấy rõ tầm quan trọng của thức ăn:
không thể sống nếu không có thức ăn. Và từ đó Thực y ra đời. Hoàng đế nội
kinh - cuốn sách sớm nhất của nền Y học cổ truyền (YHCT) phương Đông
được viết vào khoảng những năm 500 trước công nguyên. Cuốn sách là một
bộ tài liệu biên soạn về sự thông thái Y học của người Trung Quốc cổ đại. Nó

cho rằng có một mối quan hệ sâu xa giữa thực phẩm, y tế, và bệnh tật, và cho
rằng thực phẩm là một phương tiện quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tầm
quan trọng đặc biệt và sức mạnh của hạt ngũ cốc trong việc duy trì và phục
hồi sức khỏe đã được nêu rõ. “Người thật sự chính chắn không chỉ quan tâm
đến việc chữa trị bệnh tật, mà còn quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh tật.”
Dinh dưỡng và y học được xem là các lĩnh vực có liên quan rất chặt chẽ, và
sức khỏe được xem là phần thưởng tự nhiên của một cuộc sống tự chủ và điều
độ, sống phù hợp với các qui luật của tự nhiên [2].

Hình 1.1. Hoàng đế nội kinh – Cuốn sách sớm nhất đề cập đến vấn đề Thực y


2

Cho đến những năm 400 trước công nguyên, ở phương Tây đã có nhà y
học lỗi lạc đã nói lên tầm quan trọng của ăn uống mà câu nói của ông cho đến
ngày nay người ta còn nhắc mãi. “Hãy để thực phẩm làm thuốc của bạn và
thuốc men chính là thực phẩm của bạn” – Hippocrates.
Ở Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông là một bậc đại danh y thế kỷ XVII,
trong quyển “Khôn hoá thái chân” đã viết: “Tỳ vị là cái bể của 12 kinh. Khi
sinh đã bị hư thì bệnh của 12 kinh lần lượt hiện ra”, do đó “trăm bệnh đều do
Tỳ vị sinh ra” và “Không có thuỷ, cốc (thức uống cơm gạo) thì không sao tạo
nên sức lực cho thân thể, chúng là gốc của khí huyết” [3].
Qua đó có thể thấy, ngay từ những ngày đầu xuất hiện, thực y đã gắn
liền với cuộc sống của con người, gắn liền với y học, gắn liền với triết lý
phương Đông, và gắn liền với sự cân bằng Âm Dương.
1.2. Bản chất của học thuyết Âm Dương trong thực y
Mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên luôn cùng có hai mặt, hai
tính chất khác nhau. Hai tính chất này đối lập nhau nhưng luôn tồn tại bên
nhau không thể tách rời được (Âm Dương Đối lập mà Hỗ căn). Hai tính chất

này luôn vận động theo cách cái này lớn dần và biến mất để cho cái kia xuất
hiện và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương Bình hành mà
Tiêu trưởng).khiến cho mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn ở trong trạng thái vận
động [4]. Con người, một sinh vật có cấu tạo cực kỳ tinh vi, có khả năng vô
cùng phong phú nằm ngoài quy luật chung đó mà lại chính là một sản phẩm
kỳ diệu cuối cùng trong quá trình tiến hoá tự nhiên, trong chuỗi dài biến hoá,
gạn lọc vô tận của Âm Dương [1].


3

Âm Dương là nguồn gốc của sinh mạng; khí huyết bồi đắp Âm Dương;
thức ăn lại tạo ra khí huyết. Bởi vậy, chọn thức ăn có Âm Dương hoà hợp với
Âm Dương của cơ thể thì khí huyết sẽ trong lành, sung mãn; Âm Dương có
thể được điều hoà, đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh [1].
Theo y học phương Đông, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp với từng
giai đoạn cuộc sống biến đổi theo dịch lý Âm Dương:
Giai đoạn
Quá trình
biến đổi
Chế độ
dinh dưỡng

Bào thai 

Trẻ con 

Thanh niên 

Người già


Âm

Dương

Âm

Dương

Thức ăn Âm

Thức ăn Dương

nhiều hơn

nhiều hơn

Thức ăn
Dương nhiều
hơn

Thức ăn
Âm nhiều
hơn

Tiến sĩ Sagen Ishizuka (1850-1910) đã lớn lên và được đào tạo vào thời
điểm khi văn hóa phương Tây, bao gồm cả nền y học và dinh dưỡng “khoa
học” được nhập khẩu vào Nhật Bản. (ví dụ, vào năm 1883, chính phủ Nhật
Bản nghiêm cấm việc thực hành các kỹ thuật y học cổ truyền như châm cứu,
thuốc thảo dược, và xông hơi, và Nền y học phương Tây được thiết lập như là

chế độ điều trị bệnh tật chính thức). Bị đau đớn bởi bệnh nhiễm trùng thận,
chàng trai trẻ Ishizuka đã không thể tự chữa bệnh bằng y học phương Tây, do
đó, ông chuyển sang nghiên cứu về y học phương Đông. Việc này đã trở
thành mối quan tâm suốt đời ông về thực phẩm và sức khỏe, trong khi đó,
ông đang làm việc với tư cách là một bác sĩ trong quân đội. Năm 1897 ông
xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình trong một tác phẩm đồ sộ có tựa đề
là “A Chemical-Nutritional Theory of Long Life” (Lý thuyết về hóa chất và
dinh dưỡng của cuộc sống thọ). Một phiên bản phổ biến về công việc kỹ thuật


4

đầy khó khăn này xuất hiện vào năm 1899 là cuốn “A Nutritional Theory of
the Mind and Body: A Nutritional Method for Health.” (Lý thuyết dinh dưỡng
tâm thể: Một phương pháp dinh dưỡng vì sức khỏe.) Cuốn sách thứ hai này
rất phổ biến, và được tái bản 23 lần.
Nghiên cứu của Ishizuka đã đưa ông đến việc kết luận rằng sự cân
bằng của chất muối Kali (K) và Natri (Na) trong cơ thể là yếu tố quyết định
chính đối với sức khỏe, rằng thực phẩm là yếu tố chính trong việc duy trì sự
cân bằng này, và vì thế mà thực phẩm phải là cơ sở trong việc chữa bệnh và
duy trì sức khỏe. Thực phẩm là vị thuốc cao cấp. Con người về bản chất,
thuộc về lúa gạo nên chế độ ăn uống tối ưu của con người cần phải dựa vào
cốc loại, là loại có tỷ lệ K / Na khoảng 2,5.
Ishizuka thấy người phương Tây là những người bị Na chi phối (những
sản phẩm động vật giàu natri -sodium) được đặc trưng hóa bằng chủ nghĩa vật
chất, tính ích kỷ, cá nhân hóa, và có chiều hướng thỏa mãn các giác quan.
Sau khi nghỉ hưu Ishizuka cống hiến mình để giảng dạy và mở phòng
mạch tư nhân. Năm 1908, ông và các đệ tử của mình thành lập phong trào
Shokuyo-kai (phong trào thực phẩm dinh dưỡng ), để dạy cho mọi người về
những vấn đề phiền toái khi áp dụng chế độ ăn mới theo phương Tây, nhiều

thịt, đường và các loại thực phẩm tinh chế. Họ kêu gọi sự quay về với chế độ
ăn truyền thống của Nhật Bản dựa trên cốc loại nguyên hạt, rau, và các thức
ăn từ đậu nành. Hàng ngày, Ishizuka đã khám bệnh cho nhiều bệnh nhân và
chữa khỏi cho họ bằng thực phẩm. Ông nổi tiếng nhờ vào sự thành công trong
việc chữa lành những căn bệnh được cho là không thể chữa được bằng các
phương pháp tiêu chuẩn của phương Tây.


5

Trong khi hầu hết người Nhật đã bị cuốn trôi bởi cơn thủy triều Tây
phương hóa, dần dần từ bỏ nền văn hóa và truyền thống riêng của họ (bao
gồm cả thực phẩm và nghệ thuật chữa bệnh), thì Ishizuka và các cộng sự đã
xem xét xu hướng này một cách nghiêm túc; họ đã cố gắng vay mượn và chỉ
tổng hợp những điểm tốt, trong khi đó bảo toàn được “bản chất quốc gia Nhật
Bản” đang có nguy cơ biến mất.


6

Chương 2
LỰA CHỌN THỰC PHẨM THEO NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
2.1. Thực phẩm có tính Âm, thực phẩm có tính Dương
Có bốn yếu tố để xác định xem một thực phẩm là âm hay dương:
-

Cách thức thực phẩm phát triển (bao gồm cả tốc độ và hướng).
Thực phẩm lớn lên ở đâu (ở vùng khí hậu phía Bắc hay miền Nam).
Hàm lượng Kali và Natri trong nó
Tác động của thực phẩm trên cơ thể


Âm có xu hướng trương nở, lạnh lẽo, nhiều nước và mềm. Ví dụ (VD):
khi uống rượu, bị xỉn, đầu óc tưng tưng, cảm giác muốn “thăng hoa”
(expansive). Trẻ con uống sữa rất mau lớn (có thể làm người lớn bị tiêu chảy).
Vì 2 đặc tính nổi trội này, ta có thể xem Rượu và Sữa là 2 thực phẩm Âm.

Hình 2.1. Một số thực phẩm có tính chất âm


7

Dương có xu hướng co rút, ấm nóng, khô và cứng. VD: Khi ăn thịt xu
hướng người ta sẽ nóng tính hơn (dân Mông Cổ ngày xưa), gây táo bón, tắc
nghẽn mạch máu. Vì đặc tính này ta có thể xem thịt là Dương.

Hình 2.2. Một số thực phẩm có tính chất dương
2.2. Cân bằng Âm Dương qua thực y
Có thể hình dung Âm Dương Khí Huyết của chúng ta như cái bập
bênh vậy. Chúng ta chỉ sống nếu nó cân bằng. Theo tự nhiên, khi ăn trong
nhóm cực Dương thì cơ thể sẽ đòi hỏi ta phải ăn thêm nhóm cực Âm để cân
bằng. Đó là lý do nhiều người theo chế độ ăn Low Carbs (tức là nhóm cực
Dương nhiều) thì sẽ rất thèm trái cây. Ở nhóm cực Dương này gồm nhiều chất
Protein phức tạp (Complex Protein), đối nghịch với nó là đường đơn (Simple
Sugar) ở nhóm cực Âm “đứng núi này sẽ trông núi kia”. Khi nhu cầu đó của


8

cơ thể không được thỏa mãn, buộc lòng cơ thể phải rút khoáng chất trong
xương và nội tạng ra để đạt được cân bằng Âm – Dương, hoặc cân bằng Axít

– Kiềm theo quan điểm phương Tây. Khi lượng dự trữ cạn kiệt thì những
bệnh thuộc dạng thoái hóa sẽ xuất hiện, cơ thể sẽ báo hiệu đau nhức, sưng, sốt
cho chúng ta biết là nó đang có vấn đề.

Hình 2.3. Âm Dương khí huyết trong cơ thể người như cái bập bênh
Âm Dương trong cơ thể người như cái bập bênh, vậy nên nếu để Âm
Dương lệch về một phía thì cơ thể sẽ mất thăng bằng, từ đó mà sinh ra bệnh
tật. Do đó, nhiệm vụ của thực y là lặp lại thăng bằng và giữ ổn định tính quân
bình của Âm Dương. Ohsawa đã tìm ra rằng Ngũ cốc toàn phần mà Gạo lứt là
đại diện ở châu Á là thực phẩm có tính cân bằng Âm Dương tốt nhất (tỉ lệ
Ka/Na ~ 5/1). Hằng ngày chúng ta hoạt động, cần yếu tố Âm nhiều hơn để
phát triển. Càng hoạt động nhiều thì cơ thể càng đòi hỏi thực phẩm Âm nhiều
hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, để có sức khỏe bền vững thì phải lấy ngũ cốc
toàn phần làm trung tâm trong bữa ăn hàng ngày [5].


9

Hình 2.4. Cân bằng Âm Dương theo George Ohsawa với ngũ cốc toàn phần
2.3. Lựa chọn thực phẩm theo Âm Dương
Theo Hoàng đế nội kinh, việc lựa chọn Âm Dương có thể dựa theo [2]:
- Màu sắc: trước một màu sắc người ta cảm thấy nóng hơn là Dương
và trước một màu sắc cảm thấy lạnh hơn là Âm. VD: màu đỏ, da
cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím (màu của cầu vồng) nằm giữa hai
cực từ Dương sang Âm. Trong thực y, những thức ăn về rau củ như
cà rốt, bí đỏ là thực phẩm mang tính Dương nhiều hơn Âm; dưa
gang, cà tím mang tính Âm nhiều hơn Dương [1].
- Mùi vị: những vị cay, chua, ngọt mang tính Âm nhiều hơn những vị
mặn, đắng [1].
- Ngoài cách phân định Âm Dương bằng màu sắc, mùi vị còn chú ý

cả đến trọng lượng: thứ nào nặng hơn thì Dương hơn, thứ nào nhẹ
hơn thì Âm hơn. Riêng về thực vật còn dựa vào sinh trưởng của rễ
cây và củ: loại rễ, củ mọc càng sâu dưới đất thì Dương càng nhiều
(như củ mài, củ sắn dây, củ sâm, củ cải, củ cà rốt…) và mọc nông
hoặc mọc lan lên trên mặt đất thì Âm hơn (củ khoai, củ lạc, cà
chua…) [1].


10

Theo George Ohsawa Toàn bộ vũ trụ là một từ trường của những biến
động Âm và Dương dao động không ngừng, do vậy chúng sản sinh ra sóng
điện từ. Một số sóng này có thể cảm nhận được bởi hệ thống thần kinh, và
được diễn dịch bởi não bộ, thành cái mà gọi là “quang phổ màu”: Âm 
Dương: Tia tử ngoại, tím, chàm, xanh lơ, xanh lục, vàng, nâu, da cam, đỏ, tia
hồng ngoại [5].
Chúng ta coi lực ly tâm (dãn nở) và hướng tâm (co lại) như là hai động
lực đầu tiên biểu hiện cho thế giới tương đối, chúng tạo ra tất cả những hiện
tượng khác. Chúng ta gọi chúng là “Âm” và “Dương”; tách riêng – mặc dù
bất kỳ hai từ nào khác thể hiện sự đối lập (thu hút) rõ ràng cũng có thể được
dùng tương đương. Bằng cách quan sát theo logic hay trực giác, chúng ta có
thể sắp xếp hai loại như sau [6]:
- Dương: thời gian, hoạt động, bên trong, nam giới, động vật…
- Âm : không gian, nghỉ ngơi, bên ngoài, nữ giới, thực vật…
Màu đỏ cho chúng ta cảm giác ấm áp và sự kích động (hoạt động) do
vậy ta gọi là “Dương”. Màu tím cho ta cảm giác mát mẻ và sự yên bình (nghỉ
ngơi), do vậy ta gọi là Âm. Tuy nhiên Âm, Dương cũng chỉ là cách phân chia
tương đối mà thôi; thí dụ màu xanh lơ là Âm khi đem so sánh với xanh lục và
là Dương khi so sánh với màu tím. Thế giới thực vật được đặc trưng bằng
màu xanh (do nhận biết của ta về diệp lục tố) và thế giới động vật là màu đỏ

(màu của hồng huyết cầu). Về sinh lý học, con người được thể hiện bằng phổ
màu chuyển dịch từ màu đỏ đến vàng [7].
Con người là động vật mang Dương tính và đó là một lý do tại sao
chúng ta rất dễ bị thức ăn âm tính cuốn hút – đặc biệt khi ta ăn nhiều thức ăn
Dương tính – bởi lẽ, Dương hút Âm (và Âm hút Dương) [5].
Bảng kê dưới đây là bảng sắp xếp tương đối phổ âm dương của các
thực phẩm và bảng màu tương ứng của quang phổ, được dùng đại diện để nói


11

về các thực phẩm này. Bảng này không phải là sự phân chia rành mạch giữa
Âm và Dương mà có những ngoại lệ, thí dụ có một số thực phẩm nằm trong
nhóm âm tính hơn thì lại Dương hơn một loại khác nằm trong nhóm Dương
tính hơn. VD củ Ngưu bàng là một loại rau trồng cạn, thuộc nhóm thực phẩm
âm tính và âm hơn nhóm đậu quả; nhưng đậu nành lại Âm hơn Ngưu bàng rất
nhiều, vì thế đậu nành là loại đậu quả rất Âm, còn Ngưu bàng là loại rau trồng
cạn rất Dương.
(Âm)  Chất gây nghiện tổng hợp  Chất gây nghiện tự nhiên (rượu…)
 Đường  Dầu ăn  Men  Mật ong  Quả  Nước  Hạt  Rong biển Rau
trồng cạn  Đậu quả  Hạt ngũ cốc  Động vật giáp xác (tôm, cua, hến, ốc…)
 Miso  Cá  Tamari  Muối thô  Thịt gia cầm  Thịt gia súc  Trứng 
Muối tinh  (Dương) [8]

Hình 2.5. Bảng Âm Dương trong thực phẩm theo George Ohsawa


12

Sản phẩm sữa rất khó phân loại, bởi vì một số thứ (như sữa dê, pho-mát

dê, pho mát Roquefort, pho mát Edam) rất Dương (Dương như Miso) và
những thứ khác (như Kem, sữa chua) lại rất Âm (Âm như mật ong). Sữa bò,
Phô-ma, Bơ nằm ở khoảng giữa. Các đồ uống có độ cồn, hầu hết rất Âm (nằm
ở giữa dầu ăn và đường), tuy nhiên có một số đồ uống (rượu ủ lên men tự
nhiên, bia) cũng mang Âm tính như các loại quả. Rượu có tác dụng nhanh hơn
đường, nhưng hầu hết các trường hợp, tác dụng mất đi trong vòng 1-2 ngày.
Nói chung, tác dụng của đường kéo dài trong khoảng một tuần lễ – không kể
những trường hợp các ảnh hưởng là không đáng chú ý lắm và có thể kéo dài
lâu hơn.
Tóm lại, nếu muốn phân tích thực phẩm theo Âm Dương, ta cần cân
nhắc nhiều yếu tố [1],[5],[8]:
- Khí hậu (nóng – Dương, sản sinh ra thực phẩm Âm; nếu ăn chúng
thì ta trở nên Âm hơn, đó là cách thích nghi).
- Hướng và vị trí phát triển của cây (mọc thẳng, nhô khỏi mặt đất là
-

Âm; đâm sâu xuống lòng đất là Dương).
Tốc độ phát triển (nhanh là Âm, chậm là Dương)
Mật độ (lớn hơn là Dương, bé hơn là Âm)
Hình dạng (tròn, gọn, nhỏ là Dương)
Thành phần hoá chất (sodium, Magnesium, Carbon, Hydrogen là
Dương; hầu hết chất khác là Âm)…


13

Chương 3
ÁP DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO THỰC Y ĐỂ ĐIỀU TRỊ
MỘT SỐ BỆNH ĐƠN GIẢN – TỔNG KẾT
3.1. Điều trị táo bón cơ năng bằng thực y

Táo bón cơ năng được định nghĩa là rối loạn cảm giác đại tiện, phân trở
nên rắn, mỗi lần đi đại tiện cần có sự trợ giúp, số lần đi đại tiện < 3 lần/tuần
[9]. Y học cổ truyền chia táo bón thành hai thể thực chứng và hư chứng [10]
3.1.1. Thực chứng
Táo bón do sốt cao mất nước, vật vã, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, mạch trầm
thực.
Đây là biểu hiện dương chứng âm bệnh. Do đó điều trị cần sử dụng các vị
thuốc mát, nhuận để nhu dưỡng phần âm bệnh [10]. Thực y: ăn nhiều rau vừa
tươi, vừa luộc chín và phải nhai thật kỹ. Ăn 02 muỗm cà phê bột củ cải trộn
với 01 muỗm dầu vừng [1].
3.1.2. Hư chứng
Do trương lực cơ ở người già giảm hoặc phụ nữ sau sinh đẻ nhiều, toàn
thân gầy, da nhẽo, ăn kém, ngủ ít hay ợ hơi, đầy bụng, mạch nhu hoãn.
Đây là biểu hiện của âm chứng dương bệnh. Do đó điều trị cần sử dụng
các vị thuốc ấm, nóng để ôn ấm phần dương bệnh [10]. Thực y: uống trà
Nhân sâm cho ruột mạnh đủ sức tống phân ra [1].
3.2. Điều trị loét dạ dày – tá tràng bằng thực y
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt
quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Đây là một bệnh đã được biết
từ lâu và khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù đã có
những tiên bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị, nó vẫn là một vấn đề sức khỏe


14

lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất của bệnh là mạn tính và dễ tái
phát, chi phí điều trị cao và có thể gây một số biến chứng [9].
Y học cổ truyền gọi là Vị quản thống thông thường do rối loạn về tâm
lý xã hội (thất tình) do Can khí uất trệ hoặc do ăn uống. YHCT chia làm hai
thể: Can khí phạm vị và Tỳ vị hư hàn [10].

3.2.1. Can khí phạm vị hay Can khắc Tỳ
Thể này thường gặp ở bệnh nhân loét hành tá tràng với các triệu chứng
như đau thường xuất hiện sau ăn hai, ba giờ; có lúc người bệnh ăn no rồi ngủ
hoặc đêm khuya đang ngủ bị cơn đau làm tỉnh giấc. Đau ở vùng hõm ức, lệch
sang bên phải và thấp hơn một chút.
Chứng này thiên nhiều về phần dương quá mạnh. Do đó thực trị cần
giảm bớt tính dương. Cụ thể cần tránh các thực phẩm có tính nóng, kích thích
như rượu, cà phê, hồ tiêu, ớt…[1]
3.2.2. Tỳ vị hư hàn
Thể này thường gặp ở bệnh nhân loét dạ dày với các triệu chứng đau dạ
dày khi đói, lúc đó ngực bị đè nặng, đau chủ yếu là sình hơi, chướng khí, xoa
bóp chườm nóng đỡ đau.
Chứng này thiên nhiều về phần dương bị giảm sút, phần âm thiên
thắng. Do đó điều trị cần kiêng các đồ sống lạnh như cua, hàu sống, vịt, trai,
đậu xanh, mướp đắng. Tránh các thực phẩm làm tăng vị toan như giấm chua,
chanh, me, mơ…
3.3. Điều trị bệnh ở thận bằng thực y
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn chức năng thận (cảm mạo, lo sợ,
căng thẳng tinh thần, nhiễm độc nhiễm khuẩn…) dẫn đến bệnh ở thận (viêm
cầu thận, viêm thận cấp, mãn tính, thận hư nhiễm mỡ…) [1].


15

Một trong những bệnh ở thận vào loại khó chữa là thận hư nhiễm mỡ
với triệu chứng : bệnh của cầu thận, tiên phát ở trẻ em bệnh thuộc hệ thống
miễn dịch, thứ phát ở người lớn, phối hợp với viêm cầu thận cấp và mạn tính
tiểu đường, tắc tĩnh mạch thận…[1].
Y học cổ truyền gọi chung bệnh lý ở thận là chứng thuỷ thũng, do công
năng của Tỳ , Phế, Thận mất điều hoà mà gây nên. Bệnh chia thành hai thể là

dương thuỷ và âm thuỷ [1].
3.3.1. Dương thuỷ
Phần nhiều thuộc biểu, thuộc thực. Bao gồm các chứng phong thuỷ lấn
vào, thuỷ thấp ngấm vào, thấp nhiệt kết tụ lại.
Bệnh chủ yếu thuộc phần Dương, do đó khi điều trị thực dưỡng cần lưu
ý bổ sung các chất có phần dương nổi trội hơn (nhưng ở mức vừa phải) như
đậu đỏ (có nhiều Vitamin B1, B2), cà rốt, bí ngô…[1]
3.3.2. Âm thuỷ
Phần nhiều thuộc lý, thuộc hư, là khí của Tỳ, Thận hư mà sinh ra. Triệu
chứng mặt mày trắng xanh, toàn thân sưng phù, bụng đầy hoặc hai chân sưng
trước, không khát nước, tiểu tiện trong, đại tiện phân sệt, chân tay lạnh, rêu
lưỡi trắng nhợt.
Bệnh chủ yếu thuộc phần Âm, do đó khi sử dụng thực trị để điều trị cần
lưu ý bổ sung các chất có tính chất Âm để lặp lại quân bình Âm Dương trong
cơ thể. VD như đậu đen, ngó sen, các loại nấm hương, mộc nhĩ (chứa nhiều
Stosterin có tác dụng nâng cao chức năng thận)…[1]
3.4. Tổng kết
Như vậy, có thể thấy bản chất, vai trò của Thực y trong Y họpc phương
đông theo học thuyết Âm – Dương là:
- Chỉ đạo công tác chẩn đoán bệnh theo Âm Dương
- Chỉ đạo công tác phân loại thực phẩm theo Âm Dương


16

- Chỉ đạo điều trị bệnh theo nguyên lý cân bằng Âm Dương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Việt Bình Hoàng Thị Bích Liên (2011). "Bài giảng thực y", Học

viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Tử Siêu (2010). "Hoàng đế nội kinh toàn tập", Nhà xuất bản thời
đại.
3. Hải Thượng Lãn Ông (2012). "Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh",
Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ y tế (2008). "Y lý y học cổ truyền", Nhà xuất bản y học.
5. George Ohsawa (2013). "Âm Dương và nguyên lý vô song của triết lý và
khoa học phương Đông", Nhà xuất bản thời đại.
6. George Ohsawa (2011). "Y triết phương Đông và phương pháp thực
dưỡng", Nhà xuất bản Hồng Đức.
7. George Ohsawa (2013). "Triết lý y học viễn đông", Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
8. George Ohsawa (2014). "Tinh Tuý Ohsawa", Nhà xuất bản Đà Nẵng.
9. Bệnh viên Bạch Mai (2011), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội
khoa", Nhà xuất bản y học, tr.tr. 560.
10. Đại học y Hà Nội (210). "Chuyên đề nội khoa y học cổ truyền", Nhà xuất
bản y học.




×