Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

câu hỏi bảo vệ quản lý dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.87 KB, 5 trang )

1. Vì sao có tiền vẫn đi vay? Vì sao vay từ giai đoạn đó? Vì sao sử dụng vốn tự có hết
mới dùng vốn vay.
Vì thời gian đầu chi phí đầu tư chưa nhiều nên sử dụng vốn CSH để giảm áp lực lãi vay
,từ tháng 8 trở đi đầu tư nhiều nên bắt đầu vay vốn
2. Vì sao chọn yếu tố đó phân tích độ nhạy? (Có rất nhiều yếu tố làm thay đổi độ nhạy
nhưng yếu tố đó có độ dốc lớn nhất thì em chọn yếu tố đó để phân tích độ nhạy)
3. Ví sao chọn dự án là 20 năm mà không phải 50 năm?
Thời gian hoàn vốn là 7 năm 7 tháng rồi, hoạt động thêm 30 năm nữa cũng vậy. Càng
về sau giá trị quy về hiện tại càng nhỏ. (Giá trị là kỳ vọng)
4. Tài sản bỏ ra ban đầu có thu hồi không?
Khấu hao: bỏ ra tài sản cố định
Phân bổ chi phí
Vốn lưu động thu hồi vào cuối kỳ
Tài sản hữu hình
5. Vì sao đưa ra giá như vây? Có đúng không?
- Dựa vào đối thủ cạnh tranh (Tấm lợp sinh thái Đồng Tiến) giá 200k
- Sau khi tham khảo giá bán của Đồng Tiến và xem xét lại tất cả các chi phí phải bỏ ra
thì Công ty quyết định chọn giá bán bằng với Đồng Tiến.
6. Cơ sở xác định các chi phí %
Đối với chi phí quản lý, CP marketing và chi phí khác mỗi Công ty sẽ xác định % các
chi phí khác nhau. Đối với Công ty em thì lựa chọn 0.3%DT
7. Bảng nào thể hiện dự án có tính khả thi
Dự án có khả thi hay không dựa vào 4 chỉ tiêu: NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn, Tỷ số
B/C
8. DSCR là gì?
DSCR là khả năng trả nợ
DSCR = (Nguồn trả nợ/nợ phải trả)
9. Kế hoạch vay trả nợ thể hiện điều gì?
Kế hoạch vay trả nói lên dự án có đủ khả năng để trả nợ hay không
10. Áp dụng phương pháp trả nợ gì?
Trả đều lãi vốn gốc và lãi vay


11. Tại sao các số liệu trong bảng thông số có cái có thuế, có không thuế, nếu có thuế
thì tính sao?
Cái có VAT là dùng để làm bản tiến độ có VAT, Còn mấy cái phía dưới dùng cho bảng
phân tích tài chính không có VAT. Phân tích tài chính k có VAT vì Bản chất của VAT là
đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Trong thời gian xây dựng, doanh nghiệp là người
tiêu dùng cuối cùng nên khi phân tích tài chính: chi phí đầu tư = TMĐT (bao gồm cả


thuế). Trong thời gian hoạt động, vận hành, người tiêu dùng phải nộp thuế VAT cho nhà
nước thông qua doanh nghiệp.
- Nếu VAT đầu ra > VAT đầu vào: doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch cho nhà
nước
- Nếu VAT đầu ra < VAT đầu vào: doanh nghiệp được nhà nước hoàn thuế.
Doanh nghiệp không hề tốn đồng chi phí vào để nộp thuế VAT trong thời gian kinh
doanh. Vì thế không đưa VAT vào dòng chi phí hay thu nhập được
 Nếu có thuế VAT thì thêm chỉ tiêu "Thuế VAT giai đoạn đầu tư được hoàn" và chỉ tiêu
này được coi như là một dòng tiền sau thuế (dòng tiền thu về).
12. Tại sao chọn Tập đoàn Đức Long làm chủ đầu tư
Vì Đức Long là một tập đoàn lớn, có tiềm lực về tài chính và đang mở rộng sản xuất
kinh doanh ra các ngành nghề khác nhau.
13. Vì sao VLĐ bao gồm biến phí và một phần định phí (lương + Bhiem)?
Vì VLĐ là khoản chi phí dự trữ cho việc mua CCDC, NVL, chi hoạt động và tiền mặt
phục vụ nhu cầu chi tiêu thường xuyên tối thiểu để dự án hoạt động bình thường và ổn
định.
14. Vì sao chọn phương pháp tính dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư?
Vì dự án có sử dụng vốn vay nên để thuyết phục nhà cho vay ta phải sử dụng phương
pháp tính theo quan điểm nhà cho vay hay còn gọi là quan điểm tổng đầu tư.
15. Căn cứ chọn Re, suất chiết khấu dự án?
Dựa vào suất sinh lợi các dự án mà chủ đầu tư đã thực hiện, (dựa vào suất sinh lợi của
ngành cộng với khoản lợi nhuận mong muốn và khoản rủi ro 3% )

- Suất chiết khấu vốn chủ phải lớn hơn lãi gửi ngân hàng
- So với vốn vay thì vốn chủ có mức rủi ro cao hơn: trường hợp dự án phá sản thì tiền
được chi trả đầu tiên là lương CNV, thuế NN, trả nợ vay, cuối cùng khoản tiền còn lại
mới được chi trả cho các chủ đầu tư, với mức rủi ro cao thì chủ đầu tư yêu cầu một
suất chiết chiết cao hơn là phù hợp
16. Phân tích tài chính chủ đầu tư? Vì sao chọn cơ cấu nguồn vốn như vậy?
Mức vốn vay dự phải dựa trên quy mô của dự án, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn để
có mức vay phù hợp
- Dựa vào khả năng kinh doanh, giá bán, doanh thu, lợi nhuận của dự án khi khai thác
đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay.
- Vì chọn như vậy để ta sử dụng được lá chắn lãi vay khi tính thuế TNDN


- Không chọn tăng cao thêm cho tỷ lệ lãi vay vì : Theo quy định của ngân hàng thì vốn
chủ sở hữu phải chiếm trên 30% tổng mức đầu tư, Nếu tăng cao tỷ lệ vốn vay thi dự án
dễ mất kiểm soát,mất khả năng trả nợ,rủi ro tăng cao.
17. Vì sao thời gian trả nợ 5 năm? nó tác động đến yếu tố gì, ảnh hưởng ra sao?
18. Công suất của dự án?
19. Lấy NVL như thế nào?
20. % thay đổi phụ thuộc vào gì, vì sao lại chọn 3%
21. Chi phí khác bao gồm những gì
22. DSCR > 1, có 1 năm bé hơn 1 được k?
23. Vì sao không sử dụng ân hạn?
24. Sự khác nhau giữa 2 quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư?



-

Ngân lưu vào

Theo QDTDT : doanh thu.
Theo QDCDT : doanh thu, vốn vay.
Ngân lưu ra
Theo QDTDT: chi đầu tư, chi hoạt động hàng năm, chi tái đầu tư, thuế TNDN.
Theo QDCDT : giống như QDTDT nhưng có thêm trả nợ gốc và lãi vay.
Suất chiết khấu của dự án
Theo QDTDT : dòng ngân lưu bao gồm 2 nguồn : nợ vay và vốn chủ sỡ hữu nên SCK
sử dụng căn cứ vào chi phí sử dụng vốn bình quân WACC.
Theo QDCDT : dòng ngân lưu chỉ bao gồm vốn chủ sỡ hữu nên SCK sử dụng là suất
sinh lợi đòi hỏi của CSH Re.
25. Mục đích của việc trích khấu hao ?

-

Giúp DN tính đúng, tỉnh đủ CPSD TSCĐ để thu hồi lại vốn đầu tư vào TSCĐ khi
chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu quả.
Giúp DN có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi cần thiết.
Khấu hao cho phép DN phản ánh dược giá trị thực của TSCĐ đồng thời làm giảm lợi
nhuận ròng của DN.
26. Ý nghĩa của phân tích độ nhạy?
- Phân tích độ nhạy là phân tích hiện giá thuần hoặc những thước đo về sinh lợi của dự
án đầu tư biến đổi như thế nào khi một hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định
đầu tư
- Phân tích độ nhạy cung cấp cho nhà quản lý một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có
thể xảy ra khi thay đổi các biến số .Các biến số được chọn để phân tích thường là


những biến số có tác động chính yêu đến sự thành công hay thất bại của dự án cũng
như mức độ cần thiết của các biến số này trong sụ thành công của dự án
- Dự trên phân tích độ nhạy nhà quản lý cũng có thể quyết định những hành động để

giảm thiểu rủi ro cho dự án
27. Chi phí cơ hội là gì ?
- Là những giá trị mà CDT phải từ bỏ khi chấp nhận đầu tư dự án.
28. Vì sao chọn phương pháp khấu hao đều?
Vì đây là phương pháp dễ sử dụng và cũng là phương pháp thông dụng hiện nay
29. Vì sao chi phí quản lí dự án lại chia đều cho các công việc và bắt đầu từ giai
đoạn chuẩn bị dự án?
Chi phí quản lý dự án xác là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý
việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng trích
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 97/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
30. Vì sao chọn hình thức CĐT trực tiếp quản lý dự án?
CĐT của em là Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai, ngành nghề kinh doanh
đa dạng bao gồm cả đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng các hình thức BOT –
BT, đầu tư xây dựng thủy điện, do đó đã có kinh nghiệm trong thi công các công trình.
31. Ý nghĩa của số vòng quay VLĐ?
HỆ SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: chỉ tiêu thể hiện kết quả cuối cùng của việc
luân chuyển vốn lưu động để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh được liên tục và
có hiệu quả. Được tính bằng cách so sánh hai đại lượng: khối lượng giá trị sản phẩm
thực hiện trong năm (hoặc quý), và số dư bình quân vốn lưu động trong cùng kì. Chỉ
tiêu này nói lên trong một năm (quý), vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số
vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao
32. Ý nghĩa của tỷ số B/C?
Tỷ số B/C (là tỷ số giữa lợi ích và chi phí ) là tỉ lệ giữa giá trị hiện tại dòng thu so với
giá trị hiện tại dòng chi
Ý NGHĨA : là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng hình ảnh tỷ lệ giữa lợi ích
thu so với chi phí bỏ ra.
33. nhà xây dựng thiếu vốn khi nào, vay thời điểm nào có lợi hơn.



NHỮNG CÁI CẦN NHỚ
1. Chi phí bảo hiểm công trình: phụ lục 7 (công trình được bảo hiểm có giá trị
dưới 700 tỷ đồng và có chi phí thiết bị nhỏ hơn 50% chi phí thiết bị và xây
dựng), mục 2.1.3 TT 329/2016/TT-BTC Các công trình sản xuất vật liệu xây
dựng khác từ cấp 3 trở lên có phí bảo hiểm công trình là 2.4%
2. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: mục b, khoản 3, điều 9 NĐ
63/2014/NĐ-CP Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng
0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.



×