Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG tại tòa án THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.1 KB, 53 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo
pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của giảng viên Đoàn Thị Vượng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực đúng với thực tế. Những số liệu thu thập được phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập được từ nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong bài tiểu luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của
các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


LỜI MỞ ĐẦU
Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động. Lao động là hoạt
động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Ngày nay,
có nhiều hoạt động lao động giúp con người thực hiện được mong muốn của
mình.Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế phát triển chuyển sang
nền kinh tế thị trường tạo nên sự đa dạng phong phú trong quan hệ lao động
cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên trong quá trình sử
dụng lao động đã xảy ra nhiều tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng
lao động về quyền và lợi ích các bên. Những quy định về giải quyết tranh chấp
lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao
động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, những quy định đó của pháp luật
còn góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất


kinh doanh. Một trong các quy định đó là chế định về việc giải quyết các tranh
chấp lao động tại tòa án.
Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là nội dung cơ bản của pháp
luật lao động, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với lao động thực tiễn. Năm 2004, bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông
qua đã thay thế cho pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động đã đưa ra
một diện mạo mới đổi với thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Năm 2015, bộ
luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật. Năm 2002, bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, đến năm
2006, bộ luật lao lao động lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung lần thứ hai, trong đó
chương về tranh chấp lao động được sửa đổi toàn bộ. Năm 2012, bộ luật lao đổi
tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Như vậy, với sự phát triển, hoàn
thiện của hệ thống pháp luật lao động về việc giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án đã có nhiều thay đổi phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
trong thời gian gần đây cho thấy Tòa án là một trong những cơ quan có thẩm
quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, các tranh chấp lao
động xảy ra trong thực tế là nhiều nhưng số vụ án đưa lên Tòa án rất hạn chế.
3


Tình trạng này phát sinh do nhiều nguyên nhân như: thủ tục hòa giải tại cơ sở có
nhiều vướng mắc, sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao
động của người lao động còn hạn chế, các tổ chức tư vấn cho người lao động
hoạt động chưa hiệu quả, trình độ và năng lực của cán bộ chuyên trách còn hạn
chế…. Hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động còn một số hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế. Tỷ lệ các vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm phải cải tiến,
sửa đổi tương đối cao, một số vụ án phải kéo dài, có vụ tới ba hoặc bốn năm do
phải hủy để xét xử lại; quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không được khôi
phục kịp thời. Những hạn chế đó đã gây ra những tác động tiêu cực đến quan hệ

lao động trong cơ chế thị trường hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án của người lao động và người sử dụng lao động, tôi xin chọn đề tài “Giải
quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong
xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
của tôi gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.
Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.

4


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG TẠI TÒA ÁN
1.1.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp lao
động tại Tòa án
1.1.1.Khái niệm tranh chấp lao động
Hiện nay, vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

đều được đặt ra trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tùy
theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà khái niệm tranh
chấp lao động được hiểu khác nhau.
-


Theo pháp luật Anh, tranh chấp lao động được hiểu là: tranh chấp giữa những
người lao động với người sử dụng lao động của mình và tranh chấp đó hoàn toàn

-

liên quan đến các vấn đề mà cả hai bên quan tâm.
Theo Hoa kỳ, tranh chấp lao động được hiểu là “bất kỳ tranh cãi nào về các điều
khoản, thời hạn hay điều kện về thuê mướn lao động, hay liên quan vấn đề về tổ
chức hoặc đại diện trong thương lượng, quyết định, duy trì, thay đổi hay nỗ lực
dàn xếp các điều khoản hay điều kiện về thuê mướn lao động, bất kể là các bên

-

tranh chấp có phải là các bên trong một quan hệ lao động hay không”.
Theo bộ luật lao động của Philippin năm 1974, tranh chấp lao động được hiểu là
“bất kỳ tranh cãi hay vấn đề nào liên quan đến các điều khoản và điều kiện thuê
mướn lao động hoặc vấn đề tổ chức hay đại diện trong thương lượng, quyết
định, duy trì, thay đổi hay dàn xếp các điều khoản và điều kiện về thuê mướn lao
động, bất kể là các bên tranh chấp có phải là các bên trong một quan hệ lao động

-

gần gũi hay không”.
Ở Việt Nam tranh chấp lao động đã được đề cập khá sớm trong nhiều văn bản
pháp luật và dưới nhiều tên gọi khác nhau. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì
khái niệm tranh chấp lao động đã được quy định rõ tại Bộ luật lao động năm
2012.Theo khoản 7, điều 3 của bộ luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao
động được định nghĩa như sau: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền,
nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”.


5


1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp lao động là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh
chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động
về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động,
khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xóa bỏ tình trạng bất
bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng
cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
1.1.3.Khái niệm tòa án nhân dân
Theo khoản 1, điều 102 của Hiến pháp năm 2013 thì Tòa án nhân dân
được định nghĩa như sau: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà
nước, thực hiện quyền tư pháp.
Thông thường tòa án nhân dân có hai loại:
-

Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất

-

trong hệ thống luật pháp của một số nước theo chủ nghĩa cộng sản.
Tòa án nhân dân địa phương gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện…
1.14. Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

-

Trên cơ sở những đặc trưng của giải quyết tranh chấp lao động tại tại Tòa án, ta

có thể khái quát khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án là hoạt động giải quyết tranh chấp do
tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo
trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng
chế nhà nước.
Ở Việt Nam, theo quy định của bộ luật lao động năm 2012 thì Tòa án có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động
tập thể về quyền.
1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại của thị trường lao
động và sự tồn tại của thị trường lao động và quan hệ mua bán sức lao động,
tranh chấp là hiện tượng mang tính khách quan. Nhằm bình ổn quan hệ lao
động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển ổn định và bền vững, tranh
6


chấp lao động cần được phải giải quyết một cách phù hợp và thỏa đáng. Quá
trình giải quyết tranh chấp lao động có thể trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
trong đó giải quyết tranh chấp lao động lao động tại tòa án là giai đoạn có tầm
quan trọng đặc biệt.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tài tòa án có những đặc trưng cơ bản
sau đây:
-

Thứ nhất: Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhìn chung là hoạt động giải
quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai đoạn khác nhau
mà không đạt kết quả ( trừ một số trường hợp nhất định).
Việc giải quyết tranh chấp lao động nhìn chung chỉ được tiến hành khi
các biện pháp có tính chất ôn hòa, mềm dẻo,và linh hoạt hơn ở các giai đoạn
trước đó đã được sử dụng nhưng không đạt kết quả. Pháp luật của đa số quốc gia

(như Nga, Pháp…) đều yêu cầu các bên tranh chấp lao động trước khi khởi kiện
ra tòa án phải giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục thương lượng, hòa giải
hay trọng tài và được coi như là là giai đoạn tiền tố tụng và thủ tục cần thiết
trước khi vụ tranh chấp lao động được đưa ra giải quyết tại tòa án. Chỉ khi
không đạt được kết quả ở các giai đoạn này, tranh chấp lao động mới được đưa

-

ra giải quyết tại toàn án.
Thứ hai: Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án được thực hiện bởi cơ
quan tài phán mang quyền lực nhà nước đặc biệt được tiến hành theo những quy

-

trình và thủ tục tố tụng chặt chẽ.
Thứ ba: Các phán quyết của tòa án về vụ tranh chấp lao động được đảm bảo thi
hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án.
Mục đích hàng đầu của đương sự khi khởi kiện là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Chính vì vậy, sự bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án
bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt

-

trong cơ chế thi hành phán quyết của loại cơ quan tài phán.
Thứ tư: Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân dài hơn so
với các phương thức giải quyết tranh chấp lao động khác.
1.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
Theo quy định tại điều 1 bộ luật tố tụng dân sự về phạm vi điều chỉnh và
7



nhiệm vụ của bộ luật: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để tòa án giải quyết các các vụ
án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động và giải quyết các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động….”.
Như vậy, theo bộ luật tố tụng dân sự 2015, các nguyên tắc cơ bản được
quy định trong bộ luật này sẽ áp dụng chung cho việc giải quyết tranh chấp lao
động, dân sự, kinh tế. Theo đó có một số nguyên tắc cơ bản trong giải quyết


tranh chấp lao động tại tòa án như sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc thương lượng, hòa giải, trọng tài
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải chú trọng và đưa lên hàng đầu
các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài. Trong trường hợp thông qua
các phương thức đó mà tranh chấp giữa các bên không thể giải quyết được hoặc
các bên không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền sử dụng phương thức
tiếp theo, đó là kiện ra tòa án, hoặc tiến hành đình công (đối với tập thể lao



động).
Thứ hai: Nguyên tắc giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và
đúng pháp luật
Do quan hệ lao động có đặc thù ảnh hưởng lớn tơi đời sống của người lao
động, sản xuất và toàn xã hội nên đòi hỏi phải giải quyết kịp thời, nhanh chóng
các tranh chấp lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm




quyền phải khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
Thứ ba: Nguyên tắc tham gia của đại diện người sử dụng lao động trong quá
trình giải quyết tranh chấp
Đại diện của các bên thường là những người am hiểu pháp luật, hiểu điều
kiện của các bên. Vì vậy, có thể giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá về tranh
chấp chính xác hơn, từ đó đưa ra các phương án giải quyết tốt hơn.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án là một giai đoạn tố tụng
khác với các phương thức giải quyết tranh chấp lao động khác nên ngoài việc
tuân theo các nguyên tắc chung của hoạt động tố tụng quy định tại Bộ luật Tố

-

tụng dân sự, còn tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
8


-

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh
Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo về của đương sự
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể
Nguyên tắc xét xử công khai
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia. Thẩm phán

-


và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng lao động
1.4. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
1.4.1.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Theo điều 194 của bộ luật lao động năm 2012, ta có nguyên tắc giải quyết

-

tranh chấp lao động như sau:
Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết

-

tranh chấp lao động.
Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của

-

hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội,không trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp

-

lao động tại tòa án
Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương
lượng nhằm giải quyết hài hòa liwj ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất,

-


kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động tại tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn
yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không
thành công hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
1.4.2.Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao
động
Theo điều 196 của bộ luật lao động năm 2012 cho ta thấy quyền và nghĩa
vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết tranh chấp


-

lao động như sau:
Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có các quyền sau đây:
Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do
9


-

cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có nghĩa vụ sau đây:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cử để chứng minh cho yêu cầu của

-

mình;

Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.



1.4.3. Điều kiện về hòa giải để các tranh chấp lao động được tòa án
thụ lý giải quyết
Mọi tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa
giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao
-

động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp

-

bị đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động.
Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo

-

hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.4.4. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
Thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01
năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
1.4.5. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án


-

Bước 1: người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp đơn khởi kiện
Bước 2: tòa án xem xét đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, tòa án sẽ tiến hành thủ tục thủ lý đơn nếu thuộc thẩm quyền;
hoặc yêu cầu sửa đổi, bỏ sung đơn kiện nếu thấy chưa phù hợp; hoặc trả lại đơn

-

kiện cho người khởi kiện hoặc chuyển đơn đến tòa án có thẩm quyền khác.
Bước 3: Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí nếu thuộc trường hợp nộp

-

tiền tạm ứng án phí. Thời hạn nộp tạm ứng án phí là 15 ngày lịch.
Bước 4: Tòa án tổ chức phiên họp hòa giải và phiên họp kiểm tra về việc giao

-

nộp, tiếp cận, công khai chứng cử và hòa giải.
Bước 5: Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm.
Bước 7: Ban hành bản án sơ thẩm. Có 2 trường hợp xảy ra:
10


Trường hợp 1: Nếu bản án không có kháng cáo, kháng nghị hoặc có
kháng cáo nhưng quá hạn và không được tòa phúc thẩm chấp nhận là bản án có
hiệu lực pháp luật.

Trường hợp 2: Nếu bản án có kháng cáo , kháng nghị đúng thời hạn hoặc
có kháng cáo quá hạn nhưng được tòa án chấp nhận là tòa án phúc phúc thẩm
thụ lý, mở phiên tòa phúc thẩm. Nếu các bên không thỏa thuận được, tòa án ban
-

hành bản án phúc thẩm và có hiệu lực luôn.
Bước 8: Thi hành án
Lưu ý: Các tranh chấp lao động mặc dù đã được thụ lý ở cả tòa sơ thẩm
và phúc thẩm nhưng tòa vẫn cho các bên quyền được tự thỏa thuận, thương
lượng với nhau. Trong trường hợp các bên tự thương lượng, thỏa thuận thành tòa
án sơ thẩm sẽ lập biên bản hòa giải thành, sau 7 ngày lịch tòa ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự và có hiệu lực pháp luật ngay. Ở giai
đoạn phúc thẩm, nếu các bên thỏa thuận được tòa sẽ ban hành bản án phúc thẩm
sửa bán án sơ thẩm và công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
1.4.6. Án phí lao động

-

Những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: Người lao động
khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn
đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp

-

luật;
Nghĩa vụ nộp án phí lao động sơ thẩm không có giá ngạch: 300.000 đồng
Tranh chấp lao động không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của
đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng
một số tiền cụ thể.

1.5. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
Với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp lao động là cuối cùng
trong hệ thống phương thức giải quyết tranh chấp lao động- phương thức giải
quyết duy nhất do cơ quan mang quyền lực nhà nước tiến hành theo những trình
tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án có
11


-

những vai trò sau đây:
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án góp phần giải quyết dứt điểm
tranh chấp lao động, ổn định quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên. Đặc biệt, trong những trường hợp các bên không có thiện chí hợp
tác để cùng giải quyết tranh chấp lao động theo phương thức thương lượng hay
hòa giải, việc giải quyết tranh chấp lao động theo những thủ tục nói trên sẽ
không mang lại kết quả , kéo dài thời gian tranh chấp gây căng thẳng trong quan
hệ lao động. Khi đó, giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ góp phần chấm

-

dứt những bất đồng trong quan hệ lao động, tạo sự bình ổn trong đơn vị.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án thường được thực hiện bởi những
thẩm phán và hội thẩm nhân dân có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm xét
xử nên hạn chế được sự tùy tiện, trái pháp luật về nội dung và thủ tục trong việc
giải quyết góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong qua trình giải
quyết tranh chấp lao động tại tòa án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân thực hiện
việc giải quyết tranh chấp lao động độc lập với tòa án cấp trên, với các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền và chỉ ra phán quyết trên cơ sở pháp luật. Đây
là cơ sở bảo đảm cho tính khách quan trong phán quyết của tòa án về việc giải

quyết tranh chấp lao động. Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm xét xử của
các thẩm phán, các bên tranh chấp có thể tin vào tính chính xác, đúng pháp luật
của các phán quyết. Việc tranh chấp lao động có thể được giải quyết theo nhiều
cấp xét xử ở tòa án, ở phương diện nhất định góp phần tăng cường tính chính

-

xác, đúng pháp luật của các phán quyết.
Những phán quyết của tòa án do được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước nên quyền và lợi ích của các bên theo phán quyết được đảm
bảo thực hiện một cách triệt để. Đây được coi là ưu thế lớn nhất của việc giải
quyết tranh chấp lao động tại tòa án so với việc giải quyết tranh chấp lao động ở
các giai đoạn khác. Điều này cũng góp phần củng cố niềm tin của các chủ thể

-

vào pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nước.
Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án còn góp phần hoàn thiện pháp luật lao
động.
Quan hệ giữa tranh chấp lao động và pháp luật là biểu hiện của mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Pháp luật vừa định hướng, mở đường cho
12


các quan hệ xã hội phát triển lại vừa có nguy cơ không theo kịp những vấn đề
thực tế rất phong phú và luôn biến đổi vận động không ngừng. Vì vậy, việc giải
quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
của nước ta.
Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN

2.1. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động
2.1.1. Thẩm quyền chung
Theo điều 32 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của bộ luật tố tụng dân sự cùng với bộ luật lao động đã được sửa đổi
năm 2012 quy định những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh
chấp lao động tập thể về quyền. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân không thay đổi mà vẫn thuộc hội đồng hòa giải lao động cơ sở và tòa án;
song thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể có sự thay đổi, cụ thể:
-

Có sự tách biệt giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

-

với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc
hòa giải viên lao động để giải quyết sau khi thương lượng không thành hoặc từ

-

chối thương lượng.
Xác định lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể của hội đồng
trọng tài lao động và tòa án. Theo đó hội đồng trọng tài lao động chỉ hòa giải các
vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích còn tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp

-

lao động tập thể về quyền.
Bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải

quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Để có những tiêu chí cơ bản làm cơ sở xác định thẩm quyền của tòa án
đối với việc giải quyết các tranh chấp lao động chúng ta phải căn cứ vào đối
tượng điều chỉnh của bộ luật lao động, là “quan hệ lao động giữa người lao động
làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội” và giữa
13


các bên tranh chấp có hợp đồng lao động hay không để phân biệt với hợp đồng
dân sự.
Phân biệt giữa tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với
tranh chấp về thực hiện hợp đồng lao động. Nếu xác định là tranh chấp về đơn
phương chấm dứt hợp đồng thì tòa án có thể thụ lý xử lý ngay, ngược lại, nếu
xác định là tranh chấp về thực hiện hợp đồng lao động thì tòa án phải trả lại đơn
khởi kiện để đương sự yêu cầu hòa giải.
Điểm chung giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không
thực hiện hợp đồng là hợp đồng lao động đã có hiệu lực nhưng quyền và nghĩa
vụ các bên không được thực hiện. Còn điểm khác nhau căn bản là hậu quả của
việc hợp đồng bị đình chỉ thực hiện. Hành vi không thực hiện hợp đồng lao động
là khi hợp đồng lao động được giao kết nhưng một bên không thực hiện. Còn
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành động khi hợp đồng lao động
đang được thực hiện nhưng một bên không thực hiện với chủ ý đến chấm dứt
hợp đồng lao động . Khi người sử dụng lao động không cho người lao động thực
hiện các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng lao động mà không có lý do ngừng hoặc
tạm đình chỉ công việc và người lao động khởi kiện về việc bị đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động thì tòa án phải xác định đó là quan hệ tranh chấp về
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không có chứng cứ để
chứng minh việc họ không được làm, thì tòa án vẫn phải thụ lý vụ kiện về đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu người khởi kiện không chứng minh
được thì tòa án xử các yêu cầu khởi kiện.

2.1.2. Thẩm quyền của tòa án các cấp
Tại Việt Nam, hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh
thổ. Việc phân định thẩm quyền chủ yếu dựa vào tính chất, mức độ phức tạp của
từng loại tranh chấp, vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ
tòa án cũng như điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật thực tế ở các cấp tòa án.


Theo điều 35 bộ luật tố tụng dân sự, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân quy định tại
điều 32 bộ luật tố tụng dân sự; đó là các tranh chấp lao động cá nhân giữa người
lao động và người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền chung của tòa án, trừ
14


những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy
thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước


ngoài…
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm những tranh chấp
lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền chung của tòa án; các tranh chấp
lao động cá nhân mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy
thác cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho tòa án nước



ngoài; và các yêu cầu về lao động quy định tại bộ luật tố tụng dân sự.
Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền :
Phúc thẩm các bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

giám đốc phúc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc hoặc tái thẩm.
2.1.3. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là việc xác định cụ thể tòa
án nào giữa các tòa án cùng cấp có quyền giải quyết vụ án lao động theo thủ tục
sơ thẩm.
Theo khoản 1 điều 39 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về quy định
thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ giải quyết vụ án lao động như sau:

-

Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án lao động là tòa án nơi bị đơn làm
việc hoặc cư trú (nếu bị đơn là cá nhân), nơi có trụ sở chính (nếu bị đơn là pháp
nhân); các đương sự còn có quyền thỏa thuận yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc

-

nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động.
Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Thẩm quyền của tòa án theo sự thỏa thuận của các bên.
Thẩm quyền công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của các cơ quan
tài phán nước ngoài về lao động tại Việt Nam.
2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dân
2.2.1. Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sơ thẩm
Trong giai đoạn sơ thẩm, các hoạt động tố tụng tại tòa án bao gồm: khởi
kiện và thụ lý vụ án lao động, hoạt động chuẩn bị xét xử và hoạt động xét xử sơ
thẩm vụ án lao động.
15



16


2.2.1.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động
Khởi kiện vụ án lao động là hành vi “khởi động” các hoạt động tố tụng
lao động tại tòa án, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng lao
động.
Tòa án tiến hành thụ lý vụ án lao động nếu có việc khởi kiện vụ án lao
động. Để thụ lý vụ án, thẩm phán phải thực hiện những việc cụ thể sau: kiểm tra
quyền khởi kiện, xem xét về thời hiệu, xem xét về thẩm quyền, xem xét vụ án
tranh chấp có thuộc trường hợp phải trả lại đơn kiện hay không, xem xét về án
phí.
Giai đoạn xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án lao động là khâu rất quan
trọng trong cả qua trình giải quyết vụ án lao động tại tòa án. Đây là giai đoạn
đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án, do đó việc xác định
đúng quan hệ tranh chấp lao động ngay từ giai đoạn xử lý đơn và thụ lý vụ án có
ý nghĩa quyết định. Việc xác định sai quan hệ tranh chấp lao động sẽ khiến tòa
án áp dụng không đúng pháp luật về nội dung gây khó khăn trong giải quyết vụ
án.
Về thời hiệu khởi kiện: Bộ luật lao động quy định thời hiệu yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động chứ không quy định riêng thời hiệu khởi kiện tranh
chấp lao động ra tòa án. Vì vậy, quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao
động được áp dụng chung cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động được áp dụng cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động trong đó có tòa án.
2.2.1.2. Chuẩn bị xét xử
Để đảm bảo cho việc xét xử đúng nguyên rắc và thuận lợi, tòa án phải
phải thực hiện các công việc sau đây:
-


Thông báo thụ lý vụ án.
Xác minh, thu thập chứng cứ.
Tranh chấp lao động thường liên quan đến nhiều vấn đề rất phức tạp như:
định mức lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và vệ sinh lao
động…do đó, việc xác minh, thu thập chứng chứng cứ là rất cần thiết. Bên cạnh
nghĩa vụ của các đương sự là phải cung cấp chứng cứ thì trách nhiệm của Thẩm
17


phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ cũng rất quan trọng. Vì vậy, đề cao
nâng cao vai trò trách nhiệm của thẩm phán trong việc, thu thập chứng cứ và
việc chứng minh của đương sự có thể sửa đổi, bổ sung khoản 2điều 106 của bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng: “trường hợp đương sự đã áp dụng các
biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mã vẫn không thể tự mình thu
thập thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc hoặc đề nghị
Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết
vụ việc dân sự đúng đắn…”.
Như vậy, Tòa án có thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ trong
hai trường hợp:
Thứ nhất: Khi đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ và có yêu
cầu tòa án thu thập chứng cứ
Thứ hai: Khi thẩm phán cần thiết phải thu thập chứng cứ thì mới làm rõ
được các tình tiết trong vụ án.
-

Thủ tục hòa giải: Hòa giải trước khi mở phiên tòa giúp ta đảm bảo cho các bên
thực hiện được quyền tự định đoạt của họ, mặt khác sẽ chấm dứt quá trình tố
tụng ngay sau khi tiến hành hòa giải.
2.2.1.3. Tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm là hoạt động tố tụng điển hình, thể hiện tập trung nhất
đặc trưng của hình thức tố tụng tòa án. Điểm nổi bật trong các quy định về
phiên tòa sơ thẩm theo bộ luật tố tụng dân sự và luật sửa đổi, bổ sung bộ luật tố
tụng dân sự đó là: các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xét hỏi và tranh luận
thể hiện rõ mục đích nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa theo tinh
thần cải cách tư pháp. Phiên tòa về nguyên tắc phải tiến hành công khai, lên tục,
trực tiếp và bằng lời nói. Tố tụng đã chuyển từ xét hỏi sang tố tụng tranh luận.
Các quyền tố tụng tại phiên tòa, đặc biệt là quyền yêu cầu, trình bày và tranh
luận được đảm bảo tối đa. Mọi phán quyết của Hội đồng xét xử chỉ được phép
dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Tố tụng hiện hành của tòa án đã được
cải cách đáng kể theo hướng tiến bộ và phù hợp thông lệ chung của các nước.
18


Khi tòa án mở phiên tòa để xét xử, tất cả những người tham gia tố tụng
phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Về sự vắng mặt của những người tham
gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa. Về sự vắng mặt của những người
tham gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa còn tồn tại nhiều quan điểm.
-

Quan điểm thứ nhất: Triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt là hai lần
được tòa án triệu tập và cả hai lần đương sự vắng mặt. Như vậy, mỗi đương sự
được vắng mặt một lần. Do đó, một vụ án có bao nhiêu đương sự thì có khả

-

năng phải hòa hoãn phiên tòa bấy nhiêu lần.
Quan điểm thứ hai: Phải lấy số lần tống đạt hợp lệ giấy triệu tập để tính. Nếu
đương sự đã được triêu tập hợp lệ đến lần thừ hai thì dù phiên tòa thứ nhất
đương sự có mặt hay vắng mặt mà phiên tòa thứ hai vắng mặt thì vẫn được coi

là đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt để ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án hay xét xử văng mặt đương sự.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tốt hơn thì nên áp dụng
quan điểm thứ hai vì như thế sẽ hạn chế được việc hòa hoãn phiên tòa nhiều lần.
Như thế, dù vụ án có nhiều đương sự thì cũng sẽ đảm bảo phiên tòa không hòa
hoãn quá ba lần, đồng thời tăng ý thức của đương sự khi tham gia phiên tòa theo
giấy báo, giấy triệu tập của tòa án.
Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với các thủ tục sau: chuẩn bị khai mạc
phiên tòa sơ thẩm, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ
thẩm.
2.2.2. Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cấp phúc thẩm
Phúc thẩm các bản án hoặc quyết định là hoạt động xem xét lại tính đúng
đắn của các bản án, các quyết định đã tuyên theo yêu cầu của các đương sự, đại
diện của họ hoặc của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự và
đảm bảo tính đúng đắn, công bằng của việc thực thi pháp chế.
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nói chung và lao động nói riêng có những
đặc điểm sau:

-

Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật trong khi
xét xử của tòa án cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính
19


-

có căn cứ của bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc, hạn chế bởi những nội dung kháng
cáo hoặc kháng nghị mà có thể kiểm tra những vấn đề khác có liên quan đến

kháng cáo, kháng nghị đối với tất cả đương sự, kể cả những người không kháng

-

cáo và không bị kháng nghị.
Những người tham gia tố tụng có quyền, nghĩa vụ tương tự như ở tòa án cấp sơ
thẩm. Để chứng minh cho yêu cầu của mình, người kháng cáo, kháng nghị có
quyền xuất trình những tài liệu, chứng cứ mới chưa được xem xét lại tòa án cấp
sơ thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm khi tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thường
tiến hành theo hai cách:
+ Thứ nhất: trước khi mở phiên tòa thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực
hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ.
+ Thứ hai: tại phiên tòa, trên cơ sở trình bày, tranh luận tại phiên tòa nếu
thấy cần thiết phải xác minh thu thập, chứng cứ thì hoãn phiên tòa để xác minh,
thu thập chứng cứ.
Việc xác minh, thu thập chứng cứ nên tiến hành trước khi mở phiên tòa là
phù hợp và có hiệu quả hơn vì sau khi có kết quả xác minh, thu thập chứng cứ
thì có thêm cơ sở để giải quyết vụ án, thẩm phán có thêm cơ sở trong việc thẩm
vấn, điều khiển phiên tòa được hiệu quả, tránh tình trạng hoãn phiên tòa nhiều
lần.
Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành với các thủ tục: chuẩn bị khai mạc
phiên tòa và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh
luận tại phiên tòa phúc thẩm.
Thực tiễn xét xử phúc thẩm cho thấy việc hủy bản án sơ thẩm để tiến hành
chứng minh và thu thập chứng cứ lại không đồng nhất. Việc xác định như thế
nào là xác minh, thu thập chứng cứ, chứng minh không đầy đử là vô cùng quan
trọng, liên quan đến chất lượng xét xử của tòa án các cấp. Vì vậy, hội đồng xét
xử chỉ nên hủy án sơ thẩm để xét xử lại khi có việc xác minh và thu thập chứng
cử chưa đầy đủ mà những vấn đề chưa được chứng minh đầy đủ có ảnh hưởng

đến việc việc xác định sự thật của vụ án, nếu những vấn đề chứng minh, thu thập
chứng cứ chưa đầy đủ không ảnh hưởng không cần thiết phải hủy bản án sơ
thẩm.
20


2.2.3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định lao động đã có hiệu lực pháp
luật
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được gọi là thủ tục đặc biệt. Các cấp tòa
án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục này sẽ xét lại những bản án, quyết định của
tòa án cấp dưới khi đã có hiệu lực trong trường hợp có kháng nghị của những
người có thẩm quyền nhằm mục đích bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ
của các bản án, quyết định mà tòa án đã tuyên.
Đặc biệt, sau khi sửa đổi, bổ sung bộ luật tố tụng dân sự, nhà làm luật đã
đưa ra vấn đề mới đó là: xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của hội
đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm.
Qua đó cho ta thấy sự cố gắng của cơ quan pháp luật trong việc đảm bảo
sự công bằng cho các đương sự khi tham gia tố tụng lại tòa án. Tuy nhiên, theo
tinh thần của cải cách tư pháp theo hướng hai cấp xét xử thì việc đặt ra một cơ
chế đặc biệt xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có vẻ mâu thuẫn. Ngoài
ra, một tranh chấp khi đã đến cấp giám đốc thẩm, tái thẩm thì thời gian rất dài,
có thể vài năm, việc xét lại quyết định giám đốc thẩm , tái thẩm không biết sẽ
làm cho vụ án kéo dài thêm bao nhiêu năm nữa, khi nào thì tranh chấp chấm dứt
và có thể thi hành án. Vấn đề cốt lõi nhất của việc cải cách, sửa đổi là phải nâng
cao chất lượng xét xử để ít sai sót. Thực tế, có những quyết định giám đốc thẩm,
tái thẩm còn sai, việc sửa sai là cần thiết nhưng việc xét lại quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm cần phải cẩn thận và có những chế định phù hợp để đảm bảo
quyền lợi của các bên đương sự cũng như hoạt động của cơ quan tư pháp.
2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
2.3.1. Tình hình thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

Theo tòa lao động, tòa án nhân dân tối cao, so với các loại vụ việc tranh
chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa đến
tòa án chưa nhiều nhưng có chiều hướng gia tăng.
-

Năm 2003, số vụ án lao động đã được thụ lý là 781 vụ, trong đó ở cấp sơ thẩm

-

là 578 vụ, cấp phúc thẩm là 90 vụ và cấp giám đốc thẩm là 14 vụ.
Năm 2004, số vụ án lao động đã được thụ lý là 766 vụ, trong đó: cấp sơ thẩm
21


-

thụ lý giải quyết là 603 vụ, cấp phúc thẩm 11 vụ, giám đốc thẩm 52 vụ.
Năm 2005, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.129 vụ; trong đó cấp

-

sơ thẩm thụ lý 950 vụ, cấp phúc thẩm 174 vụ, giám đốc thẩm 974 vụ.
Năm 2006, tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1.043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm

-

thụ lý 820 vụ, cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109 vụ.
Năm 2007, tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1.423 vụ việc; trong đó cấp sơ

-


thẩm thụ lý giải quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.
Năm 2008, tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1.734 vụ việc; trong đó cấp sơ
thẩm thụ lý giải quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.
Tuyệt đại đa số các tranh chấp lao động mà tòa án thụ lý là tranh chấp cá
nhân. Trong 13 năm qua, tòa án chỉ thụ lý 2 vụ tranh chấp lao động tập thể, 4 vụ
đình công (Thái Nguyên:1, Vĩnh Phúc:1, Thành phố Hồ Chí Minh:2). Các tranh
chấp chủ yếu về sai thải, chấm dứt hợp đồng lao động, từ năm 2003 đến nay
xuất hiện nhiều tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, phân phối thu nhập, bảo
hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại. Phần lớn các cuộc tranh chấp lao động được
giải quyết ở tòa án đều xảy ra ở các địa phương là địa bàn mà các ngành công
nghiệp, dịch vụ phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ,
Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Ở một số tỉnh thành thuộc miền trung và tây
nguyên, tranh chấp lao động chủ yếu xảy ra ở các đơn vị kinh tế trong nước, sử
dụng nhiều lao động phổ thông như các doanh nghiệp ngành cao su. Tranh chấp
lao động xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và luôn
có chiều hướng gia tăng.
Kết quả khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Tòa án Nhân dân tối
cao và của các ngành liên quan cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế
là nhiều nhưng số vụ đưa lên tòa án thì rất hạn chế. Tình trạng này thì không
phải vì việc hòa giải tại cơ sở tốt mà ngược lại,chính thủ tục hòa giải đã hạn chế
quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Tuy thời hiệu khởi kện được quy
định rõ trong bộ luật tố tụng dân sự nhưng khi nhận hồ sơ khởi kiện, một số tòa
án thường lúng túng khi xem xét các điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án lao
động do đó thời gian thụ lý, giải quyết vụ án bị kéo dài.
22


Ngoài ra, theo quy định tại điều 184 bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung thì tòa án không được trả lại đơn khi thời hiệu khởi kiện đã hết.

Quy định này một phần bảo về quyền lợi của người khởi kiện tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, người dân chỉ nộp đơn lên tòa án, tòa
án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn. Tuy nhiên, quy định này sẽ gây khó khăn
trong việc giải quyết đơn khởi kiện cũng như giải quyết vụ án nếu như được thụ
lý. Theo bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung quy định thời hiệu khởi
kiện đã hết là một trong những căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy,
những tranh chấp hết thời hiệu khởi kiện tòa án vẫn phải thụ lý, sau khi thụ lý
tòa án lại ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, từ đó kéo theo số lượng vụ án
sẽ tăng lên rất nhiều, khối lượng công việc mà tòa án phải giải quyết càng lớn
nhưng lại không giải quyết được yêu cầu của các đương sự khi khởi kiện tại tòa
án. Vì vậy, chúng ta nên giữ nguyên căn cứ trả lại đơn khởi kiện khi thời hiệu
khởi kiện đã hết như quy định tại điều 168 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Bên cạnh đó, có nguyên nhân từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải
quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế, các tổ chức tư vấn
cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ
việc được đưa lên tòa án phải trả lại đơn khởi kện vì đã hết thời hiệu khởi kiện,
hoặc vì chưa qua hòa giải tại cơ sở. Về chất lượng xét xử các vụ án lao động tại
tòa án nhìn chung được bảo đảm, tỷ lệ hòa giải thành cao và ngày càng tăng,
không có tình trạng án tồn đọng. Tuy nhiên, số liệu thống kê tình hình thụ lý,
giải quyết các tranh chấp lao động cũng cho thấy hiệu quả giải quyết tranh chấp
lao động còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thức tế. Tỷ lệ các
vụ án của tòa án cấp sơ thẩm phải cải sửa tương đối cao, một số vụ án phải kéo
dài, có vụ phải kéo dài tới ba hoặc bốn năm do phải hủy để xét xử lại; quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên không được khôi phục kịp thời. Những hạn chế đó
đã gây ra những tác động tiêu cực đến quan hệ lao động.
2.3.2. Thực trạng địa vị của Tòa án, năng lực và trình độ của đội ngũ
thẩm phán và hội thẩm nhân dân
2.3.2.1. Địa vị của Tòa án
23



Như chúng ta thấy, tòa án là hình thức tài phán đáng tin cậy nhất. Sự tin
cậy của tài phán tòa án dựa trên tính khách quan và mức độ chính xác của các
hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất là cần phải làm gì để đảm bảo
cho sự khách quan và chính xác? Chúng ta cần phải làm rõ điều nay vì nếu vụ
tranh chấp không được xem xét một cách khách quan thì không thể phán quyết
chính xác; không khách quan, không chính xác thì hoàn toàn không đáng tin cậy.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, một vụ án tranh chấp lao
động được giải quyết khách quan, chính xác là các tình tiết, các chứng cứ của vụ
án đó được xem xét, đánh giá, kết luận một cách khách quan, toàn diện; các
quyết định phải đúng với pháp luật. Cũng theo những quy định của pháp luật tố
tụng dân sự, thẩm phán toà án là người có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật của
vụ tranh châp lao động. Nếu với nhận thức đơn giản về cách làm như trên, tức là
chỉ dựa trên những thứ đã có, đã sáng tỏ thì ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên,
trong thực tế, không phải thẩm phán nào cũng làm có hiệu quả.
Chính vì vậy, mà cơ hội để cá nhân, cơ quan, tổ chức đưa vụ việc tranh
chấp lao động ra tòa án và được tòa án chấp nhận giải quyết là không nhiều và
không dễ dàng. Như vậy, ta thấy địa vị của tòa án nhân còn thiếu tính độc lập
chưa tương xứng với vai trò là nơi bảo vệ công lý.
2.3.2.2. Năng lực và trình độ của đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân
Trong quá trình giải quyết án, Thẩm phán cũng còn một số tồn tại như
chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ nên không thu thập đầy đủ chứng cứ; kiến thức pháp
luật chưa vững, áp dụng pháp luật không chính xác dẫn đến đường lối xử lý
không đúng; xác định sai tư cách của người tham gia tố tụng. Ngoài ra, nhiều
trường hợp xem xét vượt quá yêu cầu khởi kện của đương sự; xác định lỗi và áp
dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng không đúng quy định. Bên cạnh đó, vì
không hiểu hết pháp luật nên nhiều vụ án phải kéo dài rất nhiều năm mới giải
quyết được. Qua đó, ta thấy năng lực, trình độ của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm
nhân dân còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, thời gian qua số lượng vụ án bị tòa án hủy, sửa hàng năm ngày

càng gia tăng. Trong đó có một số nguyên nhân chủ quan là do một số thẩm
24


phán, hội thẩm nhân dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nỗ lực nghiên
cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, thiếu
những quy định đảm bảo cho vị thế xét xử của thẩm phán đó nên thẩm phán vẫn
chưa phát huy được hết khả năng của mình. Vai trò của hội thẩm nhân dân trong
quá trình giải quyết tranh chấp lao động không hiệu quả làm cho quá trình giải
quyết tranh chấp lao động kéo dài, không đáp ứng được mong muốn của mọi
người.
Với số lượng vụ án tranh chấp lao động ngày càng gia tăng và tính chất vụ
án ngày càng phức tạp như hiện nay, ngoài việc cán bộ cần phải tự học để trau
dồi kiến thức thì việc đào tạo lại cán bộ giải quyết tranh chấp lao động là nhiệm
vụ cấp bách và cần thiết.
2.3.3. Một số khó khăn khi áp dụng thủ tục tố tụng giải quyết tranh
chấp lao động tại Tòa án
Trong nhiều năm qua, số lượng các vụ tranh chấp lao động chưa đến tòa
án ngày càng tăng. Tuy nhiên, phần lớn các vụ tranh chấp lao động mà tòa án
thụ lý giải quyết là tranh chấp lao động cá nhân. Việc tranh tụng về lao động đối
với tập thể gần như không có, bởi vì người lao động chỉ muốn đình công, lãn
công để đòi hỏi quyền lợi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2013 đến năm
2014, có đến 180 vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể, với sự
tham gia của hơn 62 ngàn người. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp nợ
lương, tiền thưởng cuối năm, vấn đề định mức lao động không hợp lý, điều kện
làm việc không đáp ứng và xấu nhất là chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Theo luật sư Trần Văn Triều, Giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật, Liên
đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân khiến
nhiều cuộc ngừng công tập thể không đúng trình tự pháp luật là do thủ tục tố
tụng về lao động còn phức tạp, người lao động không thể thực hiện: “Thủ tục tại

phiên tòa của vụ án tại phiên tòa khác với một vụ án tại dân sự. Án lao động mà
kéo dài như vụ án dân sự, kéo dài đến 4-5 tháng thì người lao động họ không thể
theo được. Do đó, người ta bỏ khởi kiện mà thay vào đó họ lại dùng biện pháp
khác là đình công, tranh chấp tập thể”.
25


×