Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.15 KB, 6 trang )

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý dự án ODA.
1.1.1. Khái niệm cơ bản và một số đặc điểm của một dự án ODA.
a. Khái niệm cơ bản về dự án ODA:
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc
một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác
định, dựa trên những nguồn lực xác định. Sản phẩm chuyển giao do dự án tạo ra là hạng
mục cuối cùng của dự án. ác dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là dự án
ODA) được hiểu là các dự án thuộc khuôn khổ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhà tài trợ.
b. Một số đặc điểm của dự án ODA:
 Nguồn vốn: Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là do các tổ
chức/chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ. Cơ chế tài chính trong
nước đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay (toàn bộ/một phần) từ ngân sách
Nhà nước. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt
Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án (có thể
dưới dạng tiền đuợc cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm
khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA với với các dự án khác; kèm theo nó là các yêu cầu,
quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ.
 Tính tạm thời: Tính tạm thời có nghĩa là các dự án ODA có khởi điểm và kết thúc xác
định. Dự án không phải là loại công việc hàng ngày, thường tiếp diễn, lặp đi lặp lại theo
quy trình có sẵn. Dự án có thể thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài
trong nhiều năm. Về mặt nhân sự, dự án không có nhân công cố định, họ chỉ gắn bó với
dự án trong một khoảng thời gian nhất định (một phần hoặc toàn bộ thời gian thực hiện
dự án). Khi dự án kết thúc, các cán bộ dự án có thể phải chuyển sang/tìm kiếm một công
việc/hợp đồng mới.
 Duy nhất: mặc dù có thể có những mục đích tương tự, nhưng mỗi dự án ODA phải đối
mặt với những vấn đề về nguồn lực, môi trường và khó khăn khác nhau. Hơn thế nữa, ở
mức độ nhất định, mỗi dự án đem lại các sản phẩm, dịch vụ “duy nhất”, không giống
hoàn toàn với bất kỳ dự án nào khác. Ví dụ như đều với mục đích xây nhà nhưng các dự
án có sự khác biệt về chủ đầu tư, thiết kế, địa điểm, vv. Khi sử dụng kinh nghiệm của


trong việc lập kế hoạch các dự án tương tự nhau, cần phải hiểu rõ các đặc trưng riêng
của mỗi dự án. Hơn thế nữa, cần phải phân tích thật kỹ lưỡng cũng như có kế hoạch chi
tiết trước khi bắt đầu thực hiện.
 “Phát triển và chi tiết hoá” liên tục: Đặc tính này đi kèm với tính tạm thời và duy nhất
của một dự án ODA. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ở mỗi bước thực hiện cần có
sự phát triển và liên tục được cụ thể hoá với mức độ cao hơn, kỹ lưỡng, công phu hơn.
Ví dụ như:
• Mục đích ban đầu đặt ra của dự án ”Đảm bảo an ninh lương thực và nước sạch cho
những người nông dân nghèo ở tỉnh X” có thể được cụ thể hoá là “Ưu tiên tập trung
nâng cao năng suất, sản lượng lương thực và tiếp thị và tiếp đến cung cấp nguồn
nước sạch cho người dân” khi nhóm thực hiện dự án phát triển các hiểu biết của
mình về mục đích, phạm vi, sản phẩm của dự án.
• Một dự án có mục đích “xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc” sẽ được bắt
đầu bằng xem xét quy trình kỹ thuật của việc biến thức ăn gia súc. Đây là cơ sở của
việc thiết kế các phân xưởng chế biến để xác định được các đặc điểm phục phụ cho
thiết kế kỹ thuật của mỗi phân xưởng. Tiếp đó, các bản vẽ chi tiết sẽ được tiến
hành, thông qua, làm cơ sở cho việc thực hiện, kiểm soát quá trình xây dựng nhà
máy. Sản phẩm sẽ được thông qua trên cơ sở các bản thiết kế và những điều chỉnh
khi vận hành thử.
 Giới hạn: Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian, nguồn lực và
kinh phí nhất định. Các nhà quản lý cần phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính,
nguồn lực và lịch trình để hoàn thành dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư và nhà tài
trợ.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý dự án ODA.
Quản lý dự án là sử dụng mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu của dự án.Có một số
trường hợp, quản lý dự án được tính từ giai đoạn hình thành dự án. Trong khuôn khổ
chuyên đề này, quản lý dự án ODA được hiểu là quản lý việc thực hiện dự án ODA, tính từ
giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án, sau khi đã hoàn tất khâu thiết kế, thẩm định, phê duyệt
và sẵn sàng cho các giai đoạn tiếp theo.
Việc quản lý dự án ODA phải đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và nhà tài trợ,

bao gồm:
i) Mục tiêu của chủ đầu tư và nhà tài trợ;
ii) Thời gian, chi phí, và chất lượng dự án;
iii) Những yêu cầu xác định (nhu cầu) và những yêu cầu không xác định (mong
muốn). Những yêu cầu này được thực hiện thông qua các lĩnh vực quản lý đa
dạng
1.2. Một số yêu cầu đối với công tác quản lý dự án của một dự án ODA.
1.2.1. Một số nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cơ bản của Chủ dự án ODA
trong việc quản lý dự án:
 Tổ chức bộ máy quản lý và thực dự án; ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp
luật;
 Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán các hạng mục công trình;
 Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện các hợp đồng và xử lý các vi phạm hợp
đồng;
 Kiến nghị với Cơ quan chủ quản về cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện dự
án phù hợp với cam kết quốc tế;
 Thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
 Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho các bên hợp đồng và tư vấn lập và thực
hiện dự án; chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý và độ tin cậy của các thông tin, tài
liệu đã cung cấp; lưu trữ hồ sơ, tài liệu về dự án theo quy định của pháp luật;
 Thực hiện giám sát, đánh giá dự án, quản lý khai thác chương trình, dự án;
1.2.2. Một số yêu cầu khác:
Để thực hiện các dự án ODA, các hiểu biết về các quy định về quản lý việc sử dụng
vốn, thực hiện dự án của Việt Nam và các nhà tài trợ là đặc biệt cần thiết.
• Các hoạt động của dự án ODA phải tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam
và nhà tài trợ. Do vậy, tìm hiểu các văn bản pháp luật của Chính phủ Vỉệt Nam và
nhà tài trợ là cơ sở pháp lý cho việc quản lý thực hiện dự án ODA là công việc đặc
biệt cần quan tâm tiến hành.
• Các quy định của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ trong việc thực hiện dự án
ODA có thể được sửa đổi do vậy cần liên tục cập nhật các văn bản có liên quan.

• Trình các báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính của dự án ODA cho các Bộ, ngành có
liên quan của Việt nam và các nhà tài trợ theo quy định.
Một điểm cần chú ý là phân tích môi trường thực hiện dự án trong quá trình thực hiện
dự án ODA. Mỗi dự án được thực hiện trong những môi trường dự án đặc trưng và thường
gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực nhất định đến môi trường (được trù tính hoặc
không được trù tính) và ngược lại (môi trường có thể có những tác động đến việc thực hiện
dự án). Ví dụ như:
• Môi trường tự nhiên: Nếu dự án có tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh,
rất cần có những hiểu biết về lĩnh vực này như hiểu biết về chất lượng môi trường
nước/không khí hay hệ sinh thái. Các yếu tố môi trường tự nhiên, các điều kiện khí
hậu, thời tiết, vvv, cũng có thể gây nên những tác động trong việc thực hiện dự án.
• Môi trường văn hoá, xã hội : trong quá trình quản lý dự án, việc hiểu biết tác động
của dự án đối con người và ngược lại là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải hiểu biết
nhiều khía cạnh về môi trường xã hội và môi trường văn hoá, làm việc của nhóm
thực hiện dự án.
• Môi trường chính sách và quốc tế : Do đặc tính của dự án ODA là sử dụng nguồn
vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các quốc gia nên việc thông hiểu về luật
(đặc biệt trong việc thực hiện dự án), tập quán của các tổ chức/quốc gia tài trợ là
không thể thiếu được.
1.3. Các nội dung chính của công tác quản lý dự án ODA.
Theo Viện nghiên cứu Quản trị Dự án quốc tế PMI thì quản lý dự án gồm các nội
dung phân theo đối tượng quản lý như sau:
 Quản lý tổng hợp: nhằm đảm bảo mọi hoạt động của dự án được phối hợp hài hoà,
bao gồm phát triển kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm soát n
 \ững thay đổi một cách toàn diện.
 Quản lý phạm vi: nhằm đảm bảo dự án thực hiện những công việc được yêu cầu để
hoàn thành dự án một cách thành công, thuờng bao gồm quy hoạch, xác định và kiểm
tra phạm vi, đồng thời kiếm soát những thay đổi trong phạm vi của dự án.
 Quản lý thời gian, lịch trình: nhằm đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng về mặt
thời gian, bao gồm xác định các hoạt động, sắp xếp các hoạt động, dự đoán thời gian

của các hoạt động, thực hiện và kiểm soát các hoạt động.
 Quản lý chi phí, mua sắm: nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành trong phạm vi ngân
sách được giao và việc mua sắm thực hiện theo đúng yêu cầu của dự án cũng như
tuân thủ quy định chung.
 Quản lý chất lượng: nhằm đảm bảo dự án sẽ thoả mãn nhu cầu phát sinh việc thực
hiện nó.
 Quản lý nhân lực: quá trình nhằm đảm bảo việc tận dụng tối đa nguồn nhân lực có
trong dự án.
 Quản lý liên lạc: nhằm đảm bảo việc phát sinh, thu thập, phổ biến, lưu trữ và sắp đặt
cơ bản thông tin trong dự án được thực hiện đúng hạn và thích hợp.
 Quản lý tác động môi trường - xã hội: Hầu như tất cả các dự án đều phải đối mặt với
nhiều vấn đề môi trường - xã hội trong quá trình thực hiện dự án, trong đó có những
vấn đề không lường trước được.
 Quản lý chất lượng: nhằm đảm bảo dự án đạt chất lượng cao, chủ yếu thông qua việc
giám sát và đánh giá. Theo dõi, đánh giá dự án đưa ra các kiến nghị điều chỉnh cần

×